Tải bản đầy đủ (.pdf) (298 trang)

Khảo sát cách phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng anh của người bản ngữ việt (nghiên cứu thực nghiệm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.25 MB, 298 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------TRẦN THỊ THANH DIỆU

KHẢO SÁT CÁCH PHÁT ÂM TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA
NGƯỜI BẢN NGỮ VIỆT
(NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố HỒ CHÍ MINH – năm 2013


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHI MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------TRẦN THỊ THANH DIỆU

KHẢO SÁT CÁCH PHÁT ÂM TRỌNG ÂM VÀ NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA
NGƯỜI BẢN NGỮ VIỆT
(NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU
Mã số: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HUỆ
Phản biện độc lập:
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp


Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Công Đức
Phản biện Hội đồng BVLA cấp Trường:
Phản biện 1: PGS. TS. Đinh Lê Thư
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Lợi
Phản biện 3: PGS. TS. Hồng Dũng

Thành phố HỒ CHÍ MINH – năm 2013


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
cơng bố trong bất kì cơng trình của tác giả nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Diệu


iv

LỜI CÁM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn thầy Hiệu trường PGS.TS. Võ Văn Sen, Ban Giám Hiệu,
Phòng Sau Đại học, Khoa Văn học và Ngôn ngữ cùng quý Thầy, Cô Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt khóa học tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn Viện Từ điển học và Bách Khoa thư, Tạp chí Từ điển
học và Bách Khoa thư, Tạp chí Ngơn ngữ - Đời sống, Tạp chí Khoa học Công nghệ

Đại học Giao thông Vận tải, Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Đại học Thủ Dầu Một,
Trương Đại học Mở TP.HCM, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, đã tạo mọi điều kiện
tốt đẹp để thực hiện công việc nghiên cứu thực nghiệm và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng ghi ân PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, người đã tận tình hướng dẫn tơi
thực hiện luận án này.
Tơi cũng xin được trân trọng cảm ơn GS. TS. Bùi Khánh Thế, PGS. TS. Đinh
Ngọc Vượng, PGS TS. Nguyễn Thị Hai, PGS TS. Đinh Lê Thư, PGS. TS. Tạ Văn
Thông, PGS. TS. Hoàng Dũng, PGS. TS. Bùi Anh Thủy, PGS. TS. Lê Khắc Cường,,
PGS. TS. Phạn Văn Hảo, TS. Tô Đình Nghĩa, PGS. TS Marc Brunelle, TS. Koichi
Honda, TS. Trần Thanh Nguyện, TS. Nguyễn Văn Phổ, TS. Nguyễn Thị Phương Trang,
TS. Đinh Lư Giang, các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp, các sinh viên và gia đình, đã
chiếu cố, tận tình hướng dẫn và giúp tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 8 năm 2013

TRẦN THỊ THANH DIỆU


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

iii

LỜI CÁM ƠN

iv

MỤC LỤC


v

DANH MỤC QUI ƯỚC VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH PHỔ

xi

MỞ ĐẦU

13

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu

13
13
14

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu ngôn điệu tiếng Việt
2.2. Lịch sử nghiên cứu ngôn điệu tiếng Anh

2.3. Lịch sử nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm ngôn điệu

15
15
18
19

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
3.2. Phạm vi

25
25
25

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
4.2. Ý nghĩa thực tiễn

26
26
26

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2. Nguồn ngữ liệu

27
27
28


6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

31

CHƯƠNG 1

33

CƠ SỞ LÝ LUẬN

33

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGƠN ĐIỆU
1.1.1. Ngơn điệu
1.1.2. Thanh điệu
1.1.3. Trọng âm
1.1.4. Ngữ điệu

33
33
33
40
51

1.2. ÂM TIẾT VÀ NGÔN ĐIỆU

54



vi

1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Đỉnh âm tiết
1.2.3. Âm khởi trong cấu trúc âm tiết Anh – Việt
1.2.4. Âm kết trong cấu trúc âm tiết Anh – Việt
1.2.5. Âm tiết trong mối quan hệ với hình vị và từ
1.3. TIẾP XÚC NGƠN NGỮ VÀ VẤN ĐỀ DẠY TIẾNG
1.3.1. Chuyển di ngôn ngữ
1.3.2. Chuyển di đào tạo
1.3.3. Dạy và học ngoại ngữ

54
56
57
57
59
61
61
61
63

TIỂU KẾT

66

CHƯƠNG 2

67


KHẢO SÁT CÁCH PHÁT ÂM TRỌNG ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGƯỜI
VIỆT

67

2.1. KHẢO SÁT TRỌNG ÂM TỪ TIẾNG ANH
2.1.1. Đặc điểm trọng âm từ tiếng Anh
2.1.2. Đặc điểm phát âm trọng âm từ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam
2.1.3. Phương án khắc phục lỗi trọng âm từ tiếng Anh đối với sinh viên người Việt
2.2. KHẢO SÁT TRỌNG ÂM NGỮ ĐOẠN
2.2.1 Dạng âm tiết yếu
2.2.2. Nối
2.2.3. Đồng hóa
2.2.4. Lược âm
2.2.5. Ảnh hưởng của trọng âm trong ngữ đoạn

67
68
73
95
119
120
124
126
132
137

2.3. THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ LUYỆN TẬP PHÁT
ÂM TRỌNG ÂM TỪ TIẾNG ANH
140

2.3.1. Kế hoạch và phương pháp
140
2.3.2. Điểm trung bình 2 bài kiểm tra của cộng tác viên sau đợt giảng dạy thử nghiệm.141
2.3.3. So sánh trị trung bình của các nhóm
141
2.3.4. Biểu đồ minh họa kết quả: điểm trung bình các bài kiểm tra của 3 lớp
142
TIỂU KẾT

144

CHƯƠNG 3

147

KHẢO SÁT CÁCH PHÁT ÂM NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGƯỜI VIỆT
147
3.1. HÌNH THÁI CỦA NGỮ ĐIỆU
3.1.1. Đơn vị giọng ngữ điệu
3.1.2. Chức năng các giọng ngữ điệuAnh ngữ
3.1.3. Kết cấu của đơn vị giọng
3.1.4. Những vấn đề cần lưu ý khi phân tích dạng ngữ điệu

147
147
148
149
153



vii

3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT ÂM NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGƯỜI
VIỆT
157
3.2.1. Đặc điểm 1 đơn vị giọng ngữ điệu tiếng Anh
157
3.2.2. Các kiểu lỗi phát âm về ngữ điệu tiếng Anh của sinh viên người Việt
162
3.3. PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC LỖI NGỮ ĐIỆU ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGƯỜI
VIỆT
3.3.1. Một vài nguyên nhân sai phạm cơ bản
3.3.2. Tác dụng khắc phục lỗi của các chức năng của ngữ điệu
3.3.3. Tác dụng khắc phục lỗi của các qui tắc cú pháp

177
177
180
182

3.4. THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY KIỂM CHỨNG KẾT QUẢ LUYỆN PHÁT ÂM
NGỮ ĐIỆU
194
3.4.1. Kế hoạch và phương pháp
194
3.4.2. Điểm trung bình 2 bài kiểm tra của cộng tác viên sau đợt giảng dạy thử nghiệm.195
3.4.3. Biểu đồ minh họa kết quả các bài kiểm tra
196
TIỂU KẾT


199

KẾT LUẬN

201

ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI CHO CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

207

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

209

THƯ MỤC THAM KHẢO

210

TIẾNG VIỆT

210

TIẾNG ANH

213

TẠP CHÍ

218


CÁC WEBSITE

219

PHỤ LỤC

221

1. THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU
1.1. VIỆT - ANH
1.2. ANH – VIỆT

221
221
225

2. CÁC PHIẾU KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM VÀ QUAN ĐIỂM SINH VIÊN
2.1. PHIẾU KHẢO SÁT TRỌNG ÂM C1 – KIỂM TRA
2.2. PHIẾU KHẢO SÁT TRỌNG ÂM C1 – PHIẾU TRẢ LỜI KT
2.3. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C2 – KIỂM TRA
2.4. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C2 – PHIẾU TRẢ LỜI KT
2.5. PHIẾU KHẢO SÁT TRỌNG ÂM C3 – THU ÂM
2.6. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C4 – THU ÂM
2.7. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C5 – THU ÂM
2.8. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU TIẾNG VIỆT C6 – THU ÂM
2.9. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU SURVEY 2 – THU ÂM

231
231
234

236
239
240
242
244
247
251


viii

2.10. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ TRỌNG ÂM TỪ TIẾNG ANH
252
2.11. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH
254
2.12. BẢNG KHẢO SÁT Ý KIẾN SV VỀ TA - NĐ – 1
256
2.13. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SV VỀ TA - NĐ – A1
259
2.14. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SV VỀ TA - NĐ – A2
262
2.15. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN SV VỀ TA - NĐ – B1
265
2.16. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C5 – THU ÂM
267
2.17. PHIẾU KHẢO SÁT NGỮ ĐIỆU C5 – THU ÂM
267
2.18. DANH SÁCH THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA CTV THAM GIA KHẢO SÁT PHÁT
ÂM TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU
268

3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC LOẠI BƯỚC TRONG NGÔN ĐIỆU TIẾNG ANH 269
4. MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DUNG TRONG GIẢNG DẠY PHÁT ÂM TRỌNG ÂM
TỪ TIẾNG ANH VỚI NHỊP ĐIỆU
270
5. BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CÁC LOẠI HÌNH VỊ VÀ THA HÌNH VỊ TIẾNG ANH

271

6. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC LOẠI THA HÌNH VỊ TIẾNG ANH

274

7. BIỂU ĐỒ CẤU TẠO TỪ TIẾNG ANH

275

8. CÚ PHÁP – PHÂN TÍCH THÀNH TỐ CỤM TỪ TIẾNG ANH

276

9. BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI CÂU THEO CÁU TRÚC TIẾNG ANH

280

10. BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI MỆNH ĐỀ PHỤ TRONG CÂU PHỨC TIẾNG ANH

281

11. MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM BỔ SUNG
282

11.1. HÌNH ẢNH MINH HỌA ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ ÂM VỊ
282
11.2. 16 KIỂU ÂM TIẾT TIẾNG ANH VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH THỰC NGHIÊM287
11.3. 80 KIỂU ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM
291
11.4. MỘT VÀI HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU TIẾNG ANH
293
HỒ SƠ BẢO VỆ LUẬN ÁN CẤP TRƯỜNG

298


ix

DANH MỤC QUI ƯỚC VIẾT TẮT
AT/A

Âm tiết

CG

Control group: nhóm khơng nhận phương pháp mới

CPAC

Cách phát âm chuẩn

CTV

Cộng tác viên


E

English

EG

Experimental group: nhóm nhận phương pháp mới

F

Foot: Bước

HSCĐ

Hiệu số cường độ

Kt

Kinh tế

KT

Kỹ thuật

MKS

Mẫu khảo sát

N


Nhịp

NN

Ngoại ngữ

PAATT

Phụ âm âm tiết tính

PSL

Praat Scripting Language (phonetics computer program)

RP

Received pronunciation: cách phát âm chuẩn của Anh

S

Strong: mạnh

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences: phần mềm thống kê KHXH

TTB

Trị trung bình


V

tiếng Việt

VB2

Văn bằng 2 (Hệ đào tạo)

VHVL

Vừa học vừa làm (Hệ đào tạo)

W

Weak: yếu

XH

Xã hội


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1: Phát ngôn khẳng định – Đuôi phủ định.......................................................................13
Bảng 0.2: Phát ngôn phủ định – Đuôi khẳng định.......................................................................14
Bảng 1.1: Các thanh điệu tiếng Việt.............................................................................................34
Bảng 1.2: Sự phân bố của thanh điệu tiếng Việt .........................................................................35
Bảng 1.3: Các loại trọng âm..........................................................................................................49

Bảng 1.4: Cấu trúc âm tiết tiếng Việt ...........................................................................................58
Bảng 1.5: Cấu trúc âm tiết tiếng Anh ...........................................................................................58
Bảng 2.1: Đối chiếu mơ hình nhịp điệu Anh – Việt....................................................................70
Bảng 2.2: Đối chiếu thông số cường độ và cao độ từ cho’rale giữa CPAC và 12 MKS..........74
Bảng 2.3: Tỷ lệ các kiểu phát âm trọng âm của các MKS ..........................................................75
Bảng 2.4: Thông số cường độ, cao độ đỉnh âm tiết 1 của CPAC và MKS................................80
Bảng 2.5: Thông số cường độ, cao độ đỉnh âm tiết 2 của CPAC và MKS................................82
Bảng 2.6: Thông số trường độ 2 âm tiết của CPAC và MKS.....................................................85
Bảng 2.7: Thông số cao độ, cường độ và trường độ của CPAC và MKS..................................86
Bảng 2.8: Đối chiếu thông số cường độ từ character giữa CPAC và 12 MKS.........................92
Bảng 2.9: Các kiểu lỗi trọng âm từ tiếng Anh của sinh viên người Việt ...................................93
Bảng 2.10: Một số nguyên tắc trọng âm tiếng Việt...................................................................108
Bảng 2.11: Các nguyên tắc trọng âm từ tiếng Anh....................................................................112
Bảng 2.12: Đặc điểm chính của âm tiết khơng nhận trọng âm trong từ đơn ...........................115
Bảng 2.13: Đặc điểm về trọng âm của tiền tố............................................................................115
Bảng 2.14: Đặc điểm về trọng âm của hậu tố............................................................................116
Bảng 2.15: Đặc điểm âm tiết mang trọng âm trong từ ghép.....................................................116
Bảng 2.16: Các dạng âm tiết yếu ................................................................................................120
Bảng 2.17: Nguyên tắc âm đuôi động từ thì hiện tại đơn .........................................................128
Bảng 2.18: Ngun tắc âm đi động từ thì quá khứ đơn ........................................................128
Bảng 2.19: Các trường hợp PAATT của âm buông bên [ l ]..................................................132
Bảng 2.20: Các trường hợp PAATT của âm mũi [ n ] ..............................................................133
Bảng 2.21: Các trường hợp PAATT của âm môi-môi [ m ] .....................................................133
Bảng 2.22: Các trường hợp PAATT của âm ngạc mềm mũi [ ] hay [ ] .............................134
Bảng 2.23: Các trường hợp PAATT của âm quặt lưỡi [ r ] ......................................................134
Bảng 2.24: Kết hợp của nhiều PAATT ......................................................................................134
Bảng 2.25: Dữ liệu được phân tích bằng Microsoft Excel........................................................141
Bảng 2.26: Các thông số kỹ thuật...............................................................................................141
Bảng 3.1: Đơn vị giọng ngữ điệu cơ bản ..................................................................................148
Bảng 3.2: Nguyên tắc đầu và đuôi của một đơn vị giọng .........................................................152

Bảng 3.4: Đối chiếu đơn vị giọng ngữ điệu Anh – Việt ..........................................................158
Bảng 3.5: Đối chiếu thơng số cường độ và cao độ các nhóm theo kiểu lỗi ngữ điệu .............172
Bảng 3.6: Kiểu lỗi ngữ điệu và số lượng MKS tương ứng.......................................................173
Bảng 3.7: Nguyên tắc ngữ điệu tiếng Anh theo cú pháp...........................................................193
Bảng 3.8: Đối chiếu thông số cường độ và cao độ các nhóm theo kiểu lỗi ngữ điệu .............195


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH PHỔ
Hình 1.1: Hình ảnh F0 thanh ngang ‘ma’ – CTV phương ngữ Bắc và Trung ...........................36
Hình 1.2: Hình ảnh F0 thanh huyền ‘mà’ – CTV phương ngữ Bắc và Trung ...........................36
Hình 1.3: Hình ảnh F0 thanh sắc ‘má’ – CTV phương ngữ Bắc và Trung ................................37
Hình 1.4: Hình ảnh F0 thanh nặng ‘ma’ – CTV phương ngữ Bắc và Trung..............................37
Hình 1.7: Hình ảnh sóng âm và đường nét cường độ thể hiện trọng âm lực.............................41
Hình 1.8: Hình ảnh sóng âm và tỷ lệ trường độ giữa 2 âm tiết thể hiện trọng âm lựơng .........45
Hình 1.9 [159]: Hình ảnh đường nét thanh cơ bản biểu hiện trọng âm nhạc tínhcess a ...........46
Hình 1.10: Hình ảnh đường nét thanh cơ bản F0 thể hiện cao độ...............................................52
Hình 1.11: Hình ảnh sóng âm và đường nét cao độ thể hiện ngữ điệu ......................................53
Hình 1.12: Đối chiểu cấu trúc âm tiết Anh – Việt......................................................................55
Hình 1.7: Tỷ lệ thực tập tốt nghiệp: các khối Ngoại ngữ, Kỹ thuật, Kinh tế, Xã hội. ..............63
Hình 2.1: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và 12 MKS....................75
Hình 2.2: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và MKS11 ....................76
Hình 2.3: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và MKS 3, 4..................77
Hình 2.4: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và MKS 1, 10................77
Hình 2.5: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và MKS 5, 7, 12 ...........78
Hình 2.6: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết từ chorale giữa CPAC và MKS 2, 6, 8 .............79
Hình 2.7: Tỷ lệ các kiểu phát âm từ chorale của các MKS........................................................79
Hình 2.8: Minh họa cường độ và cao độ đỉnh âm tiết 1 giữa CPAC và MKS – từ chorale.....80
Hình 2.9: Minh họa cường độ và cao độ đỉnh âm tiết 2 giữa CPAC và MKS – từ chorale.....82

Hình 2.10: Đối chiếu cường độ đỉnh 2 âm tiết giữa CPAC và MKS – từ chorale....................83
Hình 2.11: Đối chiếu cao độ đỉnh 2 âm tiết giữa CPAC và MKS – từ chorale ........................84
Hình 2.12: Đối chiếu trường độ và tỷ lệ trường độ 2 âm tiết giữa CPAC và MKS ..................85
Hình 2.13: Đối chiếu tổng quát cường độ, cao độ và trường độ 2 âm tiết giữa CPAC và MKS
– từ chorale.....................................................................................................................................87
Hình 2.14: Đường nét cường độ từ character của CPAC và MKS_10 .....................................89
Hình 2.15: Dạng sóng âm, cường độ, cao độ: character của CPAC - MKS_10.......................90
Hình 2.16: Đối chiếu cường độ đỉnh âm tiết 2 giữa CPAC và 12 MKS – từ character...........93
Hình 2.17: Tỷ lệ các kiểu lỗi trọng âm – khảo sát từ character .................................................94
Hình 2.18: Đối chiếu CPAC với các MKS – từ phái sinh advantageous ..................................97
Hình 2.19: Hình ảnh tổng hợp các đường nét cường độ của CPAC và các MKS.....................98
Hình 2.20: Đối chiếu CPAC với các MKS – từ ghép Northeast..............................................100
Hình 2.21: Kết quả thực nghiệm F0, bước sóng của từ ghép ‘xe đạp’ ....................................102
Hình 2.22: F0: CTV nam (T), nữ (P) -từ ghép kết thúc vơi các thanh điệu khác nhau. .........103
Hình 2.23: Đối chiếu trường độ từ xe ‘đạp (từ ghép) và ‘xe đạp (danh ngữ)..........................105
Hình 2.24: Đối chiếu trường độ từ hoa ‘hồng (từ ghép) và ‘hoa hồng (danh ngữ).................106
Hình 2.25: Ngữ cảnh và kết luận của nhóm tác giả René Schiering và Balthasar Bickel. .....107
Hình 2.26: Hình ảnh formant hiện tượng chêm âm /r/..............................................................125
Hình 2.27: Hình ảnh formant hiện tượng đồng hóa ngang qua biên giới các hình vị.............128
Hình 2.28: Hình ảnh formant khi khơng có hiện tượng đồng hóa............................................130


xii

Hình 2.29: Hình ảnh formant hiện tượng đồng hóa ngang qua biên giới các từ .....................130
Hình 2.30: Hình ảnh cao độ của CPAC, MKS ..........................................................................131
Hình 2.31: Hình ảnh cường độ của CPAC, MKS......................................................................131
Hình 2.32: Hình ảnh formant hiện tượng rút gọn nguyên âm yếu /ə/ .....................................135
Hình 2.33: Hình ảnh cao độ của CPAC, MKS ..........................................................................136
Hình 2.34: Hình ảnh cường độ của CPAC, MKS......................................................................136

Hình 2.35: Đồ thị về kết quả kiểm tra kiểm nghiệm giảng dạy................................................142
Hinh 3.1: Đối chiếu ngữ điệu CPAC và MKS 19 .....................................................................160
Hình 3.2: Đối chiếu trường độ đơn vị giọng ngữ điệu giữa CPAC và MKS_18 ....................161
Hình 3.3: Sự khác nhau về trường độ ngữ đoạn đoạn “You can always renew item if they’re
not required by anyone else by telephoning or logging on to our website.” giữa CPAC (trên)
và MKS_33 (dưới) .......................................................................................................................163
Hình 3.4: Đường nét cường độ âm tiết chủ CPAC và MKS_15 ..............................................165
Hình 3.5: Hình ảnh cao độ 1 Đơn vị giọng ngữ điệu: shall I pay by check, would that do?..166
Hình 3.6: Đối chiếu cường độ CPAC - TTB NHÓM MKS_10: Shall I bring a bank statement,
would that do? ..............................................................................................................................170
Hình 3.7: Đối chiếu cao độ CPAC - TTB NHÓM MKS_10: ‘Shall I bring a bank statement,
would that do?” ............................................................................................................................171
Hình 3.8: Đối chiếu cường độ CPAC - TTB 9 NHÓM MKS: Shall I bring a bank statement,
would that do? ..............................................................................................................................172
Hình 3.9: Tỷ lệ các kiểu lỗi ngữ điệu tiếng Anh .......................................................................175
Hình 3.10: F0 và sóng âm của câu ‘Phượng đi xe đạp’ – phát âm nhấn mạnh chủ ngữ..........177
Hình 3.11: F0 và sóng âm của câu ‘Phượng đi xe đạp’ – phát âm nhấn mạnh Động từ..........178
Hình 3.12: F0 và sóng âm của câu ‘Phượng đi xe đạp’ – phát âm nhấn mạnh tân ngữ. .........178
Hình 3.13: F0 và sóng âm của câu ‘Phượng đi xe đạp – nhấn mạnh cum động từ..................178
Hình 3.14: F0 và sóng âm của câu ‘Phượng đi xe đạp –phát âm nhấn mạnh cả câu...............178
Hình 3.15: F0 của CTV nam (T), nữ (P) câu kết thúc vơi các thanh điệu khác nhau.............179
Hình 3.16: Kết quả kiểm tra sau đợt dạy thử nghiệm ...............................................................196


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo các cuộc khảo sát về tình hình dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam, cùng với
nhận xét của chúng tôi trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ thì một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hiểu sai lệch trong giao tiếp, đặc biệt khi sử dụng Anh

ngữ của người Việt, là lỗi về ngữ âm. Trong đó, lỗi trọng âm và ngữ điệu được đánh
giá là khó khắc phục nhất bởi vì đây là sự chuyển di tiêu cực do ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ (Việt ngữ). Nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc từ đơn âm tiết của tiếng Việt
thuộc ngơn ngữ đơn lập, đơn âm tiết tính có thanh điệu và hồn tồn khơng biến hình,
tạo ra sự khác biệt rất lớn giữa tiếng Việt và tiếng Anh thuộc hệ thống ngơn ngữ biến
hình với từ đa âm tiết.
Ngoài ra, một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến lỗi ngôn điệu này là sự chủ
quan của người học nên không nhận thấy được mức độ ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của
ngơn điệu. Đơn cử một ví dụ về ngữ điệu trong “câu hỏi có đi” (Question Tag) của
tiếng Anh với bốn cấu trúc cơ bản về phần phát ngôn (Statement) khẳng định (+) hay
phủ định (-) khi ghép với phần đuôi (tag) khẳng định (+) và phủ định (-).
Bảng 0.1: Phát ngôn khẳng định – Đuôi phủ định
Phần phát ngôn

Phần đuôi

Ngữ

+

-

điệu

S+V+O

aux/ mod + not + SP

She love him


does not she ?

Lên

It’s hot today

isn’t it?

Xuống

Nghĩa

- Câu hỏi thật sự
- Ngạc nhiên
- Đề nghị sự đồng ý


14

Bảng 0.2: Phát ngôn phủ định – Đuôi khẳng định
Phần phát ngôn

Phần đuôi

Ngữ

-

+


điệu

S aux/ Modal + not + V + O

aux/ mod + SP

You haven’t got any cigarettes
You

haven’t

finished

homework

Nghĩa

have you ?
your

Have you?

Lên

- Câu hỏi thật sự
- Lời đề nghị dè dặt

Xuống - Sự khơng hài lịng

Các đường nét ngữ điệu khác nhau đưa đến ý nghĩa khác nhau của cùng một câu

hỏi đuôi như trên. Cụ thể, trong bốn trường hợp này, ngữ điệu lên hay xuống sẽ tạo ra
sáu hình thức ngữ nghĩa khác nhau rõ rệt và có thể dẫn tới những hiểu lầm khơng tốt
trong giao tiếp.
Vì vậy, luận án hướng đến việc tìm hiểu ngun nhân chính xác của các lỗi phát
âm ngôn điệu tiếng Anh của sinh viên người Việt. Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn
đến hiện trạng lỗi phát âm của sinh viên, các kiểu lỗi ngôn điệu cụ thể sẽ được xác
định. Từ đó, chúng tơi đề xuất biện pháp khắc phục nhằm giúp sinh viên phát âm tiếng
Anh chuẩn xác hơn, tạo hiệu quả tốt trong giao tiếp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ những khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh nêu trên, luận án tập trung
vào nghiên cứu, đối chiếu để tìm ra nét đặc trưng ngữ âm, âm vị học tiếng Anh và tiếng
Việt từ yếu tố đoạn tính đến siêu đoạn tính, trong sự ảnh hưởng của đặc điểm hình thái,
cú pháp, ngữ dụng Anh – Việt. Bởi vì luận án tập trung khảo sát trọng âm từ, trọng âm
ngữ đoạn, ngữ điệu, nên sẽ mang đến cho người đọc cảm giác giác đầu tiên là luận án
chỉ khảo sát ở bậc ngữ âm – âm vị: bậc đầu tiên trong ngữ học. Tuy nhiên, để khảo sát
trọng âm từ thì cần phải tham khảo về hình thái từ vì các yếu tố tiền tố, hậu tố tiếng
Anh có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí trọng âm từ, hay có thể nói là một số qui luật


15

trọng âm từ tiếng Anh cũng bị ảnh hưởng bởi các phụ tố. Thêm nữa, việc khảo sát
trọng âm ngữ đoạn và ngữ điệu thì phải liên quan đến cấu trúc câu và ngữ nghĩa, trong
đó cũng bị sự tác động của ngữ dụng.
Ngoài ra, luận án cũng mong bước đầu thực hiện tiến trình khảo sát mức độ ảnh
hưởng của phương ngữ Việt có giọng tương đối nặng đến cách phát âm, đặc biệt là
trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh.
Cuối cùng, bằng khảo sát thực nghiệm và phân tích những lỗi của người bản
ngữ Việt khi phát âm tiếng Anh, đặc biệt là lỗi về trọng âm và ngữ điệu, luận án tiến
tới hướng giải quyết và khắc phục các lỗi về trọng âm và ngữ điệu. Từ đó đề xuất một

hướng dạy ngữ âm sinh động hơn để kích thích cảm hứng nghiên cứu và rèn luyện ngữ
âm nhằm tạo hiệu ứng tốt và thành công trong giao tiếp.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu ngôn điệu tiếng Việt
Bên cạnh quyển Ngữ âm học đại cương [32] của Zinder R. xuất bản và dịch
sang tiếng Việt năm 1960 và các cơng trình của Cao Xn Hạo [24], và Nguyễn Tài
Cẩn [7], quyển Ngữ âm tiếng Việt [46] của Đoàn Thiện Thuật, tái bản năm 1977 và tái
bản năm 1980, một giáo trình ngữ âm lý luận về cấu trúc âm vị học tiếng Việt, đã nêu
lên các khả năng giải quyết và cung cấp phương pháp nghiên cứu về hệ thống âm vị
tiếng Việt. Nội dung của quyển sách được tinh giản đến mức tối đa để nêu bật lên
những nét cơ bản không thể thiếu được của hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Lý luận hiện
đại được vận dụng để phân tích ngữ âm học và kinh nghiệm của các nhà Đông phương
học tiên tiến cũng đã được ứng dụng để tìm ra phương pháp phân tích có khả năng nêu
bật được những đặc điểm của tiếng Vịệt.
Trên cơ sở vận dụng những khái niệm ngữ âm cơ bản và tiếp thu những thành
tựu nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, Đinh Lê Thư và Nguyễn Văn Huệ, trong quyển
Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt [47] xuất bản năm 1998, đã trình bày một cách ngắn gọn
những kiến thức cơ bản về ngữ âm học đại cương và ngữ âm tiếng Việt. Quyển sách


16

chủ yếu tập trung vào một số đặc trưng về âm học của âm thanh và cũng đã sơ bộ tổng
kết những kết quả nghiên cứu về trọng âm và ngữ điệu mà các giáo trình đi trước chưa
đề cập tới hoặc đề cập rất ít. Quyển sách là một sự khái quát từ đối tượng và vị trí của
ngữ âm học, cơ sở ngữ âm, phân loại âm tố, những vấn đề về âm tiết tiếng Việt cũng
như hệ thống âm vị học siêu đoạn tính như thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu tiếng Việt.
Phần phụ lục của quyển sách đã cung cấp danh sách các thuật ngữ ngữ âm học đối
chiếu với tiếng Anh để giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các thuật
ngữ chuyên ngành.

Năm 2002, Nguyễn Quang Hồng đã đi sâu vào phân tích âm tiết, một đơn vị cơ
bản của ngữ âm trong quyển Âm tiết và loại hình ngơn ngữ [29], với sự nghiên cứu và
phân loại âm tiết rất công phu. Tuy nhiên, sự so sánh đối chiếu cấu trúc âm tiết tiếng
Anh – Việt cũng như khảo sát cách phát âm và lỗi cơ bản khi phát âm âm tiết tiếng
Anh của người bản ngữ Việt hầu như chưa được đề cập chi tiết.
Bên cạnh các công trình của Đỗ Hữu Châu & Bùi Minh Tốn [8], Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [10], Tiếng Việt Đại cương – Ngữ âm [37]
của Mai Thị Kiều Phượng được xuất bản vào năm 2008, một lần nữa đã cung cấp
những kiến thức cơ bản về đại cương tiếng Việt và ngữ âm tiếng Việt. Quyển sách gồm
năm phần chính: Những vấn đề đại cương về tiếng Việt (nguồn gốc và sự phát triển
lịch sử tiếng Việt); Những vấn đề đại cương về ngữ âm và và ngữ âm học (khái niệm,
những cơ sở nghiên cứu ngữ âm, sự phân tích các đơn vị âm thanh và đơn vị ngữ âm
đoạn tính và siêu đoạn tính); Những vấn đề về đặc điểm, cấu trúc, phân loại của hệ
thống âm tiết tiếng Việt hiện đại cũng như hệ thống âm vị cấu tạo nên âm tiết của tiếng
Việt hiện đại và vấn đề về hệ thống chính âm và chính tả tiếng Việt.
Hồng Thị Châu, trong quyển Phương ngữ học tiếng Việt [9], xuất bản năm
2007, đã có sự phân tích sâu về tính thống nhất và đa dạng của tiếng Việt hiện đại với
với sự tồn tại của khá nhiều phương ngữ đã được phân vùng với sự khác biệt về ngữ
pháp, từ vựng và ngữ nghĩa do khác nhau về nguồn gốc. Trong đó, sự khác biệt về ngữ


17

âm là một hiện thực khơng cịn gì để bàn cãi, và đây cũng là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự đa dạng về lỗi phát âm của người Việt khi học ngọai ngữ do sự biến
thể của hệ thống phụ âm đầu, sự chuyển hóa nguyên âm và phụ âm cuối qua các
phương ngữ tiếng Việt, cũng như hệ thống thanh điệu trên các miền đất nước. Tác giả
cũng đã có sự phân tích về các mặt lịch sử và xã hội của phương ngữ, cũng như vấn đề
phương ngữ trong tác phẩm văn học.
Nguyễn Đức Dân trong Ngữ dụng học [12] xuất bản năm 1998 và Nguyễn Thiện

Giáp, trong quyển Dụng học Việt ngữ [19] xuất bản năm 2007, đã nêu lên cách sử dụng
ngôn ngữ khi giao tiếp, trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu
tương ứng. Từ đó có thể thấy rõ một điều là không thể phủ nhận rằng ngữ điệu đóng
một vai trị rất quan trọng từng ngữ cảnh cụ thể để đạt được mục đích giao tiếp. Tác giả
đã bỏ ra khá nhiều thời gian để bàn về cấu trúc thơng tin, ngữ vực, trường diễn ngơn,
tích chất diễn ngôn, phương thức diễn ngôn, cả về vấn đề văn hóa và ngơn ngữ.
Ngun nhân chủ yếu, theo tác giả, là nếu chỉ phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa thì
khơng thể phát hiện hết các ý nghĩa trong tình huống phát ngơn. Do đó, cần phải
nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp trong mối quan hệ với ngữ âm học, khoa học nghiên
cứu đặc điểm của những âm thanh dùng trong ngôn ngữ và cung cấp những phương
pháp để miêu tả, phân loại và phiên âm chúng. Cũng theo tác giả, âm vị học, khoa học
nghiên cứu các âm vị, cần được kết hợp với những bộ môn ngữ học cịn lại để nghiên
cứu cả mặt hình thức vật chất lẫn nội dung ý nghĩa của ngôn ngữ.
Tiếp theo các cơng trình nghiên cứu ngữ âm nêu trên, Ngữ điệu tiếng Việt [42]
của Đỗ Tiến Thắng được xuât bản năm 2009, là chuyên luận đầu tiên về ngữ điệu tiếng
Việt, với nội dung chính gồm 7 phần: Khái luận, Ngữ điệu cấu tạo, Ngữ điệu mục đích,
Ngữ điệu tình thái, Ngữ điệu hàm ý, Ngữ điệu hành vi, Ngữ điệu hội thoại. Với 7 nội
dung này, vấn đề ngữ điệu tiếng Việt đã được nhìn nhận một cách toàn diện, từ tổng
quan đến cụ thể, từ truyền thống đến hiện đại. Chuyên luận này cũng đã tiếp cận và bao
quát được các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của tiếng Việt. Tuy


18

nhiên, kết luận của tác giả về ngữ điệu tiếng Việt do cú pháp quy định thì cần phải
được minh chứng bằng thực nghiệm ngữ âm vì nhận xét này cơ bản đối lập với nhận
định của các nhà ngữ âm học trước đây về tình trạng ngữ điệu tiếng Việt bị khống chế
bởi thanh điệu.
2.2. Lịch sử nghiên cứu ngơn điệu tiếng Anh
Dù đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngữ âm mà cụ thể là ngôn điệu

tiếng Anh nhưng vì phạm vị của chương mục lịch sử nghiên cứu có hạn nên chúng tơi
chỉ xin điểm qua một số cơng trình được xuất bản có liên quan trực tiếp đến đề tài luận
án.
Trước tiên có thể kể đến quyển An Introduction to English phonology [96] của
McMahon A. xuất bản năm 1988. Quyển sách giới thiệu tổng quát các kiến thức về âm
vị học tiếng Anh, từ âm vị đến âm tiết tiếng Anh, sự khác nhau về các chất giọng, từ
các thành tố của âm tiết cho đến ngữ pháp về mẫu âm tiết tiếng Anh cũng như giới
thiệu sơ lược về hệ thống âm vị học siêu đoạn tính, nhằm cung cấp phương pháp
nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết trừu tượng.
Tiếp theo, bên cạnh các cơng trình của các tác giả Goldsmith J. A. [77] [78],
Gussenhoven, Haike C. & J. [80], có thể kể đến cơng trình của Roach P.quyển English
Phonetics and Phonology [102], xuất bản năm 1998. Cơng trình này đã miên tả cách
phát âm tiếng Anh được chọn làm tiêu chuẩn cho người học tiếng Anh ở Anh quốc và
trình bày lý thuyết đại cương về âm thanh và cách vận dụng trong ngơn ngữ. Bên cạnh
đó, bản chất ngữ âm học và âm vị học cũng được phân tích theo suốt chiều dài của
quyển sách với các chương được sắp xếp rất hợp lý từ việc xác định và mô tả các âm vị
Anh ngữ, hệ thống các nguyên âm, phụ âm, đến tiến tới quan sát âm vị và cách dùng ký
hiệu theo lý thuyết, cấu trúc âm tiết tiếng Anh trong hệ thống âm vị học đoạn tính. Từ
đó, trên cơ sở âm vị học đoạn tính, tác giả đã phân tích khá chi tiết về hệ thống âm vị
học siêu đọan tính như trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh từ hình thức đến chức năng.


19

Cũng đề tài phát âm, cùng với Dalton, Seidholfer C. & B. [66], Jones D. [86],
Ladefoged P. [93], Shockey L. năm 2003 khi xuất bản quyển Sound patterns of spoken
English [109], đã giải quyết vấn đề phát âm trong cuộc sống hàng ngày từ nhiều nhóm
xã hội với nền tảng giáo dục, văn hóa khác nhau, ở các vùng khác nhau và tất nhiên họ
đã tạo ra rất nhiều điểm khác biệt làm tăng tính đa dạng của ngữ âm học phương ngữ.
Hơn nữa, quyển sách đã bao phủ một vùng nghiên cứu rộng từ ngữ âm, âm vị học, cho

đến ngữ học xã hội; từ âm vị học lịch sử đến âm vị học hội thọai; từ âm vị cho đến âm
tiết tiếng Anh và cuối cùng là sự phân tích về vấn đề nắm vững ngữ âm tiếng Anh với
tư cách là người bản xứ, cũng như trên góc độ ngọai ngữ.
Nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ các khái niệm ngữ âm học của Anderson, John
M. và Ewen, Colin J. [50], Chomsky N. và Halle M. [60], Clements, George N. và
Samuel J. Keyser [64], Tủ sách Đại học Sư phạm Tp. HCM đã cung cấp quyển sách:
English Phonetics and Phonology [114]. Quyển sách này đã cung cấp kiến thức cơ bản
về ngữ âm học và âm vị học như bản chất ngữ âm học và âm vị học, mô tả các âm vị
Anh ngữ, cấu trúc âm tiết tiếng Anh trong hệ thống âm vị học đoạn tính. Quyển sách
cũng phân tích khá chi tiết về hệ thống âm vị học siêu đoạn tính như trọng âm và ngữ
điệu tíếng Anh từ hình thức đến chức năng. Điểm đặc biệt thú vị là quyển sách cịn có
cách phân tích khá chi tiết về quy luật biến thể âm vị, miêu tả hiện tượng biến đổi đặc
điểm của âm vị do sự tác động của các âm lân cận.
2.3. Lịch sử nghiên cứu ngữ âm thực nghiệm ngôn điệu
Về phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, Harris Z.S. năm 1947, trong quyển
Những phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc [49], qua bản dịch của Cao Xuân Hạo
năm 2006, đã trình bày những phương pháp được sử dụng trong ngôn ngữ học miêu tả:
ngôn ngữ học cấu trúc nhằm thảo luận về những thủ pháp mà nhà ngôn ngữ học có thể
thực hiện trong q trình nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu được sắp xếp dưới
dạng thức những thao tác phân tích kế tiếp theo nhau mà nhà ngôn ngữ học dùng để xử
lý các cứ liệu của mình. Xuất phát từ tất cả phát ngơn xuất hiện trong một khối cộng


20

đồng ngôn ngữ duy nhất và trong một lần duy nhất, tồn bộ thao tác này xác định điều
gì có thể coi là đồng nhất trong các bộ phận khác nhau của hết thảy phát ngôn khác
nhau, và cung cấp một phương pháp để nhận diện tất cả các phát ngơn như một số
tương đối ít cách sắp xếp nhất định của những yếu tố nhất định. Quyển sách này đã nêu
lên những vấn đề về phương pháp luận, sự phân đọan và khu biệt âm vị học, cũng như

trường độ âm vị, tiếp tố, tái âm vị hóa, yếu tố hình thái học: chiết đọan hình vị tính,
hình âm vị. Điều cần lưu ý là, theo tác giả, “quyển sách này, đáng tiếc thay, không phải
là dễ đọc”, nhưng thật q giá vì những thao tác phân tích trình bày ở đây là kết quả và
sự phát triển các cơng trình của nhiều nhà ngữ học trên thế giới. Quyển sách đã đem lại
một cái nhìn tổng quan về âm vị học trong mối quan hệ với hình vị học, đơn vị ngôn
ngữ kế tiếp trong chuỗi ngữ học trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.
Về lý thuyết ngữ âm học thực nghiệm, có thể kể đến các cơng trình của các tác
giả Ashby, M. và Maidment, J. Introduce to Phonetic Science [52], Brentari, Diane A
prosodic model of sign language phonology [54], Brunelle, M. Fundamentals of
experimental phonetics, Lecture [56], Fry D. B., The dependence of stress judgments
on vowel formant structure [72], Duration and intensity as physical correlates of
linguistic stress [73], Experiments in the perception of stress [74] v.v. Ladefoged, P.
[92] trong quyển Phonetic Data analysis, đã mô tả và hướng dẫn rất cụ thể trật tự các
bước trong tiến trình thực nghiệm ngữ âm học từ việc chọn mẫu khảo sát, thu âm giọng
nói đến viết lập trình để đo đạc các thơng số về cường độ, cao độ và trường độ của các
mẫu khảo sát, cách đọc ảnh phổ và khảo sát các dạng sóng âm thanh. Phương pháp và
các bước khảo sát thực nghiệm ngữ âm học này cũng đã được sử dụng trong luận án
với mục đích chứng minh tính chính xác trong nhận định tiêu chí nhận biết âm tiết
mang trọng âm trong từ đa âm tiết tiếng Anh.
Các cơng trình thực nghiệm ngữ âm đã cơng bố có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu ngơn điệu của luận án có thể lược điểm gồm “Corpus-based Evaluation of
Prosodic Phrase break prediction ssing nltk_lite’s chunk parser to detect prosodic


21

phrase boundaries in the Aix-MARSEC corpus of spoken English” [136], “Prosodybased automatic detection of punctuation and interruption events in the ICSI meeting
recorder corpus” [137], “Classifying turn-level uncertainty using Word-Level
Prosody” [138], Ngoài ra,


Youngim Jung, và Hyuk-Chul Kwon, trong bài

“Consistency maintenance in Prosodic Labeling for reliable prediction of Prosodic
Break”s [139] đã công bố kết quả của một dạng thực nghiệm để chứng minh sự chính
xác của phương pháp đốn sự ngắt đoạn trong ngôn điệu. Phương pháp này đã cơ bản
giải quyết được khó khăn thể hiện những câu mang tính chất mơ hồ bằng tiếng Hàn với
nghĩa khác nhau phụ thuộc vào vị trí ngắt đoạn.
Bên cạnh đó, cụ thể và được ứng dụng khá thiết thực là bài “A Prosodic
Labeling system for Mandarin Speech Database” [140] của các tác giả Chou F. C.,
Tseng C. Y. và Lee L. S. Các tác giả đã mô tả kỹ thuật, phương pháp để đánh dấu ngữ
đoạn, các khoảng ngắt ngôn điệu, với một hệ thống mơ hình và dụng cụ để tự động
đánh dấu các đoạn ngắt bằng cách nhận dạng các đường nét cao độ ngữ điệu. Nội dung
ngôn điệu tiếng phổ thơng Trung Quốc được mã hóa bằng hệ thống JSML (Java
Speech Markup Languages) kết hợp với ToBI (Tone and Break Indices). Hệ thống
JSML – ToBI kết hợp với hệ thống IPA - ASCII có thể sẽ được sử dụng như bản chuẩn
cho hệ thống phiên âm ngữ âm học bằng máy phát âm tiếng phổ thông Trung Quốc.
Về thực nghiệm khảo sát và kiểm chứng các phương pháp nhận diện điểm ngắt
ngữ đoạn, cũng chính là điểm cuối của một đơn vị giọng ngữ điệu, thì ngồi các cơng
trình nêu trên, Satsuki N. S và Turk A. E. đã tiến hành một cuộc khảo sát thực nghiệm
ngữ âm qua đề tài “Separability of prosodic phrase boundary and phonemic
informationa” [141]. Cuộc khảo sát đã được tiến hành với các cộng tác viên ở miền
Nam nước Anh để kiểm chứng giả thuyết rằng sự giải mã, xây dựng lại thông tin âm vị
học và ngơn điệu từ những tín hiệu âm học sẽ được thuận tiện hơn khi những thông tin
ngôn điệu được mã hóa bởi các tín hiệu siêu đoạn tính xảy ra đồng thời. Kết quả thực
nghiệm cho thấy rằng mức độ giao tiếp giữa ranh giới và thông tin nơi tạm dừng bị


22

giảm khi nguyên âm ở trước vị trí ranh giới được báo hiệu bởi trường độ và đường nét

thanh cơ bản F0. Như vậy sự đơn giản khi giải mã thông tin âm vị và ngôn điệu xuất
phát từ lợi điểm của sự kết hợp với các tín hiệu ngơn điệu.
Bên cạnh các cơng trình khảo sát nhân tố quan trọng nhất của ngơn điệu trong
nhận thức giọng nước ngồi như “The English intonation influence on Chinese Lexical
Tones produced by English-speaking students of Chinese” [142], “Prosodic
characteristics of Orkney and Shetland dialects - An experimental approach” [143],
“Prosodic and Rhythmic Patterns produced by Native and Non-native Speakers of
a Quantity-Sensitive Language” [144], “Perception and Production of Non-Native
Prosodic Categories” [145], bài viết “Testing the contribution of Prosody to the
Perception of Foreign Accent” [146], Jilka M. đã tiến hành một cuộc khảo sát thực
nghiệm ngữ âm học với các cộng tác viên người Đức phát âm các mẫu câu tiếng Anh.
Mục đích của cuộc khảo sát này là để chứng minh ngữ điệu là một nhân tố quan trọng
nhất của ngôn điệu trong nhận thức giọng nước ngoài. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm
ngữ âm cũng cho thấy rằng những khía cạnh đoạn tính của giọng nước ngồi được
nhận thức mạnh mẽ hơn những khía cạnh thuộc siêu đoạn tính như trọng âm và ngữ
điệu.
Về trọng âm từ và trọng âm ngữ đoạn, bên cạnh các bài “Experimental
Investigation of Word Stress” [147], “The use of CALL in acquiring foreign language
pronunciation and prosody – General specifications for Euronounce Project” [148],
các tác giả khác cũng đã có sự nghiên cứu về trọng âm từ tiếng Việt, tiêu biểu như sau:
Nguyễn T. và Ingram J., đã tiến hành cuộc khảo sát về trọng âm từ ghép tiếng
Việt trong bài “Stress, tone and word prosody in Vietnamese compounds” [149]. Hai
tác giả đã khảo sát cặp từ ‘hoa hồng’ trong ngữ cảnh đồng nhất như ‘hoa hồng thì đẹp’
(1 loại hoa: từ ghép), ‘hoa hồng thì đẹp’ (hoa màu hồng: danh ngữ), gắn vào từng bức
tranh theo đúng sự mô tả của câu. Từ kết quả thực nghiệm, các tác giả đã đi đến kết
luận là khơng có một minh chứng nào từ số liệu khảo sát ủng hộ cho quan điểm rằng


23


tồn tại sự khác nhau về vị trí trọng âm giữa từ ghép và danh ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên,
chúng tôi không đồng thuận với nhận định của hai tác giả trên nên đã tiến hành khảo
sát thực nghiệm các mẫu từ vựng và danh ngữ của hai tác giả này, kết quả đã được
trình bày cụ thể trong mục trọng âm từ và trọng âm ngữ đoạn của luận án.
Cuộc khảo sát thứ hai cũng được thực hiện bởi Nguyễn T. và Ingram J.. Trong
bài “Acoustic and perceptual cues for compound and phrasal contrast n Vietnamse.”
[150] hai tác giả này lại một lần nữa đã khảo sát cặp từ ‘hoa hồng’ trong ngữ cảnh
đồng nhất như ‘hoa hồng thì đẹp’ (một loại hoa: từ ghép), ‘hoa hồng thì đẹp’ (hoa màu
hồng: danh ngữ), gắn vào từng bức tranh theo đúng sự mô tả của câu. Nhưng lần này,
hai tác giả đã khảo sát thêm khía cạnh trường độ bên cạnh cao độ và cường độ. Từ kết
quả thực nghiệm, các tác giả cũng đi đến kết luận là không có một minh chứng nào từ
số liệu khảo sát ủng hộ cho quan điểm rằng có sự khác nhau về vị trí trọng âm giữa từ
ghép và danh ngữ tiếng Việt. Thay vào đó, người Việt đã dùng sự tạm ngừng giữa hai
thành tố để phân biệt danh ngữ và từ ghép. Tuy nhiên, chúng tơi đã có nhận định cụ thể
hơn dựa trên cơ sở nguyên tắc trọng âm từ đa âm tiết tiếng Việt nên đã tiến hành khảo
sát lại các mẫu từ vựng của hai tác giả này để chứng minh cho qui luật trọng âm từ đa
âm tiết tiếng Việt. Kết quả khảo sát cũng đã được trình bày cụ thể trong phần trọng âm
từ và trọng âm ngữ đoạn của luận án.
Về vấn đề trọng âm trong tiếng Việt, có thể kể đến cuộc khảo sát của nhóm tác
giả Schiering R. và Bickel B. với bài “Aspect of prosody in Vietnamese” [151], “Does
Vietnamese have the prosodic words – A Mon-Khmer development and its typological
signigicance hay Aspect of prosody in Vietnamese” [152]. Theo Schiering R. và Bickel
B. cả từ đa âm tiết và danh ngữ tiếng Việt cơ bản có vị trí trọng âm ở âm tiết cuối.
Ngữ điệu tiếng Việt cũng được các tác giả Stephanie J. trong bài “Prosodic
focus in Vietnamses” [153], đã làm một cuộc khảo sát thực nghiệm ngữ âm để kiểm
chứng đặc điểm ngữ điệu trên cơ sở từ hai âm tiết tiếng Việt (từ ghép). Các từ hai âm
tiết này đều được phát âm trong ngữ đoạn với năm cách phát âm khác nhau cho mỗi


24


câu: 1) Nhấn mạnh chủ ngữ; 2) Nhấn mạnh động từ 3) Nhấn mạnh bổ ngữ; 4) Nhấn
mạnh cụm động từ; 5) Nhấn mạnh cả câu. Theo Stephanie J., đường nét thanh cơ bản
F0 đều đi xuống trong câu Phượng đi xe đạp, dù với năm cách phát âm khác nhau nêu
trên. Thêm nữa, tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng từ ghép tiếng Việt bị ảnh hưởng bởi
thanh điệu. Từ đó, thực nghiệm được tiến hành với nhiều từ ghép có thanh điệu khác
nhau ở âm tiết thứ hai (Phượng đi xe đạp, Lan uống café, Mến uống nước). Theo kết
quả đối chiếu các đường nét thanh cơ bản F0 của CTV nam và CTV nữ, với các cách
phát âm nhấn mạnh ở các vị trí khác nhau trong ngữ đoạn, tác giả đã nêu lên nhận định
rằng cách phát âm từ ghép tiếng Việt bị khống chế bởi thanh điệu, tuy quy mô thực
nghiệm chưa đủ để đưa đến một sự khẳng định về đặc điểm trọng âm từ hai âm tiết
tiếng Việt.
Do trọng âm tiếng Việt là trọng âm lượng, nên theo chúng tôi, khi khảo sát và
đối chiếu giữa từ ghép và danh ngữ tiếng Việt, trường độ là tiêu chí quan trọng nhất, và
kết quả khảo sát cũng đã được thể hiện trong luận án.
Ngữ điệu và cú pháp là một đề tài cũng không kém phần thú vị, đặc biệt đối với
tiếng Anh là một ngôn ngữ mà các nguyên tắc ngữ điệu là do cú pháp qui định. Bên
cạnh các bài “CircumReality functionality delta: Blizzard Challenge 2007 to 2008”
[154], “Prosody Transfer and Suppression: Stages of Tone Acquisition” [155], “The
use of prosody in syntactic disambiguation” [156], bài viết “Modeling the interaction
of intonation and lexical tone in Vietnamese” của Ha K. P. và Grice M. đã đưa ra nhận
định rằng ngữ điệu tiếngViệt không hoàn toàn bị thanh điệu khống chế trong ngữ cảnh
hội thoại qua điện thoại. Cuộc khảo sát được thực hiện với các mẫu hồi đáp ngắn qua
điện thoại như: ờ (thanh huyền – đường cao độ đi lên), vâng (thanh ngang – đường cao
độ đi xuống). Từ đó các tác giả đã kết luận rằng trong hội thoại điện thoại, người nói
thường lên giọng (đường nét cao độ đi lên) để tỏ ý kết thúc phần phát ngôn của họ và
đã đến lượt người đầu giây bên kia tiếp tục cuộc đối thoại. mm lên giọng khi bắt đầu
câu chỉnh sửa thông tin ….. Cuộc khảo sát chỉ được thực hiện với mẫu thuộc phương



25

ngữ Hà Nội; vì vậy, tác giả cũng đã có định hướng cơng trình nghiên cứu tiếp theo với
sự qui mô lớn hơn cũng như gia tăng về thời lượng và mẫu khảo sát.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cách phát âm trọng âm và ngữ điệu tiếng
Anh của sinh viên người Việt.
Về trọng âm, luận án tập trung khảo sát các mẫu thu âm một số từ được phân
loại theo số lượng âm tiết: từ đơn theo từng từ loại (danh từ, động từ, tính từ,….), từ
phức với sự ảnh hưởng của các loại phụ tố khác nhau hoặc từ ghép với vị trí trọng âm
khác nhau do ảnh hưởng của từ loại của hai căn tố thành phần [Phụ lục 2.1, 2.2, 2.5,
2.10, 2.12, 2.13, 2.14]. Ngoài ra, một số nguyên tắc trọng âm tiếng Việt có khả năng
ảnh hưởng làm phát sinh lỗi giao thoa cũng được khảo sát.
Về ngữ điệu, luận án tập trung khảo sát các mẫu thu âm một số câu tiếng Anh
được chọn trên cơ sở các hình thức ngữ điệu đặc trưng có khả năng phát sinh lỗi phát
âm ngữ điệu tiếng Anh của người Việt [Phụ lục 2.3, 2.4, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.11-2.17].
Bên cạnh đó, luận án cũng khảo sát một số đặc điểm ngữ điệu tiếng Việt có khả năng
ảnh hưởng làm phát sinh sự chuyển di tiêu cực.
Để thực hiện được những mục đích cụ thể trên, phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm ngữ âm học được áp dụng.
Vì đây là luận án về chun ngành Ngơn ngữ học so sánh - đối chiếu nên mục
đích cuối cùng là sử dụng những kết quả khảo sát nêu trên để cải thiện phương pháp
giảng dạy ngữ âm tiếng Anh, đặc biệt là về trọng âm và ngữ điệu. Mục đích là nâng
cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói riêng và ngơn ngữ học nói chung, mong đáp
ứng được nhu cầu cấp thiết về giao tiếp trong tiến trình tồn cầu hóa hiện nay.
3.2. Phạm vi
o Đây là một cơng trình nghiên cứu để tìm ra những hạn chế về khả năng phát âm
ngôn điệu của sinh viên người Việt nên phạm vi khảo sát được giới hạn là các



×