Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ MAI LIÊN

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA
TRẦN ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ MAI LIÊN

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA
TRẦN ANH THÁI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2016



LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ
và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn
đến PGS. TS Hà Văn Đức – người thầy đã tận tình hướng dẫn để em có thể hồn
thiện luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn đến nhà thơ Trần Anh Thái, người đã cung cấp
cho tôi những tài liệu hữu ích phục vụ cho q trình nghiên cứu. Cuối cùng là lời cảm
ơn dành đến gia đình, người thân và bạn bè đã cùng đồng hành, ủng hộ.

Tác giả luận văn
Vũ Mai Liên


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 9
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC
CỦA TRẦN ANH THÁI ............................................................................... 10
1.1. Khái niệm trƣờng ca và sự phát triển của trƣờng ca Việt Nam hiện đại...... 10
1.1.1. Khái niệm trường ca .......................................................................... 10
1.1.2. Sự phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại ................................. 11
1.2. Đề tài chiến tranh trong trƣờng ca Việt Nam hiện đại....................... 17
1.2.1. Nội dung của trường ca Việt Nam hiện đại ....................................... 17
1.2.2. Cảm hứng về chiến tranh trong trường ca Việt Nam hiện đại .......... 21

1.3. Hành trình sáng tác của Trần Anh Thái ............................................. 24
1.3.1. Quan điểm của Trần Anh Thái về trường ca ..................................... 24
1.3.2. Hành trình sáng tác ........................................................................... 27
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28
CHƢƠNG 2: CHIẾN TRANH TRONG TRƢỜNG CA TRẦN ANH
THÁI NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ......................................... 30
2.1. Hình ảnh quê hương, đất nước trước chiến tranh .................................... 30
2.2. Hiện thực chiến tranh tàn khốc ................................................................ 34
2.2.1. Cuộc sống trong chiến tranh gian khổ............................................... 35
2.2.1.1. Cuộc sống của người lính nơi chiến trường ................................ 35
2.2.1.2. Cuộc sống của những người ở hậu phương ................................ 47
1


2.2.2. Sự hi sinh, mất mát sau chiến tranh................................................... 52
2.3. Số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh ....................................... 56
2.3.1. Số phận người lính .......................................................................... 56
2.3.2. Thân phận người phụ nữ ................................................................. 60
2.4. Cái nhìn về chiến tranh sau chiến tranh .............................................. 66
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 68
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CHIẾN TRANH TRONG
TRƢỜNG CA TRẦN ANH THÁI............................................................... 71
3.1. Kết cấu đa dạng ...................................................................................... 71
3.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian ........................................................... 72
3.1.2. Kết cấu theo mạch trữ tình – triết luận.............................................. 74
3.2. Một số biểu tƣợng nổi bật...................................................................... 77
3.2.1. Con đường .......................................................................................... 79
3.2.2. Máu .................................................................................................... 82
3.2.3. Lửa ..................................................................................................... 83
3.3. Sự kết hợp nhiều thể thơ .......................................................................... 84

3.3.1. Thơ truyền thống và sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống . 85
3.3.2. Thơ tự do ............................................................................................ 86
3.3.3. Thơ văn xuôi....................................................................................... 87
3.3.4. Sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại nội tâm ................................. 89
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu ......................................................................... 92
3.4.1. Ngôn ngữ phong phú, được sử dụng linh hoạt .................................. 92
3.4.1.1. Hệ thống ngôn ngữ phong phú, giàu sắc thái biểu cảm .............. 92
3.4.1.2. Cách sử dụng ngôn từ linh hoạt................................................... 93
3.4.2. Giọng điệu đa thanh........................................................................... 98
3.4.2.1. Giọng điệu trầm lắng, xót thương ............................................... 99
3.4.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lý .......................................................... 100

2


3.4.2.3. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca................................................. 102
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 103
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 107

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự phát triển nhiều biến động của xã hội hiện đại, con người có xu
hướng xa rời dần văn học nói chung, với những thể loại như thơ, đặc biệt là trường
ca hay tiểu thuyết. Sự trôi chảy của thời gian hay vịng xốy của cuộc sống hiện tại
khiến người ta khơng cịn nhiều thì giờ dành cho những cuốn tiểu thuyết kinh điển
dày hàng vài trăm đến nghìn trang. Thay vào đó, là sự đọc tranh thủ những tác

phẩm truyện ngắn, bút kí rồi dần dà là những mẩu tin nhanh trên mạng internet hay
bản tin thời sự... Giới trẻ lại thường có những mối quan tâm hứng thú tới một loại
truyện có xu hướng xa rời hiện thực hay lí tưởng, mơ mộng hóa hiện thực, đó là
truyện ngơn tình. Tuy nhiên, cũng cần có sự nhìn nhận lại một cách khách quan,
trong đời sống văn học gần đây có sự “trở lại” của thể loại trường ca – một thể loại
vốn không gây được thiện cảm với bạn đọc nói chung và thế hệ các học trị nói
riêng bởi “đặc tính” dài và khó đọc. Do đó, cần thiết có những bài nghiên cứu về
trường ca để kịp có những nhận xét, đánh giá khách quan, xác đáng những đặc điểm
hay vai trị, vị trí của thể loại này trong sự phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Trong một loạt các tác giả trường ca, Trần Anh Thái xuất hiện như một bông
hoa nở muộn nhưng cũng không kém phần rực rỡ: ông được đánh giá là cây bút
trường ca tiêu biểu cho thế hệ những người viết trường ca cùng thời với mình. Những
tác phẩm của ông thu hút được sự chú ý và ấn tượng từ nhiều nhà nghiên cứu. Đã có
những cuộc tọa đàm văn học về trường ca Trần Anh Thái như một hiện tượng nổi bật
với những nhận định xác đáng, khách quan và hầu hết đều là những lời khen ngợi, có
người đã gọi ơng là “nhà trường ca” bởi chỉ trong thời gian 10 năm (1999 - 2009),
ông đã “trình làng” 3 trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời (1999), Trên đường (2004)
và Ngày đang mở sáng (2007). Do vậy, nghiên cứu về trường ca Trần Anh Thái vẫn
đang là một nhiệm vụ cần thiết và khá thú vị được đặt ra trong giới nghiên cứu cũng
như trong những cơng trình nghiên cứu của sinh viên hay học viên.
Ở phương diện khác, một đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ
đại luôn là đề tài “nóng hổi” trong văn chương. Ta đã thấy một dàn đồng ca chống

4


Mỹ với những tác phẩm mang đậm âm hưởng sử thi và ngợi ca những cuộc kháng
chiến oanh liệt đó. Đến trường ca Trần Anh Thái, đề tài chiến tranh lại trở lại nhưng
được đề cập đan xen với những suy tư, trăn trở về nhiều vấn đề của cuộc sống hiện tại
– sau chiến tranh. Đặc biệt, tác giả có cái nhìn về chiến tranh khác với cách nhìn của

những người viết trường ca thời kì trước cũng như những người cùng thế hệ: cái nhìn
khơng biên giới, khơng phe phái địch – ta, cái nhìn hướng về số phận của con người.
Với chúng tơi, tính đến thời điểm làm việc về đề tài này, trường ca là một đối
tượng cịn mới mẻ, xa lạ và “khó nhằn”, trước giờ chưa có sự quan tâm xác đáng
đến thể loại này. Bởi vậy nhân đây, chúng tơi sẽ có cơ hội làm việc nhiều hơn với
trường ca; từ đó hiểu hơn và phá bỏ rào cản tâm lí về thể loại văn học này.
Bởi tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn Đề tài chiến tranh
trong trường ca Trần Anh Thái làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, những cơng trình nghiên cứu về trường ca đến nay chủ yếu là
các bài đăng trên các tạp chí. Mỗi bài tập trung làm sáng rõ một phương diện, khía
cạnh về trường ca. Có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hậu
đã được xuất bản thành sách, 2013 - Trường ca Việt Nam hiện đại từ góc nhìn thể
loại, Trường ca, vấn đề thể loại (Mã Giang Lân – tạp chí văn hóa 1982); Yếu tố tự
sự trong trường ca trữ tình hiện đại (Diêu Lan Phương – tạp chí văn học); Khái
niệm về trường ca (Từ Sơn – Tạp chí văn nghệ quân đội); Trường ca – cảm hứng,
bản lĩnh và sức vóc của người viết (Nguyễn Trọng Tạo – Tạp chí văn học);
Trường ca (Phạm Huy Thơng – Tạp chí văn học); Đi về cội nguồn một trường ca
(Huy Thông – Báo văn nghệ); Về thể loại trường ca và tính chất của nó (Trần
Ngọc Vương – Tạp chí văn nghệ qn đội)…
Trong nhà trường, đề tài nghiên cứu về trường ca dần được chú ý và khai thác
nhiều hơn. Các tác giả chủ yếu dựa trên những bài viết lý thuyết ít ỏi về trường ca để
khám phá tập trung nhưng toàn diện trường ca của một hoặc một nhóm tác giả. Trong
luận án Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm (2008), tác
giả Mai Bá Ấn đã khảo sát và chỉ ra đặc điểm trường ca của nhóm ba tác giả trên ở cả

5


phương diện đề tài, cảm hứng và nghệ thuật biểu hiện. Diêu Lan Phương, trong luận

án tiến sĩ Thể loại trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại tập trung nghiên cứu
tiến trình phát triển và những đặc điểm của trường ca trong văn học hiện đại Việt
Nam. Bởi tính khái quát trong đối tượng nghiên cứu, luận án này cung cấp một tư liệu
quý cho người đi sau khi tiếp cận thể loại trường ca, đặc biệt trường ca trong văn học
hiện đại. Ngồi ra, cịn nhiều luận văn, luận án khác nghiên cứu về trường ca của
nhiều tác giả khác như trường ca Hữu Thỉnh, trường ca Lê Thị Mây, …
Trần Anh Thái được xếp vào lớp những nhà thơ mới viết trường ca nhưng lại có
những sáng tác gây được tiếng vang. Đến nay, đã có khá nhiều bài viết đăng trên tạp
chí và các cơng trình nghiên cứu trong nhà trường đề cập đến trường ca của ơng. Nội
dung các bài nghiên cứu, phê bình phong phú: phong cách, giọng điệu, ngơn từ, hình
tượng …trong trường ca Trần Anh Thái. Đến nay, đã có hai buổi tọa đàm về trường
ca Trần Anh Thái được tổ chức. Một là cuộc hội thảo thơ mang tên: Nhà thơ Trần
Anh Thái với thể loại trường ca do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức, với sự
tham gia của nhiều nhiều nghiên cứu, phê bình tiêu biểu như GS Trần Đình Sử,
PGS.TS Nguyễn Văn Long, PGS.TS Lý Hoài Thu, GS Trần Ngọc Vương, TS Chu
Văn Sơn,… cùng đông đảo các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong cả nước. Trong buổi
tọa đàm này, hầu hết các bản tham luận đều có những đánh giá, phê bình xác đáng
đối với trường ca Trần Anh Thái và khẳng định sự thành công của cây bút mới “nổi”
này. Buổi thứ hai được tổ chức vào ngày 4 tháng 6 năm 2009, tại Viện Văn học Việt
Nam, mang tên “Trường ca Trần Anh Thái”. Trong đó có sự tham gia của nhiều nhà
phê bình, nghiên cứu có tiếng đến từ các trường đại học như PGS.TS Nguyễn Đăng
Điệp, PGS.TS Lý Hoài Thu, PGS.TS Lưu Khánh Thơ, PGS.TS Ngô Văn Giá, … Mỗi
người nghiên cứu và đánh giá trường ca Trần Anh Thái từ một phương diện, khía
cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều có những ngợi ca đối với nhà thơ này. Những
buổi tọa đàm này rất quan trọng trong việc đưa trường ca Trần Anh Thái đến với bạn
đọc và khẳng định tài năng mới nở rộ của nhà thơ quân đội này.
Ngoài ra rất nhiều bài báo, phê bình xuất hiện trên các Tạp chí văn nghệ Qn
đội, báo Văn nghệ, Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện văn

6



học… đề cập đến trường ca Trần Anh Thái. PGS.TS Ngô Văn Giá nhận xét: Tôi đã
đọc, đã nung nấu nhiều mơ hình trường ca, từ Bài ca chim Chơ Rao của Thu Bồn
cho đến nay, qua nhiều trường ca thì thấy rằng, Trần Anh Thái đã có những đóng
góp rất lớn về nội dung, tư tưởng, thi pháp…Trần Anh Thái đã có hướng mở cho
trường ca [35, tr265]. Nhận xét về phương diện cấu trúc và ngôn ngữ trong trường ca
Trần Anh Thái, PGS.TS Lưu Khánh Thơ viết: Trần Anh Thái đã cách tân trường ca
của mình. Anh vừa trung thành với truyền thống, vừa phá cách. Ở Đổ bóng xuống
mặt trời, cấu trúc theo cốt truyện, có chủ đề. Trường ca Ngày đang mở sáng đi theo
mạch cảm xúc. Cả ba trường ca của Trần Anh Thái đều sử dụng các biểu tượng nghệ
thuật. Lượng những câu thơ hay rất nhiều, không chỉ về chiến tranh, mà về nhân thế,
về lẽ sống, Trần Anh Thái có cách tân về thi pháp [35, tr266-267]. PGS.TS Lý Hồi
Thu cũng có những nhận xét mang tính bao quát về trường ca Trần Anh Thái: Trần
Anh Thái làm mới mình, mới thể loại. Cấu trúc thơ Trần Anh Thái lỏng, nhưng có sức
hút mạnh. …những đoạn có âm hưởng chiến trận, Trần Anh Thái đã thành công
lớn[35, tr271]. Đồng thời nhà nghiên cứu thẳng thắn chỉ ra điểm mạnh cũng là điểm
yếu trong trường ca Trần Anh Thái: tâm trạng quá nhiều day dứt, âu lo khiến sự liền
mạch bị loãng ra [35, tr271].
Như vậy, nhìn trên tổng thể, các cuộc tọa đàm, các bài báo, hầu hết đều có
những ý kiến ngợi ca và khẳng định sự sáng tạo trong trường ca Trần Anh Thái cũng
như khả năng sáng tác ở nhà thơ miền biển này. Trên cơ sở những bài nghiên cứu,
tham luận này, đã có một số luận văn trong các trường đại học nghiên cứu về trường
ca Trần Anh Thái. Có thể kể đến Trường ca Trần Anh Thái nhìn từ góc độ thể loại
của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phong cách trường ca Trần Anh Thái của Bùi Thị
Thủy, Làng trong trường ca Trần Anh Thái từ góc nhìn văn hóa của Nguyễn Thị
Thuấn. Mỗi cơng trình đều cố gắng chỉ ra những nét đặc trưng trong trường ca Trần
Anh Thái từ phương diện phong cách, ngôn ngữ, giọng điệu đến văn hóa.
Từ các cơng trình nghiên cứu trên, đã có những nhận định, đánh giá ban đầu
trên nhiều phương diện về trường ca Trần Anh Thái. Tuy nhiên, những nhận định

mới dừng lại ở mức độ khái quát trên ba trường ca đầu: Đổ bóng xuống mặt trời,

7


Trên đường và Ngày đang mở sáng, trường ca sau này – Mỗi loài hoa một mặt trời
chưa được đề cập đến nhiều, cũng chưa có cơng trình nào đi vào nghiên cứu sâu về
nội dung biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái. Vì vậy, những cơng
trình đi trước vừa là cơ sở lí thuyết vừa là những gợi mở để chúng tôi lựa chọn và
triển khai đề tài: Đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái.
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Luận văn được tiến hành với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đề

tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái.
-

Mục đích: Trong 04 trường ca đã ra mắt, đề tài chiến tranh được đề cập đến

trong ba trường ca, do vậy, chúng tơi có mong muốn nghiên cứu để chỉ ra những
đặc điểm về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật biểu hiện chiến tranh trong
trường ca Trần Anh Thái. Bên cạnh đó, để chỉ ra những điểm độc đáo trong trường
ca viết về đề tài chiến tranh của Trần Anh Thái, chúng tơi có ý đặt các tác phẩm
trong mối tương quan so sánh với một số trường ca tiêu biểu thời kì trước.
-

Phạm vi: Đến nay, Trần Anh Thái đã cho ra mắt bạn đọc 04 trường ca, tuy

nhiên, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát

03 trường ca coi chiến tranh như đề tài chính: Đổ bóng xuống mặt trời, Ngày đang
mở sáng, Mỗi loài hoa một mặt trời.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái, chúng tôi
tiến hành kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp loại hình: áp dụng trong việc tiếp cận đối tượng theo đặc điểm

thể loại trường ca.
-

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: dùng trong việc lí giải, phân tích tác

phẩm ở phương diện nghệ thuật.
-

Phương pháp so sánh: dùng trong việc liên hệ, so sánh đối tượng nghiên cứu

với các đối tượng khác (trường ca của một số tác giả khác hoặc các sáng tác khác của
chính Trần Anh Thái…) để soi chiếu và làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng đó.
-

8


5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Thể loại trường ca và hành trình sáng tác của Trần Anh Thái
Chương 2: Chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái nhìn từ phương diện nội dung

Chương 3: Phương thức biểu hiện chiến tranh trong trường ca Trần Anh Thái

9


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TRƢỜNG CA VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA TRẦN ANH THÁI

1.1.

Khái niệm trƣờng ca và sự phát triển của trƣờng ca Việt Nam hiện đại
1.1.1. Khái niệm trường ca
Thiết nghĩ, trong mọi cơng trình, đều cần phải có sự lí giải rõ ràng nội hàm

khái niệm đối tượng đang được đề cập đến. Về khái niệm trường ca, đến nay vẫn
tồn tại dưới nhiều luồng ý kiến khác nhau, chưa có một sự thống nhất rõ ràng.
Trong cuốn Thuật ngữ lí luận văn học (của trường Đại học Sư phạm Vinh 1974) có viết: Thuật ngữ trường ca xuất hiện như là để dịch một danh từ nước
ngoài. Danh từ Poema trong tiếng Nga chỉ một thể loại văn học dân gian Nga
truyền thống với đặc trưng là tác phẩm thơ thể hiện một nội dung lớn có ý nghĩa
trọng đại đối với dân tộc. Nhiều khi trường ca được dùng một cách rộng rãi để chỉ
một tác phẩm thơ dài hơi không nhất thiết phải có nội dung lớn. Trong trường hợp
này, trường ca chỉ có ý nghĩa là bài ca, bài thơ dài [28, tr14].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và
Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2009: trường ca là tác phẩm thơ
có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Trường ca (poème)
cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi (épopée) thời cổ và thời Trung đại,
khuyết danh hoặc có tác giả. Diêu Lan Phương – trong luận án - đã đưa ra khái
niệm trường ca và thống nhất sử dụng với nghĩa: trường ca là những tác phẩm được
viết bằng văn vần, có kết cấu chặt chẽ, có nội dung cảm hứng lớn thường là những

chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái chung, của quê hương, đất nước,
dân tộc, con người.
Nhìn trên tổng thể, các ý kiến dù khơng đồng nhất vẫn hướng đến những điểm
chung: Về mặt hình thức, trường ca có quy mơ, dung lượng lớn; về nội dung, trường
ca thường đề cập đến những vấn đề mang tính lịch sử của cộng đồng, thời đại. Chúng

10


tôi cho rằng sự kết hợp giữa hai khái niệm của nhóm tác giả trong cuốn Từ điển thuật
ngữ văn học và tác giả Diêu Lan Phương sẽ tạo thành một khái niệm trường ca hoàn
chỉnh hơn: trường ca là tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự
hoặc trữ tình, được viết bằng văn vần và có kết cấu chặt chẽ; có nội dung cảm hứng
lớn thường là những chiêm nghiệm gắn với các sự kiện thuộc về cái chung, của quê
hương, đất nước, dân tộc, con người. Như vậy, trong luận văn của mình, chúng tôi
mạnh dạn thống nhất sử dụng khái niệm trường ca với cách hiểu như trên.
1.1.2. Sự phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại
Hoàn cảnh ra đời của trƣờng ca nói chung
Balzac từng nói “nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”, nhà
phê bình Trương Tửu cũng đồng quan điểm khi cho rằng xã hội nào thì sinh ra nhà
văn nấy. Thời đại, giáo dục gia đình và tình hình xã hội ln tạp những ảnh hưởng
đến nhân cách nhà văn và tác phẩm văn học. Giữa xã hội và văn học có mối quan hệ
tác động qua lại. Văn học là tấm gương phản ánh một cách chân thực, khách quan
thời đại mà nó được sinh ra. Chứng cứ là qua văn chương, ta có thể thu nhận được
những hiểu biết, tri thức về một thời đại đã qua. Đơn cử nền văn học dân gian Việt
Nam ta: đó khơng chỉ là kho tàng tri thức mà dân gian đúc kết lại là lưu truyền cho
mn đời sau mà cịn là sự phản ánh đời sống lao động cũng như tâm hồn phong phú
của cha ơng. Mặt khác, chính thời đại, xã hội đã sinh ra văn học như một công cụ,
phương tiện để ghi lại sự vận động và diễn tiến của nó. Sự đa dạng trong nhu cầu
phản ánh dẫn đến sự phong phú trong hệ thống thể loại văn học. Mỗi nhu cầu phản

ánh khác lại đòi hòi sinh ra một thể loại văn học phù hợp: ca dao, tục ngữ, thành ngữ
để ghi lại những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất của nhân dân, phản ánh đời
sống sinh hoạt của một đất nước lớn lên từ nền nông nghiệp lúa nước; truyền thuyết
với những chi tiết hư cấu, tưởng tượng dựa trên sự thật lịch sử thể hiện cách nhìn
nhận, đánh giá của nhân dân trước những nhân vật, sự kiện lịch sử; khúc ngâm như
Chinh phụ ngâm, Cung ốn ngâm để nói thay tâm sự, nỗi lịng của những người
phụ nữ trong xã hội phong kiến nhiều bất cơng – một điều chưa từng có trong văn
học giai đoạn trước, đã đánh dấu một giai đoạn phát triển trong văn học với sự xuất

11


hiện của chủ nghĩa nhân đạo; phong trào Thơ mới với những cách tân táo bạo và toàn
diện (cả về nội dung và nghệ thuật) đã thể hiện sự bứt phá của cái “tôi” cá nhân khi
tách ra khỏi cái “ta” chung và làm nên một giai đoạn rực rỡ, tươi sáng cho nền văn
học dân tộc, một mốc son cho sự chuyển đổi ngoạn mục từ thơ cũ sang thơ mới. Tất
cả đều ra đời trong những hoàn cụ thể và có tính riêng biệt, đặc trưng.
Như vậy, mỗi thể loại văn học khi ra đời đã được trao một sứ mệnh, một chức
năng cụ thể, riêng biệt trong nhiệm vụ chung là phản ánh đời sống xã hội, đồng thời
được “người” sinh ra nó tạo cho những đặc điểm về hình thức và nội dung phù hợp
với chức năng phản ánh. Sự ra đời của trường ca không nằm ngồi quy luật trên:
gắn bó với một hồn cảnh xã hội đặc thù – hoàn cảnh xảy ra cuộc chiến tranh giữa
các dân tộc. Tuy nhiên, theo Hegel, không phải cuộc chiến tranh nào cũng có thể là
một mơi trường đủ những tính chất để trường ca ra đời, đó phải là những cuộc chiến
tranh mang tính sử thi, tức “những cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc xa lạ đối với
nhau” [28, tr.23]. Hegel chỉ rõ tiến trình của trường ca: ban đầu khởi thủy từ những
bài thơ “đề trên mộ, thơ cách ngôn” và “trường ca về vũ trụ và thần linh” [28,
tr.21]; sau tiến triển thành những trường ca sử thi ra đời vào thời điểm xảy ra “xung
đột trạng thái chiến tranh” giữa hai dân tộc, “nhân danh một địi hỏi có tính tồn
nhân loại và có tính lịch sử mà một dân tộc đưa ra với dân tộc khác” [28, tr. 23],

“gắn liền với cái toàn thể của thời đại và của đời sống dân tộc”, “vẽ lên các sự kiện
và các biến cố cụ thể” [28, tr. 21]; cuối cùng “trường ca chân chính – chủ yếu ra
đời vào thời kì trung gian trong đó một dân tộc thốt khỏi tình trạng mê muội của
nó và cảm thấy tinh thần của nó thức tỉnh bắt đầu tạo nên một thế giới dành riêng
cho nó và nó cảm thấy sống ở đó là thoải mái” [28, tr. 21].
Tựu chung, trường ca ra đời trong bối cảnh xã hội xảy ra những cuộc chiến
tranh. Nó được địi hỏi phản ánh những vấn đề mang tính rộng lớn, thuộc về thời đại,
về cộng đồng, do đó phải có đặc điểm phù hợp về mặt dung lượng, vừa đảm bảo tính
tự sự, vừa đảm bảo tính trữ tình. Vậy trường ca Việt Nam có ra đời dựa trên những
bối cảnh xã hội, những địi hỏi về hình thức và nội dung như vậy không?

12


Sự ra đời của trƣờng ca Việt Nam
Cùng nằm trong quy luật trên, trường ca Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh
đất nước xảy ra chiến tranh liên miên, nó gắn liền và phản ánh hiện thực lịch sử đó.
Trong tồn bộ tiến trình lịch sử dân tộc, hai phần ba thời gian đất nước chìm trong
các cuộc chiến tranh vệ quốc, từ cuộc chiến đánh đuổi giặc Ân thời vua Hùng (gắn
với truyền thuyết Thánh Gióng), quân Tần thời Thục Phán An Dương Vương đến
khoảng thời gian nghìn năm Bắc thuộc (bắt đầu từ khi An Dương Vương làm mất
nước vào tay Triệu Đà) và sau này là kháng chiến chống đế quốc, thực dân. Trong
suốt những cuộc chiến đó, dù lớn nhỏ, nhân dân ta ln đồng sức, đồng lịng hướng
tới mục đích cao nhất: tiến hành đấu tranh, giành độc lập dân tộc. Để thắng lợi, biết
bao thế hệ đã phải đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu và nước mắt. Bao nhiêu con
người, có người được biết mặt đặt tên, trái lại có người sống vô danh, chết cũng vô
danh đã cùng nhau làm nên đất nước này. Họ đã ngã xuống, quyết tử cho Tổ Quốc
quyết sinh, và vì đó họ đã làm nên một trang sử hào hùng, chói lọi – trang sử của
một dân tộc anh hùng. Văn học – với vai trị là người thư kí trung thành – nhất định
phải lưu dấu lại những trang sử hào hùng ấy, những người con đã anh dũng hi sinh

và cả những người cịn sống. Do đó, chủ nghĩa u nước là một chủ đề xuyên suốt
và là truyền thống lớn trong văn học Việt Nam, từ những truyền thuyết như Thánh
Gióng hay sử thi Đăm Săn, Xinh Nhã của các dân tộc Tây Nguyên đến những tác
phẩm trung đại như Tỏ Lòng (Phạm Ngũ Lão), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần
Quang Khải) và tiêu biểu là Đại cáo bình Ngơ (Nguyễn Trãi) đến những tác phẩm
truyện ngắn, tiểu thuyết sau này của văn học hiện đại, đặc biệt là những tác phẩm
viết về chiến tranh như Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Ký sự miền đất lửa (Vũ Kỳ
Lân và Nguyễn Sinh), Đất trắng (Nguyễn Trọng nh), Đất miền Đơng (Nam
Hà)…. Nhìn chung, trải qua những cuộc chiến tranh, nền văn học dân tộc có những
sự vận động sơi nổi phù hợp với thực tế lịch sử, người ta không chỉ viết về chiến
tranh trong chiến tranh mà cả khi những cuộc chiến đã lùi xa, đề tài này vẫn luôn là
cảm hứng sôi sục, là mảnh đất cho nhà văn nhiều cơ hội sáng tạo.

13


Về phần mình, trường ca cũng như các thể loại khác: tiếp tục kế thừa cảm
hứng truyền thống của văn học dân tộc – chủ nghĩa anh hùng, lòng yêu nước.
Trường ca khơng có số lượng câu chữ lớn như truyện ngắn hay tiểu thuyết nhưng lại
“vạm vỡ” hơn các tác phẩm thơ rất nhiều trên cả phương diện nội dung lẫn hình
thức. Do đó, trường ca xuất hiện và phát triển như một thể loại “sáng giá” với “dáng
hình” và “tâm hồn” rộng mở để có thể đủ sức bao chứa một chuỗi sự kiện lớn và
một cảm hứng lớn. Nói cách khác là chỉ trường ca mới có thể vừa giúp tác giả tái
hiện những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc, những cuộc đời tươi đẹp, đáng tự
hào của biết bao người anh hùng lại vừa bộc lộ những suy tư về quê hương, đất
nước, con người,... Cũng có thể, sự ra đời trong hồn cảnh lịch sử đất nước triền
miên chìm trong những cuộc chiến tranh vệ quốc mà Nikulin trong cơng trình Lịch
sử văn học Việt Nam đã nhận định “trường ca đặc trưng cho văn học Việt Nam”
(trích theo Diêu Lan Phương).
Xét trên phương diện diễn tiến thể loại, Diêu Lan Phương đã lí giải và phân

tích rất cụ thể sự hình thành và phát triển của thể loại trường ca. Trong đó, tiền đề
của tư duy hình thức trường ca là thơ trường thiên, cụ thể tác giả cơng trình có đề
cập đến ba thể loại thơ trường thiên có ảnh hưởng đáng kể: diễn ca lịch sử, truyện
Nôm và ngâm khúc. Mặt khác, tác phẩm sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, như
Đăm Săn và Xinh Nhã có những sự liên hệ mật thiết về hình thức cũng như nội
dung trường ca hiện đại. Tóm lại, sự phát triển của những thể loại văn học trên
mang tính tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, vận động và phát triển của trường ca
hiện đại Việt Nam sau 1945.
Như vậy, chính những cuộc chiến liên miên trong tiến trình lịch sử của dân tộc
đã trở thành một nền tảng cơ sở để thể loại trường ca ra đời với mục đích ban đầu là
tái hiện lại những sự kiện, biến cố mang tính cộng đồng, tồn dân tộc và ca ngợi
tinh thần đấu tranh của dân tộc, ca ngợi con người Việt Nam anh dũng, kiên cường,
sau là thể hiện những trải nghiệm, suy ngẫm của con người về chiến tranh sau khi
đất nước đã đi qua. Nói cách khác trường ca được sinh ra từ cái nôi là bối cảnh lịch

14


sử đầy đau thương, oai hùng của đất nước, đồng thời nó cũng là tấm gương phản
chiếu chính thực tại xã hội đã sinh ra mình.
Các giai đoạn phát triển của trƣờng ca Việt Nam từ sau 1945
Như đã đề cập ở trên: trường ca chân chính “ra đời vào thời kì trung gian
trong đó một dân tộc thốt khỏi tình trạng mê muội của nó và cảm thấy tinh thần
của nó thức tỉnh bắt đầu tạo nên một thế giới dành riêng cho nó và nó cảm thấy
sống ở đó là thoải mái [28, tr21]. Trong đó, những trường ca sử thi ra đời vào thời
điểm xảy ra những xung đột trạng thái chiến tranh mà đó phải là cuộc chiến tranh
giữa hai dân tộc, nhân danh một đòi hỏi có tính tồn nhân loại và có tính lịch sử mà
một dân tộc đưa ra với dân tộc khác [24, tr23]. Sau đó, nhóm tác giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có khẳng
định thêm trường ca (poème) cũng được dùng để gọi các tác phẩm sử thi (épopée)

thời cổ và thời Trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả [13, tr376]. Nếu dựa vào
những căn cứ này, chúng ta có thể khẳng định rằng thể loại trường ca thế giới hay
của Việt Nam cũng đều đã có từ rất lâu đời và có mối liên hệ mật thiết với sử thi,
đồng nghĩa với việc trường ca có một tiến trình hình thành và phát triển rất dài. Tuy
nhiên, trong cơng trình này, với đối tượng nghiên cứu là trường ca Trần Anh Thái –
thuộc giai đoạn sau 1945, chúng tôi chỉ tập trung đến sự phát triển của trường ca
hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 trở lại đây. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu
của tác giả Diêu Lan Phương, chúng tơi mạn phép trình bày một cách sơ lược các
thời kì phát triển của trường ca Việt Nam từ 1945 đến nay. Theo đó, sự phát triển
của trường ca từ 1945 đến nay được chia thành 3 giai đoạn nhỏ:
- 1945 – 1965: ngợi ca cách mạng tháng Tám và công cuộc xây dựng Chủ
nghĩa xã hội.
- 1965 – 2000: khuynh hướng sử thi và trữ tình suy tưởng song song
- 2000 đến nay: trường ca đang dần dần xóa bỏ “khoảng cách sử thi” với đời sống.
Tác giả - dựa trên cơ sở nghiên cứu các cách phân chia trước đó - đã đưa ra
một cách chia hợp lý nhất và phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. Tuy
nhiên, ở đây, chúng tôi xin phép sử dụng lại kết quả phân chia này và khơng trình

15


bày lại các đặc điểm phát triển của trường ca trong từng giai đoạn đó, chỉ tập trung
nói nhiều về giai đoạn 2000 đến nay – giai đoạn có chứa các trường ca là đối tượng
nghiên cứu của cơng trình và đề cập đến những đặc điểm của các giai đoạn trước đó
như tư liệu để nghiên cứu và có sự so sánh, đối chiếu. Từ cách chia trên, có thể
nhận thấy sự phát triển, vận động cả nội dung lẫn hình thức thể hiện trong trường
ca. Về nội dung: có sự biến chuyển từ tái hiện, phản ánh hiện thực đời sống và các
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân sang cảm hứng về đời tư, thế sự và
những cảm nghiệm về con người, cuộc đời. Hình thức thể hiện từ kết cấu đậm chất
tự sự, có cốt truyện sang kết cấu đậm yếu tố trữ tình và giảm tự sự.

Ở giai đoạn từ 2000 đến nay, trường ca tưởng chừng như đã xa dần công
chúng bởi văn học đã càng ngày càng trở nên phai mờ do bị thay thế bởi các
phương tiện công nghệ thơng minh và thú vị, hấp dẫn hơn.Tuy nhiên, nó đã có một
cuộc quay lại ngoạn mục và gây được khơng ít tiếng vang mà Trần Anh Thái chính
là một trong những tác giả tiêu biểu cho những sự trở lại ấy. Ta gặp lại Hữu Thỉnh
với Sức bền của đất, Trần Mạnh Hảo với Điện Biên Phủ … và lần đầu tiên gặp
Trần Anh Thái trên địa hạt của trường ca nhưng lại rực rỡ và đặc sắc vô cùng với 4
tập trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời (1999), Trên đường (2004) và Ngày đang
mở sáng (2007), Mỗi lồi hoa một mặt trời (2014).
Nhìn trên phương diện lịch sử, thời đại, giai đoạn này là lúc những cuộc chiến
tranh đã lùi xa, những tháng ngày mưa bom bão đạn trên mảnh đất quê hương đã lùi
xa. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà cảm hứng chiến tranh trong các trường ca bị xao
nhãng hay lãng quên. Trái lại, đề tài này vẫn luôn là mảnh đất sống cho những tâm
hồn dồi dào sự sáng tạo. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, trường ca giai đoạn
2000 đến nay có những chuyển biến tích cực trên cả hai phương diện nội dung và
hình thức thể hiện. Bản thân trường ca luôn được trang bị những đổi mới để phù
hợp với hoàn cảnh thực tại xã hội và nhu cầu phản ánh, cùng với đó, trên mảnh đất
cảm hứng viết về chiến tranh và thể loại văn học “khó nuốt” – trường ca, các tác giả
viết trường ca cũng không ngừng tìm tịi, sáng tạo để có thể cho ra đời những tác
phẩm thu hút được bạn đọc và gây những sự chú ý không vừa trong giới nghiên

16


cứu. Một đặc trưng tiêu biểu của trường ca giai đoạn này chính là xóa dần đi
“khoảng cách sử thi” với đời sống. Tất cả những điều này để được thể hiện rõ nét
trong các trường ca, tiêu biểu là những sáng tác được đề cập ở trên và các trường ca
của tác giả Trần Anh Thái.
1.2.


Đề tài chiến tranh trong trƣờng ca Việt Nam hiện đại
1.2.1. Nội dung của trường ca Việt Nam hiện đại
Nếu khơng xét đến hình thức khởi thủy của trường ca là những diễn ca lịch sử,

truyện Nôm và khúc ngâm; chỉ chú ý đến hình thức hiện tại của trường ca mà manh
nha là từ những năm 1945 và căn cứ vào cách phân chia trên, có thể cho rằng trường
ca hiện đại được tính từ năm 1945. Tính đến thời điểm này, lịch sử đất nước đã trải
qua bao năm tháng đau thương mà anh hùng: đó là quãng thời gian dài dằng dặc như
đêm trường trung cổ chống lại tình trạng “một cổ hai tròng” – thực dân và phong
kiến. Tuy nhiên, ngay sau thời điểm tuyên bố độc lập, đất nước vẫn chưa vắng bóng
quân thù khi một lần nữa tiến hành kháng chiến trường kì chín năm chống thực dân
Pháp ở miền Bắc, sau đó là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam. Chính
hai cuộc chiến chống đế quốc, thực dân này là hoàn cảnh lịch sử phôi thai cho sự ra
đời của trường ca hiện đại. Chính việc ra đời trong hồn cảnh đó có tác động lên việc
hình thành những nội dung chính được thể hiện trong trường ca, tất cả đều xoay
quanh hình tượng đất nước, số phận con người, đương nhiên đề tài chiến tranh và
người lính khơng thể thiếu. Có thể nói đây là những nội dung chủ đạo trong trường ca
hiện đại Việt Nam từ khi bắt đầu nở rộ cho đến tận thời kì đương đại.
Sau thời điểm cách mạng tháng Tám 1945, khi chiến tranh đã qua đi, đất nước
tạm giành độc lập và tiến lên xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở miền Bắc, các tác giả hưởng ứng đường lối thống nhất chỉ đạo của Đảng về văn hóa, văn nghệ: văn học là
một thứ vũ khí, người cầm bút là người chiến sĩ chiến đấu bằng ngịi bút của mình,
tất cả hướng tới ca ngợi đất nước đã hịa bình, độc lập; ca ngợi những con người đã
anh dũng hi sinh, những con người còn sống đang hăng say xây dựng cuộc sống
mới. Các tác phẩm được ra đời với cảm hứng ngợi ca sâu sắc và đậm khuynh hướng
sử thi. Càng về sau, khi chiến tranh đã lùi xa, đề tài chiến tranh vẫn chưa thơi nóng

17


hổi, người ta vẫn không ngừng viết về chiến tranh. Những trận đánh, những đau

thương, mất mát vẫn hiện về rõ mồn một trong kí ức của những người lính – người
cầm bút. Tuy nhiên, có điểm khác biệt: càng xa chiến tranh, cách nhìn về chiến
tranh càng có sự thay đổi. Họ nhìn chiến tranh một cách chân thực, khách quan và
đa diện hơn: nếu trong thời kì trước những mất mát, đau thương, những mặt trái của
chiến tranh tránh được đề cập đến để nhường chỗ cho những gì mang tính ngợi ca,
cổ vũ và động viên tinh thần chiến đấu thì càng về sau chúng lại được tái hiện một
cách thẳng thắn. Và chính thái độ nhìn nhận thẳng thắn đó lại khiến chiến tranh hiện
lên chân thực hơn bao giờ hết như nó vốn có. Qua đó, người sáng tác cho bạn đọc
thấy được chiến tranh đã đi qua khốc liệt như thế nào, chúng ta đã phải trả giá đắt
như thế nào để có được ngày độc lập và người ta đã sống như thế nào trong những
ngày đất nước quằn mình đau thương ấy. Đồng thời cũng thể hiện quan điểm, thái
độ nhìn nhận một cách khách quan, đa diện của mình về chiến tranh cùng những
suy ngẫm từ chính những gì mình đã trải qua hoặc đã từng chứng kiến. Dĩ nhiên,
đối với bối cảnh đất nước hịa bình sự tái hiện này là đáng quý đối với các thế hệ
trẻ, nó sẽ giúp thế hệ tương lai của đất nước có sự nhìn nhận, hiểu biết đầy đủ nhất
về lịch sử của dân tộc. Tóm lại, trong kí ức của người viết, mọi mặt khuất của vấn
đề: những thất bại, những đau thương, mất mát… hiện nguyên vẹn với đầy đủ
những trạng thái cảm xúc: tự hào có, đau khổ có, và chua xót cũng có. Đọc những
tác phẩm như Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), … hay
các sáng tác trường ca, tiêu biểu là các trường ca Trần Anh Thái được đề cập đến
trong công trình này, ta sẽ thấy rõ những cung bậc cảm xúc trên.
Bên cạnh đề tài chiến tranh và hình tượng người lính, hình tƣợng đất nƣớc
và số phận con ngƣời cũng được nói đến nhiều trong các trường ca hiện đại Việt
Nam. Bằng việc viết về chiến tranh, các trường ca đã thể hiện hình ảnh đất nước của
nhân dân: oai hùng, đáng tự hào nhưng cũng vô cùng gian lao. Đất nước vốn xuất
phát từ ngành nông nghiệp lúa nước, nhân dân quanh năm chăm chỉ làm ăn sau lũy
tre làng, ưa sự dân dã, bình n, khơng thích ồn ào, chán ghét chiến tranh. Đất nước
ấy ngàn năm nhân dân vất vả gian lao mới xây dựng được, lại thêm nạn ngoại xâm

18



triền miên thì càng trở nên khó khăn, khổ sở. Những hình ảnh thơ trong Đất nước
của Nguyễn Đình Thi đã tái hiện sự bất ổn trong cái khung cảnh n bình nơi làng
q Việt Nam kia: Ơi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời
chiều; Bát cơm chan đầy nước mắt/ Bay còn giằng khỏi miệng ta/ Thằng giặc Tây
thằng chúa đất/ Đứa đè cổ đứa lột da. Nhưng cũng chính bởi những đè nén của đau
thương, của sự căm thù mà Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa
để trở thành một dân tộc oai hùng, anh dũng trong chiến đấu giành lại độc lập dân
tộc, giành sự yên bình cho q hương. Đã có khơng ít những vần thơ viết về sự oai
hùng ấy, từ những tác phẩm thơ như Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Đất nước đàn
bầu – Lưu Quang Vũ … cho đến những trường ca, tiêu biểu như Mặt đường khát
vọng – Nguyễn Khoa Điềm với những câu: Đất nước muôn năm/ Những người
ngựa đá lại xuống đường/ Những bà mẹ đo chân vào thần tích/ Để hồi thai triệu
triệu những anh hùng . Hay Người gồng gánh phương Đông – Thu Bồn: Chúng sợ
An Dương Vương, Thánh Gióng/ sợ trăm dịng sơng đều nổi sóng Bạch Đằng/
những súng thần cơng cổ sơ khơng bao giờ bắn nữa/ nhưng chúng sợ lửa bắn từ
phía bốn nghìn năm. Trong những vần thơ đó của Thu Bồn, ta không chỉ thấy hiện
lên “uy danh” của một đất nước, một dân tộc oai hùng mà còn thấy được cái “uy
danh” ấy là một truyền thống tự bao đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử đã chứng
minh sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc Việt qua những chiến thắng vang dội và
“lửa ngàn năm” kia chính là tinh thần đoàn kết được đúc kết lại qua bao thế hệ.
Đồng thời với việc tái hiện hình ảnh đất nước gian lao mà oai hùng, các nhà thơ
còn thể hiện suy ngẫm của mình về thân phận con người trong và sau chiến tranh.
Trong đó, ba hình tượng chủ yếu là người lính, người mẹ và người chị. Như trên có
đề cập, hình tượng người lính trong trường ca được xây dựng gắn liền với đề tài chiến
tranh. Trong cuộc chiến, họ là những người trực tiếp đối mặt với khó khăn, nguy
hiểm, với chết chóc, đau thương; có khi chính họ là người nằm xuống, khơng thực
hiện được ước mơ ngày trở về thấy quê hương, thấy mẹ già và người vợ trẻ; có khi họ
phải chứng kiến sự ra đi của đồng đội mình. Đáng nói hơn, chiến tranh qua đi, những

vết thương trong họ vẫn không ngừng rỉ máu, những day dứt, dằn vặt khôn nguôi khi

19


họ nghĩ về đồng đội mình – những người đã nằm xuống. Nỗi đau như nhân đơi bởi
người lính bước chân ra từ trong cuộc chiến phải hòa nhập lại cuộc sống thời bình. Ở
đó, họ đối mặt với nhiều vấn đề về số phận con người, về tình người, về nhiều
phương diện tiêu cực đang tồn tại trong xã hội. Đây cũng chính một phương diện thể
hiện cảm hứng mang tính trữ tình - triết lí trong trường ca hiện đại. Mặt khác, những
người lính ấy ai cũng “ra đi từ những làng quê nghèo, cũng có mẹ già, em thơ và căn
nhà dột nát”, điều đó đồng nghĩa thời gian họ chiến đấu nơi chiến trường mưa bom
bão đạn cũng là thời gian mẹ già, em thơ ở nhà vò võ chờ mong trong sự lo âu, thấp
thỏm liệu rằng người con, người anh ra đi có hẹn ngày trở về. Những người chị trong
trường ca cũng là người phụ nữ mang số phận éo le, có khi họ là những người thanh
niên xung phong, có khi họ là người vợ, người chị sống mòn mỏi, khắc khoải chờ
mong. Dù trong chiến tranh hay sau chiến tranh thì nỗi đau mà sự thật tàn khốc đó
mang đến họ vẫn khơng thơi dằn vặt, giày vị tâm can.
Tựu trung, cho dù viết về nội dung nào đi chăng nữa, một cảm hứng chủ đạo
trong tất cả các trường ca là lịng u nƣớc và khát vọng hịa bình. Cảm hứng này
có khi ẩn, có khi hiện lên rõ ràng trong các trường ca, song song với những nội dung
– cảm hứng chủ đạo được đề cập trên nên không thể không nhắc tới. Bởi lẽ viết về
chiến tranh là viết về những đau thương, mất mát bên cạnh những cảm hứng ngợi ca;
viết về hình tượng người lính cũng có những đối cực khác nhau, khi là sự chiến đấu
và hi sinh anh dũng, những thảm cảnh mà người lính phải đối diện trên chiến trường,
khi là tinh thần lạc quan, đầy hi vọng một ngày mai tươi sáng – ngày trở về; viết về
hình ảnh đất nước là một mảnh đất “cong cong hình chữ S” oằn mình chịu những đau
thương, “dây thép gai đâm nát trời chiều”; viết về số phận con người, bên cạnh người
lính là những người ở hậu phương – người mẹ, người chị, người em phải chịu bao
đau thương khi mẹ mất con, mỏi mắt chờ mong, vợ mất chồng, con mất cha… Với tất

cả những thảm cảnh đó, người ta cịn mong gì hơn một cuộc sống hịa bình, sum họp,
đồn viên. Dù mất mát, dù đau thương, tang tóc nhưng tồn dân Việt Nam vẫn ln
đồn kết, đồng lịng chiến đấu, đánh đuổi quân thù, mong ngày đất nước bình yên,

20


muôn nhà sum họp. Sự kiên cường, quả cảm và anh dũng đó chẳng phải xuất phát từ
lịng u q hương, đất nước và lịng khát vọng hịa bình.
Tóm lại, trên đây chúng tơi đã đi vào trình bày những nội dung chính của
trường ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, sau tồn bộ q trình tìm hiểu, chúng tơi
cho rằng những nội dung trên tuy độc lập với nhau mà lại là những mặt khác nhau
của một khối thống nhất xoay quanh vấn đề về chiến tranh. Sở dĩ như vậy vì giữa
những yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau, như những nhân tố bổ sung
hoặc là hệ quả của nhau. Khi nói đến chiến tranh (cụ thể là qua các cuộc chiến tranh
chống đế quốc và thực dân) tức là nói về một hồn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó xã
hội tồn tại những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó bằng con đường bạo
lực. Mà muốn tiến hành bạo lực thì phải có con người, đó chính là người lính. Mặt
khác, sự thay đổi về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến những thay đổi về chính trị - xã hội:
đời sống, số phận con người và toàn cảnh đất nước. Hơn nữa, những nội dung trên
có xu hướng đan xen, bổ sung cho nhau ở một mức độ nhất định trong trường ca –
những tác phẩm ra đời chủ yếu trong hồn cảnh lịch sử dân tộc có chiến tranh xảy
ra, nói đúng hơn là lấy cảm hứng từ những cuộc chiến đó. Vì vậy, chúng tơi cho
rằng khi nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong trường ca cũng cần thiết phải nói
đến những yếu tố mang tính hệ quả như đã đề cập.
1.2.2. Cảm hứng về chiến tranh trong trường ca Việt Nam hiện đại
Như trên đã trình bày và lí giải, hình thành và phát triển trong hồn cảnh đất
nước có chiến tranh, trường ca được viết nghiêng nhiều về đề tài chiến tranh là điều
mang tính tất yếu. Nói tất yếu bởi văn học ln là sự phản ánh kịp thời thời đại mà
nó ra đời, mặt khác với nhu cầu phản ánh một thực tại xã hội rộng lớn với những

biến cố mang tính cộng đồng, thời đại, chỉ trường ca là thể loại có thể đáp ứng tốt
nhất. Do vậy, cảm hứng về chiến tranh trong các trường ca trở nên quen thuộc,
nhưng ở mỗi tác phẩm, nó lại được nhìn nhận, tái hiện từ những góc độ khác nhau
theo cá tính của từng tác giả bằng những hình thức thể hiện khác nhau. Nói vậy
chứng tỏ rằng trong dịng chảy xun suốt của thể loại trường ca về chiến tranh, bên
cạnh những yếu tố được giữ lại, có những yếu tố được biến đổi để phù hợp với bối

21


cảnh, thời đại cũng như để chứng tỏ sức sống của thể loại trường ca – một thể loại
khó tiếp cận kể cả đối với người sáng tác và người tiếp nhận.
Ngay từ giai đoạn đầu 1945 – 1965, những trường ca mang cảm hứng về chiến
tranh, về cách mạng đã được ra đời. Trong đó, có thể kể đến những tác phẩm mở
màn như Ngọn quốc kì (1945), Hội nghị non sơng (1946) của Xn Diệu, Từ đêm
mười chín (1951) của Khương Hữu Dụng. Sau đó là một số tác phẩm có đóng góp
khơng nhỏ vào sự phát triển của trường ca, như: Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo
(Phùng Quán, 1955), Những người trên cửa biển (Văn Cao, 1956), Du kích sơng
Loan (Xn Hồng, 1963)… Về cơ bản, những trường ca này thiên về cảm hứng
ngợi ca cách mạng, thể hiện lòng tự hào dân tộc, cùng với đó là hình thức thể hiện
cịn mang đậm tính tự sự. Điều này có thể lí giải phần nào dựa trên bối cảnh lịch sử
xã hội cũng như lịch sử hình thành thể loại trường ca: ở phương diện thứ nhất, giai
đoạn này vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của một thời “văn nghệ chỉ đạo”, tức hoạt
động sáng tác văn học cịn bị khn mẫu theo sự chỉ đạo của Đảng cộng sản với
quan niệm coi văn học là vũ khí và người cầm bút là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
Khơng riêng trường ca, tình hình chung văn học thời kì này có xu hướng ngợi ca
cách mạng, nhìn về những mặt tích cực của vấn đề nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần
chiến đấu và đồn kết đi lên xây dựng Xã hội Chủ nghĩa. Những sự gị bó này dần
dần được xóa bỏ khi nhiều nhà văn, nhà thơ tự tìm ra những con đường sáng tạo cho
riêng mình ở thời điểm cuối những năm 70 và thực sự được “cởi trói” sau 1986 –

khi đất nước chính thức bước sang thời kì đổi mới.
Tiếp nối giai đoạn này, trường ca có sự nở rộ và phát triển mạnh mẽ mà tác
phẩm được xem như “cú hích, dấu mốc” quan trọng là Bài ca chim Chơ-rao của
Thu Bồn. Sau sự xuất hiện của tác phẩm này, hàng loạt các trường ca ra đời như
một sự bùng nổ, đặc biệt giai đoạn chống Mỹ và sau chống Mỹ được xem là thời kì
phát triển rực rỡ nhất của trường ca. Trong đó, phải kể đến Mặt đường khát vọng
(Nguyễn Khoa Điềm), Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành
phố (Hữu Thỉnh), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu)… Có sự tiếp biến trường
ca giai đoạn trước, lại đặc biệt ra đời trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh chống đế

22


×