Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và tiềm năng kinh tế rong biển tỉnh phú yên (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG KINH TẾ RONG BIỂN
TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 9420120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2021


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Lâm.
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Tú.

Phản biện 1: …
Phản biện 2: …
Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học


và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’,
ngày … tháng … năm 2021`

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Rong biển là tài nguyên biển với các giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp rất cao. Nên hầu hết các quốc
gia có biển đều rất quan tâm đến nguồn lợi này. Ở nước ta hiện nay, nuôi trồng rong biển đang là một trong
ngành mới (thay cho nghề nuôi tôm tuyền thống đang bị khủng hoảng về giá trị lợi nhuận và ô nhiễm đầm nuôi).
Rong biển là những đối tượng đang có nhiều triển vọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần xóa đói, giảm nghèo cho rất nhiều hộ nơng dân ven biển. Tại các vùng biển ven bờ, các đảo của nước ta,
hiện nay đã phát hiện được khoảng 800 loài rong biển.
Tại các vùng biển ven bờ, các đảo của nước ta, hiện nay đã phát hiện được khoảng 800 lồi rong biển, ở
Phú n, đã có một số nghiên cứu về rong biển, trong các nghiên cứu công bố chính thức cho tỉnh Phú n
có 34 lồi gồm 6 loài Tảo lam (Cyanophyta), 8 loài Rong lục (Chlorophyta), 9 loài Rong nâu
(Phaeophyta) và 11 loài Rong đỏ (Rhodophyta) . Trong khi các tỉnh lân cận thuộc vùng Trung Bộ và
Nam Trung Bộ cho thấy, tính đa dạng lồi rong biển khá cao như Quảng Ngãi có 190 lồi, Bình Định 78
lồi, Khánh Hịa 516 lồi, Ninh Thuận 121 lồi, Bình Thuận 210 lồi . Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra trong
đề tài luận án này là có bao nhiêu loài rong biển, đặc trưng phân bố của loài, và trữ lượng của một số lồi rong
có giá trị làm thực phẩm, dược phẩm, ... sẽ được ghi nhận ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên?
Để có thể trả lời câu hỏi trên, nghiên cứu sinh xây dựng đề tài luận án: “Nghiên cứu đa dạng
sinh học và tiềm năng kinh tế rong biển tỉnh Phú Yên” với các mục tiêu và nội dung như sau:
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Mục tiêu lâu dài:

Góp phần nghiên cứu khu hệ rong biển Việt Nam
Mục tiêu trước mắt
- Xác định thành phần loài rong biển và các đặc trưng phân bố của chúng
- Đánh giá được các loài rong biển có tiềm năng kinh tế cơ sở để thiết lập và quản lý các khu vực khai thác,
bảo tồn các loài rong biển ở tỉnh Phú Yên.
3.Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
- Để thực hiện được các mục tiêu trên, các nội dung nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm:
1. Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố rong biển.
2. Xác định các lồi rong biển có tiềm năng kinh tế và phân tích thành phần hóa học của một số lồi rong
kinh tế.
3. Lập bản đồ phân bố không gian và ước tính sinh khối của một số lồi rong kinh tế ở tỉnh Phú Yên.


2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học và tiềm năng kinh tế rong biển trên thế giới
Nghiên

cứu

đa

dạng

sinh

học


của

rong

biển

cũng

như

các

loài

thực

vật

khác

được bắt đầu đẩy mạnh từ khi hệ thống học các sinh giới do Carl Linnaeus đề xuất. Các nghiên cứu phân loại
học rong biển và hệ thống học rong biển được bổ sung và đóng góp bởi nhiều nhà khoa học trong giai đoạn thế
kỉ 17 đến 19.
1.1.1. Về hệ thống học
Cho đến nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng 12.000 loài rong biển được sắp xếp trong 4 ngành :
ngành rong đỏ (> 7.000 loài; ngành rong nâu > 2.000 loài ; ngành rong lục khoảng 1.500 loài ; và ngành vi
khuẩn lam (tảo xanh lam) áng chừng 1.500 lồi .
1.1.2. Về ni trồng rong biển
Các lồi rong được nuôi trồng chủ yếu thuộc khoảng 30 chi Agardhiella, Eucheuma, Gelidium,
Gigartina, Gracilaria, Hydropuntia, Hypnea, Kappaphycus, Meristotheca, Porphyra (ngành rong Đỏ Rhodophyta);


Saccharina,

Laminaria,

Undaria,Cladosiphon (ngành rong Nâu - heterokontophyta hay

Phaeophyta) và Monostroma, Ulva, Caulerpa (ngành rong Lục

- Chlorophyta). Các loài thuộc các chi

Agardhiella, Gelidium, Gigartina, Porphyra, Saccharina, Laminaria, Undaria, Monostroma, Ulva thường được
ni trồng ở vùng biển ơn đới cịn các loài thuộc các chi Eucheuma, Gracilaria, Hydropuntia, Hypnea,
Kappaphycus, Cladosiphon, Caulerpa được nuôi trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
1.1.3. Sử dụng rong biển.
Từ lâu rong biển được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc; chiết một số
loại keo (agar, alginate, carrageenan); sản xuất khí đốt; phân bón; xử lý mơi trường; làm thức ăn như một dạng
thực phẩm xanh cho con người, dùng làm dược liệu
1.2. Nghiên cứu đa dạng sinh học và tiềm năng kinh tế rong biển ở Việt Nam.
1.2.1. Nghiên cứu đa dạng sinh học rong biển ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về rong biển giai đoạn trước năm 1954 hoàn toàn do người nước ngoài
thực hiện ... Sau năm 1954, việc nghiên cứu này mới bắt đầu do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện v.v..
Một số cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản như Rong biển Việt Nam - phần phía Nam, Rong biển Việt
Nam - phần phía Bắc, Rong Mơ, Rong Câu Việt Nam, nguồn lợi và sử dụng, Rong Lục (Chlorophyta) –
Các taxon vùng biển Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam đã phát hiện được khoảng 800 loài rong biển....
1.2.2. Nghiên cứu nguồn lợi rong biển ở Việt Nam.
Ở miền Nam, trước 1975, chỉ có một cơng trình duy nhất đề cập tới nguồn lợi rong biển, đó là cơng trình
của Lương Cơng Kỉnh. Ở miền Bắc có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về rong biển đã được tiến hành ở nhiều
vùng Quảng Ninh, Hải Phòng,... các đối tượng nuôi chủ yếu là rong Câu (Gracilaria), rong Sụn (Kappaphycus)



3

và rong Guột (Caulerpa); nhóm tự nhiên là các chi rong Mơ (Sargassum), rong Đông (Hypnea), rong Mào gà
(Laurencia).
1.2.3. Nghiên cứu các hoạt chất sinh học và thành phần hóa học của rong biển.
Trong rong biển có nhiều hoạt chất khác nhau nhưng lớn nhất là các loại keo như agar, carrageenan,
alginat, các loại sắc tố, steroid, protein, enzyme, lectin, vitamin, các chất kích thích sinh trưởng và các nguyên tố
hóa học.
1.2.4. Nghiên cứu sử dụng rong biển.
Sử dụng rong biển để xử lý ô nhiễm môi trường nước biển, để hấp thụ khí CO2 dư thừa góp phần
chống hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, để sản xuất nhiên liệu sinh học, làm thực phẩm, sử dụng rong
biển làm thức ăn gia súc và phân bón, làm thuốc, chiết một số chất (axit arachidonic, phenolic) dùng làm
thực phẩm chức năng.
1.2.5. Nuôi trồng rong biển
Hiên tại, ở Việt Nam (chủ yếu tại miền Trung) đang nuôi trồng một số loài rong biển: rong Sụn
(Kappaphycus alvarezii); rong câu Cước (Gracilaria bailiniae) và rong Nho (Caulerpa lentillifera ). Hầu hết
sản lượng rong Câu ở Việt Nam được sử dụng làm ngun liệu chiết agar. Hiện nay, diện tích đang ni trồng
rong Câu khoảng 9.830 ha, chiếm khoảng 50% của diện tích có khả năng ni trồng (18.050 ha). Diện tích của
các đầm trồng rong ở các tỉnh miền Trung thường từ 1-2 ha, còn ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam diện tích lớn
hơn (5-25 ha), với sản lượng 47.700 tấn tươi (7.000 tấn khơ), năng suất trung bình khoảng 5 tấn tươi/ha/năm.
Rong Sụn (Kappaphycus alvarezii) được di nhập từ Philippines về và hiện nay, có ba cách khác nhau trồng rong
Sụn ở Việt Nam: Trồng trên bè trong khu vực biển hở dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, trồng ở đầm phá
nông và vịnh bán hở có đáy cát và bùn và trồng rong Sụn trong ao. Cạnh đó, rong Nho đã đang được phát triển ở
một số tỉnh phí Nam Trung Bộ như Khánh Hịa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Rong phát triển tốt trong các ao đìa
ni tơm bỏ hoang và có thể thu hoạch rong sau 15-20 ngày nuôi.
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng biển nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý



Tỉnh Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ từ 13 34’35” đến 12 49’39”
º
o
vĩ độ Bắc và từ 109 17’40” đến 109 23’27” kinh độ Đơng. Tỉnh Phú n có đường bờ biển khoảng dài khoảng

189 km, khúc khuỷu, có nhiều dải núi chạy sát ra biển, tạo thành các eo vịnh, đầm phá. Dọc bờ biển có các cửa
sơng, lạch như các cửa: Tân Quy (đầm Ơ Loan), Đà Diễn (cửa sơng Đà Rằng), Đà Nông (cửa sông Bàn Thạch)
và cửa vịnh Vũng Rơ có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hai vịnh
Vũng Rô và Xuân Đài là vùng nước rộng, sâu và kín gió thích hợp cho phát triển và nuôi trồng thủy sản.

1.3.2. Điều kiện thủy văn


4

Phú n nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ nước có xu hướng biến đổi
chậm so với nhiệt độ khơng khí, tháng 6 có nhiệt độ cao nhất (là thời kỳ khơ nóng) và tháng 12 (thời kỳ mưa
nhiều của năm) có nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ nước thời kỳ mùa mưa dao động từ 23-27,6ºC, trung bình 25,2ºC.
Nhiệt độ nước trong thời kỳ mùa khơ dao động từ 23,8-31,5ºC, trung bình 27,8 ºC. Như vậy, chênh lệch nhiệt độ
trung bình hai mùa vào khoảng 2,5ºC.
Ngồi khơi có độ mặn trên 33,6 – 34‰. Vùng ven bờ có độ mặn từ 31 – 32. Trong các đầm tuy độ mặn
giảm xuống nhưng vẫn khá cao, đạt khoảng 20 – 30.
1.3.3. Chế độ động lực
Đây là khu vực nằm trong vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ nên các đặc điểm biến đổi mùa cả
về tốc độ và hướng gió được thể hiện rõ nét. Thời gian tồn tại hệ thống gió mùa đơng bắc ở khu vực này
là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong đó, các tháng gió mạnh là 11 và 12. Thời gian gió mùa
Tây Nam thịnh hành là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, tháng mạnh nhất là tháng 7, 8. Thời gian
tồn tại gió mùa Đơng Bắc dài hơn gió mùa Tây Nam. Tốc độ gió mùa Đơng Bắc cũng ổn định và lớn
hơn gió mùa Tây Nam.
1.3.4. Hiện trạng chất lượng mơi trường nước vùng ven bờ tỉnh Phú Yên

Trung tâm Quan trắc môi trường đã tiến hành quan trắc tại các vị trí vùng biển ven bờ. có một số thơng số
+
vượt giới hạn cho phép như hàm lượng TSS, COD, NH4 , Mn.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, đia điểm và thời gian nghiên cứu
Các loài rong biển trong vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên được thu thập theo Quy phạm tạm thời về
điều tra biển (Ủy Ban KHKT Nhà nước, 1981), từ tháng 6/2017 đến tháng 05/2019 tại 19 điểm khảo sát
trên 9 khu vực ở vùng ven biển tỉnh Phú Yên được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Vị trí các khu vực khảo sát rong biển ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú n.
Kí hiệu

Khu vực

V1

Đầm Cù Mơng

V2
V3
V4
V5
V6
V7

Đầm Ơ Loan
Cửa Đà Diễn
Cửa Đà Nông
Bãi Rạng
Từ Nham

Ven bờ từ xã An
Ninh Đơng đến
cửa Đà Diễn

Điểm khảo sát
Bãi Nồm
Bãi Tràm
Hịa Lợi
Hịn Nần
Vịnh Hịa
Đầm Ơ Loan
Cửa Đà Diễn
Cửa Đà Nơng
Bãi Rạng
Từ Nham
Mỹ Quang Bắc
Hòn Chùa
Hòn Dứa

Vĩ độ
13°56'86.10"N
13°55'09.68"N
13°52'57.23"N
13°52'20.19"N
13°52'65.47"N
13°16'53.98"N
13° 4'57.73"N
12°56'52.21"N
13°65'32.26"N
13°50'68.91"N

13°18'60.70"N
13°17'37.51"N
13°16'66.14"N

Kinh độ
109°29'32.52"E
109°27'97.24"E
109°28'27.62"E
109°27'21.77"E
109°29'09.14"E
109°17'8.18"E
109°19'59.75"E
109°25'37.03"E
109°23'12.57"E
109°30'01.77"E
109.30'40.16"E
109°31'03.69"E
109°32'14.34"E


5

Kí hiệu

V8
V9

Khu vực

Ven bờ thuộc

huyện Đơng Hịa
Vịnh Xn Đài

Điểm khảo sát
Hịn Yến
Cù Lao Mái Nhà
Hịn Nưa
Mũi Điện
Cù Lao Ơng Xá,
Xã Xuân Phương

Vĩ độ
13°22'59.42"N
13°28'41.67"N
12°82'69.51"N
12°89'73.99"N
13°39'50.67"N
13°44'40.70"N

Kinh độ
109°30'24.42"E
109°32'90.91"E
109°39'16.88"E
109°45'43.20"E
109°24'15.14"E
109°28'23.17"E

9 khu vực (ký hiệu từ V1, V2, V3, V4, V5, V6, V7, V8, V9) (hình 2.1, bảng 2.1). Trong đó, các khu
vực V1, V2, V9 đại diện cho hệ sinh thái đầm vịnh; các khu vực V3 và V4 đại diện cho hệ sinh thái cửa
sông; các khu vực V5-V8 còn lại đại diện cho hệ sinh thái rạn san hơ.


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khảo sát (O) rong biển vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên


6

Trong chuyến khảo sát vào tháng 5 năm 2019 đề tài đã thu thập 6 lồi rong có sinh khối lớn, 5
loài phát triển ở khu vực Mỹ Quang là Chaetomorpha aerea, Caulerpa racemosa, Turbinaria ornata,
Sargassum mcclurei, Gracilaria salicornia và một lồi phát triển ở khu vực đầm Ơ Loan là Gracilaria
tenuistipitata, phân tích hàm lượng protein, lipit, tro và axit amin các mẫu rong thu được.
2.2. Tư liệu viễn thám

Việc giải đốn phân bố các thảm rong trên tồn vùng nước ven bờ tỉnh Phú Yên, chủ yếu chỉ
tập trung ở đối tượng rong Mơ. Về mặt sinh thái, rong Mơ ở Phú Yên nở rộ (phát triển cao nhất) vào
tháng 5 – tháng 6 hàng năm, sau đó lụi tàn vào các tháng mùa Đông khi nhiệt độ nước hạ thấp. Việc
chọn các cảnh ảnh chụp vào trung tuần tháng 6 năm 2018 đủ đại diện cho phân bố rong Mơ ở Phú Yên
vào giai đoạn cực thịnh hàng năm.
Áp dụng kỹ thuật viễn thám kết hợp công nghệ GIS, nhằm đánh giá phân bố và sinh khối của
các thảm rong Mơ (Sagassum) ở các vùng nước ven bờ tỉnh Phú Yên. Để thực hiện công việc này,
chúng tơi đã chọn các cảnh ảnh viễn thám có độ phân giải cao, độ phân giải bức xạ tốt (như ảnh
Sentinel 2 (10m; 12 bit), PLanetScope (3,5 m; 12 bit) phục vụ giải đốn phân bố và ước tính sinh khối,
trữ lượng.
Các băng phổ của ảnh MSI - Sentinel-2 như B2, B3, B4 và B8 có độ phân giải 10m, là tư liệu
chính dùng để giải đốn các sinh cảnh ven bờ. Hai cảnh ảnh MSI – Sentinel-2 chụp ngày tháng 06 năm
2018 được sử dụng chính trong giải đốn các sinh cảnh ven bờ (rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong) ở
vùng ven bờ tỉnh Phú Yên, cụ thể: Cảnh ảnh thứ nhất, ảnh MSI – Sentinel-2B mang số hiệu:
L1C_T49PCR_A010511_20170627T031358, chụp ngày 27 tháng 06 năm 2018 phủ dãi ven bờ
từ xã Hoài Hương Huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đến xã Xuân Phương Vịnh Xuân Đài và Cảnh ảnh
thứ hai, ảnh MSI – Sentinel-2B mang số hiệu L1C_T49PCQ_A010511_20170627T031358, chụp ngày
27 tháng 06 năm 2018 phủ dãi ven bờ từ xã Xuân Cảnh (vịnh Xuân Đài) đến xã Vạn Khánh huyện Vạn

Ninh tỉnh Khánh Hịa.
Ảnh PlanetScope có mã số 20180628_024114_1004_1B_AnalyticMS đã được sử dụng cho
nghiên cứu này. Hình ảnh viễn thám này được chụp vào cùng ngày lấy mẫu rong cỏ biển, trùng ngày có
mức thủy triều thấp nhất trong tháng (15/6/2018 âm lịch).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xác định thành phần loài rong biển
Việc khảo sát vùng triều dựa vào Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần rong biển) của uỷ
ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành năm 1981 và “Quy phạm điều tra Tài nguyên và Môi trường
Biển. Khảo sát vùng dưới triều bằng thiết bị lặn SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước hiệu Olympus TG 5 kỹ
thuật số (sản xuất tại Việt Nam).
Mẫu vật được phân tích thành phần lồi trong phịng thí nghiệm của Phịng Thực vật biển, Viện Hải
dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Việc định loại dựa vào các tiêu chuẩn về hình
thái ngồi và cấu tạo trong. Để nghiên cứu cấu trúc trong căn cứ vào các tiêu bản lát cắt dưới kính hiển vi


7

Motic A300 ở các vật kính khác nhau (4X, 10X, 40X và 100X). Việc phân loại rong biển tuân theo nguyên tắc
chung phân loại thực vật .
Tài liệu định loại căn cứ vào các tác giả như: Phạm Hoàng Hộ (1969), Nguyễn Hữu Dinh và nnk,
(1993), Taylor (1960), Cribb (1983), Tseng (1983), Yoshida 1998[, Tsutsui và nnk, 2005, Titlyanov và
Titlyanova (2012). Một số thông tin bổ sung được tra cứu dựa và cập nhật theo hệ thống

.
2.3.2. Phương pháp xác định lồi ưu thế
Đánh giá lồi và nhóm lồi ưu thế dựa trên tần số xuất hiện (f) của loài , nhóm lồi rong ưu thế , thường

thấy, ít gặp , hiếm gặp.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khu hệ rong biển
Tính chất khu hệ rong biển Phú Yên được xác định dựa trên chỉ số Cheney, theo công thức:


C= (Số loài rong đỏ + Số loài rong lục)/Số loài rong nâu.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu phân bố của rong biển
Phân bố mặt rộng: Để so sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực khảo sát, chúng tôi đã
sử dụng chỉ số tương đồng Sorensen (S), theo cơng thức: S = 2C/ (A+ B). Trong đó, A là số loài tại điểm A, B là
số loài tại điểm B và C là số loài chung giữa hai điểm A và B. Các số liệu này được đưa vào các hàm của Ecxel
để tính tốn cho ra kết quả cuối cùng.
Phân bố theo đới triều: Việc nghiên cứu phân bố thẳng đứng của rong biển dựa vào nguyên tắc phân
chia vùng triều phần ven biển bao gồm các vùng khác nhau dựa vào mực thuỷ triều, bao gồm triều cao, triều
giữa và triều thấp. Mực thủy triều căn cứ vào thủy triều tại trạm Nha Trang vào tháng 6, tháng 11 năm 2017,
tháng 4 tháng 6 năm 2018.
2.3.5. Phương pháp phân tích hàm lượng dinh dưỡng của rong biển
Mẫu rong biển sau khi thu (khoảng 2 kg tươi) được rửa sạch bằng nước mặn sau đó rửa bằng nước
ngọt và bảo quản ngay trong nhiệt độ ≤ 4ºC (ngoài thực địa bảo quản bằng túi bảo quản lạnh hoặc đá khơ,
trong phịng thí nghiệm bằng tủ đơng SANAKY sau đó bảo quản bằng tủ lạnh sâu ở -20ºC và -47ºC).
Mẫu vật được gởi đến Case –Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh
thuộc Sở Khoa Học và Cơng Nghê thành phố Hồ Chí Minh (02 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đa Kao, Quận 1,
Hồ Chí Minh) để phân tích hàm lượng lipit, prơtêin, tro, axit amin
2.3.6. Phân tích thành phần chính PCA
Kỹ thuật phân tích PCA được xử lý trên bộ cơng cụ nhúng “PCA add-in” chạy trên phần mềm Excel.
Trong nghiên cứu này, phân tích PCA chỉ ra hai thành phần chính đầu tiên (PCA1 và PCA2) sẽ giải thích
tường minh các thơng tin về biến động hàm lượng của các thành phần axit amin chứa trong các mẫu rong
biển. Phân tích PCA cho phép phân nhóm các mẫu rong theo thành phần acid amin.


8

2.3.7. Phương pháp ước tính sinh lượng, trữ lượng của rong biển
Ở vùng triều ven biển, các tuyến mặt cắt được đặt theo chiều phân bố thẳng đứng từ vùng triều cao đến
vùng dưới triều cho đến chỗ rong còn phân bố. Các tuyến được đặt song song với nhau, khoảng cách giữa chúng

tùy thuộc vào độ dài của bãi điều tra, tình hình phân bố của rong và đặt các trạm nghiên cứu một cách ngẫu nhiên.
Chú ý sao cho khoảng cách giữa hai trạm không quá 100m.
Thu mẫu theo các trạm ngẫu nhiên trên các mặt cắt bằng khung sinh lượng có diện tích 0,25 m2. Sau khi
thu, rong được làm ráo nước và cân trọng lượng tươi tại hiện trường trước khi mang về phịng thí nghiệm. Tại
phịng thí nghiệm mẫu rong được rửa bằng nước ngọt trước khi sấy. Mẫu rong được làm khô trong tủ sấy trong
vòng 24 giờ ở nhiệt độ 60ºC, để nguội trong bình hút ẩm rồi cân khơ.
Ước tính sinh lượng: sử dụng công thức B = (b1 +b2+…bn)/n; b1,b2,…bn là sinh lượng tại điểm ngẫu
nhiên thứ nhất, thứ hai…thứ n;
Ước tính trữ lượng của rong được tính theo cơng thức: W = B x S; trong đó: B: sinh lượng trung bình, S là
diện tích phân bố rong biển
Tuy nhiên do rong trong khu vực nghiên cứu phân bố theo kiểu da báo nên chúng tơi cần tính thêm độ bao
phủ của rong để tính trữ lượng cho chính xác hơn. Lúc đó: Trữ lượng rong biển = sinh lượng x độ phủ x diện tích
phân bố.
Tính độ phủ: áp dụng phương pháp tính độ phủ của Saito và Atobe (1970) [120]. Sử dụng khung sinh lượng
có diện tích 0,25 m2. Khung sinh lượng này được chia thành 25 ô nhỏ hình vng có diện tích bằng nhau. Đặt
khung sinh lượng dọc theo mặt cắt vng góc với đường bờ với thời điểm bắt đầu là đai trong của thảm rong và
điểm kết thúc là đai ngoài của thảm rong. Cho điểm trong mỗi ô nhỏ từ 1 đến 5. (bảng 2.4). Độ bao phủ được tính
theo cơng thức sau:
C (%) = ( Qn5 X C5) + ( Qn4 X C4) +( Qn3 X C3) +( Qn2 X C2)+ ( Qn1 X C1), trong đó:
- Qnn: là tổng số ơ đếm được của bậc n trong khung sinh lượng,
- Cn: được tra từ hệ số của bảng 2.4.
Bảng 2. 4. Các bậc độ phủ và hệ số độ phủ của rong biển [119].
Bậc

Độ phủ /khung sinh lượng

Hệ số (Cn)

5


Từ 1/2 đến hết

3,0

4

Từ 1/4 đến 1/2

1,5

3

Từ 1/8 đến 1/4

0,75

2

Từ 1/16 đến 1/8

0,375

1

<1/16

0,01875


9


Cách tính diện tích phân bố rong biển
Diện tích phân bố của rong biển được xác định bằng phương pháp Manta – tow. Sử dụng thiết bị
định vị vệ tinh toàn cầu GPS hiệu Garmin 76S để xác định tọa độ các giới hạn của thảm rong. Các tọa độ
được ghi nhận ngoài thực địa dạng điểm (points) được đưa lên bản đồ google earth chuyển sang dạng vùng
(polygon) để tính diện tích phân bố của rong biển.
2.3.8. Phương pháp nghiên cứu về hiện trạng khai thác và sử dụng rong biển kinh tế ở Phú Yên
Bằng phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng phiếu điều tra để điều tra về hiện trạng khai thác và
sử dụng rong biển kinh tế ở Phú Yên. Tổng số phiếu phát ra là 426, tổng số phiếu thu lại 410. Kiểm chứng độ
tin cậy của dữ liệu thống kê phiếu điều tra bằng phương pháp chia đôi dữ liệu, áp dụng cơng thức tính độ tin
cậy Spearman – Brown: rSB = 2*rhh/1 + hh, trong đó: rSB: độ tin cậy Spearman- Brown; rhh: hệ số tương
quan chẵn lẻ; Nếu rSB ≥0,7 dữ liệu đáng tin cậy; Nếu rSB< 0,7 dữ liệu không đáng tin cậy Hệ số tương quan
chẵn lẻ sử dụng công thức trong phần mềm Excel: rhh = CORREL (array 1, array 2)
2.3.9. Phương pháp lập bản đồ phân bố và ước tính sinh khối rong biển bằng kỹ thuật viễn thám.
Lập bản đồ phân bố rong Mơ: Các phương pháp và kỹ thuật viễn thám khác nhau đã được sử dụng
nhằm nhận dạng sự phân bố của các hệ sinh thái ngập nước như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong Mơ ở
Phú Yên…
Lập bản đồ và ước tính sinh khối của thảm rong Mơ:

Bốn dải quang phổ hiệu chỉnh BRI cải

tiến từ các điểm lấy mẫu sinh khối ở thực địa và hình ảnh Sentinel 2A, ảnh PlanetScope làm biến độc
lập và biến phụ thuộc để phân tích hồi quy tuyến tính tương ứng.

Chương 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài rong biển
Phân tích các mẫu rong biển thu được qua các đợt khảo sát, chúng tôi đã xác định được 169 loài rong
biển tại vùng biển ven bờ Phú Yên. Trong 169 lồi đã ghi nhận, Cyanobacteria có 4 lồi, chiếm 2,37% tổng số
lồi; Ochrophyta có 23 lồi chiếm 13,61%; Chlorophyta có 59 lồi chiếm 34,91% và Rhodophyta có 83 loài

chiếm 49,11% (Phụ lục 1).
So sánh kết quả khảo sát thành phần loài rong biển năm 2018 của đề tài này và các nghiên cứu trước
đây đề tài này đã ghi nhận thêm 147 loài rong biển mới cho vùng ven biển Phú Yên. Phân tích các mẫu

rong biển thu được qua các đợt khảo sát, chúng tôi đã xác định được 169 loài rong biển tại vùng biển ven bờ
Phú Yên. Trong 169 loài đã ghi nhận, ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 4 lồi, chiếm 2,37% tổng số
lồi; rong Nâu (Ochrophyta) có 23 lồi chiếm 13,61%; rong Lục (Chlorophyta) có 59 lồi chiếm 34,91% và
rong Đỏ (Rhodophyta) có 83 loài chiếm 49,11%.


10

3.1.1. So sánh đa dạng rong biển Phú Yên và các tỉnh lân cận
So với các tỉnh lân cận số lượng loài rong biển tỉnh Phú Yên tuy đa dạng nhưng chưa cao, chỉ hơn
Bình Định, Ninh Thuận.
3.1.2. Rong biển Phú n - Mơ tả các lồi chi tiết trong luận án
3.2. Tính chất và đặc trưng khu hệ rong biển
3.2.1. Cấu trúc thành phần loài
169 loài rong biển đã xác định thuộc 24 bộ, trong đó bộ Ceramiales có số loài nhiều nhất với 27 loài
chiếm 15,98 % tổng số loài, tiếp đến là bộ Bryopsidales và bộ Cladophorales có 22 lồi chiếm 13,02 %, bộ
Gigartinales (13 lồi – 7,69%), bộ Fucales và bộ Nemaliales (12 loài – 7,10%), bộ Ulvales (10 loài – 5,92%),
bộ Dictyotales (9 loài -5,33%) các bộ cịn lại có từ 1 đến 6 lồi và trung bình là 2,63 lồi/ bộ, chiếm
24,85% tổng số lồi. (hình 3.2)

Hình 3. 2. Phân bố tỷ lệ số lượng loài giữa các ngành rong.
Trong tổng số 49 họ rong biển đã được xác định, họ Rhodomelaceae có số loài nhiều nhất với 13 loài,
tiếp đến là họ Sargassaceae với 12 lồi, họ Ulvaceae có 10 lồi, họ Dictyotaceae, họ Cladophoraceae và họ
Galaxauraceae đều có 9 lồi, các họ cịn lại có từ 1 đến 8 lồi.
3.2.2. Đa dạng bậc phân loại
Số lượng loài rong biển được xác định của nghiên cứu này là không nhiều nhưng chúng lại tương đối

phong phú về sự đa dạng các bậc phân loại. Chi tiết về sự đa dạng các bậc phân loại của rong biển tại vùng biển
ven bờ tỉnh Phú Yên được thể hiện ở bảng 3.1.
- Ở bậc Ngành: tất cả các ngành đều có 1 lớp chiếm 25%.
- Ở bậc Lớp: ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số bộ nhiều nhất là 13 bộ, chiếm 54,17%, sau đó là ngành rong
Lục (Chlorophyta) có số bộ nhiều thứ hai là 5 bộ, chiếm 20,83%, còn ngành Vi khuẩn lam và ngành rong
Nâu có số bộ như nhau là 3 và chiếm 12,5%.


11

- Ở bậc Họ: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) với 13 bộ có số họ nhiều nhất là 27 họ, chiếm 55,10% . Ngành
rong Lục (Chlorophyta) với 5 bộ có số họ nhiều nhì là 15, chiếm 30,61% tiếp đến là ngành Vi khuẩn lam
(Cyanobacteria) với 4 họ chiếm tỷ lệ 8,16% và thấp nhất là ngành rong Nâu với 3 họ chiếm 6,12%.

Bảng 3. 1. Đa dạng các bậc phân loại rong biển tỉnh Phú Yên.

Ngành

Lớp
Bộ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%)

Họ
Số Tỷ lệ
lượng (%)

Chi
Loài
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%)

Vi khuẩn
lam
Rong Đỏ

1
1

25
25

3
13

12,50 4
54,17 27

8,16 4
55,10 48

4,82 4
57,83 83

2,37
49,11

Rong Lục

1


25

5

20,83 15

30,61 23

27,71 59

34,91

Rong Nâu

1

25

3

12,50 3

6,12

8

9,64 23

13,61


Tổng Cộng

4

100 24

100

100

83

100 169

100

49

- Ở bậc Loài: Ngành rong Đỏ (Rhodophyta) với 48 chi, có số lồi nhiều nhất là 83 loài, chiếm 49,11%, tiếp
đến là ngành rong Lục (Chlorophyta) với 23 chi có 59 lồi chiếm 34,91 %, rong Nâu (Ochrophyta) với 8
chi và có 23 lồi chiếm 13,61 % và thấp nhất là ngành Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) với 4 chi và có 4 lồi,

chiếm 2,37 % tổng số loài.
3.2.3. Đặc trưng thành phần loài rong biển
Thành phần loài rong biển được phân chia thành các nhóm cơ bản dựa vào tần số xuất hiện của
chúng tại khu vực khảo sát. 20 loài ưu thế, 60 loài thường thấy và 85 lồi ít gặp đã được xác định.
Lồi và nhóm lồi rong biển ưu thế
Kết quả nghiên cứu cho thấy các lồi và các nhóm lồi ưu thế chủ yếu thuộc chi rong Mơ
(Sargassum), rong Loa (Turbinaria), rong Quạt (Padina), rong Cải biển (Ulva), rong Guột (Caulerpa),

rong Đông (Hypnea pannosa) ở Hòn Nưa, Mũi Điện, Mỹ Quang, Hòn Chùa, Hịn Dứa, Hịn Yến, Cù Lao Mái
Nhà, Cù Lao Ơng Xá, Từ Nham, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Hòa Lợi, Hòn Nần, Bãi Rạng, rong Tóc đốt thơ

(Chaetomorpha aerea) là lồi ưu thế ở khu vực Mỹ Quang, Hòn Yến (hay Mũi Yến – huyện Tuy An) còn
rong Câu (Gracilaria tenuistipitata ) là lồi ưu thế ở đầm Ơ Loan, đầm Cù Mông.
Áp dụng tỷ số Cheney tỷ lệ giữa tổng số loài rong Đỏ và rong Lục chia cho số loài rong Nâu là
(83 + 59)/23 = 6,17. Như vậy, tính chất khu hệ rong biển ở đây mang tính chất nhiệt đới.
3.3. Đặc điểm phân bố rong biển của Phú Yên
3.3.1. Phân bố giữa các khu vực nghiên cứu
Sự phân bố và số lượng loài rong biển giữa các khu vực nghiên cứu là không đồng đều (hỉnh 3.3).Hệ
số tương đồng của các loài tại các khu vực khảo sát trong khoảng 0,04 (giữa V3 và V4 với V6) đến
0,82 (giữa khu vực V3 với V4) và trung bình là 0,25. Hệ số tương đồng giữa khu vực V3 và V4 đối với
V6 đạt giá trị nhỏ nhất (0,04).


12

Giá trị trung bình hệ số tương

Số lượng lồi

đồng của rong biển tại tồn tỉnh Phú

130

140

n khơng lớn (0,25) do nền đáy không

120


đồng nhất giữa 3 kiểu sinh thái gồm

100
80
60
40

56
38

20

15

10

12

V2

V3

V4

cửa sơng, đầm kín và rạn san hơ.

47

37


43

Hình 3.3. Số lượng loài rong biển
phân bố ở các thủy vực ven bờ tỉnh

0

V1

V5

V6

V7

V8

Khu vực khảo sát

V9

Phú Yên. Ký hiệu V1-V9 được chú
thích ở Bảng 2.1, Hình 2.1.

3.3.2. Phân bố theo các đới thuỷ triều
80 loài phân bố ở vùng triều, 130 loài phân bố ở vùng dưới triều và 40 loài phân bố ở cả vùng triều và
dưới triều. Đa số các loài rong biển tại đây chủ yếu phân bố từ vùng triều giữa đến độ sâu 4 m so với 0 m hải
đồ, thường xuyên ngập nước, được che chắn sóng ở phía ngồi bởi vành đai san hơ. Trên mỗi dải theo độ sâu,
có một số chi và lồi đặc trưng cho từng đới triều (bảng 3.3).

Bảng 3. 3. Sự phân bố của một số loài rong biển đại diện theo các đới triều

3.3.3. Phân bố theo đặc điểm nền đáy
Rong biển phân bố tại vùng bờ tỉnh Phú Yên sống bám trên hai loại thể nền chủ yếu là dạng thể nền đáy
cứng (san hô, đá tảng, đá sỏi) và dạng nền đáy mềm bùn cát, cát mịn có lẫn vụn nhuyễn thể và sỏi nhỏ.
3.4. Nguồn lợi
3.4.1. Các lồi, nhóm lồi rong biển kinh tế ở Phú Yên


13

Đề tài đã thu thập được có 64 lồi rong kinh tế. Trong đó, ngành rong Đỏ có 19 lồi, ngành rong Nâu có 22
lồi và ngành rong Lục có 23 lồi. Những lồi có sản lượng lớn là những lồi/nhóm lồi có giá trị đặc biệt đối
với sự phát triển kinh tế địa phương như chi Sargassum, Gracilaria, Porphyra vietnamensis.
3.4.2. Thành phần dinh dưỡng của một số loài rong có tiềm năng kinh tế ở Phú Yên
Hàm lượng protein: Trong 6 loài được nghiên cứu, hàm lượng protein của rong biển khác nhau giữa các
ngành và các loài (bảng 3.4). Lồi Gracilaria tenuistipitata có hàm lượng protein cao nhất (17,2% TLK)
tiếp đến là 2 loài rong Nâu Sargassum mcclurei (6,8 %TLK), Turbinaria ornata (4,23 % TLK). Hàm lượng
protein thấp ở ba loài Caulerpa racemosa (2,5% TLK), Gracilaria salicornia ( 1,07 % TLK), thấp nhất là
loài Chaetomorpha aerea ( 0,84% TLK). Hàm lượng protein có sự dao động lớn ở ngành rong Đỏ (1,07 –
17,2%)
Hàm lượng lipit: Đánh giá về hàm lượng lipit cho thấy có sự khác nhau giữa các loài (bảng 3.4). Hàm lượng
lipit cao nhất thuộc về loài Turbinaria ornata (0,666 % TLK), tiếp đến là Chaetomorpha aerea (0,244 %
TLK), Caulerpa racemosa (0,178 % TLK), Gracilaria salicornia (0,135% TLK), Sargassum mcclurei
(0,103% TLK) và cuối cùng là Gracilaria tenuistipitata (0,102% TLK).
Hàm lượng tro: Hàm lượng tro trong rong biển ở mẫu phân tích cao nhất ở ngành rong Nâu, đến ngành rong
Đỏ và thấp nhất là ngành rong Lục (bảng 3.4). Hàm lượng tro cao nhất là của Sargassum mcclurei (33,2%
TLK), đến Gracilaria tenuistipitata (17,4% TLK), Turbinaria ornata (16,7% TLK), Caulerpa racemosa
(4,1% TLK), Gracilaria salicornia (4% TLK) và thấp nhất là Chaetomorpha aerea (3,22% TLK).
Hàm lượng axit amin: Qua phân tích, hàm lượng axit amin của 6 lồi rong biển trên cho thấy, các loài rong

biển này đều chứa 16 loại axit amin (bảng 3.5).
Phân tích PCA (hình 3.4) từ 6 mẫu rong lấy ở Phú Yên, cho phép ta chia ra 3 nhóm: Nhóm 1 bao
gồm MK1, MK2 và MK3, Nhóm hai chứa MK4 và MK6, cịn nhóm 3 chứa MK5.( (MK1 = Chaetomorpha
aerea, MK2 = Caulerpa racemosa, MK3 = Turbinaria ornata, MK4 = Sargassum mcclurei, MK5 =
Gracilaria tenuistipitata, MK6 = Gracilaria)
Hình 3.4 cho thấy, hàm lượng Arginine, axit Aspatic và axit Glutamic đại diện cho sự khác nhau
giữa các nhóm rong. Hàm lượng trung bình của Arginine trong rong của các nhóm 1, 2, 3 có các giá trị
tương ứng ứng là 0,127; 0,255 và 1,23. Hàm lượng trung bình của axit Glutamic trong rong của các nhóm
1, 2, 3 có các giá trị tương ứng ứng là 0,97; 0,543 và 1,35. Hàm lượng trung bình của axit Aspatic trong
rong của các nhóm 1, 2, 3 có các giá trị tương ứng ứng là 0,44; 0,62 và 1,17 hình 3.5


14

Hình 3.4. Kết quả phân tích PCA
6 mẫu rong lấy ở Phú Yên

Hình 3.5. Hàm lượng axit Glutamic, Arginine
và Aspartic của 6 loài rong biển thu ở Phú Yên
vào tháng 5 năm 2019.

3.4.3. Ước tính sinh lượng của các nhóm rong kinh tế
Khảo sát sinh lượng của các nhóm rong kinh tế ( Phụ lục 4) cho thấy sinh lượng cao nhất thuộc về
nhóm rong Sargassum (934 ± 227 gam/ m2) đến Turbinaria (158 ± 93 gam/ m2) và có sự chênh lệch rất lớn
với nhóm rong Đỏ cũng như rong Lục, đặc biệt thấp nhất là Halymenia dilatata (5 ± 2 gam/ m2) đến chi
Codium (7 ± 3 gam/ m2).
3.4.4. Ước tính trữ lượng và phân bố của các nhóm rong kinh tế
Ước tính trữ lượng nguồn lợi rong Nâu
Rong Nâu là nhóm rong có trữ lượng tự nhiên lớn nhất trong các ngành rong ở vùng biển ven bờ tỉnh
Phú Yên. Trong đó cao nhất là rong Mơ (1380,22 tấn/năm), đến rong Cùi bắp (12,6 tấn/năm), rong Chnoospora

implexa (3,3 tấn/năm ) cịn các nhóm rong khác trữ lượng tự nhiên không đáng kể.
Bằng phương pháp ứng dụng GIS, viễn thám và khảo sát thực địa để lập bảng đồ phân bố rong Mơ
(Sargassum) ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên, cụ thể (hình 3.6 a -3.6i.). Kết quả phân loại Sargassum và các
chất nền đáy khác từ hình ảnh Sentinel và ảnh PlanetScope dựa trên kỹ thuật BRI cải tiến, sử dụng GIS để ước
tính quy mơ các khu vực phân bố của Sargassum ở vùng nước ven biển Phú Yên được thể hiện qua bảng 3.6.
Rong Mơ phân bố rộng với diện tích tồn tỉnh là 182,96 ha. Chúng phân bố hầu hết khu vực nghiên cứu,
chúng không mọc thành những bãi rong lớn, mà mọc rải rác trên nền đá tảng hoặc san hô chết rong Mơ tập
trung phát triển mạnh nhất ở khu vực Hòn Chùa (An Chấn), Cù Lao Mái Nhà, Bãi Rạng


15

Rong Mơ ở vùng An Chấn (hình 3.6a) (bao gồm Mỹ Quang – Hịn Chùa – Hịn Dứa) có tổng
diện tích là khoảng 50,32 ha. Các thảm rong ở khu vực Hịn Yến (hình 3.6b) có diện tích 1,39 ha, rong
phân bố trên nền đáy đá và san hô chết ở độ sâu 1,1 – 3,7 m. Các thảm rong Mơ ở khu vực Cù Lao Mái
Nhà (hình 3.6c) có diện tích khoảng 42,64 ha. Các thảm rong ở khu vực Bãi Nồm đến Bãi Tràm (hình
3.6d) có diện tích 13,52 ha, Các thảm rong ở khu vực Hòa Lợi, Hịn Nần, Vịnh Hịa, Từ Nham (hình
3.6e) có diện tích 23,98 ha. Các thảm rong ở khu vực Bãi Rạng (hình 3.6f ) có diện tích 5,96 ha, trên
nền đáy đá chủ yếu, độ sâu phân bố khoảng 4 – 5 m.
Các thảm rong Mơ ở khu vực Vịnh Xuân Đài (hình 3.6g) tập trung chủ yếu ở Cù Lao Ông Xá, ở khu vực
xã Xuân Phương, Hòn Yến, Bãi Ơm, Vũng Quan, Ghành Đá Dĩa và có diện tích khoảng 40,3 ha, chúng phân bố
trên nền đáy đá và san hô chết chủ yếu. Các thảm rong ở khu vực Mũi Điện – Hịn Nưa (hình 3.6h, 3.7i) phân bố
ở độ sâu 1,39 đến 2,79 m với diện tích thảm rong ở Mũi Điện 3,36 ha trên nền đáy đá chủ yếu. Các thảm rong ở
khu vực Hòn Nưa (hình 3.6i) có diện tích 1,49 ha, trên nền đáy đá và san hô chết


16

Hình 3.6f-i. Bản đồ phân bố Sargassum ở các khu vực (tiếp theo):- f. Bãi Rạng, - g. Vịnh Xuân Đài, h.
Mũi Điện, - i. Hòn Nưa. Số liệu điều tra 2018.

Ước tính sinh khối dự báo bằng hàm hồi quy tuyến tính đa biến và để tăng cao độ chính xác của hàm dự
báo chúng tơi tính thêm hồi quy đa biến bằng đa thức bậc 2. Kết quả bản đồ sinh khối Sargassum được tạo ra từ
mơ hình dự đoán sinh khối sử dụng thuật toán hồi quy đa thức thức bậc 2 (hình 3.7a - 3.7i).


17

Bảng 3.6. Tổng sản lượng (tấn), diện tích che phủ (ha), sinh khối trung bình (g /m2) của Sargassum ở
vùng nước ven biển tỉnh Phú Yên, Việt Nam từ hình ảnh PS, ảnh Sentinel và khảo sát thực địa.


18

Bằng phương pháp ứng dụng GIS, viễn thám và khảo sát thực địa để lập bảng đồ phân bố rong
Mơ (Sargassum) ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên, cụ thể (hình 3.6 a -3.6i.). Dựa trên bốn dải quang phổ
hiệu chỉnh BRI cải tiến từ các điểm lấy mẫu sinh khối ở thực địa và hình ảnh Sentinel 2A, ảnh
PlanetScope làm biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích hồi quy tuyến tính tương ứng. Kết quả bản đồ
sinh khối Sargassum được tạo ra từ mơ hình dự đoán sinh khối sử dụng thuật toán hồi quy đa thức thức bậc 2
(hình 3.7a - 3.7i).

Hình 3.7f-i. Bản đồ phân bố sinh khối Sargassum ở các khu vực (tiếp theo):- f. Bãi
Rạng, - g. Vịnh Xuân Đài, - h. Mũi Điện, - i. Hòn Nưa. Số liệu điều tra 2018.


19

Sản lượng Sargassum thu được từ bản đồ sinh khối được ước tính bằng cơng cụ GIS được thể hiện
qua (bảng 3.6) với tổng sản lượng là 1380,22 tấn trong diện tích che phủ 182,96 ha vì vậy sinh khối
2
Sargassum trung bình của tồn tỉnh là 934±227 (gam/ m ).


Ước tính trữ lượng nguồn lợi rong Lục
Trữ lượng nguồn lợi rong Lục khoảng 172,02 (tấn/năm), trong đó chi rong Cải biển Ulva có trữ lượng
nguồn lợi cao nhất (110,27 tấn /năm) đặc biệt Ulva lactuca có mặt hầu hết các khu vực nghiên cứu ở vùng biển
ven bờ tỉnh Phú Yên, nhưng nhiều nhất ở Mỹ Quang, Từ Nham với trữ lượng nguồn lợi tự nhiên khoảng 110,27
tấn /năm.

Ước tính trữ lượng nguồn lợi rong Đỏ
Nguồn lợi rong Đỏ cao nhất là rong Câu (Gracilariaceae) 407,932 (tấn/năm) tiếp đến là chi rong Đông
(Hypnea) 20,5 (tấn/năm), rong Sừng xốp (Ceratodictyon spongiosum) 20,2 (tấn/năm), rong Mứt (Porphyra
vietnamensis) 10,5 (tấn/năm), rong Thạch lựu (Amphiroa fragilissima) 8,3 (tấn/năm). Các nhóm rong khác có trữ
lượng tự nhiên không đáng kể.
So sánh với nguồn lợi rong biển kinh tế quần đảo Lý Sơn, qua hình 3.8 cho thấy đối với các chi Hypnea,
Gracilaria (khơng tính Gracilaria tenuistipitata), Sargassum, Chnoospora, Ulva có trữ lượng đều thấp hơn quần
đảo Lý Sơn.

Hình 3.8. Trữ lượng tức thời của một số nhóm rong biển kinh tế.
3.5. Hiện trạng khai thác và sử dụng rong biển kinh tế ở Phú Yên
Qua thống kê câu hỏi điều tra xác định hệ số tương quan chẵn lẻ là 0.74 với độ tin cậy của dữ liệu là
0.85 chứng tỏ dữ liệu đáng tin cậy. Từ kết quả phiếu điều tra ở vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên tập trung vào


20

một số lồi/ nhóm lồi có trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng cho thương mại và làm thực phẩm như rong
Mơ, rong Mứt, rong Bông trang, rong Câu chỉ, rong Câu rễ tre và rong Câu chân vịt. Tổng sản lượng khai
thác rong biển ở Phú Yên năm 2018 khoảng 1489,62 tấn/năm .
3.6. Hiện trạng và tiềm năng nuôi trồng rong biển ven bờ tỉnh Phú Yên.
Kết quả thống kê cho thấy tại tỉnh Phú Yên, rong biển được đưa vào trồng từ 20 năm nay, diện tích trồng
rong ở đây có lúc lên 300 ha nhưng hiện nay chỉ cịn khoảng 25 ha. Ngun nhân chính là đầu ra không ổn định,

lợi nhuận thấp. Đối tượng nuôi trồng: rong Câu chỉ, rong Nho, rong Sụn. Vùng nuôi trồng: Đầm Ô Loan trồng
rong Câu; Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mông trồng rong Sụn, rong Nho.
Tỉnh Phú Yên có nhiều lợi thế về mặt nước, khí hậu để nuôi trồng rong biển. Đối tượng nuôi trồng chủ
yếu là rong Câu, rong Sụn…Tận dụng diện tích mặt biển, ao nuôi tôm ở Sông Cầu và một số vùng ao đìa thuộc
Tuy An và Đơng Hịa
3.7. Đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý nguồn lợi rong biển.
Nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi rong biển
Trước thực trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường biển nhất là
vùng nước nuôi trồng thủy sản và áp lực sinh kế người dân ven biển đặc biệt trong bối cảnh trái đất ấm lên tồn
cầu thì phát triển ngành ni trồng rong biển là một hướng đi tiềm năng và bền vững.
Bên cạnh vẫn trồng rong Câu chỉ vàng luân canh tôm Sú làm sạch mơi trường ở đầm Ơ Loan, ni tơm
Hùm lồng kết hợp vẹm Xanh, rong Sụn ở vùng nuôi tôm Hùm. Đề tài đã khảo sát và đề xuất vùng nuôi chuyên
canh rong Sụn trong lồng lưới.
Bảo tồn
Các quần thể rong Lục phát triển mạnh ở khu vực Mỹ Quang, Mũi Yến, Từ Nham, Xn Đài, đầm Cù
Mơng, chính quyền địa phương nên khuyến cáo người dân khai thác làm phân bón, làm thức ăn gia súc, làm
thực phẩm …
Đối với quần thể rong Mơ, khi cây rong già đi, rễ cây bứt khỏi nơi sinh trưởng trôi nổi thành
từng đám trên mặt biển. Đây là thời điểm thu hoạch rong tốt nhất, sản lượng cao nhất, vừa làm sạch biển, tránh
cho tàu bè không gặp nguy hiểm khi bị rong quấn vào bánh lái. Quần thể rong Câu chân vịt và rong Câu rễ tre:
mỗi vùng chỉ khai thác 6 – 8 lần /năm . Chính quyền địa phương có thể khuyến cáo người dân khai thác rong
Câu đá, rong Câu đốt, rong Câu cong làm thực phẩm


21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đa dạng thành phần loài
- Tại vùng ven biển tỉnh Phú Yên, đã xác định được 169 lồi rong biển, trong đó, ngành Vi khuẩn lam

(Cyanobacteria) có 4 lồi, chiếm 2,3% tổng số lồi; rong Nâu (Ochrophyta) có 23 lồi chiếm 13,61%;
rong Lục (Chlorophyta) có 59 lồi chiếm 34,91% và rong Đỏ (Rhodophyta) có 83 loài chiếm 49,11%.
Trong 169 loài đã xác định được 20 loài ưu thế, 60 loài thường thấy và 85 loài ít gặp.
- Về phân bố mặt rộng, số lượng loài tại các khu vực dao động trong khoảng10 loài/khu vực (V3) đến 130
lồi (V7) và trung bình là 43 lồi/khu vực. Hệ số tương đồng của các loài tại các khu vực khảo sát trong
khoảng 0,04 (giữa V3 và V4 với V6) đến 0,82 (giữa khu vực V3 với V4) và trung bình là 0,25.
- Về phân bố theo các mức thuỷ triều, trong số 169 loài rong biển được ghi nhận ở vùng biển tỉnh Phú Yên
trong nghiên cứu này, có tới 80 lồi phân bố ở vùng triều, 130 loài phân bố ở vùng dưới triều và 40 loài phân
bố ở cả vùng triều và dưới triều. Phần lớn các loài rong biển phân bố từ vùng triều giữa đến độ sâu 4m so

với 0m hải đồ.
Đặc điểm nguồn lợi
- Đã xác định được 64 lồi có giá trị kinh tế. Trong đó, ngành rong Đỏ có 19 lồi, ngành rong Nâu có 22 lồi
và ngành rong Lục có 23 lồi. Trữ lượng tự nhiên lớn nhất là rong Mơ (1380,22 tấn/năm), đến rong Câu
407,932 (tấn/năm), rong Cải biển (110,27 tấn /năm).
- Đã ứng dụng GIS, viễn thám và khảo sát thực địa để lập bảng đồ phân bố Sargassum ở vùng biển ven bờ tỉnh
Phú Yên. Ước tính sinh khối và lập bản đồ sinh khối Sargassum bằng sử dụng thuật toán hồi quy đa thức
thức bậc 2. Tổng sản lượng Sargassum thu được từ bản đồ sinh khối là 1380,22 (tấn) trong diện tích che phủ
182,96 (ha).
- Kết quả phân tích 6 mẫu rong biển cho thấy chúng đều có hàm lượng lipit thấp (0,101% – 0,666%),
nhưng hàm lượng protein (0,84 %– 17,2%) và tro (3,22%– 33,2%) cao hơn. Các loài rong biển này đều chứa
16 loại axit amin.
Hiện trạng khai thác, sử dụng và khả năng phát triển một số lồi rong biển có giá trị kinh tế
Tập trung vào một số lồi/ nhóm lồi như rong Câu chỉ (200,06 tấn/năm), rong Câu chân vịt (0,665
tấn/năm), rong Câu rễ tre (0,276 tấn/năm), rong Mứt (7,35 tấn/năm), rong Bông trang (0,7605 tấn/năm),
rong Mơ (1269,802 tấn/năm), rong Cùi bắp (10,71tấn/năm).
Diện tích trồng rong hiện nay khoảng 25 ha, diện tích tiềm năng có thể ni trồng rong biển lên 380
ha. Đối tượng nuôi trồng hiện nay là rong Câu chỉ ở đầm Ô Loan.



22

Kiến nghị
- Quần thể rong Câu chân vịt và rong Câu rễ tre: các loài này sinh sản chủ yếu bằng sinh sản sinh dưỡng do đó
khơng nên khai thác liên tục theo cơn nước thủy triều như hiện nay mà cần được phân chia quản lý từng vùng,
mỗi vùng chỉ khai thác 6 – 8 lần /năm để cho các đoạn rong cịn sót lại có đủ thời gian để phục hồi tự nhiên thì
mới có khả năng duy trì hoặc gia tăng sản lượng.
- Trong bối cảnh trái đất ấm lên tồn cầu đã tác động đến mơi trường sống của nhiều loài, đồng thời nguồn lợi
ven bờ tỉnh Phú Yên bị khai thác cạn kiệt sẽ là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế người dân. Do vậy,
nuôi trồng rong biển là một hướng đi tiềm năng.
- Trong quá trình quản lý và sinh giám sát vùng biển, cần giám sát chặt chẽ sự phát triển của các lồi có hại
như sao biển gai. Đây là lồi thiên địch sống trong rạn san hơ, chúng ăn các polyp san hô và là một trong các
nguyên nhân làm suy tàn rạn.
- Thành lập đội tuần tra, giao cho người dân địa phương trực tiếp làm để giám sát, quản lý, bảo vệ các vùng
biển cấm khai thác.
- Đề tài đề xuất nuôi trồng 500 ha rong Sụn chuyên canh trong lồng lưới ở khu vực biển xã Hịa Hiệp Bắc,
huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú n nhằm cải thiện sinh kế người dân sau khi khu vực ni tơm bị giải tỏa đồng
thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ khu vực này do hệ lụy nuôi tôm trên cát để lại.


23

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Các kết quả nghiên cứu tương đối đầy đủ về thành phần loài rong biển của tỉnh Phú Yên, có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn góp phần đề xuất thành lập và quản lý các khu bảo vệ, bảo tồn sinh thái cảnh quan ở

vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên.
- Góp phần nâng cao sự hiểu biết về đặc điểm sinh thái của một số loài rong kinh tế quan trọng trong vùng biển
Phú Yên và Nam Trung Bộ.

- Đánh giá về tiềm năng kinh tế và thành phần hóa sinh của rong biển sẽ góp phần quản lý, quy hoạch, khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi rong biển vùng bờ của tỉnh Phú Yên.
- Dữ liệu hình ảnh của PlanetScope và Sentinel 2 cùng các kỹ thuật viễn thám kết hợp với lấy mẫu tại hiện
trường đã được sử dụng để lập bản đồ phân bố không gian và ước tính sinh khối của rong biển. Nghiên cứu
hiện tại là đầu tiên ở Việt Nam cũng như ở Đơng Nam Á sử dụng hình ảnh viễn thám PlanetScope một
loại ảnh mới, độ phân giải không gian cao, độ phân giải bức xạ tốt để lập bản đồ phân bố và ước tính sinh
khối của rong biển .
- Kết quả của áp dụng DII, BRI cải tiến trên ảnh PlanetScope và ảnh Sentinel 2 là một phát hiện mới về mặt
học thuật trong luận án này.


×