Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

VĂN hóa GIAO TIẾP ở CÔNG TY SAMSUNG VIỆT NAM (TRƯỜNG hợp SAMSUNG THÁI NGUYÊN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.36 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-----------------

KIM JUN U

VĂN HÓA GIAO TIẾP Ở CÔNG TY SAMSUNG VIỆT NAM
(TRƯỜNG HỢP SAMSUNG THÁI NGUYÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - năm 2021


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-----------------

KIM JUN U

VĂN HÓA GIAO TIẾP Ở CÔNG TY SAMSUNG VIỆT NAM
(TRƯỜNG HỢP SAMSUNG THÁI NGUYÊN)

Ngành : Việt Nam học
Mã số : 8 31 06 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN

HÀ NỘI - năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 9
1.1. Văn hóa Hàn Quốc - văn hóa Việt Nam .................................................... 9
1.2. Văn hóa và văn hóa giao tiếp ................................................................... 14
Chương 2: VĂN HĨA GIAO TIẾP TRONG CƠNG TY SAMSUNG
VIỆT NAM NHÌN TỪ NGHI THỨC GIAO TIẾP CHÀO ...................... 28
2.1. Nghi thức chào tại công ti Samsung Việt Nam........................................ 28
2.2. Nghi thức giao tiếp chào trong cơng ti Samsung nhìn từ góc độ văn hóa 37
Chương 3: VĂN HĨA GIAO TIÊP TRONG CƠNG TY SAMSUNG
VIỆT NAM NHÌN TỪ PHẠM TRÙ XƯNG HÔ ....................................... 43
3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 43
3.2. Các kiểu xưng hô trong công ti Samsung ................................................ 46
3.3. Ngôn ngữ xưng hô trong giao tiếp tại công ti Samsung .......................... 52
3.4. Vài nét về văn hóa xưng hơ trong cơng ti Samsung Việt Nam ............... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


BẢNG VIẾT TẮT
Sp1: Người nói
Sp2: Người nghe
NTGT: Nghi thức giao tiếp



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Cách thức chào của người Việt và người Hàn ở công ti Samsung.. 30
Bảng 2.2. Hình thức chào của người Việt và người Hàn ở công ti Samsung . 31
Bảng 3.1: Đại từ xưng hơ đích thực trong tiếng Hàn và tiếng Việt ................ 44
Bảng 3.2. Từ xưng hô lâm thời trong tiếng Hàn và tiếng Việt ....................... 45
Bảng 3.3: Bảng danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp được gắn hậu tố 님/nim
mang ý nghĩa kính trọng ................................................................................. 57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vượt qua nhiều thăng trầm, Hàn Quốc và Việt Nam chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992. Gần 3 thập kỉ đã trôi qua, từ mối
quan hệ bạn bè, Việt Nam và Hàn Quốc đã ngày càng thắt chặt và phát triển
mối quan đặc biệt này. Để minh chứng cho sự tin tưởng , Hàn Quốc có nhiều
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra, hiện
nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư số một tại Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế
lớn của Hàn Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng. Họ đã rót vốn để đầu tư
vào các dự án lớn như: nhà máy LG Display và nhà máy LG Ingơn ngữotek
tại Hải Phịng, Trung tâm R&D Samsung (Hà Nội), nhà máy sản xuất của tập
đoàn Kolon Industries (Bình Dương)…Ngồi ra, trong lĩnh vực thương mại –
dịch vụ phải kể đến những tên tuổi lớn như Lotte, CJ CGV, chuỗi bán lẻ EMart của tập đoàn Shinsegae… Trong lĩnh vực nhà hàng cũng có sự xuất hiện
của Don Chicken, Tous Les Jours, Paris Baquette…Hiện tại có khoảng 5.600
doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Nhìn chung, các doanh
nghiệp đều có chung nhận định, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn để
đầu tư và phát triển kinh doanh.
Với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp, Hàn Quốc nói riêng và
nhiều cơng ti nước ngồi khác nói chung trên thị trường Việt Nam, sẽ có
nhiều chun gia, nhân viên nước ngồi sẽ giao tiếp và làm việc với người
Việt Nam và ngược lại, có rất nhiều người lao động Việt Nam sẽ làm việc ở

các công ti này. Tuy nhiên, đối với bất cứ người lao động ở quốc gia nào, làm
việc trong môi trường văn hóa của một đất nước khác ln sẽ có những thách
thức và khó khăn nhất định. Giao tiếp chính là mắt xích gắn kết các mối quan
hệ giữa con người với con người. Phong cách sống của mỗi con người sẽ khác
nhau và điều đó thể hiện qua văn hóa giao tiếp ứng xử của chính những con

1


người đó, bởi giao tiếp là một nghệ thuật. Vậy văn hóa giao tiếp tại các cơng
ty nước ngồi, mà tiêu biểu là doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam được thể
hiện ra sao? Đặc điểm ngôn ngữ giao tiếp đó có gì khác với văn hóa giao tiếp
của người Việt Nam? Nét giao thoa giữa hai nền văn hóa này là gì? Nhân viên
cũng như người lao động Việt Nam có cơ sở gì để hiểu rõ hơn về mơi trường
mà mình đang làm việc, giảm thiểu bớt những khó khăn do khác biệt văn hóa
mang lại? Đó là các lí do mà chúng tơi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu
với hi vọng sẽ giúp cho những người làm việc trong mơi trường doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài cũng như những nhà đầu tư, các chuyên gia hiểu
hơn về văn hóa của nước sở tại sẽ hiểu nhau hơn, tránh hiện tượng “ culture
shock” khi giao tiếp.
Văn hóa và giao tiếp giao văn hóa đã được đề cập nhiều trong các
nghiên cứu nhưng chưa có cơng trình đi sâu một cách có hệ thống và tồn
diện về văn hóa giao tiếp ở các doanh nghiệp nước ngồi tại Việt Nam. Chính
vì thế, có thể nói đây là lĩnh vực mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc, văn hóa Việt Nam và so
sánh văn hóa Việt – Hàn
Trước tiên, cần khẳng định rằng, nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc đã có
rất nhiều học giả Hàn Quốc đề cập đến nó thơng qua rất nhiều các cơng trình
nổi tiếng như:

1. Gang Seung Hye (2012), Phân tích xu hướng nghiên cứu văn hóa Hàn
Quốc, Hiệp hội văn hóa ngôn ngữ Hàn Quốc quốc tế
2. Shim Hyung Jin ( 2011), Chữ “hiếu” trong xã hội đa văn hoá, Hiệp
hội tư tưởng và văn hóa Hàn Quốc)
3. Jeong Kyeong Jo (2016), Đặc điểm văn hoá Hàn Quốc: khảo sát về
“sự hồ hợp”, Hiệp hội tư tưởng và văn hóa Hàn Quốc

2


4. Kim HyoShin (2016), Vấn đề giao tiếp giữa các nền văn hoá và giáo
dục văn hoá Hàn Quốc, Hiệp hội tư tưởng và văn hóa Hàn Quốc
5. Junehui Ahn, (năm 2019), Tất cả chúng ta đều là bạn, so sánh về xã
hội hố tính cộng đồng ở trường mầm non Hàn Quốc và Mỹ, Hiệp hội văn
hóa và nhân loại Hàn Quốc
6. Park Mi Ryoung (2014), Văn hoá Hàn Quốc: Ngoại giao văn hố và
tầm nhìn của văn hố Hallyu thông qua văn học thế kỉ 21, Hiệp hội tư tưởng
và văn hóa Hàn Quốc)
7. Jang Jae Cheon (2009), Văn hố Hàn Quốc: Ý nghĩa mang tính giáo
dục xã hội của phong tục theo mùa, Hiệp hội tư tưởng văn hóa Hàn Quốc
8. Hyekyoung Lee (2012), Văn hố Hàn Quốc: Tình cảm và sự thể hiện
của văn hố Hàn Quốc Hiệp hội tư tưởng văn hóa Hàn Quốc
9. Lee Yun Hee (2010),Văn hoá Hàn Quốc: Nghiên cứu để xác định tính
chính thể của văn hố ( Hiệp hội tư tưởng văn hóa Hàn Quốc)
10.Han Ki Beom (2014), Nghiên cứu về truyền thống và cơ sở hạ tầng
của văn hóa hiếu thảo ở Daejeon, Hiệp hội tư tưởng văn hóa Hàn Quốc
Về văn hóa Việt Nam, có thể kể đến những cái tên như Trần Ngọc
Thêm, Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc…Các nghiên cứu đã chỉ ra những đặc
trưng văn hóa cốt lõi của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Văn hóa
Việt Nam là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, có lối sống duy tình,thiên

về âm, trọng tĩnh.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu sự giao lưu văn
hóa Hàn Quốc với các dân tộc khác đặc biệt là Việt Nam như:
- Mấy nhận xét về từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc Nguyễn Minh Thuyết & Kim Young Soo
- Nghiên cứu tính cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc của tác giả: Hwang
Yel Rim, Xuất bản năm 2018, Hiệp hội Hàn - Việt

3


- Gia đình đa văn hóa sử dụng cặp ngơn ngữ Hàn - Việt và so sánh việc sử
dụng từ tượng thanh, tượng hình trong gia đình Hàn Quốc - Kim Seon Gyeong,
xuất bản năm 2019, Hiệp hội lâm sàng thính giác ngơn ngữ Hàn Quốc
- Nghiên cứu về thực trạng giáo dục tiếng Hàn tại Việt Nam của tác giả:
- Yoon Hyang Hee, xuất bản năm 2020, Viện văn hóa châu Á
- Đào Thị Mỹ Khanh, “Phân tích và so sánh từ chỉ định và từ xưng hô
thân tộc trong tiếng Hàn và tiếng Việt" LVThS
- Nghiên cứu về việc giáo dục đa ngơn ngữ trong gia đình đa văn hóa:
Tiếng Việt - tiếng Hàn - Hồ Thị Long An, xuất bản năm 2018, Hiệp hội giao
tiếp Hàn Quốc…
Nhìn chung, các cơng trình trên đã chỉ ra những nét riêng biệt của hai
nền văn hóa khá độc đáo là Hàn Quốc và Việt Nam cũng như nét văn hóa
tương đồng của hai dân tộc vùng Đông Á, đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và
sâu sắc của văn hóa Trung Hoa.
2.2. Những nghiên cứu về văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc và Việt Nam
Văn hóa giao tiếp là tổng thể những hoạt động trị chuyện có văn hóa
của con người với nhau. Nó có một bình diện rộng, phủ lên nhiều lĩnh vực
như hành vi, cách ứng xử, lời nói…Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, mỗi quốc
gia khác nhau mà có những biểu hiện về lời nói khác nhau.
Có rất nhiều nghiên cứu đi sâu về lời nói trong giao tiếp, qua đó thấy

được các đặc trưng văn hóa đặc thù ẩn chứa trong đó. Những nghiên cứu của
người Việt đã chỉ ra rằng, văn hóa Việt biểu hiện của văn hóa trọng tình nghĩa
thể hiện qua một loạt các yếu tố ngôn ngữ như các nghi thức lời nói phong
phú như chào, mời, cảm ơn, xin lỗi…, hệ thống từ xưng hô thiên về các danh
từ thân tộc, hiện tượng “ xưng khiêm hô tôn”, kiêm ngôi, gộp ngơi, các lớp từ
giàu sắc thái tình cảm như tình thái từ, động từ tình thái, quán ngữ tình thái..,
cách thức giao tiếp ưa sự kín đáo tế nhị thơng qua cách nói vịng vo, các biểu
thức ngơn ngữ rào đón.

4


Về nghi thức giao tiếp, có nhiều cơng trình nghiên cứu trong tiếng Hàn
Quốc và Việt Nam đã đi sâu khảo sát. Những nghi thức phổ quát như chào,
cảm ơn, xin lỗi, khen, chê, giới thiệu... được xem xét ở các góc độ nội văn hóa
và giao văn hóa.
Trong cơng trình Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, tác giả Tạ Thị Thanh
Tâm đã chỉ ra các nghi thức giao tiếp dưới góc nhìn lịch sự. Cịn tác giả Phạm
Thị Thành trong cơng trình Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát
ngôn chào – cảm ơn – xin lỗi đã đi sâu phân tích ba nghi thức gia tiếp trong
tiếng Việt là chào, cảm ơn và xin lỗi dưới góc độ cấu trúc và sử dụng trong
mối tương quan so sánh với tiếng Nga.
Văn hóa giao tiếp cũng thể hiện qua nghi thức xưng hô. Theo khảo sát
của chúng tơi, trong tiếng Hàn, có một số cơng trình đi sâu đề cập đến vấn đề
này. Nhà nghiên cứu Hwang Bo Na Yong trong cơng trình viết năm 1993
Nghiên cứu về ngôn ngữ xã hội của từ xưng hô Quốc ngữ hiện đại” đã điều
tra sinh viên khu vực Seoul sử dụng các từ xưng hơ, qua đó chỉ ra những đặc
trưng xã hội của lớp từ đặc biệt này. Park Jeong Un, trong cơng trình Nghiên
cứu về hệ thống từ xưng hô tiếng Hàn”, đã chỉ ra các kiểu từ xưng hô trong tiếng
Hàn như xưng hô bằng từ thân tộc, xưng hô bằng đại từ, xưng hô bằng danh hiệu

phổ biến, xưng hô bằng tên gọi, xưng hơ bằng chức danh xưng hơ bằng các hình
thức khác, qua đó chỉ ra những đặc trưng văn hóa của dân tộc Hàn. Chun Sop,
với cơng trình Nghiên cứu về đặc tính và mẫu câu của từ xưng hơ Quốc ngữ
hiện đại viết năm 2010 và công trinh của Park Un Jeong viết năm 2012
Nghiên cứu về khuynh hướng sử dụng thân tộc của người học tập tiếng Hàn"
cũng đi theo xu hướng thực tiễn này. Đó là những tài liệu bổ ích đối với sinh
viên người nước ngồi đang học tiếng Hàn tại Hàn Quốc. Rất nhiều nhà
nghiên cứu đã có cơng trình dày dặn về từ xưng hơ trong
tiếng Việt như: Trương Thị Diễm với cơng trình “Từ xưng hơ có nguồn gốc
danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt” ; Bùi Minh Yến, với luận án “Từ
xưng hơ trong gia đình đến xưng hơ ngồi xã hội của người Việt” ; Lê Thanh

5


Kim với luận án “Từ xưng hô và cách xưng hơ trong các phương ngữ tiếng
Việt”. Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu về so sánh - đối chiếu từ xưng
hô giữa hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc.
Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên đây là cơ sở để
chúng tôi thực hiện luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tơi nghiên cứu những đặc trưng văn hóa
giao tiếp ở cơng ti Samsung Việt Nam trên hai phương diện là nghi thức xưng
hô chào và hệ thống từ xưng hô, qua đó thấy được những đặc trưng văn hóa
dân tộc được biểu hiện qua các phương tiện giao tiếp mà các nhân vật giao
tiếp sử dụng.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lí luận làm cơ sở nghiên cứu như văn hóa,
văn hóa giao tiếp, các nghi thức giao tiếp và hệ thống từ xưng hô;

- Khảo sát – phân tích – so sánh – đối chiếu các phương tiện ngơn ngữ
thể hiện đặc trưng văn hóa qua giao tiếp thông qua nghi thức chào và xưng hô
- Chỉ ra những điểm cần lưu ý khi giao tiếp tại cơng ti để tránh hiện
tượng sốc văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những phương tiện ngơn ngữ - lời nói biểu hiện văn hóa được dùng
trong giao tiếp như nghi thức chào và từ xưng hô trong giao tiếp tại công ti
Samsung Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đó là các cuộc giao tiếp trong công ti Samsung Việt Nam tại Thái
Nguyên giữa quản lí người Hàn Quốc – quán lí người Hàn Quốc; quản lí Hàn

6


Quốc - nhân viên Hàn Quốc, giữa quản lí người Hàn Quốc – giữa quản lí người
Việt Nam, giữa quản lí người Hàn Quốc –nhân viên người Việt Nam; nhân viên
Hàn Quốc – nhân viên Hàn Quốc, nhân viên Hàn Quốc – nhân viên Việt Nam.
Các cuộc giao tiếp được chúng tơi quan sát và ghi lại sau đó lọc lấy tư
liệu cần nghiên cứu. Bên cạnh đó là những cuộc giao tiếp mà chúng tơi quan
sát kín để lấy tư liệu nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, luận văn sử dụng phương pháp miêu tả để
phác họa một cách tương đối đầy đủ và toàn diện bức tranh giao tiếp văn hóa
thơng qua các phương tiện ngơn ngữ về phương diện hệ thống - cấu trúc.
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa được luận văn sử dụng để phân
tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng phương tiện ngôn ngữ biểu thị văn hóa, qua
đó chỉ ra các nét nghĩa khu biệt của chúng trong tiếng Hàn và tiếng Việt.
Phương pháp đối chiếu –so sánh được luận văn sử dụng để chỉ ra

những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa tiếng Hàn
và tiếng Việt. Đồng thời chúng tơi cịn sử dụng thủ pháp thống kê xử lí kết
quả điều tra để có những cứ liệu định lượng thực tế, đủ độ tin cậy cho các
nhận xét định chất về phạm vi sử dụng các phương tiện ngơn ngữ và nhân tố
văn hóa, xã hội tác động đến việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề lí luận về văn hóa, văn hóa
giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi tại Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho người Hàn Quốc giao
tiếp tốt hơn trong mơi trường văn hóa Việt cũng như người Việt Nam sẽ có

7


thêm hiểu biết về đất nước, con người Hàn Quốc, qua đó sẽ giao tiếp tốt hơn và
hiệu suất cơng việc cũng sẽ cao hơn, tránh gặp trường hợp “ culture shock” do
sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân tộc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Văn hóa giao tiếp trong cơng ti Samsung Việt Nam nhìn từ
nghi thức chào
Chương 3: Văn hóa giao tiếp trong cơng ti Samsung Việt Nam nhìn từ
phạm trù xưng hơ

8



Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong chương này, chúng tơi giới thiệu một số vấn đề lí luận liên quan
đến đề tài như văn hóa, văn hóa giao tiếp, nghi thức giao tiếp và từ xưng hơ. Các
vần đề lí luận này là cơ sở để chúng tôi triển khai nội dung các chương sau.
1.1. Văn hóa Hàn Quốc - văn hóa Việt Nam
1.1.1. Vài nét về văn hóa, đât nước, con người Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực
Đơng Bắc Á, có diện tích khoảng 100.210 km2, dân số 51.49 triệu người (
theo điều tra năm 2018). Đât nước ôn đới này có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu
với phong cảnh thiên nhiên nơi đây vô cùng đa dạng và tươi đẹp.
Theo nhà nghiên cứu Song Byung-Nak, văn hóa Hàn Quốc chịu ảnh
hưởng sâu sắc văn hóa du mục từ phương Bắc vùng Siberia do các kị binh nói
tiếng Altai mang xuống. Họ đã đồng hóa cư dân ở đây và trở thành tổ tiên của
người Hàn Quốc và cả người Nhật Bản. Chất du mục này để lại dấu vết trong
nhiều nét tính cách và lối sống, đó là tính cách mạnh mẽ, tính tình nóng nảy,
lối sống thích di chuyển của người Hàn. Mặc dù đã bị mơi trường văn hóa
nơng nghiệp lúa nước chi phối trong một thời gian rất dài vẫn có hơn 20%
dân cư luôn thay đổi địa chỉ nhà ở hàng năm (theo thống kê đăng ký thường
trú của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc năm 2018).
Do quá trình giao lưu văn hóa, Hàn Quốc cịn chịu ảnh hưởng khơng ít
của văn hóa phương Nam và điều này cịn lưu dấu rất nhiều trong tổ chức đời
sống – xã hội của người Hàn Quốc. Về tổ chức xã hội Hàn Quốc, đó là tổ
chức mẫu hệ; về kinh tế Hàn Quốc, đó là nghề trồng lúa nước, về ngơn ngữ
Hàn Quốc, đó là cấu trúc âm tiết mở, các từ xưng hô với sắc thái kính trọng,
hệ thống tên gọi các bộ phận cơ thể..., Giới nghiên cứu ngơn ngữ cịn cho
rằng, tiếng Hàn có nguồn gốc phương Nam [Homer B. Hubert, dẫn theo Lê
Quang Thiêm 1998: 228; Kim Nam Kil, dẫn theo Mai Ngọc Chừ 2001: 43].


9


Theo nghiên cứu của nhà văn hóa Trần Ngọc Thêm, hai luồng ảnh hưởng
văn hóa Nam lên và Bắc xuống này bổ sung cho nhau, tạo nên văn hóa Đơng
Á như một loại hình văn hóa chuyển tiếp giữa Bắc và Nam. Chính vì vậy,
Hàn Quốc tích hợp được điểm mạnh của cả hai loại hình văn hóa nơng nghiệp
phương Đơng và văn hóa gốc du mục phương Tây. Họ vừa có lối tổ chức bền
vững chặt chẽ kiểu văn hóa gốc nơng nghiệp lại vừa có kiểu quản lí linh hoạt,
năng động, hiệu quả kiểu văn hóa gốc du mục. Họ vừa duy trì được truyền
thống coi trọng con người cùng lối sống nhân văn của văn hóa phương Đông
lại vừa tiếp nhận được khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến phương Tây, coi
trọng thực tế, cách ứng xử thiết thực, hiệu quả…Văn hóa Hàn Quốc coi trọng
“chủ nghĩa gia đình” (familism), chính vì thế các cơng ty lớn của Hàn Quốc
phần lớn được tổ chức theo kiểu gia đình. Với tính ngun tắc cao hơn và tư
duy phân tích mạnh, người Hàn Quốc tiếp thu mọi vấn đề rất sâu sắc sau đó
phát triển nó, nâng nó lên mức tốt nhất. Chẳng hạn, Hàn Quốc tiếp thu Nho
giáo của Trung Hoa và phát triển thành một nền Nho giáo rất cực đoan, với
tầng lớp yangban trong tổ chức xã hội, với phong tục chặt chẽ của một nước
“lễ nghi chi bang”. Hiện nay, trong các nước phương Đơng chịu ảnh hưởng
của Nho giáo thì Hàn Quốc là nước duy nhất duy trì được trường đại học Nho
giáo.Với truyền thống trọng sức mạnh, trọng nam, Hàn Quốc có văn hóa quản
lý khá cứng rắn, nhiều lúc đẩy tới mức quân phiệt, độc tài chủ nghĩa. Kiểu
văn hóa quản lý này tạo nên những nhà quản lý cứng rắn, cơng bằng và
nghiêm minh và những người dân có ý thức kỷ luật tốt, có nếp sống tơn trọng
pháp luật. Chính đặc điểm này rất thuận tiện cho q trình cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước. Hàn Quốc đã phát huy được nguồn tài nguyên con
người rất đáng q, đó là con người cơng dân làm việc thì bài bản và có tinh
thần kỉ luật cao, thượng tơn pháp luật, con người quản lí thì nghiêm minh,

cơng bằng. Gạch nối giữa người quản lý và dân chúng là văn hóa gia đình –
một kiểu văn hóa vừa thân mật gần gũi vừa tôn ti nền nếp. Từ chất du mục

10


phương Bắc ấy là nguồn gốc của một văn hóa quản lý cứng rắn, quyết đoán
nên hỗ trợ được cho các doanh nghiệp rất nhiều.
Vì những lí do trên, kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng một cách nhanh chóng
và trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Châu Á với
những tập đoàn lớn mạnh phát triển xun lục địa. Quốc gia này có rất nhiều
cơng ty, tập đoàn lớn mạnh xâm chiếm trên thị trường thế giới như: SamSung,
GM Deawoo, Huyndai... Hàn Quốc hiện tại đứng thứ 34 trên thế giới thu nhập
bình quân đầu người. Có thể nói, nhờ cái gốc văn hóa mà Hàn Quốc trở thành
kì tích của châu Á và của cả thế giới.
1.1.2. Vài nét về văn hóa, đât nước, con người Việt Nam
Đất nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đơng Dương thuộc khu vực Đơng
Nam Á, có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Việt Nam có 70% diện tích là
đồi núi thấp và hệ thực vật phong phú. Núi đá vơi tập trung vào phía tây và
bắc cịn vùng đồng bằng rộng lớn, màu mỡ thì ở phía nam với hệ thống sống
ngịi chằng chịt. Khơng gian văn hóa Việt là một mơi trường sống thuận tiện.
Tổ tiên người Việt là những cư dân Đông Nam Á sống bằng nghề hái lượm và
trồng lúa nước, mang trong mình chất tĩnh, âm tính hồn tồn. Người Việt là
tộc chủ thể chiếm 87,5% dân số trong một đất nước 54 dân tộc anh em. Người
Việt là chủ nhân của tất cả các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ cịn các dân tộc
thiểu số khác thì chủ yếu sống ở vùng núi cao và cao nguyên.
Về văn hóa, theo nghiên cứu của các nhà văn hóa học, văn hóa Việt Nam
gốc nơng nghiệp nên trọng tĩnh, duy tình, có lối tổ chức gia đình và xã hội
bền vững, coi trọng con người và cộng đồng làng xã, trọng cái tinh thần, ưa sự
linh hoạt, sáng tạo.

1.1.3. Những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Hàn Quốc và văn
hóa Việt Nam
Cùng thuộc khu vực Đơng Á nên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều
điểm tương đồng giữa hai quốc gia này: cả hai nước vốn “đồng chủng” tức

11


đều cùng chủng tộc Mongoloid “da vàng” ở châu Á, cịn “đồng văn” là cả hai
cùng phơng văn hóa phương Đơng, cùng theo văn hóa Nho giáo chịu ảnh
hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Đi sâu vào tính cách con người – những
chủ thể văn hóa, có thể thấy, cả hai dân tộc đều có lối sống trọng tình nghĩa,
trọng thể diện và giàu khả năng thấu cảm. Các đặc điểm tương đồng này tuy
ít hơn các nét khác biệt nhưng lại vơ cùng quan trọng vì nó là những giá trị
cốt lõi giúp cho Việt Nam và Hàn Quốc dễ quan hệ với nhau, dễ hiểu nhau và
đồng cảm với nhau.
Tuy vậy, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn có nhiều điểm khác nhau.
Sự khác nhau này là do những chủ thể khác nhau xây dựng, lại tồn tại trong
những khơng gian và thời gian văn hóa khác nhau. Xét theo loại hình, Việt
Nam và Hàn Qc thuộc hai loại hình văn hóa khác nhau. Văn hóa Việt Nam
thuộc loại hình văn hóa thiên về tĩnh, trọng âm điển hình cịn văn hóa Hàn
Quốc thuộc loại hình văn hóa trung gian tức là có sự chuyển tiếp giữa âm và
dương; giữa tĩnh và động. Cấu trúc văn hóa Hàn Quốc thiên về dương cịn
văn hóa Việt Nam thiên hẳn về âm. Với truyền thống trọng dương, trọng sức
mạnh, trọng nam, Hàn Quốc trong lịch sử thường có văn hóa quản lý cứng
rắn, nhiều lúc tới mức quân phiệt, độc tài như Park Chung- Hee hay Chun
Doo-Hwan... Kiểu văn hóa trung gian này tạo nên những nhà quản lý tuy
quân phiệt, cứng rắn nhưng lại rất công bằng và nghiêm minh, cịn những
người dân thì có ý thức kỷ luật cao, làm việc bài bản với nếp sống thượng tơn
pháp luật. Kiểu văn hóa này rất thuận lợi cho q trình cơng nghiệp hóa và

hiện đại hóa đất nước Hàn Quốc. Cịn Việt Nam, với nền văn hóa trọng âm,
trọng nữ, trọng tình, trọng sự hài hịa dân chủ nên đã tạo ra một xã hội mà ý
thức “sống và làm việc theo pháp luật” còn kém, con người lầm việc và ứng
xử thì xuề xịa, dễ dãi “ chín bỏ làm mười”, “ một trăm cái lí khơng bằng một
tí cái tình”. Điều này gây cản trở rất lớn cho việc phát triển văn hóa và con

12


người theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, ngày nay, do có sự
giao thường kinh tế nên người Việt cũng đang hình thành lối sống mới theo
hướng hiện đại, phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Về vấn đề “ đồng chủng, đồng văn”, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần
Ngọc Thêm, tuy cùng là chủng tộc Mongoloid (“da vàng”), nhưng người Hàn
Quốc thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Bắc, có dáng vóc cao lớn, gần với
người Mơng Cổ. Cịn người Việt Nam thuộc tiểu chủng Mongoloid phương
Nam, có vóc dáng thấp nhỏ, là sản phẩm phối kết giữa Mongoloid với
Australoid trong đó Mongoloid là chủ đạo. Vấn đề “đồng văn” cũng cần xem
xét kĩ lưỡng hơn và đa chiều hơn bởi cùng theo văn hóa Nho giáo và chịu ảnh
hưởng của Trung Hoa, nhưng Hàn Quốc và Trung Quốc thuộc cùng một khu
vực địa văn hóa, cùng một loại hình văn hóa với tính ngun tắc có phần cực
đoan. Đất nước Hàn Quốc đã chủ động đón nhận và tiếp nhận những tư tưởng
Nho giáo rất sớm ( khoảng thế kỷ thứ IV) và thực thi rất triệt để. Chính vì thế,
Hàn Quốc đã sớm trở thành một nền văn hóa Nho giáo thuần chủng, mang
đậm tính “lễ nghi chi bang” có khi còn hơn cả Trung Hoa. Còn Việt Nam vốn
thuộc một loại hình văn hóa khác hẳn, đó là nền văn hóa trọng âm với tính
linh hoạt cho nên mãi đến tận thế kỉ XV, Nho giáo mới được Việt Nam chủ
động tiếp thu. Người Việt Nam tiếp thu Nho giáo mang tính nửa vời và khi
Nho giáo vào Việt Nam, thì nó hịa cùng với các tư tưởng khác tạo nên hiện
tượng “ tam giáo đồng nguyên”. Có thể khẳng định rằng, Nho giáo Việt Nam

khác biệt với Nho giáo vùng Đông Bắc Á. Như thế, sự “đồng chủng”, “đồng
văn” ở đây chỉ là bề nổi, còn bề sâu là những sự khác biệt. Cần phải hiểu
đúng vấn đề này bởi nếu ngộ nhận về những điểm tương đồng văn hóa giữa
hai dân tộc sẽ khiến mọi người chủ quan trong giao tiếp xúc dẫn đến những
hiểu lầm và những xung đột khơng đáng có mà người ta gọi là sốc văn hóa (
cultureshock). Điều này giải thích vì sao mà phần lớn những xung đột giữa

13


ông chủ và công nhân trong các công ty nước ngoài ở Việt Nam lâu nay
thường đều xảy ra tại các công ty Hàn Quốc – đất nước vốn được xem là có
văn hóa “đồng chủng, đồng văn” chứ khơng phải ở các cơng ty phương Tây
có văn hóa hồn tồn xa lạ.
1.2. Văn hóa và văn hóa giao tiếp
1.2.1. Đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc và người Việt Nam
Trong cơng trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc
Thêm đã quan niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội”. [31, tr.25]. Cịn nhà ngơn ngữ học Lê Quang
Thiêm trong cơng trình “Văn hóa văn minh & yếu tố văn hóa truyền thống
Hàn” đã cho rằng: “Văn hóa theo nghĩa rộng là chỉ sự tích hợp tồn bộ các
giá trị sáng tạo (vật chất và tinh thần) của con người. Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Văn
hóa gắn với con người với sự sáng tạo qua q trình hoạt động của con
người, tích hợp từ thế hệ này qua thế hệ khác nên hàm chứa tính nhân văn,
tính dân tộc và khu vực sâu sắc”. [33, tr.7]
Các quan niệm về văn hóa đều cho rằng, loài người cùng được sinh ra
trên cơ thể mẹ nên giữa mẹ và con đều tồn tại mối quan hệ sở thuộc về mặt

huyết thống máu mủ và quan hệ về mặt văn hóa. Theo cách nhìn này, văn
hóa Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm văn hóa tương đồng. Nhìn từ
góc độ tâm lí học, các nhà nghiên cứu đã lí giải văn hóa chính là một hệ thống
các nguyên tắc chuẩn mực được dùng để giải thích cho hành động. Đó chính
là những ngun tắc ứng xử thuộc về giao tiếp, lối sống, phong tục, tập
quán…mang đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người.

14


Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa. Đó là một
phần khơng thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và mỗi dân tộc. Như
vậy, mỗi quốc gia sẽ có những đặc trưng văn hóa giao tiếp khác nhau. Khơng
có một định nghĩa cụ thể cho cả khái niệm văn hóa giao tiếp mà có thể hiểu
một cách chung nhất rằng, đó là những biểu hiện văn hóa của hoạt động giao
tiếp mà mỗi nhận vật giao tiếp thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ,
cách ứng xử…Bàn về vấn đề này, nhà triết học người Đức L.Phơ-bach từng
viết: “Con người cá thể khơng chứa bản chất con người trong mình…Bản chất
con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp, trong thể thống nhất giữa con người
với con người. Con người để cho mình chỉ là con người theo nghĩa thơng
thường; còn con người trong giao tiếp với đồng loại, trong sự thống nhất giữa
Tơi với Anh mới chính là Thượng đế” (dẫn theo Trần Ngọc Thêm). Chẳng
hạn, đối với người Việt, đó là đặc trưng thích giao tiếp và rụt rè; trọng tình,
lấy tình cảm làm đầu trong quan hệ giao tiếp; thói quen thích tìm hiểu đối
tượng giao tiếp; thói trọng danh dự đặc biệt của chủ thể giao tiếp; lối ưa tế
nhị, ý tứ, vòng vo trong thái độ giao tiếp; sự phong phú và tinh tế đặc biệt của
hệ thống nghi thức giao tiếp (xưng hô, chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chửi
mắng…) (Trần Ngọc Thêm 1977b, tr. 307-316).
Với người Hàn Quốc, họ cũng thích giao tiếp và thường bộc lộ tình
cảm trong giao tiếp. Tiếng Hàn có một hệ thống kính ngữ rất phong phú dùng

trong các nghi thức giao tiếp chào, cảm ơn, xin lỗi, khen, chê... Khi giao tiếp,
họ cũng thích quan sát, tìm hiểu đối tượng, phân biệt đối tượng giao tiếp theo
độ tuổi, chức danh, địa vị… để dùng những biểu thức ngơn ngữ phù hợp sự
kính trọng với người đối diện. Tục ngữ Hàn có câu “Nước lạnh cũng có trên
có dưới” để nhấn mạnh ý thức sống phải biết trên biết dưới trong xã hội, biết
lễ nghi phép tắc trong gia đình và xã hội. Người Hàn Quốc nói chuyện rất tinh
tế, nhỏ nhẹ và hịa đồng. Họ ln đánh giá cao những người có thái độ khiêm
tốn, hịa nhã, hòa đồng khi giao tiếp.

15


1.2.2. Các vấn đề về giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa
1.2.2.1. Các vấn đề về giao tiếp
Giao tiếp là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, đó là sự tiếp xúc giữa
các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó. Giao tiếp là
một trong những đặc trưng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể
không phải là xã hội. Để tìm ra một định nghĩa hồn chỉnh về giao tiếp thật
không đơn giản bởi mỗi nhà nghiên cứu khác nhau với những mục đích nghiên
cứu khác nhau sẽ đề xuất những định nghĩa và mơ hình khác nhau. Tuy nhiên,
có thể hiểu một cách chung nhất, giao tiếp là q trình thơng tin diễn ra giữa ít
nhất hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và tình huống
nhất định.
Giao tiếp được tạo bởi nhiều thành tố khác nhau. Theo Muriel Saville –
Troike (1986), các thành tố giao tiếp (componenghi thứcs of commungôn
ngữication) bao gồm các thành tố sau:
- Thể loại (the genre)
- Đề tài giao tiếp (the topic)
- Mục đích giao tiếp (the purpose)
- Ngoại cảnh (the setting)

- Nhân vật giao tiếp (the participans)
- Hình thức thơng điệp (the meSamsungage form)
- Nội dung giao tiếp (the meSamsungage conghi thứcenghi thức)
- Chuỗi hoạt động (the acông ti sequenghiên cứue)
- Các qui tắc tương tác (the rules for inghi thứceracông tiion)
- Các chuẩn mực diễn giải (the norm of inghi thứcerpretation).
Mỗi phạm vi giao tiếp có số lượng các thành tố khác nhau và chúng ln
có mối quan hệ qua lại và qui định lẫn nhau khi tham gia hành chức.

16


1.1.2.2. Giao tiếp tại các công ty nhà máy
Giao tiếp có thể diễn ra trong mọi phạm vi của cuộc sống, từ gia đình,
nhà trường, cơng sở, tịa án, bệnh viện…và các phạm vi giao tiếp này đã được
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu. Có thể khẳng định rằng, chưa có cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu giao tiếp ở các công ty, nhà máy nhất là các công
ty, nhà máy liên doanh, có vốn đầu tư của nước ngồi. Tìm hiểu vấn đề này
khơng những chúng ta thấy được đặc thù của kiểu giao tiếp trong lĩnh vực sản
xuất mà còn hiểu hơn về những đặc thù văn hóa dân tộc ở nơi này.
Theo khảo sát của chúng tôi, giao tiếp tại công ty nhà máy Samsung Việt
Nam có những đặc điểm sau đây:
Nhân vật giao tiếp: Ở các nhà máy, cơng ty nói chung và cơng ty
Samsung nói riêng, nhân vật giao tiếp là quản lí – nhân viên và cơng nhân –
những người có sự chênh lệch về vị thế giao tiếp. Sự bất bình đẳng này thể
hiện trên các phương diện sau: nhóm quản lí, lãnh đạo là người có địa vị, có
trình độ và có sức mạnh về kinh tế cịn cơng nhân viên là người có vị thế giao
tiếp kém hơn, chịu sự quản lí và điều khiển của nhóm lãnh đạo. Cả hai nhóm
này lại thuộc cả hai quốc tịch Hàn Quốc và Việt Nam nên thường xuyên diễn
ra những cuộc giao tiếp nội văn hóa và giao tiếp giao văn hóa. Giao tiếp nội

văn hóa là giao tiếp giữa quản lí Việt Nam với nhau, nhân viên Việt Nam với
nhau, giữa quản lí Việt Nam và nhân viên Việt Nam, giao tiếp giữa quản lí
Hàn Quốc với nhau, nhân viên Hàn Quốc với nhau và giữa quản lí Hàn Quốc
và nhân viên Hàn Quốc. Giao tiếp giao văn hóa là giao tiếp giữa quản lí Hàn
Quốc và quản lí Việt Nam; nhân viên Hàn Quốc và nhân viên Việt Nam; quản
lí Hàn Quốc và nhân viên Việt Nam…Khoảng cách ấy càng bị đẩy xa thêm
khi mối quan hệ giữa tầng lớp quản lí, lãnh đạo– cơng nhân viên “ bất đồng
ngơn ngữ” và “ bất đồng văn hóa”. Khoảng cách xã hội và sự bất đồng này
cùng với đặc điểm tính cách dân tộc, tính cách cá nhân có ảnh hưởng rất lớn

17


đến ngôn ngữ và cách thức sự dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Ai nói và nói
với ai ln và nói ở đâu ln là câu hỏi “ nằm lịng” mà mỗi chúng ta cần phải
chú ý khi giao tiếp.
Nhân tố thứ hai là nội dung giao tiếp. Trong công ty nhà máy, nội dung
giao tiếp chính là mọi chủ đề liên quan đến cơng việc và có thể là giao tiếp xã
giao hàng ngày. Nội dung giao tiếp liên quan đến từng cuộc giao tiếp cụ thể
và chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau luận văn.
Nhân tố thứ ba là hồn cảnh giao tiếp. Tại cơng ti Samsung, hồn cảnh
hẹp là những khơng gian giao tiếp diễn ra bên trong cơng ti cịn hồn cảnh
giao tiếp rộng chính là bối cảnh văn hóa xã hội mang tính thời đại. Đó là
những khơng gian giao tiếp giao văn hóa giữa hai dân tộc trong một “ thế giới
phẳng” khi mà xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Nhân tố thứ tư là mục đích của giao tiếp. Bất kì cuộc giao tiếp nào
cũng có ít nhất một đích nhất định: đích trao đổi thơng tin trong giao tiếp
khoa học, đích bộc lộ tình cảm và mối quan hệ liên nhân hoặc để giải trí
trong giao tiếp hàng ngày, giao tiếp nghệ thuật, đích hành động trong giao
tiếp hành chính – cơng vụ…Giao tiếp tại cơng ti Samsung Việt Nam có nhiều

mục đích khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh giao tiếp và tùy thuộc vào mỗi nhân
vật giao tiếp cụ thể. Và tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà chúng ta có cách
lựa chọn ngơn ngữ phù hợp. Nói như nhà nghiên cứu ngơn ngữ John Searle,
mọi ứng xử ngôn ngữ của con người đều tuân theo quy tắc thiết chế
(constitutive rules) và quy tắc điều chỉnh (regulative rule) nhằm hướng tới các
mục đích giao tiếp khác nhau trong những không gian giao tiếp khác nhau.
Nhân tố thứ năm là kênh giao tiếp. Về lí thuyết có thể là kênh nói hoặc
kênh viết và mỗi kênh giao tiếp khác nhau sẽ có ảnh hưởng nhất định đến
ngôn ngữ mà nhân vật giao tiếp sử dụng. Chúng tôi chỉ khảo sát những cuộc
giao tiếp thực hiện qua kênh nói – kênh giao tiếp trực tiếp giữa các nhân vật
giao tiếp.

18


Nhân tố cuối cùng là hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ.
Trong giao tiếp tại công ti Samsung Việt Nam, ngơn ngữ giao tiếp chính là
tiếng Việt và tiếng Hàn. Chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu các phương tiện ngôn
ngữ của hai dân tộc dùng để giao tiếp tại đây đây chỉ ra các đặc thù của văn
hóa giao tiếp trong cơng ti nhất là các cơng ti có vốn đầu tư nước ngồi. Có
những cuộc giao tiếp chỉ diễn ra giữa nội bộ người Hàn, nội bộ người Việt
nhưng chủ yếu là các cuộc giao tiếp giữa người Hàn và người Việt. Với tư
cách là những nhà quản lí, những chun gia người nước ngồi làm việc và cả
sinh sống trên đất nước Việt Nam, họ phải sử dụng tiếng Việt nhiều hơn,
chính vì thế sẽ có nhiều dấu ấn văn hóa được lưu lại trong lớp ngôn ngữ mà
họ sử dụng. Trong hoạt động giao tiếp nói chung và hoạt động giao tiếp tại
cơng ti Samsung Việt Nam nói riêng, các nhân tố nói trên cùng tồn tại và tác
động qua lại lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất.
Từ điểm nhìn của lí thuyết giao tiếp, những trao đổi bằng ngôn ngữ
giữa các nhân vật giao tiếp tại công ti Samsung là một cuộc giao tiếp điển

hình với đầy đủ các nhân tố giao tiếp như đã nói ở trên. Và mỗi cuộc giao tiếp
để lại những dấu ấn văn hóa dân tộc rất đậm nét.
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hố
Các nghiên cứu về ngơn ngữ và văn hóa đều khẳng định mối quan hệ
đặc biệt này đặc biệt là ngơn ngữ dân tộc và văn hố dân tộc. Chúng có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau bởi ngôn ngữ là phương tiện quan trọng
dùng để giao tiếp và nó chính là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và
hoạt động của những thành tố khác trong cấu trúc văn hố. Có thể nói,
ngơn ngữ chính là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất cứ nền
văn hoá dân tộc nào. Đặc điểm của nền văn hoá dân tộc được lưu giữ lại
đậm đặc nhất, rõ ràng nhất và tiêu biểu nhất trong hệ thống kí hiệu đặc biệt
dùng để giao tiếp này.

19


Khơng thể phủ định vai trị của ngơn ngữ trong việc thể hiện văn hóa
dân tộc, song, ngồi ngơn ngữ, cịn có các thành tố khác của văn hố cũng
mang đặc trưng dân tộc như phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc… Và
chính sự đặc thù của văn hố được biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc
trưng văn hố – dân tộc, quy định hành vi nói năng của mỗi cá nhân ở những
cộng đồng văn hoá – ngơn ngữ khác nhau.
Văn hóa truyền thống đã ảnh hưởng sâu sắc đến q trình giao tiếp
ngơn ngữ, thể hiện quan hệ vai giao tiếp giữa người với người trong xã hội
Giao tiếp là bức tranh sinh động, muôn màu mn vẻ, phản ánh bộ mặt văn
hóa xã hội và các mối quan hệ xã hội của mỗi dân tộc.
1.2.3. Nghi thức giao tiếp và nghi thức giao tiếp chào
1.2.3.1. Nghi thức giao tiếp và các cách cách tiếp cận
Theo từ điển Hoàng Phê, nghi thức là “ toàn bộ nói chung những điều
quy định theo quy ước xã hội hoặc thói quen cần phải làm đúng để đảm bảo

tinhsn nghiêm túc của sự giao tiếp hoặc của một buổi lễ” [677]. Trong giáo
trình Ngữ dụng học tập 1, Nguyễn Đức Dân đã định nghĩa nghi thức lời nói là
“ những hành vi hình thức và được quy ước mà mỗi cá nhân biểu hiện sự tôn
trọng người đối thoại và cũng để tự giữ danh dự của mình như hành vi tất yếu
phải thực hiện” [tr120].
Khi bàn về nghi thức giao tiếp, trong các cơng trình nghiên cứu ngôn
ngữ đưa ra thuật ngữ etiquette với ý nghĩa là nghi thức giao tiếp liên quan đến
lời nói. Từ quan điểm của nhà nghiên cứu người Nga Akasina và
Pharmanovxcaia, “ nghi thức lời nói là những quy tắc giao tiếp bằng lời nói –
những ước lệ được xác định bởi mối quan hệ tương hỗ giữa những người nói
với nhau. Những quy tắc này được cộng đồng dân tộc ấy và đồng thời cả
những nhóm xã hội nhỏ bé, tiếp nhận tùy thuộc vào lứa tuổi, tầng lớp xã hội,
tình huống giao tiếp” ( dt TTTT). Trong nghiên cứu của mình, Tạ Thị Thanh

20


×