Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ke hoach kiem tra bo nm hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.34 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT QUỲ HỢP TRƯỜNG THCS NGHĨA XUÂN Số:. /KHKT. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghĩa Xuân, ngày 2 tháng 10. năm 2012. KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2012-2013 A.CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; Căn cứ Quyết định số 2332/QĐ-UBND.VX ngày 28 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Kế hoạch thời gian năm học 2012-2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Công văn số 324 ngày 17/9 / 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Hợp về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013, cấp THCS; Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2012-2013 ngành Giáo dục và Đào tạo được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo Quyết định số 1778/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND huyện quỳ Hợp về việc phê duyệt KH thanh tra, kiểm tra năm học 2012-2013, Trường THCS Nghĩa Xuân lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm 20122013 như sau: B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1. Tình hình đội ngũ: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 36 Trong đó: - Ban giám hiệu: 2 - Giáo viên: 31 - Nhân viên: 3 Phân chia theo tổ chuyên môn: Tổ Văn - Sử: 10 người; 8 đại học, 2 cao đẳng Tổ Tổ Toán-Lý: 10 người, 8 đại học, 2 cao đẳng. Tổ Tổ Sinh-Địa: 13 người, 11 đại học, 2 cao đẳng. Tổ Văn phòng: 3 người, 1 đại học , 1 cao đẳng, 1trung cấp. 2. Thuận lợi, khó khăn: a. Thuận lợi: - Văn bản thanh, kiểm tra các cấp hướng dẫn kịp thời, ngày càng hoàn chỉnh tạo cơ sở pháp lý và nhiệm vụ cho công tác kiểm tra tại trường..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trách nhiệm cán bộ quản lý từ cấp tổ trở lên đối với công tác kiểm tra được nâng cao. Ý thức tự kiểm tra của giáo viên ngày càng được phát huy. - Đây là một công việc thường kì hàng năm, nên Nhà trường cũng đã có được một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và lập KH kiểm tra. b. Khó khăn: - Công tác tự kiểm tra của giáo viên và các tổ, ban trong trường chưa trở thành tự giác và thường xuyên, còn mang tính đối phó. - Năng lực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của một số CB, GV, NV còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng của công tác kiểm tra, một số môn không có người đảm nhận được công việc này. C. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: Kiểm tra, xác định mức độ chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy, quy định của trường; mức độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện mục tiêu, kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn; mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của các đơn vị và cá nhân trong trường. Qua đó đánh giá đúng đối tượng, rút được những bài học, kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp để thúc đẩy, nâng hiệu quả công tác của từng cá nhân, đơn vị và hiệu quả quản lý của nhà trường. D. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: I. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA: Gồm các tổ chức, cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra thường xuyên. - Kiểm tra chuyên đề. - Kiểm tra toàn diện. - Kiểm tra theo vụ việc. III. NỘI DUNG KIỂM TRA 1. Kiểm tra thường xuyên: - Kiểm tra giờ giấc, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu, đăng ký báo giảng, giáo án đồ dùng dạy học trước khi lên lớp, ký sổ đầu bài, sinh hoạt chủ nhiệm với học sinh. - Ban giám hiệu, ban chấp hành Công đoàn trực, tổ trưởng trực tiếp kiểm tra, ghi vào sổ trực và đôn đốc nhắc nhở. 2. Kiểm tra toàn diện giáo viên: 2.1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm: - Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh - Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục * Kiểm tra thông qua xem xét giờ dạy, dự giờ 2-3 tiết 2.2 Việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục . - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định. - Bảo đảm thực hành thí nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định. - Tự bồi dưỡng và tham dự các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ. - Tuân thủ quy định về dạy thêm, học thêm. * Kiểm tra thông qua xem xét việc làm và hồ sơ cụ thể. 2.3 Kết quả giảng dạy - Điểm kiểm tra của học sinh từ đầu năm học đến thời điểm kiểm tra. - Khảo sát chất lượng học sinh của người kiểm tra. - Học sinh giỏi bộ môn. * Tổng hợp, so sánh đối chiếu với chỉ tiêu đã đăng ký đầu năm 2.4 Thực hiện các nhiệm vụ khác: - Công tác chủ nhiệm lớp. - Công tác được phân công. - Hoạt động đoàn thể, xã hội. * Kiểm tra thông qua hồ sơ, xem xét thực tế, hiệu quả của công việc. 3. Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn và tổ Văn phòng: 3.1 Kiểm tra toàn diện tối thiểu 3/4 số giáo viên, nhân viên trong tổ 3.2 Kiểm tra kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch và hiệu quả kế hoạch của tổ. 3.3 Kiểm tra nội dung sinh hoạt, các chuyên đề chuyên môn, việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên, nhân viên, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu của tổ. 3.4 Kiểm tra hồ sơ sổ sách qui định của tổ chuyên môn, tổ Văn phòng 4. Kiểm tra chuyên đề: Tùy theo tình hình thực tế trong từng giai đoạn, nhà trường có thể quyết định tổ chức kiểm tra chuyên đề, đi sâu vào một trong những nội dung của kiểm tra toàn diện nêu trên. 5. Kiểm tra vụ việc: Nhằm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong nhà trường, góp phần làm lành mạnh hóa trường học, bảo đảm một môi trường giáo dục trong sáng, thân thiện. IV. NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI KIỂM TRA: 1. Kiểm tra các nội dung cần kiểm tra nêu ở phần III 2. Đánh giá - Đánh giá định tính ( nhận xét ). - Đánh giá định lượng ( xếp loại ). 3. Tư vấn: Thông qua thực tế kiểm tra, rút ra mặt mạnh, mặt yếu, tồn tại; nghe thêm ý kiến của đối tượng được kiểm tra để đưa ra chủ kiến của mình và trao đổi với họ. 4. Thúc đẩy: Rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị đối với giáo viên, đối với tổ chuyên môn, với nhà trường với các cấp quản lý giáo dục. 5. Lập biên bản: Lập biên bản kiểm tra, thông qua tổ kiểm tra, gửi cho đối tượng được kiểm tra, lưu ở tổ chuyên môn và ở sổ quản lý chuyên môn của nhà trường (hồ sơ lưu) V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Kiểm tra thường xuyên: Do BGH, BCHCĐ, tổ trưởng chuyên môn thực hiện, là công việc thường xuyên của nhiệm vụ quản lý. 2. Kiểm tra vụ việc: Do ban thanh tra nhân dân thực hiện. 3. Kiểm tra chuyên đề:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Các chuyên đề về tài chính, CSVC thực hiện định kỳ vào cuối học kỳ và cuối năm học do Hiệu trưởng quyết định. - Kiểm tra đối chiếu, lập biên bản nghiệm thu mua sắm tài sản, kiểm tra về quản lý và sử dụng tài sản do PHT phụ trách CSVC quyết định, Ban thanh tra nhân dân giám sát. - Các chuyên đề về trình độ nghiệp vụ sư phạm; về thực hiện quy chế chuyên môn, về kết quả giảng dạy, về các nhiệm vụ khác do PHT phụ trách chuyên môn quyết định. 4. Kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện ( bao gồm tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên ) 4.1. Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn: Có thể vào cuối học kỳ I và giữa học kỳ II do BGH thực hiện (Do các trường lựa chọn). 4.2. Kiểm tra toàn diện giáo viên - Thành lập tổ kiểm tra do Hiệu trưởng quyết định. LỊCH CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ HÀNG THÁNG Tháng 9/11. 10/11. 11/11. 12/11. 1/12. 2/12. 3/12. Phân công thực hiện. Thời gian thực hiện. - Kiểm tra thường xuyên - Chuyên đề: Hồ sơ sổ sách GV đầu năm - Kiểm tra thường xuyên - Kiểm tra toàn diện 1 GV/Tổ (3GV) - Chuyên đề: Tài liệu chuẩn kiến thức bộ môn - Kiểm tra thường xuyên - Kiểm tra toàn diện 1GV/Tổ (3GV) - Chuyên đề: Thư viện, thiết bị - Chuyên đề: Việc chấm bài của GV - Kiểm tra thường xuyên - Kiểm tra toàn diện 1GV/Tổ (3GV) - Kiểm tra toàn diện 2 tổ chuyên môn - Kiểm tra thường xuyên - Kiểm tra toàn diện 1GV/Tổ (3 GV) - Chuyên đề: Hồ sơ sổ sách GV cuối học kỳ - Chuyên đề: Kiểm kê CSVC + kiểm tra tài chính cuối năm - Kiểm tra thường xuyên - Chuyên đề: Hồ sơ học sinh - Kiểm tra toàn diện 2 tổ chuyên môn - Kiểm tra toàn diện 2GV tổ sinh-Địa.. BGH+Tổ trưởng HP chuyên môn. Thường xuyên Trong tháng. BGH+Tổ trưởng Ban KT HP chuyên môn. Thường xuyên Trong tháng. Trong tháng. BGH+Tổ trưởng Ban KT TB cơ sở vật chất HP chuyên môn BGH+Tổ trưởng Ban KT Ban giám hiệu BGH+Tổ trưởng Ban KT HP chuyên môn. Thường xuyên Trong tháng Trong tháng Trong tháng Thường xuyên Trong tháng Trong tháng Thường xuyên Trong tháng 1/1 – 15/1.. TB Cơ sở vật chất, KT BGH+Tổ trưởng HP chuyên môn Ban giám hiệu Ban KT. 29;31/12. - Kiểm tra thường xuyên - Chuyên đề: Hồ sơ học sinh lớp 9, - Kiểm tra toàn diện 2 tổ chuyên môn. BGH+Tổ trưởng HP chuyên môn Ban giám hiệu. Thường xuyên 4,5,6/3 Trong tháng. Nội dung kiểm tra. Thường xuyên 4,5,6/2 Trong tháng Trong tháng. Ghi chú (điều chỉnh kế hoạch).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4/12. 5/12. - Kiểm tra toàn diện 2GV tổ sinh-Địa - Kiểm tra thường xuyên - Chuyên đề: Việc thực hiện chương trình của GV - Kiểm tra toàn diện 2 tổ chuyên môn - Kiểm tra thường xuyên - Chuyên đề: Hồ sơ sổ sách GV cuối năm - Chuyên đề: Kiểm kê CSVC+kiểm tra tài chính cuối năm học.. Ban KT BGH+Tổ trưởng HP chuyên môn. Trong tháng Thường xuyên Trong tháng. Ban giám hiệu BGH+Tổ trưởng HP chuyên môn. Trong tháng Thường xuyên 24,25/5. TB cơ sở vật chất. 28,29,30/5. HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu). PHÊ DUYỆT CỦA TRƯỞNG PHÒNG GD&ĐT ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .................................................................... Ngày tháng năm 2012 TRƯỞNG PHÒNG.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một số vấn đề cần lưu ý: - Trên cơ sở đề cương gợi ý trên, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch phù hợp với đơn vị mình, kế hoạch phải có tính khả thi. - Kế hoạch kiểm tra nội bộ phải được sự phê duyệt của Trưởng phòng (Trước 10/10/2012). Khi trình phê duyệt phải có 02 bản (Hiệu trưởng đã ký và trực tiếp đi duyệt). Sau khi Trưởng phòng phê duyệt thì cần phô tô cho cac Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn để thực hiện. - Kế hoạch kiểm tra HĐSP nhà giáo thì trong kế hoạch chỉ đưa số lượng chứ không nên đưa tên cụ thể từng người. Ví dụ: tháng 10/2012 kiểm tra HĐSP nhà giáo 5 giáo viên….

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×