Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

cam nghi ve bai tho tinh da tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.83 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Cảm nghĩ về bài thơ
Tĩnh dạ tứ


Tình yêu quê hương, tình cố hương, tình bằng hữu là một trong những đề tài tiêu biểu
của thi tiên. Lý Bạch_là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc. Ông
đã để lại cho đời những bài thơ hay tuyệt sắc. trong đó ‘‘ tĩnh dạ tứ’’ là một trong những
bài thơ hay nhất cho em thấy một tâm hồn thơ lãng mạn trong đêm trăng thanh tĩnh. bài
thơ đã để lại cho em cảm xúc sâu sắc.


Chủ đạo bài thơ ‘‘Tĩnh dạ tứ’’ là nỗi thương nhớ cố hương da diết của Lý Bạch. Qua
hai câu thơ đầu, bức tranh thiên nhiên như hiện lên trước mắt em:


‘‘Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương’’


Đêm dã khuya không gian càng tĩnh lặng không một tiếng gió thổi. nhà thơ chợt tĩnh
giấc thấy mình nằm dưới trăng, ánh trăng chiếu vào ‘‘đầu giường’’ lạc xuống mặt đất.
nếu như ở trong phần dịch thơ chỉ dung từ ‘rọi’ thay thế cho từ ‘ quang’ thì ta không cảm
nhận hết được cảm xúc của thi nhân. Bởi mức độ sáng của ánh trăng khiến tác giả ‘ngỡ’
là sương phủ trên mặt đất . Từ ‘ngỡ’ được sử dụng độc đáo. Gợi cho em cảm giác như
nhà thơ đang nửa thực nửa mơ, phải chăng thi nhân đang có một nỗi niềm tâm sự.
Nếu ở câu thơ thứ nhất tác giả cảm nhận bằng trực giác thì ở câu thơ thứ hai tác giả cảm
nhận bằng cảm giác một không gian thật lung linh huyền ảo. hai câu thơ đầucho em thấy
không chỉ đẹp ở cảnh mà còn đẹp về tâm hồn lãng mạn của thi nhân


Cảnh đẹp là thế nhưng cảnh thiếu tình thì cảnh trở nên vô vị. hai câu kết em cảm
nhận được tâm hồn thơ của thi nhân đang hường về cố hương:


‘‘ cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương’’



Nghệ thuật đối lập cấu trúc sóng đơi nhau với hai tư thế ‘ngẩng đầu’ và ‘cúi đầu’
hai tâm trạng ‘nhìn’ và ‘nhớ’ hai cảnh vật ‘trăng sáng’ và ‘cố hương’. nhìn trăng la` nhớ
quê cũ, nhớ gia đình, anh em xa cách. những hình ảnh đó đã làm trĩu lòng một kẻ xa quê
với một tấm lòng yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương da diết sâu nặng.


‘‘ nhớ cố hương’’ là nhớ về gia đình, nhớ về những người thân thương ruột thịt. từ ‘ minh
nguyệt’ đươc lặp lại nhiều lần nhưng không hề nhàm chán, ngược lại làm nổi bật nỗi lòng
của một kẻ sống xa quê.


Câu thơ cuối như một điểm chốt khép lại toàn bài thơ. có thể nói chú ý của thi nhân
là ở đây, nhớ quê chính là đỉnh cao cảm xúc của nhà thơ được dồn nén lại. với ngôn ngữ
giản dị, hàm xúc, lời thơ dàn trãi cảm xúc trào dâng, tình u q hương da diết ln
thường trực trong tâm hồn thi nhân.


Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch với những từ ngữ giản dị, thể hiện một cách nhẹ nhàng mà
thấm thía tình u q hương của một người sồng xa quê trong trăng đêm thanh tĩnh.
Học sinh làm


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×