Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Chuyên đề bóng đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.88 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ BÓNG ĐÁ

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thái Vinh
Sinh viên thực hiện: Lê Thành Thành
Lớp: Chuyên sâu bóng đá

TP.HCM, Tháng 01-2018


Chuyên đề 1: Ưu khuyết điểm của hai đội hình MW và 4-4-2
Đội hình:”4-4-2”
Điểm mạnh
- Chơi bóng với 2 tiền đạo giúp tuyến tiền vệ và hậu vệ được giảm tải
nhiệm vụ hỗ trợ tấn cơng. Thường thì những tiền đạo trong sơ đồ 4-4-2
phải có khả năng “tự làm, tự ăn”, tức là tự mình tạo cơ hội và ghi bàn
hoặc bổ sung lẫn nhau để hoàn thiện hàng cơng. Một trong hai tiền đạo
nên có kỹ năng khơng chiến tốt để tận dụng các đường tạt bóng.
- Với hai tiền vệ cánh chơi rộng và hai hậu vệ biên, sơ đồ 4-4-2 cho phép
những quả tạt hoặc căng ngang vào vòng cấm xuất hiện thường xuyên.
Cự li đội hình hợp lý cũng giúp cho 4-4-2 dễ kéo dãn các tuyến của đối
phương nếu di chuyển phù hợp.
- Nhờ cấu trúc rõ ràng và dễ vận hành, rất nhiều đội bóng ưu tiên 4-4-2,
đặc biệt là những đội phải chịu sức ép hay cần lùi sâu phòng ngự.
Điểm yếu
- Dễ bị bắt bài và thiếu linh hoạt là 2 vấn đề lớn của 4-4-2. Ngồi ra, các
vị trí tiền vệ phải chịu áp lực rất lớn trong cả nhiệm vụ tấn cơng lẫn
phịng ngự. Khi các tiền vệ cánh chơi thiếu kỉ luật phịng ngự, đó sẽ là
vấn đề thực sự với các HLV. Bên cạnh đó, những vị trí tiền vệ trung
tâm khó có thể đảm nhiệm tốt cả 2 vai trò đánh chặn từ xa và kiểm sốt


thế trận.
- Chưa kể, chính hai hành lang cánh có thể trở thành “gót Achilles” để
đối phương khoét vào, đặc biệt với các sơ đồ sử dụng những cầu thủ đá
cánh đi bóng vào trung lộ tận dụng khoảng trống giữa trung vệ và hậu
vệ biên như 4-3-3 và 4-2-3-1.
Sơ đồ khắc chế
- Hiện nay 4-4-2 khơng cịn phổ biến nữa, bởi nó lép vế so với đa số các
sơ đồ chiến thuật khác. Tuy nhiên, nếu có được 2 tiền đạo biết hoạt
động độc lập và chịu khó pressing liên tục, 4-4-2 cũng có thể gây nên
áp lực cho những hàng thủ 3 hoặc thậm chí 4 người.

Đội Hình: MW
Điểm mạnh


-

Ngồi 3-2-2-3 thì sơ đồ MW này cũng có thể xếp theo dạng 3-2-5 hoặc
3-4-3 đều được. Đa dạng trong cách phân bố vị trí cho cầu thủ.

-

Điểm mạnh của sơ đồ này là tạo ra được sự cân bằng hơn trong tấn
cơng và phịng ngự. Nó giúp cho các đội bóng hạn chế được khả năng
của các tiền đạo bên phía đối thủ. Cự ly khoảng cách giữa tiền vệ công
và tiền vệ cánh được thu hẹp cũng giúp cho sơ đồ MW dễ dàng hơn
trong các pha phản cơng. Ngồi ra, với việc kéo 2 tiền đạo về chơi ở
hàng tiền vệ cũng giúp sơ đồ này tăng cường được khả năng kiểm sốt
bóng so với việc chơi với 5 tiền đạo như trước đây.


Điểm yếu
-

W: là 3 hậu vệ và 2 tiền vệ ở khu vực phòng ngự.
M: là 2 tiền vệ và 3 tiền đạo ở khu vực tấn công.
5 cầu thủ ở khu W chỉ lo kèm người thật chặt, đôi khi mù quáng. Với
lối chơi này các tiền vệ giữa trước đây là những người được tự do sáng
tạo, phát triển tấn cơng thì giờ đấy chủ yếu trở thành các hậu vệ.

-

Điểm yếu của sơ đồ WM: các vị trí của từng cầu thủ trong đội hình
khơng mang tính linh hoạt; hậu vệ phải luôn kèm tiền đạo trái của đối
phương, hậu vệ trái kèm tiền đạo phải, trung vệ kèm trung phong.

Sơ đồ khắc chế
-

Kỹ thuật của các cầu thủ cũng đòi hỏi cao hơn trước đó ở sơ đồ WM,
khi họ cần giữ bóng tốt, đọc trận đấu và cắt đường chuyền, nhãn quan
chiến thuật trong các trận đấu phải rộng hơn để bao quát sân, những
đường chuyền cần độ chính xác hơn khi những pha tấn công dựa rất
nhiều vào bóng dài. Điều quan trọng nhất là việc tuân thủ sơ đồ chiến
thuật một cách tuyệt đối.

Chuyên đề 2: Trình các nguyên tắc huấn luyện bóng đá. Và
từng nguyên tắc cho ví dụ cụ thể.
1. Mức độ sẵn sàng của vận động viên



Điều quan trọng là liệu vận động viên đã sẵn sàng về mặt sinh lý cho
việc huấn luyện chưa? Các vận động viên nên sẵn sàng cả về mặt sinh lý và
tâm lý cho việc tập huấn và toàn bộ việc tập huấn phải được thử nghiệm cho
phù hợp với mức độ sẵn sàng của vận động viên. Đây là điểm mà nguyên tắc
cá nhân được áp dụng.
Trong việc tính toán mức độ sẵn sàng của các vận động viên nên lưu ý
tới tuổi tác của vận động viên và sự trưởng thành về sinh lý của vận động
viên đó. Đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến vận động viên, bởi vì
tuổi tác và mức độ trưởng thành sẽ giúp xác định mức độ tập huấn như thế
nào sẽ có lợi cho vận động đó, trên khía cạnh khả năng vận động và phi vận
động, sức bền, sự phát triển thần kinh cơ và trong những cơ quan khác khác.
Những vận động viên chưa trưởng thành thường ít có lợi từ việc tập huấn
hơn, bởi những khác biệt trong sự trưởng thành có thể có nghĩa là sự khác
biệt trong khối lượng và sức mạnh cơ bắp.
Ví dụ: Ở từng lức U khác nhau thì sẽ có các bài tập khác nhau. U23 sẽ
tập thể lực nhiều hơn là u16, u20.
2. Nguyên tắc phát triển toàn diện
Cơ sở tổng quát của việc phát triển thể chất cung cấp cho ta nền tảng về
mức độ chuẩn bị sức khoẻ và năng lực kĩ thuật. Cách bắt đầu này là một điều
kiện tiên quyết cho việc tập huấn chuyên biệt tiếp theo. Việc phát triển toàn
diện cần lưu ý đến sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các cơ quan trong cơ thể
con người và giữa các quá trình sinh lý và tâm lý.
Ý tưởng của việc phát triển tồn diện khơng có nghĩa là các vận động
viên phải sử dụng tồn bộ thời gian của mình cho duy nhất mục đích này.
Thực tế là khi vận động viên trưởng thành và đạt được mức độ vững vàng,
chương trình tập huấn cho họ sẽ dần dần trở thành những bài tập tư nhiên.
Ví dụ:
3. Nguyên tắc đặc trưng
Mỗi bài tập đều có tính đặc thù, nghĩa là việc tập luyện mỗi bài tập sẽ
mang lại kết quả cụ thể. Việc huấn luyện sức bền riêng cho mơn bóng đá sẽ

không làm tăng sức bền riêng cho môn bơi lội, đua xe đạp hay ngay cả chạy
bộ. Cũng như các bài tập áp dụng cho huấn luyện sức bền khác với các bài
tập áp dụng cho huấn luyện sức mạnh.
Việc huấn luyện chuyên biệt đồng nghĩa với việc chuyên mơn hố cho một
mơn thể thao riêng biệt. Việc chun mơn hố có thể dẫn đến thay đổi những
đặc điểm về kết cấu và sinh lý liên quan đến các yêu cầu cho một môn thể
thao cụ thể.
Những bài tập chủ yếu áp dụng cho việc huấn luyện bao gồm:
• Tăng cường hệ hô hấp, chức năng tim, chức năng tuần hoàn,
lưu lượng máu.


• Tăng cường sức bền của hệ cơ, sức bền và sức mạnh
• Tăng độ chắc và dẻo dai của xương, dây chằng, gân và các mô
kết nối.
Việc áp dụng những bài tập, kết quả của sự chun mơn hố, không chỉ
liên quan đến những thay đổi sinh lý mà cịn thay đổi cả các khía cạnh kĩ
thuật, chiến thuật, và tâm lý. Thật vậy, việc luyện tập những bài tập đã được
chun mơn hố trong cùng một mơn thể thao trong một khoảng thời gian,
cùng với cường độ và khối lượng phù hợp với khả năng của một vận động
viên sẽ tạo được những yếu tố cần thiết thoả mãn cho mơn bóng đá.
Ví dụ: Trong bóng đá thể lực chuyên môn là bền tốc độ, tăng cường các
bài tập biến tốc, thay đổi vận tốc đột ngột...
4.Nguyên tắc đa dạng
Chế độ tập huấn nặng có thể tiêu tốn nhiều thời gian và sự cố gắng với
việc luôn luôn gia tăng cường độ và khối lượng tập luyện. Thật vậy, khối
lượng tập luyện cao có thể rất đơn điệu và buồn tẻ, và đó là một tình huống
nên tránh. Có thể là huấn luyện viên nên có kiến thức và một nguồn phương
án tập luyện phong phú để sử dụng theo chu kì.
Một cách căn bản, sự đa dạng có thể được áp dụng theo các ý tưởng về

khả năng mang lại sự thoải mái (nghỉ ngơi) giữa những buổi luyện tập cũng
như việc nghỉ ngơi thích hợp mang lại sự thích nghi. Các buổi tập luyện nặng
có thể được thực hiện rải rác và xen kẽ với những buổi tập nhẹThay đổi chu
kì huấn luyện đều đặn sau một vài tuần để tăng sự đa dạng nhằm ngăn ngừa
sự ù lì và duy trì niềm đam mê.
Ví dụ như: một buổi tập ngắn sau một buổi tập dài, một buổi tập cường
độ cao với một buổi tập thả lỏng. Thật vậy, một lời khuyên hữu ích là khi các
buổi tập huấn trở nên nhàm chán và thiếu hấp dẫn, hãy tìm một số điều đột
phá.
Ví dụ: Trong việc phát triển khả năng bật nhảy của cầu thủ, nên được
thực hiện nhiều kiểu tập luyện mô phỏng theo việc bật nhảy, như nhảy cóc
hoặc gánh tạ nhảy cóc hơn là buộc vận động viên chỉ tập các bước di chuyển
cần trong bóng đá. Đây là nơi mà sự sáng tạo và óc tưởng tượng của huấn
luyện viên có cơ hội phát huy để ngăn chặn sự nhàm chán và đơn điệu.
5. Nguyên tắc xen kẽ nặng - nhẹ
Những vận động đỉnh cao không thực hiện những buổi tập giống nhau
hàng ngày. Họ thay đổi các buổi luyện tập và làm theo nguyên tắc nặng - nhẹ.
Ngày tập luyện nặng là ngày mà tất cả cố gắng được dồn vào buổi tập.
Sự tiến bộ đến từ những buổi tập này khi cơ thể bị buộc phải cố gắng nhiều.
“ép buộc” ở đây có nghĩa là cường độ mà vận động viên bỏ ra trong buổi tập
của họ chứ không phải là lượng thời gian. Tuy nhiên, cơ thể phải cố gắng sao
cho trong một lượng thời gian nhỏ nhất mà tác dụng có thể xảy ra. Lượng thời


gian đó khơng giống nhau ở những mơn thể thao khác nhau và trạng thái của
vận động viên. Một vđv được huấn luyện có thể có một ngày tập nặng khi
nhịp tim của anh ta đạt khoảng 80-85% nhịp tim tối đa trong một khoảng thời
gian kéo dài.
Ngày tập nhẹ cũng được thiết lập trong chương trình, bởi vì việc ép
buộc cơ thể cố gắng nhiều sẽ có một cái giá phải trả, đó là những chấn thương

nhỏ có thể xuất hiện trong các cơ và cần có thời gian để hồi phục. Đó là lý do
tại sao những ngày tập nhẹ được thiết lập trong trong chương trình. Chỉ có thể
đạt được lợi ích từ những buổi tập nặng nếu các cơ có thời gian để hồi phục.
Tại sao các cơ cần phải phục hồi sau những buổi tập nặng, các nhà
khoa học ngành y đưa ra 3 lý do:
• Sợi cơ bị tổn thương do những bài tập nặng và, giống như các
mô trong cơ thể, chúng cần thời gian phục hồi tương ứng với
khối lượng chấn thương.
• Nhiên liệu của cơ, còn gọi là glycogen, bị sử dụng hết. Cơ thể
cần 10 tiếng trong 10 ngày để bổ sung chúng và
• Kali, một chất khống được giải phóng từ các tế bào cơ để
kiểm sốt nhiệt, cũng bị cạn kiệt. Cần 48 giờ để khôi phục lại
khả năng cung cấp Kali.
Một ngày tập nhẹ là phương tiện của sự phục hồi nhưng điều đó ko có
nghĩa là vận động viên khơng tập gì cả. Vđv vẫn phải tập, nhưng với một
cường độ thấp hơn. Khơng có khoảng thời gian nhất định cho sự hồi phục. Đa
số các vđv cần khoảng thời gian là 48 tiếng cho sự hồi phục sau khi tập nặng
hoặc sau khi thi đấu. Thơng thường thời gian hồi phục cần có sau khi thi đấu
sẽ dài hơn.
Ví dụ:
6. Nguyên tắc quá tải
Do cơ thể con người có thể thích nghi với việc huấn luyện tải trọng. tải
trọng cần được tăng thêm dần dần. Nói cách khác, để cho việc huấn luyện
hiệu quả, tải trọng phải vượt quá yêu cầu. Nguyên tắc quá tải có thể được tận
dụng thơng qua:
• Tần suất - có nghĩa rất đơn giản là tăng số buổi tập
• Cường độ - tăng cường tải trọng, như tăng khối lượng tạ nâng,
tăng tốc độ chạy, tăng quãng đường chạy
• Thời gian - tăng thời gian tập luyện.
Nguyên tắc quá tải (ép tải) này có thể áp dụng cho tất cả các loại huấn

luyện sức hịu đựng, sức mạnh và tốc độ. Để đạt được sức mạnh, cần tăng
khối lượng. Để tăng sức bền cần tăng thời gian huấn luyện và cường độ chạy.
Việc dần dần thay đổi mức độ quá tải giúp cơ thể đối phó với việc những nhu
cầu ngày càng tăng đối với toàn bộ cơ thể và hệ cơ. Những thay đổi này xuất


hiện bên trong hệ thần kinh, nơi quyết số lượng sợi cơ hoặc các thành phần
liên quan đến vận động cần thiết cho những kĩ năng đặc biệt. Hệ thống tín
hiệu được cải thiện trong việc cung cấp máu và oxy cho các cơ đang hoạt
động. Quá tải giúp kích thích các cơ sản sinh protein để đáp ứng cho những
nhu cầu trong tương lai.
Quá trình thực hiện quá tải phải tuân theo nguyên tắc tăng đều và thích
nghi. Việc thực hiện quá tải nhanh và vội vàng khiến cơ thể khơng thể thích
nghi mà ngược lại cịn làm cơ thể kiệt sức. Tăng đều sự quá tải nghĩa là liên
tục tăng sự quá tải với thời gian phục hồi thích hợp, do cơ thể cần nghỉ ngơi
cho sự thích nghi và điều chỉnh diễn ra.
7. Nguyên tắc thường xuyên
Hầu hết việc thích nghi trong huấn luyện rất dễ bị đảo ngược. Dù bạn là
một vận động viên đẳng cấp quốc tế hay chỉ là một người bình thường bơi lội
hay chạy để tăng cường sức khoẻ, chỉ tốn 3 đến 4 tuần để cơ thể bạn mất đi
tình trạng có được do luyện tập của nó. Sẽ khơng có vấn đề gì nếu bạn tập
luyện liên tục cả đời. Các nhà khoa học gọi nó là sự nghịch đảo. Các nghiên
cứu chỉ ra rằng nếu hệ cơ không liên tục cố gắng sẽ nhanh chóng mất đi khả
năng sử dụng oxy một cách hiệu quả.
Sức mạnh và tốc độ của những vđv này sẽ không bị mất cho tới khi hệ
cơ của họ teo đi vì ít sử dụng. Mặc dù quá trình nghịch đảo xảy ra chậm, cầu
thủ vẫn có thể chạy với tốc độ cao nhất, nhưng họ sẽ không thể thực hiên
được những động tác đi bóng tốc độ cao, hay là soay trở ở phạm vi hẹp. Làm
thế nào để một vđv biết được cơ thể anh đang trong q trình bị nghịch đảo
• Hơi thở ngắn hơn khi thực hiện một động tác với nhịp độ giống

với nhịp độ lúc trước.
• Thoải mái lúc mới bắt đầu, bởi vì các cơ có vấn đề trong việc
sửng dụng oxy.
• Bị đau cơ, có thể do các sợi cơ bị teo đi. Những cơ bị teo trở
nên yếu, dễ rách và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
• Bị rách cơ, khiến đau đớn.
• Do sư nghịch đảo, việc mất vóc dáng dễ dàng và nhanh hơn
việc đạt được vóc dáng cân đối. Do đó, điều quan trọng là trong
suốt thời gian nghỉ tập huấn hoặc thời gian chuyển tiếp, cầu thủ
phải tiếp tục duy trì thể lực thơng qua những hoạt động vận động
mà họ u thích.
Vì vậy tập luyện bóng đá nói riêng và tập thể thao nói chung là sự tập
luyện thường xuyên và điều độ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×