Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN van de giao duc dao duc cho hoc sinh lop 2 quamon dao duc o tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.6 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc. ***. Đề tài:. PH¦¥NG PH¸P N¢NG CAO CHÊT LL¦îNg hãa 9 dµnh cho häc sinh trung b×nh, yÕu th«ng qua ch¬ng tr×nh tù chän. Tác giả Chức vụ Năm học. PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI. ***. : LÊ THỊ ÁNH MINH : Giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. : 2010-2011. CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2009-2010 - Thời gian áp dụng : Từ năm 2010-2011 - Phạm vi nghiên cứu : Lớp 2/2 trong trường - Loại hình nghiên cứ : Giáo dục đạo đức - Người thực hiện : Huỳnh Thị Lan - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị : Trường TH Nguyễn Trãi - Ký hiệu đề tài :. Tên đề tài:. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC. Năm học: 2010-2011. I. TÊN ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC II. ĐẶT VẤN ĐỀ:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, là điều kiện cơ sở để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em thành những người công dân tốt đủ đức đủ tài để phục vụ đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thời mở cửa và hội nhập quốc tế. - Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hằng ngày. Có thể nói nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, với bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hằng ngày… Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở trung học cơ sở. - Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống. - Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2 tôi đã nghiên cứu tìm tòi một số kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình dạy học, nhằm góp một phần trong việc hình thành nhân cách đạo đức cho các em, sau này lớn lên các em sẽ trở thành những người công dân tốt giúp ích phục vụ nước nhà. Do vậy tôi chọn đề tài này. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. VẤn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học: a. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: - ĐỔi mới phương pháp dạy học có thể hiểu là tìm con đường ngắn nhất để đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất, con đường này không có sẵn, không bằng phẳng, nó khúc khuỷu gập ghềnh, đan xen giữa cái chung và cái riêng, giữa cái cũ và cái mới. - Đổi mới phương pháp bao gồm cả hai mặt: Phải đưa vào các phương pháp dạy học mới đồng thời tích cực phát huy nhiều ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống. - Đổi mới phương pháp là sự phối hợp đồng bộ của nhiều khâu: Bồi dưỡng giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, thiết bị dạy học, đánh giá học sinh và quản lý chỉ đạo. b. Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học: - ĐỔi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. - Phát huy tính năng động sáng tạo trong phương pháp dạy học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập không giống nhau. - Cập nhật thông tin, góp phần tích cực để đạt được mục tiêu dạy học. c. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành như thế nào: * CẦn tập trung vào những vấn đề sau: - Áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học và hình thành tổ chức dạy học mới. - Đảm bảo sự thống nhất hợp lý hai yêu cầu đồng loạt và cá thể. - Dạy hợp tác nhóm. - Dạy học tự phát hiện. - Thực hiện tốt quy trình dạy học hòa nhập. * Xây dựng môi trường thuận lợi cho học sinh: - ĐẦu tư CSVC theo hướng chuẩn hóa, số lượng học sinh mỗi lớp hợp lý. - Xây dựng phòng học, không gian lớp học mang tính thẩm mỹ, sư phạm. - Sử dụng hợp lý sáng tạo ĐDDH đã có và tự làm - Đổi mới phương pháp soạn bài. d. Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở lớp 2: - DẠy môn Đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, giúp học sinh lĩnh hội và thực hiện hành vi tự giác hơn, tránh được tính nặng nề áp đặt trước đây. - Dạy môn đạo đức chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học môn đạo đức phải là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. - ĐỐi với học sinh lớp 2, nhận thức còn cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động đóng vai, chơi trò chơi, phân tích, xử lý tình huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết các câu chuyện cho kết cục mở, đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học, tìm hiểu, phân tích đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, kể chuyện, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình có liên quan đến chủ đề bài học. - Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh sử dụng để dạy học môn đạo đức cần phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 2 rất phong phú, đa dạng. Các phương pháp mới như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, đặt tình huống, giải quyết tình huống… và các phương pháp truyền thống như: kể chuyện đàm thoại, nêu gương, sử dụng tranh ảnh đồ dùng trực quan, khen thưởng, học ở trong lớp, học ngoài sân trường, vườn trường, tham gia tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các địa điểm có liên quan đến bài học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài. Căn cứ vào trình độ học sinh, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của trường mình, lớp mình mà lựa chọn sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lý, đúng mức để giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài đạo đức. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: - Chương trình môn đạo đức lớp 2 gồm 14 bài phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Ở mỗi bài đạo đức đều phải thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như: + Giáo dục ý thức đạo đức + Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức + Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức. 1. Giáo dục ý thức đạo đức: Nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, sơ đẳng về chuẩn mực hành vi, hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức, chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: - Quan hệ với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu quê hương làng xóm, yêu mến tự hào về trường lớp, giữ gìn môi trường sống xung quanh. - Quan hệ với công việc, lao động: Biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, tham gia các việc nhỏ trong gia đình. - Quan hệ với những người xung quanh: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, giúp đỡ anh chị em trong nhà, đoàn kết thương yêu bạn bè. - Quan hệ với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên, nơi học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng vật nuôi có ích. - Quan hệ với bản thân: Khiêm tốn thật thà, bạo dạn, biết nhận và sửa lỗi. Lịch sự khi gọi, nghe điện thoại và khi đến nhà người khác. Theo từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức: Yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? làm gì? - Ý nghĩa tác dụng: Việc làm đúng mang lại lợi ích gì? việc làm trái tác hại như thế nào? - Cách thực hiện chuẩn mực đó: cần làm những công việc gì? thực hiện như thế nào? Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác… Từ đó các em sẽ làm theo đúng, ủng hộ cái tốt làm điều thiện, phê phán tránh xa cái xấu, cái ác… ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức. 2. Giáo dục thái độ tình cảm đạo đức: - Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn. - Thái độ tình cảm đối với những người xung quanh: Kính yêu, biết quý bạn bè, yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp môi trường xung quanh. 3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Là tổ chức cho học sinh lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức nhằm có được hành vi đạo đức, từ đó có thói quen đạo đức. Môn đạo đức lớp 2 cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như: - Tính gọn gàng ngăn nắp đúng giờ. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Chăm chỉ học tập chăm làm việc nhà. - Quan tâm giúp đỡ bạn, giữ gìn vệ sinh trường lớp trật tự nơi công cộng. Các nhiệm vụ trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được giải quyết đồng bộ thông qua: - Dạy môn đạo đức nội khóa. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Thực hiện nội quy, quy chế, điều lệ nhà trường. - Gương người tốt việc tốt, gương tốt của giáo viên. - Phối hợp nhà trường, gia đình xã hội.. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. Chương trình môn đạo đức lớp 2 bao gồm 14 chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết nhất, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. 2. Dạy học môn đạo đức là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục bổn phận của học sinh. - Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua các bài đạo đức vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Vì vậy tôi xin minh hoạ việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2/2 lớp tôi đang chủ nhiệm một số tiết học cụ thể như sau:. Đạo đức. BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1). Ngày giảng: 7/9/2010.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Tuần 3. TL: 30 – 35 phút. I. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũng cảm trung thực. b. Thái độ: Học sinh biết tự nhận và sửa khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi. c. Hành vi: Học sinh biết ủng hộ cảm phục các bạn biết nhận và sửa lỗi. II. Chuẩn bị: - Nội dung câu chuyện: “Cái bình hoa” - Các tấm biển, ghi tình huống và cách ứng xử cho HĐ3 tiết 2. - Nội dung các ý kiến cho HĐ3 tiết 1 - Giấy khổ to, bút da - Phiếu thảo luận nhóm của HĐ2 tiết 1 và HĐ2 tiết 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Ổn định: KTBC: 5’: - Lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? - Làm thế nào để học tập, sinh hoạt đúng giờ? GV nhận xét Bài mới: HĐ1 - Giáo viên giới thiệu và ghi đề 16’ bài (1) HĐ2 - Tìm hiểu và phân tích truyện 6’ “Cái bình hoa” - Giáo viên kể chuyện lần 1 từ mở đầu đến ba tháng trôi qua không ai còn nhớ đến chuyện cái bình hoa vỡ.. Hoạt động của trò - Hát: Em yêu trường em. - HS trả lời - HS nhận xét - HS trả lời - Cho HS nhận xét. HTĐB. - 2 em đọc lại đề bài.. - HS theo dõi – 1 em kể lại - Các nhóm thảo luận và xây dựng phần kết của câu chuyện. - Vô-va quên luôn chuyện làm vỡ cái bình hoa. - Vô-va vẫn day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô. Đại diện nhóm lên trình bày các nhóm khác bổ sung.. - Giáo viên kể phần cuối của câu chuyện. + Qua câu chuyện em thấy cần HS trả lời làm gì khi mắc lỗi?. Biết nhắc nhở bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì? Giáo viên chốt ý: Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc lỗi nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. HĐ3 Bày tỏ ý kiến thái độ đưa ra một 3’ số tình huống yêu cầu các nhóm thảo luận và bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống. Việc làm nào đúng, việc làm nào sao? tại sao? + Tình huống 1: Lan chẳng may làm gãy bút của bạn Mai. Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai. + Tình huống 2: Do mãi chạy Tuấn xô ngã 1 em học sinh lớp 1. Cậy mình lớn hơn Tuấn mặc kệ em và tiếp tục với với bạn. GV chốt ý kết luận: Bất cứ ai khi mắc lỗi đều phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. HĐ4 Trò chơi tiếp sức: 3’ “Tìm ý kiến đúng” Giáo viên phổ biến luật chơi: Giáo viên dán 3 tờ giấy khổ lớn, trong đó có ghi các ý kiến đúng, sai về nội dung bài học. Chia 3 đội học sinh mỗi đội 7 em chơi tiếp sức từng học sinh lên ghi vào ô vuông, bên cạnh ý kiến đúng ghi Đ, ý kiến sai ghi S. Đội nào ghi được nhiều điểm trong thời gian ngắn nhất là thắng. - Giáo viên cho HS chơi thử.. HS chú ý lắng nghe.. HS thảo luận nhóm trả lời.. + Việc làm của Lan là đúng vì bạn đã nhận và sửa lỗi do mình gây ra. + Việc làm của Tuấn là sai vì mặc dù em học sinh đó bé hơn Tuấn nhưng Tuấn là người mắc lỗi Tuấn phải xin lỗi và nâng em dậy. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. - HS nghe ghi nhớ.. 2 em lên chơi thử ý kiến đầu tiên. Các đội theo dõi. - GV tổ chức cho 3 đội chơi sau - HS chơi trò chơi. đó GV nhận xét HS, chơi và phát. GV giúp đỡ HS yếu bày tỏ ý kiến của mình..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phần thưởng cho các đội. - Yêu cầu HS nhắc lại các ý kiến 2 em nhắc lại các ý kiến đúng và nhắc lại nội dung bài 1 em nhắc lại bài học. học. * Các ý kiến Đ/S 1. Khi mắc lỗi với người ít tuổi hơn mình không cần xin lỗi  Học sinh khá giỏi 2. Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt  3. Người nhận lỗi là người hèn nhát  4. Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi  5. Chỉ xin lỗi khi mắc lỗi với người mà mình quen biết  6. Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi nhau khi mắc lỗi  7. Cần nhận lỗi ngay cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi  Đáp án: Các ý kiến đúng 2,6,7 Các ý kiến sai 1,3,4,5 Củng cố dặn dò: HĐ5 - HS nhắc lại nội dung bài học. 2 em nhắc lại nội dung bài học. 1’ - GV nhận xét tiết học. - Về nhà sưu tầm các câu chuyện kể về những trường hợp nhận lỗi và sửa lỗi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đạo đức. BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 2). Tuần 4 1. Ổn định: 2. KTBC: (5’) - Em cần phải làm gì sau khi có lỗi? - Biết nhận lỗi sẽ có tác dụng gì? - GV nhận xét 3. Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi đề. HĐ1 Liên hệ thực tế. 10’ Mời một số em lên kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi. GV nhận xét. Khen những HS trong lớp đã biết nhận lỗi và sửa lỗi. GV nhận xét về sự chuẩn bị ở nhà của HS. HĐ2 Thảo luận nhóm: GV chia 4 nhóm 14’ GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi: Việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau đúng hay sai? Em hãy giúp các bạn đưa ra cách giải quyết hợp lý. + Tình huống 1: Lịch bị đau chân không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần lớp bị trừ điểm. Các bạn trách Lịch dù Lịch đã nói lí do.. Ngày giảng: 16/9/2010. TL: 30 – 35 phút Hát: Em yêu trường em HS trả lời HS nhận xét HS trả lời HS nhận xét. Một số em kể trước lớp HS nhận xét. Các nhóm thỏa luận tình huống, đưa ra cách ứng xử phù hợp. Đại diện nhóm lên trình bày. + Lịch nên nhờ đến sự can thiệp của cô giáo chủ nhiệm để cô báo với cô Tổng phụ trách không trừ điểm thi đua của lớp. Vì Lịch bị đau chân không thể xuống sân tập được. + Hải có thể nói với tổ trưởng, nói với cô giáo chủ nhiệm về khó khăn của mình để cô giúp đỡ.. + Tình huống 2: Do tai kém lại ngồi bàn cuối nên kết quả các bài viết chính tả của Hải không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của tổ. Hải cũng muốn làm bài tốt hơn nhưng không biết làm thế nào? - Các nhóm nhận xét. GV chốt ý kết luận - Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. - Nên lắng nghe để hiểu người khác tránh trách nhầm lỗi cho bạn - Biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là. HS khá giỏi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> người tốt. HĐ3 Trò chơi ghép đôi. 3’ GV phổ biến luật chơi. HS lắng nghe làm theo + GV phát cho 2 dãy HS mỗi dãy 7 tấm bìa ghi các câu tình huống và các cách ứng xử. Dãy HS còn lại cùng với cô giáo làm ban giám khảo. - Khi bắt đầu chơi GV sẽ chỉ bất kì 1 HS ở dãy nào cầm tấm bìa ghi tình huống của mình đọc và giơ lên thì đồng thời em HS nào cầm tấm bìa ghi cách ứng xử tương ứng phải đọc và giơ ngay cách ứng xử. Đôi bạn nào ứng xử nhanh và đúng thì đôi bạn đó thắng cuộc. - GV cho HS chơi thử. - 1 cặp HS chơi thử Lớp theo dõi - GV tổ chức cho HS chơi 1 em nêu tình huống v à 1 em chuẩn bị cách ứng xử đọc và giơ tấm bìa cho đúng. - GV + HS nhận xét 2 đội chơi và phát thưởng cho các đôi bạn thắng cuộc. Tình huống. GV chú ý giúp đỡ HS yếu ứng xử.. Cách ứng xử. 1. Mượn vở của bạn và sơ ý làm rách. a. Nhận lỗi với cô giáo và làm ngay bài tập.. 2. Lỡ hẹn đi đá bóng với bạn. b. Nhận lỗi với bạn. 3. Mãi chơi với bạn quên chưa quét nhà thì mẹ về. c. Xin lỗi mẹ và lấy chổi quét nhà. 4. Quên chưa làm bài tập về nhà. d. Xin lỗi và dán lại trả bạn. 5. Sơ ý làm giấy mực ra áo bạn. e. Nhận lỗi với bạn và giải thích lí do. 6. Quên chưa học thuộc bài cô giáo giao. g. Xin lỗi bạn và xin bố mẹ mua đền cho bạn.. 7. Làm gãy thước kẻ của bạn. h. Nhận lỗi với cô giáo và học thuộc ngay bài..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đáp án: 1.d. 5.b. 2.e. 6.h. 3.c. 7.g. 4.a HĐ4. Củng cố dặn dò. (1’) - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - Dặn về nhà thực hành như bài học..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đạo đức. QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 1). Tuần 12. Ngày giảng: 11/11/2010 TL: 30 – 35 phút. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. - Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. 2. Thái độ tình cảm: - Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. - Đồng tình noi gương với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 3. Hành vi: - Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Giấy khổ to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy - Ổn định. Hoạt động của trò HTĐB Hát: Trên con đường đến trường - KTBC: (5’) Thế nào là chăm HS trả lời chỉ học tập? Ích lợi của chăm chỉ HS nhận xét học tập? - GV nhận xét - Bài mới: HĐ1 Xử lí tình huống 7’ GV nêu tình huống yêu cầu HS Thảo luận nhóm đôi và nêu thảo luận N2 trả lời. cách xử lí - Hôm nay Hà bị ốm không đi - Đến thăm bạn. HS khá học được. Nếu là bạn của Hà em - Mang vở cho bạn mượn để giỏi sẽ làm gì? chép bài và hướng dẫn lại cho bạn những chỗ khó. GV nhận xét chốt ý kết luận. HS nhận xét. Khi trong lớp có bạn bị ốm các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm giúp đỡ bạn..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh như thế mới là bạn tốt và được mọi người yêu mến. HĐ2 Nhận biết các biểu hiện của quan 12’ tâm, giúp đỡ bạn. GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: - Hạnh học rất kém toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh. - Theo em: 1. Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? vì sao?. - Các nhóm thảo luận và đưa ra các cách giải quyết. HS giỏi. khá. 1. Các bạn trong tổ làm thế là GV giúp sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng đỡ HS yếu các bạn cũng không nên vì thế trả lời mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình hoài như vậy sẽ làm Hạnh buồn chán. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 2. Để giúp Hạnh, tổ của bạn và 2. Để giúp Hạnh nâng cao kết lớp bạn phải làm gì? quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm cùng lớp phân công các bạn giỏi kèm cho Hạnh. Có như vậy Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng học tốt hơn… GV chốt ý kết luận: Quan tâm Đại diện nhóm lên trình bày giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc kết quả. bạn gặp khó khăn ta cần phải quan tâm giúp đỡ để bạn vượt qua. HĐ3 Sự cần thiết của việc quan tâm 8’ giúp đỡ bạn bè. Khi quan tâm giúp đỡ bạn em HS tự suy nghĩ trả lời cảm thấy như thế nào? + Khi quan tâm giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng hạnh phúc. Hoặc: + Khi quan tâm giúp đỡ bạn, em thấy mình lớn lên nhiều..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoặc: Khi quan tâm giúp đỡ bạn em thấy rất tự hào. GV chốt ý kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm. HĐ4. Củng cố dặn dò: 1’ - HS nhắc lại nội dung bài học. 2 em nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị một số câu chuyện về quan tâm giúp đỡ bạn..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đạo đức Tuần 13. QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 2). Ngày giảng: 18/11/2010. TL: 30 – 35 phút Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HTĐB 1. Ổn định: Hát: Trên con đường đến trường 2. KTBC: (5’) Vì sao phải quan HS trả lời tâm giúp đỡ bạn? Em đã làm gì HS nhận xét giúp đỡ bạn? GV nhận xét 3. Bài mới: HĐ1 Trò chơi: Đúng hay sai 5’ - GV yêu cầu mỗi dãy là một đội HS chú ý lắng nghe thực hiện chơi – Mỗi dãy cử 1 nhóm trưởng trò chơi. điều khiển hoạt động của dãy mình. + 2 dãy sẽ được phát 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi. + GV đọc câu hỏi. Đội nào giơ cờ trước thì trả lời trước. Mỗi câu đúng được 5 điểm. Sai thì đội kia trả lời. Nếu 2 dãy không trả lời được thì đáp án sẽ đưa ra. - GV cho chơi thử. - GV tổ chức cho cả lớp chơi. Câu hỏi: 1. Nam cho bạn chép bài trong S GV giúp giờ kiểm tra. đỡ HS yếu 2. Học cùng với bạn để trao đổi Đ tham gia bài với bạn. trò chơi. 3. Góp tiền mua tặng bạn nghèo Đ sách vở. 4. Tham gia tích cực vào phong Đ trào ủng hộ các bạn HS vùng bị lũ. 5. Rủ bạn đi chơi trong giờ học S 6. Nặng lời phê bình bạn trước S lớp vì bạn luôn đi học muộn. 7. Cho bạn mượn truyện đọc S trong lớp. - GV nhận xét, công bố đội thắng cuộc và phát thưởng. HĐ2 Liên hệ thực tế. HS khá 10’ GV yêu cầu vài em lên kể trước 2 em lên kể giỏi lớp câu chuyện về quan tâm giúp Lớp theo dõi nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đỡ bạn bè. - GV chốt ý kết luận. . Cần phải quan tâm giúp đỡ bạn đúng lúc, đúng chỗ. Có như thế mới mau giúp bạn tiến bộ hơn trước. HĐ3 Tiểu phẩm: HS 12’ GV cho 2 em đóng tiểu phẩm với giỏi nội dung: Giờ ra chơi cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bị bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác, Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng. - HS thảo luận nhóm. - Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến. 1. Em tán thành cách cư xử của 1. Em tán thành cách cư xử bạn nào? không tán thành cách cư của bạn Nam. Không tán xử của bạn nào? thành cách cư xử của bạn Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau không phân biệt đối xử. 2. Tiểu phẩm trên muốn nói lên 2. Muốn nói là: Ai cũng cần điều gì? được quan tâm giúp đỡ. - Nhận xét các câu trả lời của các nhóm. GV chốt ý kết luận. - Cần cư xử tốt với bạn bè không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. HĐ4 Củng cố dặn dò: 1’ Về nhà thực hiện như bài học.. khá.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG: Lớp 2/2 Trường TH Nguyễn Trãi phân hiệu Ngọc Sơn (lớp tôi chủ nhiệm). Qua một học kỳ nhờ sự quan tâm chú ý giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn Đạo đức nội khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tinh thần, thái độ đạo đức các em có nhiều chuyển biến tốt. 100% học sinh lớp đạt yêu cầu thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của học sinh. VII. KẾT LUẬN: Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tôi thấy vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học, đặc biệt là môn Đạo đức ở Tiểu học là rất cần thiết, đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục ở tiểu học. Qua đề tài này tôi đã thu được những kết quả sau: 1. Tìm hiểu những vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học, từ đó thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và nắm được một số giải pháp triển khai để đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học. 2. Nắm được các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 để vận dụng chúng vào những bài học học cụ thể. 3. Thấy rõ thực trạng của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo đức. Từ đó có kế hoạch biện pháp giáo dục hợp lý, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp các em không chỉ là trò giỏi mà còn là những người con ngoan, trò ngoan, hiếu thảo, những công dân tốt sau này. VIII. ĐỀ NGHỊ: Để giáo dục học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 2 đạt hiệu quả, chúng ta cần lưu ý: 1. Đối với giáo viên: - Tìm hiểu môi trường sống nơi các em cư trú. - Tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp. Luôn lấy những câu chuyện, tấm gương gần gũi với học sinh hoặc của chính gia đình học sinh, giúp bài học đạo đức thêm phong phú gần gũi, sống động đối với các em và các em cũng tiếp nhận bài học nhẹ nhàng sinh động và hiệu quả. - Người giáo viên cần phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh để cùng có biện pháp giáo dục đạo đức học sinh. 2. Về phía nhà trường: Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, giúp các em mạnh dạn tham gia, có cơ hội bộc lộ những phẩm chất đạo đức, từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3. Về phía gia đình học sinh: Cần thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm lớp, để nắm bắt tình hình học sinh cũng như hạnh kiểm của con mình. Có kế hoạch phối hợp để giáo dục đạo đức cho con mình. Không quá nuông chiều các em, không làm thay làm hộ những việc vừa sức đối với lứa tuổi các em. Tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện nhân cách. Đề tài này tôi nghiên cứu áp dụng và viết chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp, Hội đồng giám khảo nhà trường và Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục. XI. PHỤ LỤC: 1. Một số bài thơ có liên quan đến các bài giáo dục đạo đức lớp 2. - Bài: Tự giác, Tí xíu, Mèo đi câu cá, Gà con giúp mẹ, Mùa xuân mừng con thêm một tuổi, Chú mèo lười, Hoa điểm 10. 2. Một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em. a. Những mốc quan trọng: Bản công ước quốc tế về quyền trẻ em do Liên hợp quốc cùng đại diện 43 nước trên toàn thế giới soạn thảo trong 10 năm (19791989). b. Thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. c. Việt Nam là nước Châu Á thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước ngày 20/02/1990. 3. Nội dung cơ bản của công ước gồm 4 nhóm quyền. - Quyền được sống còn. - Quyền được bảo vệ. - Quyền được phát triển. - Quyền được tham gia. 4. Một số điều khoản liên quan đến chương trình Đạo đức lớp 2. * Điều 2: “… Nhà nước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử”. * Điều 12: “… phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình và được bày tỏ quan điểm riêng một cách tự nhiên”. * Điều 15: “… được tự do kết giao và hội họp hòa bình…” * Điều 28: “Trẻ em có quyền được học hành và Nhà nước đảm bảo giáo dục Tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người”. * Điều 32: “Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải làm các công việc gây nguy hiểm hoặc có hại đối với sức khỏe và sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức hay xã hội của các em”..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình giáo dục Tiểu học 2 – Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Đặng Vũ Hoạt; TS. Nguyễn Hữu Hợp – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Bộ sách Đạo đức lớp 2 – Tác giả: Lưu thu thủy (chủ biên) Nhà xuất bản Giáo dục – Xuất bản năm 2003..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> XI. MỤC LỤC TT. Nội dung. Trang. 1. Tên đề tài. 2. 2. Đặt vấn đề. 2. 3. Cơ sở lý luận. 2. 4. Cơ sở thực tiễn. 4. 5. Nội dung nghiên cứu. 6. 6. Kết quả nghiên cứu và áp dụng. 18. 7. Kết luận. 18. 8. Đề nghị. 18. 9. Phần phụ lục. 19. 10. Tài liệu tham khảo. 20. 11. Mục lục. 21. 12. Phiếu đánh giá. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc. ***. PHIẾU NHẬN XÉT Tên đề tài: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Người thực hiện : Huỳnh Thị Lan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường TH Nguyễn Trãi NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC TRƯỜNG …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Xếp loại:…………………………... Giám khảo 1 Giám khảo 2 Chủ tịch Hội đồng. PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘc lập – Tự do – Hạnh phúc. ***. PHIẾU NHẬN XÉT Tên đề tài: VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC Người thực hiện : Huỳnh Thị Lan Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường TH Nguyễn Trãi NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC HUYỆN …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Xếp loại:…………………………... Giám khảo 1 Giám khảo 2 Chủ tịch Hội đồng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×