Gợi ý về các kích thích tối ưu hóa
trí thông minh cho trẻ
Tại chuyên đề “thông minh và các kích thích thông minh cho trẻ” do
hội nhi khoa Việt Nam phối hợp với công ty Meda Johnson Việt Nam tổ chức,
BS. Pongsak Noipayal – trưởng khoa phát triển và hành vi nhi khoa, Đại học
y Bangkok metropolitan (Thái Lan) và BS. Đào Thị Yến Phí đã có một số gợi
ý về các kích thích để giúp tối ưu hóa trí thông minh ở trẻ.
Ngôn ngữ thông minh
Cha mẹ có thể tập nói cho bé từ khi bé còn rất nhỏ. Dưới 6 tháng tuổi, chỉ
qua những lời hát ru, thậm chí những câu “ô, a” mà mẹ lặp đi lặp lại với trẻ, em bé
đã có những tiếp nhận đầu tiên về ngôn ngữ. Biểu hiện là việc bé đáp lại lời gọi
của mẹ bằng chính những từ còn chưa rõ nghĩa ấy.
Trò chơi là một cách để trẻ học hỏi, xử lý tình huống.
Từ 6 - 12 tháng, người mẹ có thể chuyển sang việc gọi tên bé, chỉ và nói tên
những đồ vật quen thuộc, hát các bài hát đơn giản, đọc truyện tranh.
Sang giai đoạn 12 - 18 tháng, mẹ chỉ cho em bé tên các bộ phận cơ thể và
mở rộng thêm từ về các đồ vật trong gia đình. Lớn hơn nữa, trẻ bắt đầu có thể hiểu
được các từ phức tạp hơn như yêu cầu làm gì đó từ cha mẹ. Cứ như vậy, bằng việc
thiết kế môi trường ngôn ngữ tăng dần về độ khó, cha mẹ sẽ giúp vốn từ vựng của
trẻ tăng lên rất nhanh.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh chóng đến tuổi thứ 7. Ở giai
đoạn này, nếu trẻ được học song song tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai thì sau này,
trẻ có thể nói được khá trôi chảy ngoại ngữ đó.
Hơn nữa, việc học ngôn ngữ sớm sẽ giúp các tế bào thần kinh vô dụng bị
triệt tiêu, kích thích các nơron có ích.
Lưu ý, trong giai đoạn khi trẻ chưa nói được, cha mẹ cũng đừng bỏ qua các
hoạt động tập cho bé nói.
Vui chơi thông minh
Vui chơi liên quan đến khả năng nhận thức, thể chất, tình cảm. Các hoạt
động và vận động lặp đi lặp lại trong khi chơi sẽ giúp phát triển về tinh thần, tính
cách và kỹ năng sáng tạo.
Trong giai đoạn sơ sinh và mẫu giáo, khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường có
yếu tố kích thích, chỉ số IQ của trẻ sẽ tăng 20 - 40 điểm.
Trẻ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, trong khi đó lại ít có khả năng
kiểm soát chính mình. Vì vậy, ngay từ nhỏ, chúng ta phải truyền đạt cho trẻ một
nguồn thông tin chính xác và thống nhất. Không nên cho trẻ xem tivi trước 2 tuổi
vì hình ảnh trên TV sẽ làm trẻ bị kích động sớm, dễ dẫn đến rối loạn hành vi sau
này. Sau 2 tuổi, trẻ được xem mỗi ngày không quá 2 giờ nhưng các chương trình
cần được kiểm soát... Khi trẻ hơn 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu phát triển các kỹ năng quan
sát, phân tích cần môi trường sinh động hơn, nên lúc đó không gian hiện đại, đa
dạng của ti-vi cung cấp mới có tác dụng tích cực.
Ngoài ra, cuộc sống là một chuỗi các tình huống. Trò chơi là một cách để
trẻ học hỏi cách để xử lý các tình huống. Khi chơi, trẻ sẽ nhận thức, trẻ chơi và
học các trò chơi sẽ phát triển kỹ năng sống. Trò chơi đội nhóm sẽ giúp trẻ phát
triển kỹ năng giao tiếp.
Tác động của âm nhạc đối với sự phát triển của bé.
Nghe nhạc và tham gia các hoạt động thể chất sẽ làm phát triển các nơron
thần kinh. Ở Việt Nam, ngoài hát ru, các bà mẹ nên cho trẻ nghe âm nhạc của dân
tộc mình.
Nghe nhạc đã tốt, nhưng thực hành âm nhạc còn có hiệu quả hơn. Từ 3 – 5
tuổi mẹ có thể bắt đầu cho con chơi một loại nhạc cụ nào đó. Một cháu bé chơi
nhạc cụ có phím đàn sẽ phải vận dụng nhiều kỹ năng, từ: nghe, cảm thụ, đến phân
tích, chuyển tải nốt nhạc. Vì thế, chơi nhạc khiến trẻ thông minh hơn. Sau 6 tháng
chơi, khả năng tính toán không gian của trẻ có thể tăng lên tới 30%.
Nhịp điệu âm nhạc ảnh hưởng đến bán cầu não của trẻ. Khi cho trẻ nghe
nhạc, cùng một lúc trẻ nghe các tiết tấu âm thanh cao thấp với nhiều cường độ
khác nhau, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn, làm việc nhiều hơn vì tạo nên
các đường mòn nhiều hơn, dẫn đến việc tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh
hơn.
Các bậc cha mẹ nên luyện khả năng âm nhạc của trẻ ngay từ đầu. Tuy
nhiên, việc kích thích nhiều, não trẻ sẽ mệt mỏi vì não bộ của trẻ chưa đồng bộ.
Nên kích thích mang tính trung tính. Tùy thuộc vào từng bé và sự yêu thích của bé
để có sự điều chỉnh phù hợp.