Ống telezoom - Chụp thiên nhiên
•
Một ống kính telezoom cũng có thể làm nên những
bức ảnh thiên nhiên hùng vĩ.
•
Khi nghĩ về chụp ảnh phong cảnh, có thể bạn sẽ nghĩ
ngay đến việc sử dụng ống kính góc rộng để chụp những bức ảnh
thiên nhiên với góc nhìn rộng lớn, bao trùm được rất nhiều đối tượng.
Nhưng đối với thể loại ảnh này, đôi khi ống telezoom cũng không
kém phần hiệu quả. Để tìm hiểu, điều quan trọng là cần hiểu rõ cái gì
tác động đến phối cảnh và phối cảnh có thể mang lại cảm giác gì cho
ảnh.
•
Người ta hay quan niệm sai lầm rằng phối cảnh được
quyết định bởi tiêu cự, nhưng trong thực tế điều duy nhất quyết định
phối cảnh là vị trí bạn đặt máy ảnh.
•
Ít nhất có hai nguyên tắc bạn cần biết. Thứ nhất, càng lại
gần đối tượng, kích cỡ đối tượng càng to lên trong khung hình (cái
này ai cũng biết). Khi bạn dịch chuyển gần hơn tới cảnh cần chụp, các
đối tượng ở gần sẽ tăng kích cỡ nhanh hơn các đối tượng ở xa (cái này
không phải ai cũng biết). Chính nguyên tắc thứ hai người chụp thường
hay quên nhất.
•
Dưới đây là ví dụ được chụp tại vùng Eastern Sierra bang
California (Mỹ).
Ở bức ảnh đầu tiên, người chụp đứng ở vị trí cách các tảng đá ở
tiền cảnh khoảng 30 mét. Sau khi căn khung hình, đối tượng chủ đạo
trong bức hình là những ngọn núi mà thực tế cách rất xa so với các
tảng đá.
Ở bức ảnh thứ hai, người chụp tiến gần tảng đá thêm 15 mét.
Giờ đây, khi chụp gần hơn với ống kính mở rộng hơn, những ngọn núi
ở hậu cảnh trông không còn vẻ hùng mạnh như trước và đối tượng
chính trong khung hình giờ lại chính là những tảng đá ở tiền cảnh. Rõ
ràng bức ảnh này sẽ mang lại một cảm giác khác hẳn so với cảm giác
mà bức ảnh đầu tiên mang lại. Phối cảnh bạn chọn cho một khung
cảnh sẽ lệ thuộc vào việc bạn muốn truyền đạt thông điệp gì.
Một bài học nhỏ khác cũng có thể học hỏi kèm trong ví dụ này,
đó là điều kiện ánh sáng của hai bức hình. Bức thứ nhất được chụp
khoảng 15 phút trước khi mặt trời mọc, còn bức thứ hai chụp 15 phút
sau khi mặt trời mọc. Bài học ở đây là điều kiện ánh sáng có thể thay
đổi theo từng mili giây, vì vậy, hãy đảm bảo bạn phải có mặt toàn bộ
quãng thời gian ở đó để có thể chớp được những khoảnh khắc ảnh
sáng tại bất kỳ thời điểm nào.
Do phối cảnh được quyết định chỉ bởi vị trí đặt máy ảnh, bạn có
thể thấy rằng phối cảnh dễ chịu nhất thường là cảnh được nhìn ở một
khoảng cách rất xa. Để tạo khuôn hình với phối cảnh kiểu như vậy,
bạn cần phải zoom lại gần với một ống kính tiêu cự dài.
Lấy ở ví dụ trên, bức ảnh đầu tiên được chụp tại tiêu cự 70 mm
(trên máy APS-C nhân hình 1,6x), trong khi bức ảnh thứ hai được
chụp ở tiêu cự 40 mm do lúc này người chụp đã tiến gần hơn tới
những tảng đá ở tiền cảnh.
Do đó, phải mang một ống kính có dải tiêu cự rộng để chụp
được nhiều phối cảnh khác nhau.
Vậy ống kính telezoom nào là hợp lý cho chụp ảnh thiên
nhiên? Rõ ràng điều này sẽ tốn không ít giấy mực, nhưng phần lớn
các nhiếp ảnh gia sẽ khuyên bạn lựa chọn dải 70-200mm (vốn là dải
rất thông dụng với tất cả các nhà sản xuất ống kính). Theo trang
Digital Photography School, kể cả không cần nhiều tiền, một ống 70-
200mm f/4L cũng có thể làm nên những bức ảnh đầy ấn tượng.