Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.98 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS 1 Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2012- 2013 Họ và tên: ………………. Môn: Ngữ văn 7 Lớp: 7A….. Thời gian: 90 ph (Không kể thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra) Phần I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) * Chọn và ghi ra giấy kiểm tra chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Nhân vật chính trong truyện “ Cuộc chia tay của những em búp bê ” là ai? A. Người mẹ C. Hai anh em B.Cô giáo D. Những con búp bê Câu 2. Phương biểu đạt chính của văn bản: “ Mẹ tôi” là : A. Tự sự. C. Miêu tả. B. Thuyết minh. D. Biểu cảm. Câu 3. Ở nước ta bài thơ “ Sông núi Nước Nam ” còn được gọi là: A. Hồi kèn xung trận C. Án thiên cổ hùng văn B. Khúc ca khải hoàn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Câu 4. Bài thơ “ Bánh trôi nước ” được viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát. C. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Lục bát D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 5. Bài thơ “ Sông núi Nước Nam ” ra đời trong hoàn cảnh nào ? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương D. Quang trung đại phá quân Thanh Câu 6. Trong các bài thơ sau bài thơ nào là bài thơ đường ? A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Cảnh khuya B. Bánh trôi nước D. Rằm tháng giêng Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm B. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả C. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tổ trực tiếp tình cảm, cảm xúc D. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm Câu 8. Thành ngữ trong câu “ Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con ” giữ vai trò gì trong câu ? A. Vị ngữ C. Bổ ngữ B. Chủ ngữ D. Trạng ngữ Câu 9. Từ láy có mấy loại : A. Một loại C. Ba loại B. Hai loại D. Bốn loại Câu 10. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “ Sơn Hà ” A. Giang sơn C. Đất nước B. Sông núi D. Sơn thủy.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “ Thưa thớt ” A. Vắng vẻ C. Đông đúc B. Vui vẻ D. Đầy đủ Câu 12. Nghệ thuật miêu tả nổi bật trong 2 câu thơ này là gì ? “ Lom khom dưới núi Tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ” ( Tác giả : Bà Huyện Thanh Quan ) A. Nhân hóa C. Điệp ngữ B. So sánh D. Đảo ngữ Phần II. TỰ LUẬN ( 7.0 điểm ) Câu 1. ( 2.0 điểm ) Em hãy ghi lại bài thơ “ Cảnh khuya ” của tác giả Hồ Chí Minh và nêu ý nghĩa của bài thơ ? Câu 2.( 5.0 điểm ) Cảm nghĩ của em về một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) - - - Hết - - -.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm khách quan : . ( 3.0 điểm ) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 C D D C B A C A. 9 B. 10 D. 11 C. 12 D. II. Tự luận ( 7.0 điểm ) Câu 1 : ( 2.0 điểm ) Tiếng suối trong như tiếng hát xa, ( 0,25 điểm ) Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa. ( 0,25 điểm ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ , ( 0,25 điểm ) Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà .( 0,25 điểm ) ( Hồ Chí Minh ) *. Ý nghĩa của bài thơ : Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh : sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người .( 1,0 điểm ) Câu 2 : ( 7.0 điểm ) I.Mở bài : ( 1.0 điểm ) - Giới thiệu người thân của em là ai . - Nêu mối quan hệ thân tình của em đối với người thân đó. II.Thân bài : (3.0 điểm ) - Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng của em đã có với người thân đó trong quá khứ ( 1.0 điểm ) - Suy nghĩ về hiện tại: Miêu tả ngoại hình, tính cách, hành động, cử chì về người thân ( 1.0 điểm ) - Nêu lên sự gắn bó của em với người thân đó trong niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt , học tập, vui chơi… ( 1.0 điểm ) III.Kết bài : ( 1.0 điểm ) Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người thân đó mà trình bày tình cảm, sự quan tâm..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>
<span class='text_page_counter'>(5)</span>