PHÒNG GD&ÐT HẢI LĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH SỐ 2 HẢI CHÁNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ : /KH-KTNB Hải Chánh ngày 25 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2010-2011
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
I/ Tình hình đội ngũ:
- Tổng số CBGVNV: 23 Nữ: 18
Trong đó : BGH: 02; TPT: 01; NV: 02
GV trực tiếp giảng dạy: 18 Nữ: 13 (Trong đó có 2 GV dạy chuyên môn Âm
nhạc và Mỹ thuật ; 1 GV dạy môn Tin học.)
- Số GV đạt trình độ đào tạo 12+2: 18/18 Tỉ lệ: 100%
- Số GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn : 15/18 Tỉ lệ: 83,3%
II/ Tình hình tổ chuyên môn
- Toàn trường có 03 tổ:
+ Tổ chuyên môn lớp Một và Hai : 6 thành viên
+ Tổ chuyên môn lớp Ba và Bốn : 6 thành viên
+ Tổ chuyên môn lớp Năm : 6 thành viên
+ Tổ văn phòng : 5 thành viên
III/ Tình hình lớp - Học sinh:
Tổng số lớp học: 14 lớp Số Học sinh : 314 em.
Được chia theo 3 khu vực như sau:
Khối lớp Khu vực Câu Nhi Khu vực Tân
Lương
Khu vực Lương
Sơn
Số lớp Số học
sinh
Số lớp Số học
sinh
Số lớp Số học
sinh
Một 1 34/17 1 13/8
Hai 1 30/16 1 18/10
Ba 1 28/13 1 29/16 1 14/8
Bốn 1 34/15 1 26/11 1 14/5
Năm 2 38/15 2 36/14
Tổng cộng: 6 164/76 6 122/59 2 28/13
IV/ Kết quả thi đua năm học 2009-2010:
- Đề nghị cấp Phòng , Huyện khen: 3 ( Thanh , Ánh , Phùng )
- Lao động tiên tiến: 12 ( Do , Nga , Xoa , Quyên , Yến , Mận , Thọ , Thanh ,
Ánh , Hà , Sương , Hương )
V/ Kết quả công tác kiểm tra năm học 2009-2010:
1/ Kiểm tra toàn diện: Số lượng : 06 Xếp loại: Tốt: 06; Khá : 02
2/ Thanh tra kiêm nhiệm PGD&ĐT kiểm tra: 0 - Xếp loại:
3/ Kiểm tra chuyên đề: 16 GV Xếp loại: Tốt: 12 ; Khá: 04
1
4/ Kiểm tra các mảng công việc: Thư viện, thiết bị: Xếp loại: Tốt
(Nội dung và đối tượng kiểm tra được phản ánh ở hồ sơ lưu kiểm tra nội bộ
trường)
VI/ Xếp loại Giáo viên năm học 2009-2010
TT HỌ VÀ TÊN
Trình độ
CM-NV
Dạy
lớp
Xếp loại Xếp loại
chung
PCCT,
ĐĐ, LS
Kiến
thức
Kĩ
năng
01 Trần Thị Do CĐSPTH 1A Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
02 Dương Thị Anh Nga ĐHSPTH 1C Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
03 Trương Thị Quyên CĐSPTH 1+3 Tốt Khá Tốt Khá
04 Nguyễn Thị Thu Hảo THSP 2A Tốt Tốt Tốt Khá
05 Nguyễn Trường Ý Nhi THSP 2 Tốt Khá Tốt Khá
06 NguyễnThị Hồng Liên ĐHSPTH 2C Tốt Khá Tốt Khá
07 Lê Xuân Biên ĐHSPTH 3C Tốt Khá Khá Khá
08 Lê Thị Mận THSP 3A Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
09 Lê Thị Thanh ĐHSPTH 4C Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
10 Lương Thị Hải Yến CĐSPTH 2+4 Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
11 Văn Thị Hải Hà ĐHSPTH 4A Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
12 Dương Văn Thẩm THSP 4C Tốt Khá Khá Khá
13 Võ Thị Diệu Hương ĐHSPTH 5B Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
14 Ng NhưMai Sương ĐHSPTH 5A Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
15 Nguyễn Khắc Tân CĐSPTH 5C Tốt Tốt Khá Khá
16 Nguyễn Hữu Thọ ĐHSPTH 5D Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
17 Trần Thị Kim Ánh CĐSPTH ÁN Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
18 Lê Thị Minh Xoa CĐSPTH MT Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
19 Phan Thị Luyến TCTV Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
20 Bùi Phước Phùng ĐHSPTH TPT Tốt Tốt Tốt Xuất sắc
Tổng cộng xếp loại chung như sau: Loại xuất sắc : 16 ; Loại khá: 07
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC
Năm học : 2010 - 2011:
Căn cứ Chỉ thị số ..../CT –BDG&ĐT ngày ............. của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010- 2011 .
Căn cứ Công văn số .../GD&ĐT ngày ... tháng ... năm ... của Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn về nhiệm vụ giáo dục năm học 2010-2011 .
Căn cứ Công văn số .../ GD&ĐT –TTr ngày tháng năm 20... của Thanh
tra sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về nhiệm vụ thanh tra , kiểm tra năm học
2010-2011 .
Trường Tiểu học số 2 Hải Chánh xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường
học năm học 2010-2011 như sau :
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
2
Qua kiểm tra để đôn đốc , thúc đẩy hoạt động dạy và học , nâng cao hiệu lực của
công tác quản lý nhà nước , cũng cố và thiết lập trật tự , kỷ cương trường học ,
từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường , góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục .
B . LỰC LƯỢNG KIỂM TRA :
1/ Thành phần tham gia kiểm tra gồm:
+ Hiệu trưởng: Đặng Thị Yến Lan ; Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hải
Yến .
+ Tổ trường chuyên môn của tổ có giáo viên được kiểm tra ( Nếu là
TTCM thì có thể mời 1 TTCM của tổ khác cùng tham gia) .
C . NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA :
1. Kiểm tra nội bộ trường học :
- Tập trung kiểm tra về số lượng , chất lượng , cán bộ quản lý , nhà giáo ,
nhân viên đối với quy định của nhà nước , số lượng CB , nhà giáo đạt chuẩn
trên chuẩn về trình độ , kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp .
- Việc thực hiện nhiệm vụ của tổ , khối , chuyên môn , hội đồng chức năng ,
các tổ chức đoàn thể .
- Thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá như chương trình , nội dung , kế
hoạch dạy học , quy chế chuyên môn , kiểm tra , đánh giá xếp loại , kết quả
lên lớp , HTCTTH , thi học sinh giỏi ...)
- Thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức , kết quả xếp loại đạo đức và kết quả
giáo dục .
2. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên :
- Phẩm chất chính trị , đạo đức , lối sống , tư tưởng ; Chấp hành pháp luật ,
chấp hành quy chế của ngành , nội quy cơ quan , ý thức đấu tranh chống
các biểu tượng tiêu cực ; Sự tín nhiệm của đồng nghiệp , học sinh , nhân
dân , tinh thần đoàn kết , trung thực trong công tác , quan hệ đồng nghiệp ,
thái độ phục vụ nhân dân và học sinh . Không bạo hành và xâm phạm nhân
phẩm học sinh .
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao ( thực hiện quy chế CM , thi cử ,
dạy thêm , học thêm , kết quả giảng dạy , các nhiệm vụ khác được giao ) .
- Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên .
3. Kiểm tra đổi mới chương trình giáo dục phổ thông .
- Kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục , tập huấn , bồi dưỡng nghiệp vụ ...
- Dự giờ rút kinh nghiệm giúp GV nắm vững chương trình , SGK , đổi mới
PP , phát huy tính tích cực , chủ động , sáng tạo ...
4. Kiểm tra các kì thi , xét HTCTTH , tuyển sinh .
5. Kiểm tra thực hiện cuộc vận động " Hai không " , thực hiện phong trào
" Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực "
I/ CÔNG TÁC KIỂM TRA TOÀN DIỆN:
1/ Đối tượng kiểm tra:
a/ Kiểm tra giáo viên:
Trong năm học nhà trường sẽ kiểm tra 1/3 giáo viên (6 người) trong tổng số 18 GV.
( Cụ thể về con người theo quy trình kiểm tra )
3
b/ Kiểm tra đơn vị tổ và các bộ phận:
- Tổ chuyên môn
- Công tác thư viện, thiết bị .
3/ Những nội dung yêu cầu chính khi kiểm tra toàn diện một giáo viên:
3.1. Về chuyên môn nghiệp vụ: ( Thầy Tân , Cô Mận , Thầy Biên , Cô
Thanh , Cô Nhi , cô Xoa , cô Yến )
a/ Dự giờ của giáo viên 2 tiết ( trong đó có thể có một tiết dự không báo trước)
môn Toán hoặc Tiếng Việt và một môn khác.
b/ Kiểm tra toàn bộ hồ sơ sổ sách cá nhân.
c/ Khảo sát chất lượng một trong hai môn Toán hoặc Tiếng việt của lớp, đánh
giá so sánh với chất lượng khảo sát qua dự giờ hoặc qua các lần khảo sát trước .
d/ Kiểm tra toàn bộ nề nếp của lớp để đánh giá công tác chủ nhiệm, hoạt động
đội hoặc sao nhi đồng.
đ/ Nắm bắt đánh giá toàn bộ công tác chủ nhiệm của GV thông qua các nội
dung như: - Việc quan tâm đầu tư cho HS giỏi của lớp.
- Phụ đạo giúp đỡ HS yếu, HS khuyết tật (nếu có)
- Việc liên hệ phối kết hợp giữa giáo viên với Cha mẹ HS.
- Các hoạt động khác của lớp.
e/ Nắm bắt và so sánh chất lượng theo thời điểm để đánh giá công tác đầu tư
nâng cao chất lượng học tập cho HS của GV.
3.2. Các hoạt động khác:
- Nắm bắt đánh giá việc thực hiện các mối quan hệ tại địa phương, việc thực
hiện gia đình văn hoá, tham gia các hoạt động tại địa bàn dân cư.
- Việc thực hiện các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh", "Hai không" …
- Quan hệ với CMHS, với đồng nghiệp, tinh thần giúp nhau trong công tác.
- Tinh thần tham gia các phong trào do nhà trường và công đoàn tổ chức.
4. Những yêu cầu chính khi kiểm tra toàn diện đơn vị tổ và các bộ phận:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của tổ, của bộ phận.
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ, của bộ phận
- Kiểm tra thực tế các hoạt động theo nhiệm vụ.
II/ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ: ( Tất cả giáo viên theo tổ )
1/ Đối tượng kiểm tra
a/ Đối với giáo viên:
Trong năm nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra chuyên đề 100% giáo viên thuộc về
hoạt động chuyên môn giảng dạy như:
- Thông qua dự giờ để đánh giá thực hiện phương pháp giảng dạy, áp dụng
chuyên đề của cấp của tổ đã triển khai.
- Kiểm tra các nề nếp thực hiện qui chế chuyên môn như: Hồ sơ sổ sách của
GV, thực hiện qui chế cho điểm theo TT 32 của Bộ GD-ĐT, nề nếp giữ vở rèn
chữ ...
- Kiểm tra việc sử dụng ĐDDH của các giáo viên
4
b/ Đối với tổ chuyên môn và các bộ phận:
- Kiểm tra nắm tình hình công tác tuyển sinh, các nề nếp đầu năm.
- Kiểm tra HSSS của tổ chuyên môn 3 lần /năm.
- Kiểm tra HSSS của giáo viên: 2 lần./năm
- Kiểm tra một số mảng công việc của tổ văn phòng như: Công tác thiết bị,
tài chính tài sản .
III/ KIỂM TRA ĐỘT XUẤT:
- Ngoài kế hoạch kiểm tra toàn diện, chuyên đề theo kế hoạch đã đề ra, hằng
tuần, tháng lãnh đạo nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất (không báo trước)
dưới các hình thức: + Dự giờ giáo viên
+ Kiểm tra HSSS, bài soạn ...
để đánh giá tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục của
giáo viên.
IV/Việc xử lý kết quả sau kiểm tra:
1/ Góp ý rút kinh nghiệm:
Sau khi kiểm tra toàn diện hoặc chuyên đề xong người tham gia kiểm tra phải
có trách nhiệm trao đổi góp ý rút kinh nghiệm cụ thể với người được kiểm tra.
* Lưu ý:
- Nội dung góp ý cần cụ thể rõ ràng, chỉ ra được những ưu điểm nỗi bật cần
phát huy cũng như những hạn chế những thiếu sót cần phải bổ sung sửa đổi.
- Nếu có những sai sót quá lớn trong nội dung kiểm tra như: Dạy sai kiến
thức, sai phương pháp đặc trưng bộ môn, bài soạn không đạt yêu cầu v.v... cần qui
định thời gian phúc tra để hổ trợ giúp đỡ cá nhân sửa chữa sai sót .
2/ Việc lập hồ sơ kiểm tra:
- Mọi nội dung kiểm tra đã xây dựng trong kế hoạch phải được thực hiện
đúng thời gian và được phán ảnh đầy đủ ở hồ sơ kiểm tra của nhà trường.
- Kết quả kiểm tra phải được đối tượng kiểm tra thống nhất, ký vào biên bản.
3/ Đánh giá hoạt động kiểm tra của nhà trường:
- Hằng tháng dựa vào kế hoạch và qui trình đã xây dựng nhà trường đưa vào
nội dung công tác tháng để mọi thành viên trong hội đồng nắm bắt và thực hiện.
- Cuối tháng có đánh giá từng nội dung trong hội đồng để rút kinh nghiệm.
D . PHÂN CÔNG CHẾ ĐỘ , TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC KIỂM TRA
NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC :
1. Nhiệm vụ của ban kiểm tra nội bộ trường học : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ
thanh tra , kiểm tra , kiểm tra nội bộ trường học theo sự phân công của trưởng ban
và các văn bản chỉ đạo , hướng dẫn về công tác kiểm tra của cấp trên .
2. Phân công trách nhiệm cụ thể :
* Trưởng ban : Phụ trách chung , chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch công tác
kiểm tra của đơn vị .
* Các thành viên khác của ban chỉ đạo có trách nhiệm phụ trách tập trung về lĩnh
vực được phân công như sau :
1. Đ/c Yến .
Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên .
Kiểm tra thực hiện cuộc vận động " Hai không " .
5