Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Chính sách của mỹ đối với việt nam cộng hòa dưới thời tổng thống j f kennedy (1961 1963)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.37 MB, 262 trang )

\

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------oOo---------

PHAN VĂN CẢ

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM CỘNG HÒA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG J.F. KENNEDY
(1961 – 1963)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------

PHAN VĂN CẢ

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM CỘNG HÒA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG J.F. KENNEDY
(1961 – 1963)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
Mã số chuyên ngành: 62.22.50.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phan Văn Hoàng
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tận
Phản biện:
1. PGS.TS. Hà Minh Hồng
2. PGS.TS. Hồ Sơn Đài
3. PGS.TS. Ngô Minh Oanh

TP. HỒ CHÍ MINH- 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, những đánh giá nhận định trong luận
án do cá nhân tôi nghiên cứu dựa trên những tư liệu xác thực và chưa được
công bố ở bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận án

PHAN VĂN CẢ


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 20
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 20
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
6. Những đóng góp khoa học của luận án ................................................................ 23
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 24
Chương I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
CỘNG HỊA CỦA CHÍNH QUYỀN J.F. KENNEDY ........................................ 25
1.1. Sự kế thừa của J.F. Kennedy trong chiến lược tồn cầu và chính sách
đối với Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những
năm 1950 ......................................................................................................... 25
1.1.1. Chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến cuối những năm 1950 ......................................................... 25
1.1.2. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến cuối những năm 1950 ............................................................... 32
1.1.3. Bối cảnh quốc tế và sự hình thành chính sách đối với Việt Nam Cộng
hịa của chính quyền tổng thống J.F. Kennedy...................................... 46
1.2. Thực trạng miền Nam Việt Nam cuối những năm 1950 – đầu những
năm 1960.......................................................................................................... 51
1.2.1. Cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ Việt Nam Cộng hịa ............... 51
1.2.2. Chủ trương đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của
Đảng Lao động Việt Nam...................................................................... 64
Tiểu kết chương I .................................................................................................... 67
Chương II: Q TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
CỘNG HỊA CỦA CHÍNH QUYỀN J.F. KENNEDY ........................................ 70


2.1. Những cam kết đầu tiên của chính quyền J.F. Kennedy đối với Việt Nam
Cộng hịa .......................................................................................................... 70
2.2. Chính quyền Kennedy tăng cường sự giúp đỡ cho chế độ
Ngơ Đình Diệm ................................................................................................ 74

2.2.1. Viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa ............................................ 74
2.2.2. Viện trợ kinh tế - tài chính cho Việt Nam Cộng hịa ............................ 86
2.2.3. Tăng cường sức mạnh cho quân đội Việt Nam Cộng hòa .................... 89
2.2.4. Củng cố chính quyền Ngơ Đình Diệm .................................................. 91
2.3. Chính quyền Kennedy với cuộc chiến chống nổi dậy tại
Nam Việt Nam................................................................................................. 94
2.3.1. Cuộc chiến chống nổi dậy ở Nam Việt Nam ......................................... 94
2.3.2. Chương trình bình định nơng thơn bằng Ấp chiến lược........................ 98
2.3.3. Chính quyền Kennedy với cuộc chiến chống xâm nhập tại
miền Nam Việt Nam ............................................................................ 106
2.3.4. Chính quyền Kennedy với việc triển khai cuộc chiến bí mật
chống miền Bắc Việt Nam .................................................................. 113
2.3.5. Chính quyền Kennedy với chiến dịch phun hóa chất diệt cỏ và làm rụng
lá cây tại miền Nam Việt Nam ............................................................ 122
Tiểu kết chương II ................................................................................................. 130
Chương III: NHỮNG HỆ QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HỊA CỦA CHÍNH QUYỀN
J.F. KENNEDY ..................................................................................................... 132
3.1. Những đánh giá của giới chức Mỹ về chính quyền Ngơ Đình Diệm trong
năm 1962........................................................................................................ 132
3.2. Tình hình miền Nam Việt Nam đầu 1963 .................................................. 136
3.2.1. Tình hình quân sự ................................................................................ 136
3.2.2. Biến cố Phật giáo và phong trào đơ thị chống chính quyền
Ngơ Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam 1963 ................................... 141
3.3. Chính quyền Kennedy với cuộc đảo chính tại miền Nam Việt Nam
1963 ................................................................................................................ 152


3.3.1. Những mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa Mỹ với chính quyền
Ngơ Đình Diệm ................................................................................... 152

3.3.2. Sự chia rẽ trong nội bộ của chính quyền Kennedy về vấn đề lật đổ
Ngơ Đình Diệm ................................................................................... 160
3.3.3. Chính quyền Kennedy với cuộc đảo chính ngày 1.11.1963 ................ 171
3.4. Quan điểm của Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa giai đoạn sau đảo chính
(từ 2.11 đến 22.11.1963) ............................................................................... 181
Tiểu kết chương III ............................................................................................... 183
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 192
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ................... 214
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 215


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

AID:

Agency for International Development

2.

CG:

Civil Guard

3.

CIA:

Central Intelligence Agency


4.

CIDG:

Civilian Irregular Defense Group

5.

CINCPAC:

Commander-in-Chief, Pacific

6.

CIP:

Counterinsurgency Plan

7.

CIP:

Commercial Import Program

8.

CPSVN:

Comprehensive Plan for South Vietnam


9.

FRUS:

Foreign Relations of the United States

10. JCS:

Joint Chiefs of Staff

11. MAAG:

Military Assistance Advisory Group

12. MACV:

Military Assistance Command, Vietnam

13. MAP:

Military Assistance Program

14. MSUG:

Michigan States University Vietnam Advisory Group

15. NIE:

National Intelligence Estimate


16. NSAM:

National Security Action Memorandum

17. NSC:

National Security Council

18. SCSVN:

Strategic Concept for South Vietnam

19. SEATO:

Southeast Asia Treaty Organization

20. SMM:

Saigon Military Mission

21. TERM:

Temporary Equipment Recovery Mission

22. TRIM:

Training Relations and Instruction Mission

23. UMAG:


U.S. Military Assistance Group

24. USAID:

U.S. Agency for International Development

25. USOM:

U.S. Operations Mission

26. USIS:

The United States Information Service

27. VDP:

Village Defense Program

28. VNCH:

Việt Nam Cộng hòa

29. VNDCCH:

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Số lượng người xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam

giai đoạn 1959–1963 ------------------------------------------------------- 79
2. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số quân Mỹ ở Nam Việt Nam
(từ cuối 1961 – 10/1963) --------------------------------------------------- 83
3. Bảng 2.3: Tổng kết thiệt hại của quân đội VNCH năm 1962 --------------------- 85
4. Bảng 2.4: Viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ (1953-1974) ---------------------- 87
5. Bảng 2.5: Viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ cho VNCH 1961 – 1963 -------- 87
6. Bảng 2.6: Viện trợ kinh tế tích lũy của Mỹ cho VNCH 1961 – 1963 ------------ 88
7. Bảng 2.7: Sự gia tăng lực lượng của quân đội VNCH từ cuối 1961
đến cuối 1962 --------------------------------------------------------------- 90
8. Bảng 2.8: Sự gia tăng quân số VNCH từ 1960 đến 1963 --------------------------- 90


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Theo dòng chảy của chiến tranh lạnh, Mỹ đã từng bước can thiệp sâu
vào Việt Nam, từ viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tái chiếm thuộc địa Đông
Dương đến quyết định thành lập một quốc gia riêng biệt tại Nam Việt Nam sau
Hiệp định Genève. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thực chất là sản phẩm do Mỹ tạo
ra vì: khơng có sự ủng hộ của Mỹ, Ngơ Đình Diệm gần như khơng thể củng cố vị trí
của mình trong giai đoạn 1955-1956; khơng có viễn cảnh Mỹ can thiệp, Nam Việt
Nam sẽ không khước từ Hiệp định Genève, từ chối thảo luận về tổng tuyển cử năm
1956; khơng có viện trợ Mỹ trong những năm sau đó, chế độ của Ngơ Đình Diệm
cũng khơng thể tồn tại.
Tuy nhiên, tình hình tại Nam Việt Nam xấu đi một cách nghiêm trọng từ cuối
1960 đầu 1961. Chiến lược “trả đũa ờ ạt” của chính quyền tổng thống Eisenhower
tỏ ra bất lực, không ngăn chặn được sự phát triển mạnh mẽ của các làn sóng giải
phóng dân tộc và cách mạng trên thế giới. Do đó, tân tổng thống John F. Kennedy
tin rằng Mỹ cần nhiều hơn, chứ không phải ít đi các phương án để đối phó một cách
linh hoạt với cách thức đa dạng trước dòng thác cách mạng đang diễn ra ở châu Á,
Phi và Mỹ Latin. Với ý tưởng này, chính quyền mới cho ra đời chiến lược “phản

ứng linh hoạt” và Việt Nam hiện diện như một trận đánh có ý nghĩa quyết định mà
Mỹ cần phải thắng.
Lên cầm quyền giữa lúc cuộc khủng hoảng tại Lào, Berlin và Cuba đang lên
đến đỉnh điểm, tổng thống Kennedy tin rằng Nam Việt Nam là vị trí chiến lược
quan trọng và ông muốn dẫn dắt đồng minh của mình để chiến thắng cộng sản ở đó.
Nhìn thấy Việt Nam như là một thử nghiệm về việc liệu Mỹ có thể đánh bại những
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc được dẫn dắt bởi cộng sản trong các nước đang
phát triển, Kennedy đã gia tăng viện trợ, cố vấn đều đặn cho VNCH. Trong suy
nghĩ của Washington, để chiến thắng qn giải phóng miền Nam Việt Nam, ngồi
viện trợ kinh tế, gia tăng sự hiện diện về quân sự, thì những cải cách cần phải có của
chính quyền Ngơ Đình Diệm như một điều kiện tiên quyết.
Tuy nhiên, chính quyền Kennedy khơng thể thay đổi được gì trong nỗ lực ép
Ngơ Đình Diệm phải cải cách theo ý muốn của Mỹ. Diệm chấp nhận những hỗ trợ

1


quân sự kinh tế nhưng không sẵn sàng lắng nghe lời khuyên của Mỹ. Càng ngày,
các giới chức Mỹ nhận ra rằng Ngơ Đình Diệm vẫn làm theo ý mình và khơng thể
kiểm sốt được ơng ấy. Cách thức này đã làm cho mục tiêu chiến tranh của Mỹ tại
Việt Nam đứng trước nguy cơ thất bại. Do đó, chính quyền Kennedy phải “thay
ngựa giữa dịng” đối với Ngơ Đình Diệm. Cuộc đảo chính và cái chết anh em Diệm
– Nhu được một số nhà nghiên cứu xem như là một “sai lầm ngoại giao tai hại” đã
“mở cánh cửa vào một loạt các vũng lầy cho Mỹ” [305], thậm chí “viên đạn vào
ngày 22.11.1963 lấy đi sinh mạng của Kennedy và cả hy vọng cho một nền hịa bình
ít đổ máu hơn ở Đông Dương” [306]...
Nếu không bị ám sát, liệu Kennedy có theo đuổi chính sách rút qn dần khỏi
Nam Việt Nam? Nếu Kennedy còn sống, chiến tranh Việt Nam sẽ khác? Cái chết
bất ngờ của Kennedy, trong chừng mực nào đó, đã khai tử cho một triển vọng, dù
mờ nhạt, về việc Mỹ rút quân từng bước khỏi Việt Nam? Đã hơn 4 thập kỷ trôi qua

từ khi cuộc chiến tranh kết thúc, các sử gia và chuyên gia nghiên cứu quốc tế vẫn cố
gắng tìm cách giải thích thỏa đáng nhất cho những câu hỏi nêu trên. Tuy nhiên,
cũng vì những dấu ấn rất khác nhau về cuộc chiến nên dù chiến tranh đã kết thúc
hơn 40 năm, nhưng những cuộc tranh luận về cuộc chiến vẫn tiếp tục kéo dài cho
đến ngày nay. William Colby đã viết trong Hồi ký về chiến tranh Việt Nam rằng:
“Năm tháng trôi đi, rõ ràng lịch sử không tự nó viết một mình, mà nó bị ảnh hưởng
bởi những suy nghĩ, những đánh giá của những ai đã làm nên nó bằng những cách
đưa ra những phán xét và đề ra những quyết định nào đấy” [98, 19]. Xuất phát từ
thực tế trên, chúng tơi chọn “Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam Cộng hòa dưới
thời tổng thống J.F. Kennedy (1961-1963)” để làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
1.2. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm hướng đến mục tiêu khôi phục lại một
cách hệ thống chính sách của Mỹ đối với VNCH thời kỳ cầm quyền của tổng thống
J.F. Kennedy (1961-1963). Trên cơ sở đó, luận án sẽ làm rõ tính xuyên suốt và nhất
quán trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
và Kennedy là tổng thống khởi đầu cho quá trình can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến
tại Việt Nam. Cụ thể:
-

Thứ nhất, hệ thống hóa q trình can thiệp từng bước của Mỹ vào Việt Nam
kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong đó, chính quyền Kennedy đã mở
rộng một cách đáng kể những cam kết nhằm tăng cường can thiệp vào Nam
Việt Nam.
2


-

Thứ hai, bên cạnh việc gia tăng cố vấn và viện trợ cho VNCH, Mỹ đã triển
khai chương trình chống nổi dậy, một chương trình có tính quy mơ nhằm
chống lại sức mạnh của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ở nơng thơn

miền Nam Việt Nam.

-

Thứ ba, chính quyền Kennedy đã quyết định ủng hộ cuộc đảo chính Ngơ Đình
Diệm nhưng khơng sẵn sàng từ bỏ Nam Việt Nam cho dù tổng thống Kennedy
có bị ám sát hay khơng, tổng thống kế nhiệm Johnson chỉ tiếp tục những gì mà
Kennedy đã khởi sự.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với độ lùi của thời gian, các cơng trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt
Nam trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống J.F. Kennedy theo đó cũng phong
phú hơn. Đã có đến hàng chục ngàn trang sách từ các cơng trình nghiên cứu của các
chun gia trong và ngồi nước, các hồi ký của những quan chức cấp cao đã từng
tham gia vào chính quyền Mỹ thời kỳ này đề cập và trả lời một phần nào đó những
câu hỏi trên. Trong khi những sự kiện liên quan đến cuộc chiến tại Việt Nam vẫn
cịn q nóng hổi trong trí nhớ của nhiều người và những bài học kinh nghiệm được
rút ra từ quá trình can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam có liên quan
trực tiếp đến hiện tại.
2.1. Tình hình nghiên cứu tại Mỹ
2.1.1. Trước hết là những cơng trình mang tầm vóc quốc gia. Những cơng
trình đồ sộ này đã cho phép chúng tơi khai thác phần lớn nguồn tài liệu gốc quan
trọng liên quan đến chính sách của Mỹ đối với VNCH thời kỳ tổng thống J.F.
Kennedy, giai đoạn 1961 – 1963.
Từ 1967, Robert McNamara giao cho McNaughton (trợ lý bộ trưởng Quốc
phòng) và phụ tá của ông là Morton Halperin sưu tầm những tài liệu gốc từ 1945 trở
về sau của các Bộ, CIA, CJS...để biên soạn cơng trình lịch sử q trình Mỹ đề ra các
quyết định về chính sách đối với Việt Nam (History of United States DecisionMaking Process on Vietnam Policy). Một nhóm gồm 36 nhà nghiên cứu đã bắt tay
vào việc thu thập và phân tích các tài liệu. Cơng trình này về sau được biết đến dưới
cái tên The Pentagon Papers, chia thành 47 tập, hơn 7.000 trang (với hơn 4.000

trang tài liệu gốc và gần 3.000 trang phân tích của các nhà nghiên cứu). The

3


Pentagon Papers chỉ được in 15 bộ, tất cả được bảo quản theo chế độ tài liệu tối
mật (top secret), chỉ những người có phận sự mới được đọc.
Từ 1.10.1969, Daniel Ellsberg đã sao chụp tài liệu này một cách bí mật và đưa
cho một số nghị sĩ có lập trường chống chiến tranh, đề nghị họ công bố trước Quốc
hội nhưng chỉ có thượng nghị sĩ Mike Gravel nhận lời. Đêm 29.6.1971, ông đã đọc
The Pentagon Papers trong một cuộc họp ở Thượng viện, sau đó phân phát cho các
nhà báo. Trước đó, từ tháng 2.1971, Daniel Ellsberg đã bí mật trao The Pentagon
Papers cho báo The New York Times. Ngày 13.6.1971, tờ báo này đã công bố The
Pentagon Papers lên trang nhất kèm theo bài bình luận nhan đề “Bản nghiên cứu
của Lầu Năm Góc chỉ ra ba thập niên dính líu ngày càng sâu của Mỹ” (Pentagon
Study Traces Three Decades of Growing US Involvement) [41].
Tài liệu này được in thành sách với nhan đề The Pentagon Paper do The New
York Times xuất bản, gồm 1 tập dày 702 trang [222]. Phần trình bày liên quan đến
chính quyền Kennedy gồm 154 trang (từ trang 79 đến trang 233) cùng với 44 tài
liệu (từ document 16 đến 60). Ấn bản thứ hai do Thượng nghị sĩ Gravel xuất bản,
gồm 4 tập với 2890 trang [220], [221]. Phần trình bày về thời kỳ tổng thống
Kennedy nằm toàn bộ trong tập II (834 trang) với 59 tài liệu (từ document 96 đến
155). Năm 1993, sử gia George C. Herring cho ra đời phiên bản rút gọn (Abridged
Edition) của The Pentagon Papers do McGraw-Hill xuất bản với độ dày 228 trang
[145]. Trong đó, phần trình bày về thời kỳ Kennedy nằm trong chương thứ II: John
F. Kennedy and the Escalation of the War, 1961 – 1963 (từ trang 42 đến 82).
The Pentagon Paper là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thiếu khi
nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam qua các đời tổng thống từ Truman,
Eisenhower, Kennedy đến Johnson. Tài liệu này chứa đựng nhiều sự kiện quan
trọng mà cho đến thời điểm công bố, đa số người Mỹ và thế giới vẫn chưa hề biết

đến. Mặt khác, đây là tài liệu tham khảo nội bộ, chỉ dành riêng cho những quan
chức cao cấp nhất đang chỉ huy chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nên các nhà nghiên
cứu phải khách quan và cho phép họ khơng ghi tên mình dưới các bài viết để họ có
thể tự do đưa ra các nhận định mà khơng sợ cấp trên có thành kiến.
FRUS (Foreign Relations of the United States) là tập hợp các tài liệu lịch sử
chính thức liên hệ đến các quyết định quan trọng trong chính sách ngoại giao của
Mỹ đã được giải mật và biên tập để công bố (The Foreign Relations of the United
States series is the official documentary historical record of major U.S. foreign
4


policy decisions that have been declassified and edited for publication). Những tài
liệu này do Văn phòng sử gia (Office of the Historian) thuộc Bộ Ngoại giao biên
soạn và chịu trách nhiệm xuất bản, do Government Printing Office in ấn phát hành.
Tập hợp tài liệu đồ sộ này bắt đầu từ các biến cố ngoại giao từ thời chính quyền của
tổng thống Abraham Lincoln (1861) cho đến ngày nay.
FRUS là những tài liệu mật hoặc tối mật (top secret) được trao đổi giới hạn
giữa một số ít giới chức hành pháp rất cao cấp của Mỹ. Nội dung của những tài liệu
này thường được làm cơ sở hoặc công cụ để thiết lập chính sách hoặc kế hoạch
hành động cấp quốc gia, nên độ trung thực và tính chính xác của tài liệu, dù có lợi
hay có hại cho chính quyền Mỹ, đều luôn luôn được người soạn thảo tài liệu cố
gắng giữ ở mức tối đa. FRUS đạt được độ tin cậy khá cao, mức sử dụng khá nhiều
trong các cơng trình nghiên cứu. Các văn kiện trên được in thành nhiều tập, riêng tài
liệu liên hệ đến Việt Nam dưới nhiệm kỳ tổng thống Kennedy (1961-1963) được in
thành 4 tập: Volume I: Vietnam, 1961 gồm 343 tài liệu [189]; Volume II: Vietnam,
1962 gồm 334 tài liệu [152]; Volume III: Vietnam January-August 1963 gồm 309
tài liệu [184], Volume IV: Vietnam August-December 1963 gồm 383 tài liệu [185].
Trong luận án của mình, chúng tơi cịn sử dụng thêm các tập 1952–1954, Volume
XIII, Part I [187], Part II [188], 1955–1957, Volume I [186]…
Ngày 25.05.1994, Chính phủ Mỹ cho giải mật 3 tập bộ The History of the

Joint Chiefs of Staff: the Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam 1960 – 1968.
Bộ sách này gồm 3 tập, phần đề cập đến thời kỳ tổng thống Kennedy trong tập I (từ
chương I đến chương IX) bao gồm 119 trang [163]. Tiếp đó, ngày 19.2.2009, cơ
quan tình báo trung ương Mỹ (Central Intelligence Agency – CIA) đã cho giải mật
6 tập tài liệu của CIA có liên quan đến chiến tranh Việt Nam, trong số đó có những
tài liệu quan trọng như: CIA and the Generals: Covert Support to military
government in South Vietnam [272]; CIA and the House of Ngo: Covert Action in
South Vietnam, 1954 – 1963 [270]; CIA and Rural Pacification in South Vietnam
[271].
Các tài liệu này do ông Thomas L. Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng làm
việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật của
CIA. Trước khi được giải mật, cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi và
địa danh khơng lợi cho hoạt động tình báo. Trong các tài liệu này, CIA and The
House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954 - 1963 được chúng tôi đặc biệt
5


lưu tâm trong quá trình khai thác [270]. Tài liệu này gồm 232 trang, chia thành 15
chương, nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngơ Đình Diệm, từ
ngày ơng về làm thủ tướng cho đến lúc bị giết chết vào ngày 1.11.1963.
2.1.2. Bên cạnh đó, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến Hồi ký và các tác phẩm của
các quan chức cấp cao trong chính quyền Kennedy, có liên trực tiếp đến q trình
hình thành các quyết định về Việt Nam như: Đại tướng Maxwell D. Taylor với The
Uncertain Trumpet xuất bản năm 1960 [211] và Swords And Plowshares xuất bản
năm 1972 [212]. Tướng Taylor là người đưa ra chiến lược mới gọi là “phản ứng
linh hoạt” và là nhân vật đóng vai trị rất quan trọng trong những ngày đầu tiên của
cuộc chiến tại Việt Nam trong thời kỳ cầm quyền của tổng thống Kennedy.
Robert S.McNamara với In Retrospect – The Tragedy and lessons of Vietnam,
đây là tập Hồi ký liên quan trực tiếp đến những vấn đề cùng với những sai lầm của
Mỹ trong việc hoạch định những kế hoạch cho cuộc chiến tại Việt Nam [250]. Lần

đầu thăm miền Nam Việt Nam năm 1962, thậm chí trước khi đa số người Mỹ nghe
đến cái tên đất nước này, McNamara đã tuyên bố rằng “tất cả các chỉ sớ mà chúng
ta có cho thấy chúng ta đang chiến thắng”. Cho dù các chỉ số thống kê mà
McNamara ưa thích có thể nói lên điều đó, thế nhưng chúng khơng phản ánh đúng
tình hình thực tế chính trị tại Việt Nam. Do vậy, ơng đã viết trong phần mở đầu của
hồi ký của mình rằng: “chúng tôi đã sai lầm, sai lầm một cách khủng khiếp” [250,
xvi].
William Colby với Một chiến thắng bị bỏ lỡ, là một nhân vật chủ chốt đã trực
tiếp chứng kiến và can dự vào các tình huống mấu chốt của chiến tranh Việt Nam
suốt năm đời tổng thống Mỹ từ Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford
[98]. Với cương vị giám đốc CIA Sài Gịn và q trình cơng tác trong lĩnh vực tình
báo tại Nam Việt Nam, Colby đã có những điều kiện thuận lợi để nhìn nhận, phân
tích, đánh giá và suy ngẫm về cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách nhìn của một
chuyên gia tình báo.
2.1.3. Sau khi Mỹ đổ quân và trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam,
những cơng trình nghiên cứu về sự dính líu của Mỹ đến Việt Nam cũng bắt đầu
được nghiên một cách rộng rãi. David Halberstam vốn là người từng nhận được giải
thưởng Pulitzer vào năm 1963 cho công việc tường thuật của ơng như là một phóng
viên của The New York Times ở Sài Gịn với hai cơng trình The Making of a
Quagmire: America And Vietnam During The Kennedy Era [122]. Khi sự can thiệp
6


của Mỹ đang tiến đến mức cuối cùng của nó vào năm 1972, ông tiếp tục cho ra đời
tác phẩm The Best and the Brightest [123]. Trong cuốn sách này, Halberstam tập
trung vào bộ máy điều hành chiến tranh tại Washington, những người mà những
quyết định của họ đã kéo Mỹ vào trong “vũng lầy” Nam Việt Nam. Những nét miêu
tả sinh động của ông về các thành viên chủ chốt thuộc đội ngũ An ninh Quốc gia
của tổng thống Kennedy –“Những người giỏi nhất và thông minh nhất”– cho thấy
rằng chính sách của Mỹ được lèo lái bởi sự kiêu ngạo và “ý nghĩa lịch sử của chiến

thắng không thể tránh khỏi”.
Arthur M. Schlesinger là một sử gia đoạt giải Pulitzer và là tùy phái viên
trước đây cho tổng thống John F. Kennedy với The Bitter Heritage: Vietnam and
American Democracy, 1941-1966, trong tác phẩm này, ông viết rằng “mỗi bước chỉ
dẫn đến bước kế tiếp” cho đến khi những người Mỹ tìm thấy chính mình trong “một
vùng đất chiến tranh ở Châu Á”. Trong một cơng trình khác A Thousand days: John
F. Kennedy in the White House, Arthur M. Schlesinger đã khắc họa một bức tranh
sống động về những hoạt động đối nội và đối ngoại của của chính quyền Kennedy
từ 1.1961 đến 11.1963 khi Kennedy bị ám sát [108]. Đây là một tài liệu rất quý cho
việc tham khảo về những quyết định của chính quyền Kennedy về Việt Nam trong
giai đoạn 1961-1963. Theodore C. Sorensen, một người bạn và người viết diễn văn
cho tổng thống Kennedy trong cuốn tiểu sử công phu Kennedy, với độ dày hơn 882
trang đề cập đến các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Kennedy, trong đó
ơng đưa ra những nhận xét xác đáng quan điểm và chính sách của Kennedy đối với
Việt Nam [266].
Robert Shaplen với The Lost Revolution, trong cuốn sách này tác giả cho
rằng Pháp và Mỹ đã đánh mất một cơ hội cho nhân dân Việt Nam đạt được cuộc
cách mạng mà Mỹ và Pháp là hai nước đi tiên phong để gợi sự cảm hứng cho các
dân tộc trên thế giới đi theo [252]. Ông cho rằng Hồ Chí Minh đã có thể là đồng
minh của Mỹ nếu chính giới Mỹ lúc đó khơng quay lưng lại với nhà cách mạng này.
Cùng với quan điểm trên, Mark Philip Bradley với “An Improbable Opportunity:
American and the Democratic Republic of Vietnam’s 1947 Initiative” in trong The
Vietnam War: Vietnamese and American Perspectives, cho rằng Mỹ có thể đã có
một cơ hội hịa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) từ năm 1947
[208a]. Chester L. Cooper một cựu quan chức của Bộ ngoại giao, trong cơng trình
với The Lost Crusade, ông cho rằng Mỹ đã theo dấu vết một chính sách sai lạc –
7


một ứng dụng sai lầm của học thuyết ngăn chặn – vốn dẫn đến một chiến tranh bi

thảm và sai lầm [117]. The United States in Vietnam: An analysis in depth of the
history of America’s involvement in Vietnam của hai chuyên gia hàng đầu về Đông
Nam Á, George McT. Kahin và John W. Lewis, vốn là những người nhìn thấy
người Mỹ tham gia vào một nỗ lực sai lạc đã làm hư hỏng chủ nghĩa dân tộc [149].
Joseph Buttinger từng là một trong những người ủng hộ nhiệt thành Ngơ
Đình Diệm trong Hội những người bạn Mỹ của Việt Nam nhưng sau đó ơng lên án
mạnh mẽ chế độ chun quyền của Ngơ Đình Diệm. Trong Vietnam: A Dragon
Embattled Volum II [193] và Vietnam: A Political History [194], ông là người tin
rằng sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam tất yếu phải thất bại. Trong số
những cây viết học thuật và người được biết đến nhiều nhất là Bernard Fall, một
học giả được sinh ra ở Pháp, được thụ hưởng nền giáo dục Mỹ. Vốn là người viết
rất nhiều về Việt Nam bắt đầu vào thập niên 1950. Sinh sống ở Việt Nam trong suốt
phần lớn thời gian đó, những quan sát đầu tiên và các phỏng vấn những nhân vật
của ông về tất cả các mặt của cuộc đấu tranh chính trị tạo cho ơng trở thành một
chuyên gia đương thời có ảnh hưởng nhất. Trong cuốn The Two Vietnams, Bernard
Fall đã mô tả một cố gắng để hiểu sự thay đổi chính trị và sự xung đột trong một
nước Việt Nam đầy rối rắm [111]. Mặc dù là một người chống cộng mạnh mẽ và
được xác định với mục tiêu gìn giữ miền Nam Việt Nam như là một đất nước độc
lập, ông xem sự phụ thuộc của Mỹ vào phương tiện quân sự như là sự tàn phá xã
hội Việt Nam đã dẫn đến lịng ốn giận và thù hận những người Mỹ. Ơng bị giết
chết ở Việt Nam vào 2.1967, những bài viết cuối cùng của ơng được xuất bản sau
đó là Last Reflections on a War [112]. Frances FitzGerald với Fire in the Lake,
trong cơng trình này, tác giả tập trung vào khía cạnh văn hóa chính trị, xã hội và
truyền thống của Việt Nam. Bà lập luận rằng Mỹ đang tham gia vào một cuộc chiến
tranh vơ ích để chống lại khả năng phục hồi của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Tất cả
sức mạnh quân sự của Mỹ, trong khi mang lại sự thiệt hại to lớn và gây rối loạn xã
hội, thì khơng thích hợp khi được xem trong phạm vi bối cảnh văn hóa và lịch sử
Việt Nam, vốn đang không thể lay chuyển nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng của
cuộc cách mạng cộng sản.
Trong suốt chiến tranh lạnh, chính sách của Mỹ đã từng được dựa trên nguyên

tắc “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản; giống như Hy Lạp, Berlin và Triều Tiên trước
đó, Việt Nam được xem như là một “thử nghiệm” mới nhất về giải pháp của Mỹ
8


đứng bên những đồng minh vốn bị đe dọa bởi chủ nghĩa cộng sản. Ngay sau khi
cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc, những diễn giải mang tính áp đảo của một nghiên
cứu lịch sử đáng chú ý về cuộc xung đột, trong đó các tác giả đã gọi tên “cuộc chiến
dài nhất của nước Mỹ” mang tính phê phán rất cao. Gốc rễ các vấn đề về sự can
thiệp quân sự của Mỹ đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong lĩnh vực này.
Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết về cuộc chiến ở Việt Nam đều được viết
bởi các tác giả có uy tín trong xã hội như học giả, giáo sư đại học, Bộ trưởng, cựu
tướng lĩnh, chính trị gia…những người đặt sự trung thực lịch sử lên hàng đầu. Kết
luận của trường phái này được gọi là “chính thớng” (orthodox), họ cho rằng chiến
tranh Việt Nam là cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lược (invasion) của Mỹ
vào Việt Nam và đó là một sai lầm to lớn. Trường phái chính thống này chỉ là một
sự mở rộng từ những lý luận của các nhà phê bình về chiến tranh trong suốt thập
niên 1960.
Sau 26 tập phim được phát sóng trên đài truyền hình CBC của Canada, sau đó
là tại Mỹ và Anh, Michael Maclear cho xuất bản tập sách cùng tên Vietnam: The
Ten Thousand Day War, giá trị của tác phẩm này ở chỗ tác giả đã phỏng vấn trực
tiếp với những người hoạch định và tham gia cuộc chiến [215]. Năm 1987, Stanley
Karnow – phóng viên của Time, Life và The Washington Post ở Đông Nam Á đã
xuất bản Vietnam: A History [261]. Cơng trình này trình bày một cách nhìn toàn
diện và hấp dẫn về cuộc chiến tranh Việt Nam từ những nguyên nhân sâu xa cho
đến ngày 30.4.1975. Trong đó, ơng dành từ trang 213 đến 311 để mơ tả q trình từ
việc chính quyền Kennedy hỗ trợ tổng thống Ngơ Đình Diệm đến phê duyệt cuộc
đảo chính giết Diệm. Phillip B. Davidson đã cung cấp một bức tranh tồn cảnh về
cuộc chiến tranh tại Việt Nam qua cơng trình Vietnam at War - The History: 1946 –
1975, theo đó một cuộc xung đột thứ hai mà nguồn gốc có thể được bắt đầu từ năm

1961 với sự cam kết của chính quyền J.F. Kennedy để củng cố một chế độ khơng
hợp lịng dân ở Sài Gịn và được kéo dài cho đến khi ký kết hiệp định hòa bình ở
Paris 1973 [232].
Năm 1985, William J.Rust cho xuất bản Kennedy in Vietnam, với hơn 200
trang nội dung và chú thích [287]. Cơng trình này đã trình bày một cách cơ đọng
nhất những nét cơ bản về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn từ
1960 đến 1963. Jeffrey P. Kimball đã tập hợp các bài viết có giá trị và chia thành 7
phần trong cuốn sách To Reason Why – The Debate about the Causes of U.S.
9


Involvement in the Vietnam War, qua đó tác giả đã tập hợp lại những tranh luận về
những nguyên nhân dính líu của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam [174]. Trong
Intervention: How America Became Involved in Vietnam, một lần nữa George McT.
Kahin nói lên sự vơ ích của việc “xây dựng q́c gia”, ơng đã cung cấp một bài
tường thuật tồn diện về sự tương tác giữa Mỹ với các nhóm chính trị của miền
Nam Việt Nam và nhìn thấy Ngơ Đình Diệm là một nhà lãnh đạo khơng có khả
năng thích hợp của một quốc gia “giả tạo” [148].
Trong cơng trình America’s longest War, George C. Herring cho rằng học
thuyết ngăn chặn được áp dụng sai lầm ở Việt Nam [146]. Bị ám ảnh với quyết tâm
ngăn chặn những bước tiến của chủ nghĩa cộng sản, thiếu hiểu biết sâu sắc về người
dân Việt Nam và lịch sử của họ, những người Mỹ hiểu sai một cách sâu sắc về bản
chất của cuộc đấu tranh ở Việt Nam, ý nghĩa quan trọng của nó đối với những lợi
ích quốc gia và tính nhạy cảm của nó đối với quyền lực của họ. Trong chương II
(Our offspring: Nation Building in South Vietnam, 1954 - 1961) và chương III
(Limited Partnership: Kennedy and Diem, 1961 – 1963) ông diễn giải cuộc chiến
tranh Việt Nam là sự phát triển lo-gic chính sách ngăn chặn của Mỹ. Tiếp đó, trong
các cơng trình như: A Time for War của Robert D. Schulzlnger [245], The Second
Indochina War của William S. Turley [288], The Vietnam Wars, 1945–1990 của
Marilyn Bhitt Young [207], Vietnam: An American Ordeal của George Donelson

Moss [147], Containment Policy and the Conflict in Indochia của William J. Duiker
[286]. Richard Reeves với President Kennedy: Profile of Power [240], Dave
Richard Palmer với Tiếng kèn gọi quân [13], Lawrence J. Bassett & Stephen E. Pelz
với “The Failed Search for Victory: Vietnam and the Politics of War” in Kennedy’s
Quest for Victory: American Foreign Policy,1961-1963, Thomas G. Paterson [ed],
Oxford University Press [269]. Anthony James Joes với The War for South Vietnam
1954 – 1975 [107], Neil Sheehan với The Bright Shining Lie [219], James S. Olson
& Randy Roberts với Where the Domino Fell: America and Vietnam, 1945 – 1990
[171], Marvin E. Gettleman và nnk với Vietnam: History, Documents and Opinions
on a Major World Crisis, [209]…đều đề cập đến sự kêu ngạo và hời hợt của giải
pháp Mỹ trong việc tạo ra một miền Nam Việt Nam và vị lãnh đạo của nó.
Bên cạnh đó, những cơng trình phân tích chun sâu từ những khía cạnh khác
nhau từ tình hình thực tế của Nhà Trắng, chính quyền Ngơ Đình Diệm hay những
khía cạnh cá nhân của tổng thống Kennedy và các quan chức trong chính quyền của
10


ông cũng được xuất bản ngày càng nhiều hơn. Trong đó, phải kể đến John M.
Newman với JFK and Vietnam: Deception, Intrigue, And the Struggle for Power
[182]. Trong cuốn sách này, John M Newman, một cựu thiếu tá lục quân chuyên
nghiên cứu các tài liệu mật, cho rằng tổng thống Kennedy muốn tái đắc cử năm
1964, sau đó rút khỏi Việt Nam. Ông đã nhiều lần cưỡng lại đề xuất của những
người dưới quyền muốn đưa quân Mỹ tới Lào năm 1961 và Việt Nam sau đó.
Lawrence Freedman với Kennedy’s Wars: Berlin, Cuba, Laos and Vietnam [197].
Trong tác phẩm này, tác giả đề cập đến chính sách của Mỹ trong ba khu vực riêng
biệt, tại Việt Nam, tác giả trình bày một cách chi tiết từ cuộc chiến chống nổi dậy
đến cuộc đảo chính lật đổ nhà Ngơ. Stephen Pelz với “John F. Kennedy’s 1961
Vietnam War Decisions”, in The United States and the Vietnam War, Garland,
New York [264]. Trong bài viết cơ đọng này, tác giả đã phân tích những động lực
và con đường dẫn đến những quyết định của tổng thống Kennedy ở Việt Nam vào

cuối năm 1961.
James W. Douglass với JFK and the Unspeakable: Why He Died and Why It
Matters, tập sách được xuất bản gần đây mô tả những góc khuất bên trong hậu
trường chính trị trong thời kỳ cầm quyền của Kennedy [173]. Trong chương III
(JFK and Vietnam), tác giả cho biết rằng Kennedy đã từng đến Việt Nam vào năm
1951 khi còn là Hạ Nghị sĩ. Graham A. Cosmas với MACV: The Joint Command in
the Years of Escalation, 1962–1967, Center of Military History United States Army
Washington, D.C, trình bày một cách khá chi tiết quá trình hình thành và hoạt động
của MACV từ đầu 1962 đến 1967 [153]. Robert Buzzanco với Masters of War
Military Dissent and Politics in the Vietnam Era [244]; Robert Mann với A Grand
Delusion: America’s Descent into Vietnam đã trình bày một cách khá chi tiết những
sự kiện và các quyết định quan trọng từ sau chiến tranh thế giới thứ II [247]. Trong
đó, tác giả dành phần III (Into the morass, từ chương 17 đến chương 22) để trình
bày thời kỳ cầm quyền của Kennedy. Hugh Brogan với Kennedy: hồ sơ quyền lực
(bản dịch của Thu Hà) đã dành chương 7 Việt Nam để mô tả khá chi tiết những đấu
tranh nội tâm và con đường dẫn đến sự sa lầy của Kennedy ở Việt Nam vốn được
hình thành từ nhiều yếu tố: sự thiếu hiểu biết về Việt Nam của các giới chức tại
Washington cũng như sự bất lực và cứng đầu của anh em Ngơ Đình Diệm [45].
John Prados với Vietnam: The History of Unwinnable War, 1945 – 1975, University
Press of Cansas, trong cơng trình này, sử gia Prados dành những phần như: Many
11


Roads to Quagmire và Loose the Fateful Lightning để dẫn dắt người đọc đến một
kết luận như tựa đề Lịch sử của một cuộc chiến không thể thắng [191]. Gary R.
Hess với Vietnam: Explaining America’s Lost War, Blackwell, Oxford and Malden
[142]. Một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu các xu hướng nghiên cứu về chiến
tranh Việt Nam, tiêu biểu là hai phái chính thớng và xét lại. Trong phần A
Necessary War or a Mistaken War? và “Kennedy Exceptionalism” or “Missed
Opportunity for Peace” or “Lost Victory?” – The Movement toward War, 1961 –

1965, ơng đi sâu phân tích những xu hướng đánh giá về các chiều hướng sử học
hiện tại của Mỹ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống
Kennedy.
Ngồi những cơng trình kể trên, trong những năm gần đây, hàng loạt những
cơng trình xuất bản mang tính chuyên sâu về những khía cạnh khác nhau trong
chính sách của chính quyền Kennedy với VNCH với nội dung càng phong phú hơn.
David Kaiser với American Tragedy: Kennedy, Johnson, and the Origins of the
Vietnam War, xem xét về cách suy nghĩ của các quan chức Mỹ vốn là những người
đưa đất nước vào chiến tranh [124]. Seth Jacobs với Cold War Mandarin: Ngo Dinh
Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950 – 1963, một cơng trình
nghiên cứu hết sức công phu về mối quan hệ giữa Ngơ Đình Diệm và chính quyền
Mỹ từ những ngày đầu tiên tới khi cuộc đảo chính giết chết anh em Diệm và Nhu
[258]. Howard Jones với Death of a Generation: How the Assassinations of Diem
and JFK Prolonged the Vietnam War [165]. Trong cơng trình độ sộ cả về nội dung,
độ dày và nguồn tư liệu sưu tầm công phu và rất có giá trị, theo tác giả thì việc Mỹ
quyết định loại bỏ ông Diệm, cùng với cái chết của Kennedy vào ba tuần sau đó đã
làm hỏng việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam như Kennedy đã có kế hoạch. Ơng cho
đó là sự khai tử một thế hệ thanh niên Mỹ vì sau hai cái chết, hơn 57 ngàn thanh
niên Mỹ đã phải hy sinh vì cuộc chiến leo thang, cùng với vô số thanh niên Việt
Nam phải bỏ mình.
Ngồi ra, cũng có thể kể đến những bài viết rất có giá trị được cơng bố trên
các tạp chí uy tín như: Ang Cheng Guan, “The Vietnam War, 1962-64: The
Vietnamese Communist Perspective”, Journal of Contemporary History, Vol. 35,
No.4 [105]; Denise M. Bostdorff & Steven R. Goldzwig, “Idealism and Pragmatism
in American Foreign Policy Rhetoric: The Case of John F. Kennedy and Vietnam”,
Presidential Studies Quarterly, Vol.24, No.3, pp.515-530 [126]; James T. Fisher,
12


“The Second Catholic President: Ngo Dinh Diem, John F. Kennedy, and the

Vietnam Lobby, 1954-1963”, U. S. Catholic Historian 15 [172]; Zi Jun Toong,
“Overthrown by the press: the US media’s role in fall of Diem” in Australasian
Journal of American Studies, Vol.27, No.1 [289]...
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng rất chú ý đến những cơng trình nghiên cứu
chun sâu về những vấn đề trọng yếu trong chính sách của Mỹ đối với VNCH thời
kỳ Kennedy, trong số đó đã được dịch và lưu hành tại Việt Nam như: Vũ Đình Hiếu
đã tuyển chọn và dịch những bài viết liên quan đến biệt kích quân trong Cuộc chiến
bí mật [32]. Richard H.Shultz, Jr với Cuộc chiến tranh bí mật chớng Hà Nội [77],
đây là hai tác phẩm rất có giá trị về tư liệu trong việc nghiên cứu về biệt kích quân
trong thời kỳ 1961 – 1963. Eugene G. Piasecki, “Civilian Irregular Defense Group:
The First Years, 1961-1967”, Veritas Vol.5, No.4 [134] và J.P. Harris, “The Buon
Enao Experiment and American Counterinsurgency”, Sandhurst Occasional
Papers, No.13 [167] đề cập đến chính sách của Mỹ đối với việc hình thành các lực
lượng Dân sự chiến đấu ở Tây Nguyên. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Vũ Ngự Chiêu
với bút danh Chính Đạo trong hai cơng trình Việt Nam niên biểu: 1939 – 1975, tập
I-C :1955 – 1963, Nxb Văn hoá, Hoa Kỳ [20] và “Mùa Phật đản đẫm máu” in lại
trong 1963 – 2013: năm mươi năm nhìn lại, tập III, Nxb Thien Tri Thuc
Publications, USA [21] đã cung cấp những tư liệu quan trọng, đề cập trực tiếp đến
mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ Kennedy cũng như những diễn biến quan trọng
của cuộc khủng hoảng Phật giáo từ mùa Hè năm 1963.
Về vấn đề sử dụng chất độc khai quang trong thời kỳ Kennedy tại Việt Nam,
có thể kể đến như: David Zierler với Con đường da cam, bản dịch từ luận án tiến sĩ
của tác giả [14]. Nguyễn Văn Tuấn với Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt
Nam, Garden Grove, CA: Giao Điểm [87]. Evelyn Frances Krache Morris, AM,
Into the Wind: The Kennedy Administration and the use of Herbicides in South
Vietnam, A Dissertation of Philosophy in History, Faculty of the Graduate School
of Arts and Sciences of Georgetown University, Washington, DC [135]. Paul
Frederick Cecil, Herbicidal Warfare: The Ranch Hand Project in Vietnam, New
York [227]. Bên cạnh đó luận văn của Matthew D. Pinard, The American and South
Vietnamese Pacification Efforts During the Vietnam War, A Thesis degree of

Master of Arts in Liberal Arts Louisiana State University and Agricultural and
Mechanical College, The University of Michigan, trình bày một cách ngắn gọn về
13


chương trình bình định của Mỹ ở Nam Việt Nam [210]. Geoffrey DT Shaw,
Ambassador Frederick Nolting’s Role In American Diplomatic & Military Policy
Toward the Government of South Vietnam, 1961-1963, A Dissertation the Degree
Doctor of Philosophy Department of History, University of Manitoba với vai trò
của đại sứ Nolting trong việc hoạch định những chính sách quan trọng đối với Nam
Việt Nam [143].
Gần đây, giới sử học Mỹ xuất hiện trường phái “xét lại” (revisionists) cố gắng
viết lại lịch sử để biện minh cho việc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là chính đáng
và đáng lẽ ra có thể thắng được. Để phục hồi uy tín của Mỹ trên chính trường quốc
tế và để biện minh cho những cuộc tấn công Iraq của tổng thống Bush con, trường
phái xét lại đang cố gắng đưa ra những quan điểm trái ngược với những quan điểm
chính thống trên cho mục đích chính trị của Mỹ hiện nay để kéo dài cuộc chiến ở
Iraq và Bush đã dựa vào những quan điểm này để duy trì cuộc chiến ở Iraq. Ngày
25.12.2012, trong phát biểu nhân lễ kỷ niệm 50 năm Mỹ tham chiến tại Việt Nam
(1962 – 1975) được Quốc hội Mỹ tài trợ kinh phí 65 triệu USD, tổng thống Obama
tuyên bố: chúng ta nhìn nhận với sự tơn kính đáng trân trọng khi cả một thế hệ dũng
cảm đã phục vụ (cuộc chiến) với niềm vinh dự [307].
Từ những lập luận trên những cơng trình của phái xét lại tập trung vào phân
tích những lý do chính đáng để Mỹ can thiệp vào Việt Nam trong những năm 50 và
60 của thế kỷ XX là: Việt Nam có ý nghĩa tượng trưng như là một mặt trận trong
chiến tranh lạnh toàn cầu; tình hình nghiêm trọng ở Việt Nam trở nên trầm trọng
hơn bởi sự táo bạo của chủ nghĩa cộng sản bành trướng; kết quả của cuộc đấu tranh
tại Việt Nam có những ảnh hưởng tức thời cho tương lai địa chính trị của khu vực
Đơng Nam Á; Nam Việt Nam là một nạn nhân của “cuộc xâm lược”; sự hiểm nguy
sau cùng ở Việt Nam cũng có thể là một kết quả đúng nghĩa của chiến tranh lạnh…

Những cơng trình tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể kể đến như: Vietnam The
Necessary War của Michael Lind, Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954–
1965 của Mark Moyar, Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the
Fate of South Vietnam của Edward Miller. Hai cơng trình của Liên-Hằng T. Nguyễn
là: “Between the Storms”: North Vietnam's Strategy during the Second Indochina
War (1955-1973), A Dissertation in Candidacy for the Degree of Doctor of
Philosophy of Yale University, 2008 [157]. Trong đó chương I của luận án “From
Peace to War: The Rise of Lê Duẩn (1955 - 1963)” từ trang 28 đến 60 đề cập đến
14


những quyết định của VNDCCH đối với cách mạng miền Nam. Tiếp đó là Hanoi’s
War: An International History of the War for Peace in Việt nam, The University of
North Carolina Press xuất bản 2012 [158]. Một năm sau (2013), Pierre Asselin cho
xuất bản Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954–1965 như một phần bổ khuyết
thêm cho những cơng trình của Liên Hằng…
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong giới hạn được biết, cho đến nay, đã có hàng chục ngàn trang viết và tài
liệu đề cập đến cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 -1975) ở trong nước. Phần lớn các
công trình nghiên cứu thường chỉ đề cập đến một khía cạnh khoa học mà người viết
cần lý giải thông qua các giáo trình dùng ở bậc học cao đẵng và đại học, những hội
thảo khoa học hay những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn cầm
quyền của tổng thống Kennedy (1961 – 1963), đến nay vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện tại Việt Nam.
Những cơng trình đã được xuất bản tại Việt Nam có liên quan phần lớn là các
giáo trình dành cho sinh viên cao đẵng và đại học. Trong số các cơng trình đó, có
thể kể đến như: Lịch sử Việt Nam 1945 – 1975 của các tác giả Trần Thục Nga, Bạch
Ngọc Anh, Trần Bá Đệ, Nguyễn Xuân Minh, Nxb Giáo dục, 1987; Lịch sử Việt
Nam 1945 – 1975 của các tác giả Hồ Sỹ Khoách, Hà Minh Hồng, Võ Văn Sen, Nxb

Mũi Cà Mau, 1998 [55]; Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III của các tác giả Lê Mậu
Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Nxb Giáo dục 1997…Đây là những công trình
đại cương và phổ biến nhất, được các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại
trình bày dưới dạng tiến trình theo thời gian nhằm mục đích cung cấp kiến thức vừa
cơ bản, vừa mang tính gợi mở cho sinh viên, học sinh tiếp tục nghiên cứu ở mức độ
sâu hơn. Các tác giả đã trình bày giai đoạn lịch sử 1954 – 1975 dưới chủ đề Cuộc
kháng chiến chớng Mỹ cứu nước (1954-1975) theo tiến trình từ: chiến lược toàn cầu
của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954,
Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Genève, Phong trào Đồng khởi và chống chiến lược
“chiến tranh đặc biệt”…
Gần đây nhất, Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến cho ra
mắt bộ sách quy mô gồm 2 tập Lịch sử Nam Bộ kháng chiến. Đây được xem là một
cơng trình độ sộ nhất vì nó tập trung các nhà nghiên cứu có chun mơn, nghiên
15


cứu, sưu tầm và biên soạn trong một thời gian dài. Trong đó, phần trình bày có liên
quan đến thời kỳ cầm quyền và chính sách của Mỹ đối với Việt Nam thời kỳ tổng
thống Kennedy nằm ở tập II (1954 - 1975) do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành [44].
Ở tập này, các tác giả đã dành hơn 360 trang để trình bày tiến trình từ đấu tranh thi
hành Hiệp định Genève đến đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế
quốc Mỹ. Trong đó, từ trang 248 đến trang 321, các tác giả đã phân tích một cách
chi tiết nhất tiến trình can thiệp của chính quyền Kennedy vào miền Nam Việt Nam
từ việc triển khai chiến lược “phản ứng linh hoạt” đến các kế hoạch của chính
quyền Kennedy nhằm triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và sự phá sản của
chiến lược này sau khi chính quyền Ngơ Đình Diệm bị lật đổ. Ngồi ra, cũng phải
kể đến như Viện sử học với Lịch sử Việt Nam 1954-1965, Nxb Khoa học Xã hội
1995; Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước: Thắng lợi và bài học của Nxb CTQG 1995…
Tiếp đó, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Quốc phịng cũng cho ra mắt cơng trình độ

sộ nhiều tập mang tên Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, trong
đó phần trình bày có liên quan đến chính sách của Mỹ thời kỳ tổng thống Kennedy
nằm trong tập II và III, Nxb CTQG-ST [96], [97]. Trong tập III, các tác giả đã dành
các chương từ 9 đến 12 để trình bày chi tiết từ việc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” và sự phá sản của nó tại miền Nam Việt Nam. Năm 2008, Hội đồng
chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tổ chức Hội thảo Quốc tế ngày 5 –
6.9.2008 với tự đề Những khía cạnh chọn lọc trong lịch sử và nhận thức về phong
trào kháng chiến 1954 – 1975 ở Việt Nam, kỷ yếu của hội thảo quốc tế này do Nxb
ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh ấn hành [43]. Tập sách gồm 45 bài viết của các học
giả trong và ngoài nước đề cập trực tiếp đến những khía cạnh khác nhau trong lịch
sử và nhận thức về phong trào kháng chiến 1954-1975 ở Nam Việt Nam, trong đó
nhiều bài viết có tính học thuật rất cao.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu mang tính cá nhân liên quan trực tiếp đến
những khía cạnh khác nhau về chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1961 – 1963 có thể
kể đến như: Đặng Phong với Kinh tế miền Nam thời kỳ 1955 – 1975, Nxb KHXH,
Hà Nội [74], công trình này trình bày một cách cơ đọng, đầy đủ nhất về những khía
cạnh kinh tế tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954 – 1975. Trong cơng trình
này, tác giả đã tập hợp một nguồn tư liệu đồ sộ trong và ngoài nước để phục dựng
lên bức tranh kinh tế toàn diện của miền Nam Việt Nam, qua đó tác giả cũng cho
16


thấy tính phục thuộc vào nguồn viện trợ Mỹ của chế độ Ngơ Đình Diệm. Nhà
nghiên cứu lịch sử qn sự Trần Trọng Trung với Nhà trắng với cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, Nxb CTQG [95]. Đây là tập sách quy mơ lớn trình bày về cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam qua 6 đời tổng thống Mỹ, từ tổng thống Franklin D.
Roosevelt cho đến hết chiến tranh Việt Nam 1975. Trong đó, tác giả dành 8 chương
mở đầu để trình bày chính sách Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến
cuối năm 1963, đặc biệt, chúng tôi lưu tâm đến các chương 5, 6 và 7, tác giả trình
bày chính sách của Mỹ đối với chính quyền VNCH từ tổng thống Eisenhower đến

tổng thống Kennedy với lối viết hết sức hấp dẫn và dễ hiểu. Tác giả Lê Phụng
Hồng với Lịch sử quan hệ q́c tế ở Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến cuối chiến tranh lạnh, Tài liệu lưu hành nội bộ, trường ĐH Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh [38]. Trong cơng trình cơng phu này của mình, tác giả dành chương II
(Pháp tìm cách lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương – Cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất 1945 – 1954) từ trang 50 đến 105 và chương chương VI (Chính
sách của VNDCCH và Hoa Kỳ đối với VNCH (1954 - 1965) – Cuộc khủng hoảng
chính trị - quân sự ở miền Nam Việt Nam (1959 – 1965) từ 192 đến 228 đển trình
bày những quan điểm và chính sách cơ bản nhất của các chính quyền từ tổng thống
Truman đến Johnson: từ giúp Pháp trong cuộc chiến tranh thuộc địa, chủ trương tìm
một giải pháp qn sự, giúp đỡ Ngơ Đình Diệm xây dựng miền Nam Việt Nam
thành một quốc gia riêng biệt, tăng cường can thiệp và tiến dần đến cuộc chiến
tranh can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Nam Việt Nam.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu Nguyễn Kỳ Phong với Vũng lầy của Bạch Ốc: người
Mỹ và chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975 [75]. Với 4 chương đầu tiên, từ Roosevelt
và Truman đến Quân sư danh tướng và khoa bảng, tác giả đã sử dụng nguồn tư liệu
phong phú từ Mỹ để phục dựng lại một bức tranh sinh động những quan điểm và
chính sách của Mỹ đối với VNCH nhìn từ bên trong Nhà Trắng. Tác giả Nguyễn
Phú Đức với Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam? Được viết bằng tiếng Pháp do Nguyễn
Mạnh Hùng dịch sang tiếng Việt [24]. Trong đó, tác giả đã dành ra khoảng 120
trang đầu để lý giải những sai lầm đầu tiên trong nhận thức vấn đề Việt Nam của
các giới chức Washington. Ngoài ra, Nguyễn Khắc Viện với Miền Nam Việt Nam từ
sau Điện Biên Phủ, tác phẩm này cũng được viết bằng tiếng Pháp do Diệu Bình
dịch sang tiếng Việt, Nxb Tri Thức ấn hành năm 2008. Trong tác phẩm này, tác giả
đã dày công tập hợp một khối lượng lớn các báo viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh
17


×