Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.35 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KÌ I</b>
<b>TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH NĂM HỌC 2011 – 2012 </b>
<b> </b>
<b> MƠN: VẬT LÍ - LỚP 6 </b>
<b> Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian giao )đề</b>
Câu 1 (2đ)
Nêu tên đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta. Kể tên ba dụng cụ đo chiều dài thường
dùng. Thế nào là giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một thước .
Câu 2 (2đ)
Lực là gì ? Nêu tên đơn vị đo lựcvà dụng cụ dùng để đo lực . Thế nào là hai lực cân bằng ?
Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3 (2đ)
Trọng lực là gì? Trọng lực có phương chiều thế nào? Nêu một thí dụ chứng tỏ sự tồn tại của
trọng lực.
Câu 4 (2đ)
Một vật có khối lượng 1,5tạ nằm trên mặt đất , muốn nâng vật lên theo phương thẳng đứng
thì cần dùng lực có cường độ thế nào ? Nếu dùng mặt phẳng nghiêng để nâng vật thì lực cần
để nâng vật có giá trị như thế nào so với trọng lượng của vật ?
Câu 5 (2đ)
Một khối đồng có khối lượng 3560g và có thể tích 400cm3<sub>. </sub>
a.Tính khối lượng riêng của đồng theo đơn vị g/cm3<sub> và kg/m</sub>3<sub> .</sub>
b. 0,2m3<sub> đồng có khối lượng bao nhiêu tạ ?</sub>
<b> </b>
Câu 1.(2đ)
- Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của nước ta là mét (m). (0,5đ)
-Kể tên ba dụng cụ đo chiều dài thường dùng. (0,5đ)
- Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước. (0.5đ)
- Độ chia nhỏ nhất của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
(0,5đ)
Câu 2 .
-Lực là tác dụng đẩy , kéo của vật này lên vật khác. (0,5đ)
-Đơn vị đo lực là Niu Tơn. và dụng cụ để đo lực là lực kế (0.5đ)
-Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều.
(0.5đ) .
-Cho ví dụ minh hoạ (0,25đ).
Câu 3:
- Trọng lực là lực hút của quả đất tác dụng lên vật. (0,5đ).
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới. (1đ).
- Cho ví dụ minh hoạ (0,5đ).
Câu 4 :
- Vật có khối lượng 1,5tạ = 150kg. (0,5đ)
- Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.150 = 1500N (0,5đ).
- Muốn nâng vật lên theo phương thẳng đứng thì cần dùng lực F có cường độ ít nhất
bằng 1500N (0,5đ).
- Dùng mặt phẳng nghiêng để nâng vật thì lực nâng vật Fk luôn luôn nhỏ hơn 1500N
(0,5đ).
Câu 5 :
- m = 3560g = 3,56kg, V = 400cm3<sub> = 0,0004 m</sub>3<sub> .</sub>
- Khối lượng riêng của đồng là:
D = m/V = 3560g/400cm3<sub> = 8,9 g/cm</sub>3<sub> (0,5đ).</sub>
D = m/V = 3,56kg/0,0004m3<sub> = 8900k g/m</sub>3<sub> (0,5đ)</sub>
- Khối lượng của 0,2m3<sub> đồng là:</sub>
từ công thức D= m/V suy ra m=D.V = 0,2.8900 = 1780kg = 17,8tạ. (0,5đ)
+Đúng công thức (0,25đ).
+Thay số đúng và tính đúng kết quả (0,25đ).