Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiet 52 lop hai la mam va lop mot la mam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.27 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 52: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM I.Mục tiêu của bài học: Sau khi học xong bài này, HS phải: Về kiến thức: - Phân biệt một số đặc điểm, hình thái của các cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm (kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa, dạng thân….) - Phân loạI được mẫu thật, hay hình ảnh của chúng thuộc lớp nào. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. Về thái độ: - Có ý thức tích cực trong công tác phân loại cây trồng. II.Trọng tâm bài giảng: - Đặc điểm phân biệt giữa lớp hai lá mầm va lớp một lá mầm. III. Phương tiện, phương pháp: 1. Phương tiện: +Giáo án điện tử. +Một số mẫu thật về các loại cây trồng. +Phiếu học tập. 2. Phương pháp: +Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực kết hợp với ứng dụng CNTT trong dạy học IV. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ:( 6’ ) -Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Vậy chúng có một số đặc điểm chung nào? 3. Giảng bài mới: ( 38’ ) Đặt vấn đề: ( 3’) Các cây hạt kín rất khác nhau về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học dã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ, chi, loài….Thực vật hạt kín gồm hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Mỗi lớp có những nét đặc trưng riêng. Vậy dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hai lớp này. Đó là nội dung bài hôm nay ta sẽ học:. Tiết 52: Bài : LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM T/g Hoạt động của giáo viên H/đ của HS Nội dung ghi bảng 12’ Hoạt động 1: GV: Yêu cầu học sinh HS: nhớ lại kiến I. Cây hai lá mầm và cây nhắc lại cây hạt kín có thức đã học và một lá mầm: những loại rễ nào? Hạt của trả lờI cây chia làm mấy loại?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 16’. (?) Cấu tạo hạt ngô và hạt đỗ đen khác nhau cơ bản ở điểm nào? GV: Cho HS xem lại các hình ảnh về kiểu rễ, gân lá. (?) Kiểu nào gặp ở cây hai lá mầm và kiểu nào gặp ở cây một lá mầm? (?) Ngoài đặc điểm của rễ, gân lá, ta có thể nhận ra hoa của mỗi cây có bao nhiêu cánh? (?) Bên cạnh những đặc điểm trên, cây có một đặc điểm phân biệt nữa đó là dạng thân. Vậy thân có những dạng nào? GV: cho HS trình bày lại về dạng thân. GV cho HS quan sát H42.1 và nhớ lại những đặc điểm về kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân, số lá mầm của phôi trong hạt để hoàn thành phiếu học tập sau: Sau 5’ HS hoàn thành phiếu GV cho HS trình bày, sau đó nhận xét và đưa ra đáp án đúng. GV : chuyển ý Hoạt động 2: GV cho HS quan sát lại một lần nữa những đặc điểm phân biệt của cây một lá mầm và hai lá mầm, tìm ra đặc điểm náo phân biệt chủ yếu giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm? GV theo dõi, nhận xét, giải thích và kết luận.. 1-2HS (trả lời) HS quan sát 1-2HS (trả lời) HS (trả lời). 1-2HS (trả lời). 1-2 HS (trình bày) HS quan sát và hoàn thành phiếu học tập. HS trình phiếu. bày Bảng (phần phụ lục). II.Đặc điểm phân biệt HS quan sát, giữa lớp Hai lá mầm và phân tích và trả lớp Một lá mầm: lời 1-2HS khác có thể nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Các cây hạt kín được chia thành hai lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Hai lớp này phân biệt vớI nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi. GV giảng giải - Ngoài ra, hai lớp này còn có thể nhận biết nhờ những dấu hiệu bên ngoài như: Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa và dạng thân. GV cho HS quan sát một số ảnh của H42.2 , thảo luận và yêu cầu HS xếp chúng vào một trong hai lớp. GV: Theo dõi, điều chỉnh và đưa ra kết quả đúng. GV:Bây giờ dựa trên mẫu thật các em hãy xếp chúng vào hai lớp. GV: Yêu cầu HS giải thích được tại sao phân loại như vậy? GV:Đưa ra một số mẫu thật chuẩn bị từ trước cho HS quan sát và trình bày những trường hợp ngoại lệ có thể gặp trong thiên nhiên.. HS quan sát, thảo luận và trả lời HS quan sát mẫu thật thực hiện yêu cầu. HS giải thích.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Củng cố:(5’) Đánh dấu vào câu đúng nhất: 1. Nhóm cây nào sau thuộc loại Một lá mầm? A. Cây mít, cây hành, cây lúa, cây lạc, cây cam B. Cây lúa, cây ngô, cây tỏi tây, cây kê, cây hành. C. Cây xoài, cây bưởi, cây lạc, cây phượng,cây hành. D. Cây bưởi, cây ngô, cây lúa, cây cam, cây xoài. 2. Nhóm cây nào sau thuộc loại Hai lá mầm? A. Cây đào,cây nhãn, cây hành, cây xoài, cây cam. B. Cây xoài, cây bưởi, cây tỏi tây, cây cam, cây lạc. C. Cây cam, cây lạc, cây mít, cây xoài, cây đào. D. Cây ngô, cây lạc, cây lúa, cây kê, cây ớt. 3. Cây Hai lá mầm có đặc điểm: A . Rễ chùm, gân hình mạng, hoa 5 cánh, thân đa dạng. B. Rễ cọc, gân song song, hoa 6 cánh, thân đa dạng. C. Rễ cọc, gân hình mạng, hoa 5 cánh, thân đa dạng. D. Rễ cọc, gân hình mạng, hoa 6 cánh, thân đa dạng. 4. Cây Một lá mầm có đặc điểm: A. Rễ chùm, gân hình mạng, hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột. B. Rễ cọc, gân song song và hình cung, hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột. C. Rễ chùm, gân hình mạng, hoa 5 cánh, thân đa dạng. D. Rễ chùm, gân song song và hình cung, hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột. Đáp án: 1b, 2c, 3c, 4d -. 5. Về nhà: (2’) Sưu tầm lá của 3 cây Hai lá mầm và lá của 3 cây Một lá mầm khác nhau. Dùng băng dính gắn lá vào một tờ giấy. Học bài cũ, soạn bài mới.. PHỤ LỤC : PHIẾU HỌC TẬP Đặc điểm - Kiểu rễ - Kiểu gân lá - Số cánh hoa - Số lá mầm của phôi trong hạt - Dạng thân. Cây Hai lá mầm Rễ cọc Gân hình mạng Hoa thường 4- 5 cánh Hai lá mầm Đa dạng. Cây Một lá mầm Rễ chùm Gân song song và hình cung Hoa thường 3- 6 cánh Một lá mầm Chủ yếu thân cỏ và thân cột.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×