Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và thời gian biến thái của ấu trùng cua xanh (scylla paramamosain) giai đoạn megalope đến cua bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.79 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-----o0o-----

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN TỐC ĐỘ
TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ SỐNG VÀ THỜI GIAN BIẾN THÁI
CỦA ẤU TRÙNG CUA XANH (SCYLLA PARAMAMOSAIN)
GIAI ĐOẠN MEGALOPE ĐẾN CUA BỘT TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN MẶN LỢ
DIỄN HẢI- DIỄN CHÂU- NGHỆ AN.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Sông
Lớp
: 49K2 – NTTS
MSSV
: 0853030969

VINH, 09/2012


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập giáo trình tốt nghiệp tại trạm Nghiên cứu ứng
dụng và sản xuất giống thủy sản mặn lợ Diễn Hải ngoài sự nỗ lực của bản
thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân cùng các cơ quan
đồn thể. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh đã giúp tôi định hướng nghiên


cứu và hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập thực hiện giáo trình này.
Cảm ơn tới Kỹ sư - trại trưởng Trần Thanh Long và các anh chị kỹ
thuật viên thuộc trạm Nghiên cứu ứng dụng và sản xuất giống thuỷ sản mặn
lợ Diễn Hải- Diễn Châu- Nghệ An đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và
trang thiết bị hỗ trợ giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành
tốt nội dung và kế hoạch thực tập lần này.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, lãnh đạo trường Đại
Học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Nông- Lâm- Ngư, tổ bộ môn Nuôi trồng
thủy sản đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học vừa qua. Xin cảm
ơn thư viện khoa Nông- Lâm- Ngư trường Đại Học Vinh đã tạo điều kiện
cho em tham khảo tài liệu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên và
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập tại trường.

Diễn Châu, tháng 6 năm 2012
Sinh viên:
Nguyễn Hữu Sông
i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

CT1

Công thức 1


CT2

Công thức 2

CT3

Công thức 3

Z

Zoea

M

Megalope

TLS

Tỉ lệ sống

Ctv

Cộng tác viên

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

CTTN


Cơng thức thí nghiệm

MỤC LỤC
Trang

ii


iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, thể
hiện ở đường bờ biển kéo dài suốt chiều dài lãnh thổ từ Bắc vào Nam, với
3260 km. Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, tính trung bình cứ 100
km2 diện tích tự nhiên có 1 km bờ biển và gần 30 km bờ biển có một cửa
sơng lạch tạo nên khoảng 1,7 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó,
vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km 2, vùng biển đặc quyền kinh tế
rộng 1 triệu km2 với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên 12 vịnh, đầm phá
với tổng diện tích 1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền.
Nuôi trồng thuỷ sản đã và đang được xem là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn để phát triển nền kinh tế đất nước. Với tiềm năng lớn về
đất đai, diện tích mặt nước và lao động, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản đặc
biệt là hải sản. Trong những năm gần đây, do thu nhập của người dân tăng
và do tình hình dịch bệnh về gia súc, gia cầm nên nhu cầu về các mặt hàng
thuỷ sản ngày càng tăng nhiều hơn. Do đó, việc mở rộng nuôi trồng thuỷ sản
là một trong những hướng phát triển chiến lược để nâng cao chất lượng thực
phẩm cho con người. Cua biển (Scylla paramamosain, 1949) là một đối

tượng ni mới ở nước ta, chúng có giá trị kinh tế cao, là đối tượng thủy sản
có giá trị xuất khẩu cao ở nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, đây là lồi có khả năng sống được ở những vùng nước mặn và lợ
nên là đối tượng ni có nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời chúng là
nguồn thu nhập quan trọng và là thực phẩm rất tốt cho cộng đồng nhờ hàm
lượng protein và khống chất cao với lượng mỡ béo thấp. Vì vậy nó đã tạo
ra một nhu cầu sử dụng rất cao trong xã hội và đi đơi với đó là một áp lực
khai thác từ tự nhiên rất lớn và hậu quả là làm cho nguồn lợi từ tự nhiên đã
1


dần bị cạn kiệt. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải quan tâm và
phát triển nghề sản xuất giống cua biển nhân tạo để cung cấp cho nhu cầu
của xã hội nhằm giảm áp lực khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên việc giải quyết
nhu cầu này đang gặp khơng ít những khó khăn một mặt do hiện nay nguồn
giống chủ yếu khai thác từ tự nhiên đang dần bị cạn kiệt mặt khác các
nghiên cứu về cho sinh sản nhân tạo giống cua biển cũng chưa đáp ứng đủ
nhu cầu. Vì vậy việc nghiên cứu để hồn thiện qui trình sản xuất nhân tạo
giống cua biển mang lại tỷ lệ sống cao vẫn là một vấn đề hết sức đáng quan
tâm hiện nay. Trong sản xuất giống thì thức ăn là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định tới năng suất và chất lượng con giống.
Chính vì vậy nên cùng với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông
Lâm Ngư và tổ bộ môn thủy sản và được sự giúp đỡ của các cán bộ kĩ thuật
tại trạm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất giống thủy sản mặn lợ Diễn Hải
em đã tiến hành nghiên cứu về đề tài :
Tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ sống và
thời gian biến thái của ấu trùng cua Xanh (scylla paramamosain) ở giai
đoạn Megalope đến Cua bột tại Trạm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất
giống thủy sản mặn lợ Diễn Hải - Diễn Châu - Nghệ An.
2. Mục tiêu của đề tài:

- Chọn được loại thức ăn thích hợp để nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng đồng thời rút ngắn thời gian biến thái của ấu trùng cua Xanh
(scylla paramamosain) từ giai đoạn Megalope đến cua bột góp phần hồn
thiện quy trình sản xuất cua Xanh nhân tạo trong điều kiện tại Nghệ An.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học, sinh sản của cua Xanh (Scylla paramamosain)
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo khố phân loại đã được cơng bố của tác giả: Estampador (1949); P.
Keenan (1998); Ketutsugama (1998) [17], cua Xanh có hệ thống phân loại
như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Reptantia
Họ: Portunidae
Giống: Scylla
Loài: S. paramamosain Estampador, 1949
Tên tiếng Việt: Cua Xanh, cua biển, cua bùn, cua sú...
Tên tiếng Anh: mud-crab, green crab, hay mangrove crab.
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cua biển S. paramamosain là lồi có kích thước lớn, cơ thể dẹp theo
hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày. Mai
cua rộng, trán láng chiều dài gần bằng 3/4 chiều rộng. Mặt lưng cua có màu
xanh của lá sú vẹt già hay gần giống màu xanh của bùn. Mặt bụng có màu

vàng trắng. Vùng trước dạ dày có gờ cong, vùng mang cũng có gờ. Vùng
cuối dạ dày có rãnh hình chữ "H". Đơi chân bị thứ nhất có kích thước bằng
nhau, mặt lưng của càng có màu xanh bùn, mặt bụng có màu trắng xen lẫn
chấm xanh đen [1,7]. Lồi Scylla paramamosain có các gai thuỳ trán cao
trung bình, nhọn, hình tam giác; cặp gai lớn trên procarpus rõ; trên carpus,
gai trong khơng có và gai ngồi thối hố; vân nhiều góc hiện trên hai cặp
3


chân cuối, mờ hoặc khơng có trên các phụ bộ còn lại [10]. Cơ thể cua chia
thành hai phần: phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực (mai cua); phần
bụng nhỏ và gập lại dưới phần đầu ngực (yếm cua) [8].

Hình 1.1: Hình dạng bên ngồi của cua Xanh (Scylla paramamosain)

1.1.2.1. Phần đầu ngực
Phần đầu ngực là sự liên hợp của 5 đốt đầu và 8 đốt ngực nằm phía
dưới mai, ranh giới giữa các đốt khơng rõ ràng. Việc phân biệt các đốt ngực
dựa vào các phụ bộ. Trên các đốt đầu có mắt, anten, phần phụ miệng.
Mai cua to và phía trước có gai. Mé trước của giáp đầu ngực cua chia
thành 3 đoạn phân cách bởi 2 hố mắt. Hai đoạn mé bên có chiều dài bằng
nhau, mỗi mé bên có 9 gai, đỉnh nhọn, gốc to, có kích thước lớn dần từ hốc
mắt đến gai cuối. Trán có 4 gai (khơng kể 2 gai hốc mắt), đỉnh nhọn, đều
nhau, hướng về phía trong hốc mắt. Hốc mắt có chứa mắt có cuống và bằng
những rãnh trung gian, mỗi vùng là một vị trí của cơ quan. Ở cua đực có lỗ
sinh dục nằm ở gốc chân bị 5 và có dính vào đó 1 gai sinh dục. Cua cái có 2
lỗ sinh dục nằm ở gốc chân bò 3 [8].

4



1.1.2.2. Phần bụng
Phần bụng dạng phiến mỏng, có 7 đốt gập vào phần giáp đầu ngực,
chân bụng bị thoái hoá. Ở con đực đơi chân bụng đầu tiên thối hố biến
thành đơi gai giao cấu hình mũi kiếm. Ở con cái chân bụng phân thành hai
nhánh có nhiều lơng tơ để kết dính trứng sau khi đẻ. Bụng cua dính vào phần
đầu ngực bằng hai khuy lõm ở mặt trong của đốt một móc vào hai nút lồi
bằng kitin nằm trên ức cua [8].
1.1.2.3. Các phần phụ
- Phần phụ đầu: Có 5 đơi phụ bộ đầu là: đơi anten 1, đôi anten 2, 1 đôi hàm
trước, 1 đôi hàm sau, 1 đơi hàm giữa.
- Phần phụ ngực : có 3 đôi chân hàm và 5 đôi chân ngực.
- Chân hàm I: Phần gốc có hai lá, lá trong nhỏ có nhiều lơng cứng trên
đầu, lá ngồi loe rộng và mép ngồi có lơng ngắn, phần ngọn chia làm hai
nhánh; chân hàm II: phần ngọn chia làm hai nhánh, nhánh trong có 5 đốt,
nhánh ngồi có 3 đốt; chân hàm III đã kitin hố, phần gốc có hai đốt, phần
ngọn chia làm hai nhánh.
- Chân ngực gồm 5 đôi, đôi thứ nhất lớn bằng nhau có đốt cuối chẻ
nhánh dạng kìm rất khoẻ; chân ngực 5 có dạng mái chèo có lơng; các đơi
cịn lại dạng hình móng vuốt. Chân ngực III dài nhất.
- Phần phụ bụng : Ở cua cái có 4 đơi chân bụng. Chân bụng phân làm hai
nhánh (nhánh trong lớn và phân đốt, nhánh ngoài mỏng và không phân đốt)
mang những sợi lông tơ để giữ trứng. Cua đực có đơi chân bụng đầu tiên
biến thành gai giao cấu.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Các đại diện của giống Scylla phân bố ở khắp vùng biển Ấn Độ - Thái
Bình Dương. Trong đó lồi S. Serrata có sự phân bố rộng nhất, lồi
S. paramamosain có sự phân bố hẹp hơn. Theo Keenan et al. 1998,
5



S.paramamosain phân bố ở vùng biển nam Trung Quốc, Singapore, Đài loan,
Cambodia, Hồng Kông, Biển Java, Malaysia, Kalimantan, Việt Nam....[4].
Ở Việt Nam, S.paramamosain phân bố nhiều ở vùng biển Miền Trung
Việt nam, chủ yếu là ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long [10].
Bảng 1.1: Phương thức sống của cua biển
Giai đoạn
Phôi

Phương thức sống
Được cua mẹ mang trứng: phôi phát triển ở vùng biển ven
bờ [11].
Sống trơi nổi nhờ dịng nước đưa vào ven bờ.
-Ấu trùng Zoea nở ra là bơi lội và hướng quang mạnh

Ấu trùng

Cua con

-

Ấu trùng Megalope bơi lội nhanh nhẹn trước khi biến
thái thành cua bột (khoảng 2 ngày) thường sống bám trên
những giá thể hoặc những chất nền như tảo ở đáy biển [1].
Cua con sống bò trên nền đáy bám vào giá thể trong nước,
ẩn mình trong các giá thể ở đáy, thỉnh thoảng cũng bơi
lội. Cua có tập tính đào hang để trú ẩn.

Cua tiền trưởng Cua tiền trưởng thành chuyển từ đời sống nước mặn sang
thành

nước lợ ở rừng ngập mặn, cửa sông. Tập trung ở các bãi
trung triều [1,10].
Cua trưởng
thành
Cua thành thục
sinh dục

Sống ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn. Tập trung ở dưới
triều nhiều hơn. Cua có tập tính đào hang để trú ẩn [1].
Di cư ra vùng biển gần bờ để sinh sản [1,10].

1.1.4. Đặc điểm các giai đoạn phát triển vòng đời
6


Hình 1.2: Vịng đời của cua Xanh [15]

Vịng đời của cua trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn
có phương thức sống khác nhau. Ong (1964) lần đầu tiên mô tả các giai đoạn
ấu trùng cua biển Scylla ssp. Trứng cua mới đẻ có đường kính trung bình 0,3
mm và có màu vàng tươi. Sự phát triển của trứng được phân biệt theo màu
sắc : từ màu vàng tươi sang vàng đậm, chuyển sang xám, cuối cùng sang
đen, lúc này là lúc xuất hiện mầm chân và mắt, sau đó tim bắt đầu đập và
các cơ quan khác cũng bắt đầu hình thành, khi tim đập khoảng 200- 240 lần/
phút phôi sẽ phá vỡ vỏ chui ra ngoài, đây là ấu trùng Zoea. Khoảng thời gian
từ lúc cua đẻ đến khi nở ra ấu trùng Zoea là 17 ngày ( Trần Trọng Nghĩa,
2004).
Ấu trùng cua sau khi nở là Zoea 1 trải qua 4 lần lột xác để trở thành
Zoea 5 trong 17- 20 ngày, mỗi giai đoạn mất 2 - 3 ngày. Từ Zoea 5 biến thái


7


thành Megalope mất 8 - 11 ngày. Ấu trùng Zoea có tính hướng quang và bơi
ngược dịng. Giai đoạn Megalope chỉ lột xác 1 lần và mất 7 - 8 ngày để trở
thành cua 1 (cua bột). Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành
thục và ít nhất khoảng 328 - 523 ngày. Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng
biển ven bờ lột xác tiền giao vĩ rồi di cư ra biển, trong q trình di cư trứng
sẽ phát triển và chín dần. Cua ấp trứng trong khoang bụng cho đến khi nở
thành ấu trùng Zoea 1 rồi tiếp tục lặp lại vòng đời.
Nhìn chung, chu kì sống của các lồi cua biển theo Heas man (1980)
(được trích dẫn bởi Lee, 1992) gồm 4 giai đoạn : giai đoạn ấu trùng, giai
đoạn cua con (chiều rộng mai 20-80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều
rộng mai 70-150 mm) và giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 150 mm
trở lên).
Đặc biệt, trong quá trình phát triển cùng với sự lột xác cua có khả
năng tái sinh những phần cơ thể đã mất.
Cua có khả năng bò trên cạn và di chuyển rất xa, chúng hoạt động
trung bình 13h/ ngày và gần như suốt đêm. Sự phân bố của cua trong tự
nhiên có liên quan đến dịng chảy. Trong đó, vận tốc nước thích hợp cho sự
phân bố của chúng là 0,06 – 1,5 m/s (theo báo cáo của Hiland (1984)).

Bảng 1.2: Quá trình phát triển phôi cua Xanh (Scylla paramamosain) [1]

8


Các giai đoạn phát triển của phôi

Sau khi đẻ khoảng 1 giờ trứng bắt đầu phân cắt.

Q trình phơi vị xảy ra sau 5 đến 7 ngày tính
từ lúc đẻ.
Xuất hiện mầm chân ngực và điểm mắt sau 710 ngày.
Xuất hiện các điểm hình sao và hình thành đơi
mắt kép màu đen hình bầu dục sau 10-12 ngày.

Màu sắc của
trứng

Kích
thước
trứng
(µm)

Vàng da
cam

270

Vàng xám
Xám vàng
nâu

290

Xám đen

330

Đen xám


350

Khi tuổi phôi từ 12 đến 17 ngày thì tim phơi
bắt đầu xuất hiện nhịp tim tăng dần số lần đập,
vỏ đầu ngực, chân hàm, các đốt bụng được
hình thành, cơ bắt đầu co bóp, các phần phụ
đầu của ấu trùng đã phát triển hoàn thiện, phôi
hoạt động trong vỏ trứng mạnh dần, cường độ
hoạt tăng liên tục cho đến khi vỏ trứng vỡ ra ấu
trùng xuất hiện.

1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Hill (1976): Thức ăn tự nhiên của cua chứa: 50 % là nhuyễn thể,
21 % là giáp xác, phần cịn lại ít khi thấy có cá trong ống tiêu hố của cua.

9


Tính ăn của cua biến đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể:
- Trong giai đoạn ấu trùng cua thích ăn động vật phù du. Từ giai đoạn
Megalope ấu trùng thể hiện tính hung dữ (tính ăn nhau) [10].
- Cua con: Ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả
xác chết động [10].
- Cua tiền trưởng thành ăn nhiều bọn hai mảnh vỏ và phúc túc (động
vật chân bụng) [10].
- Cua trưởng thành ăn cua con, nhuyễn thể và cá (Jayamance, 1991)
[10].
Cua khơng thích nghi với việc bắt những con mồi di động. Cua có tập
tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của

chúng lớn nhưng cũng có khả năng nhịn đói từ 10 – 15 ngày ở trên cạn trong
điều kiện ẩm ướt (Hill, 1976).
Trong điều kiện nuôi nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố có ảnh hưởng
lớn đến tính ăn và hoạt động của cua (manjulatha và babu, 1998).
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Tuổi thọ trung bình của cua là từ 2 - 4 năm. Qua mỗi lần lột xác, khối
lượng cua sẽ tăng 20 - 50%, và kích thước tối đa mà cua có thể đạt được là
19 - 28 cm, với khối lượng 1 - 3 kg/con.
Cua biển là lồi sinh trưởng khơng liên tục, được đặc trưng bởi sự gia
tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Cua lột xác để tăng kích thước
và q trình này phụ thuộc rất lớn vào dinh dưỡng, môi trường và giai đoạn
phát triển của cơ thể. Theo Trino và ctv, (1999) khi ni chung cua đực và
cua cái thì tốc độ tăng trưởng của cua đực lớn hơn so với cua cái.

10


Q trình lột xác của cua mang tính đặc trưng riêng biệt từng lồi,
thơng thường 2 - 3 ngày/lần. Sau mỗi lần lột xác cơ thể lớn lên về kích
thước, trọng lượng và hoàn thiện các cơ quan. Cua càng lớn thì chu kì lột
xác càng kéo dài. Đặc biệt trong q trình lột xác cua có khả năng tái sinh
những phần phụ bộ mà cơ thể đã mất. Đối với những con cua bị tổn thương,
khi mất phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm ( Trần Ngọc Hải
và ctv, 1999).
Quá trình tăng trưởng của cua còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Theo
Ong (1966), tăng trưởng trung bình của cua Scylla ở điều kiện tự nhiên
nhanh hơn so với điều kiện ương nuôi ở trong phịng thí nghiệm, mặc dù
chất lượng nước trong phịng thí nghiệm tốt hơn.
Sự phát triển phôi: Trứng cua thuộc trứng trung hoàng và phân cắt
theo kiểu phân cắt bề mặt. Sau khi cua đẻ 45 phút đến 1 giờ, tất cả trứng

được thụ tinh sẽ bắt đầu phân cắt. Quá trình phát triển phơi được thể hiện ở
bảng 1.2.
Sự phát triển của phôi cua chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: độ mặn,
thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ..., prôtêin là nguồn quan trọng nhất cung
cấp cho phôi thai phát triển [4]. Kết thúc thời gian phát triển phôi từ 15- 18
ngày ở điều kiện nhiệt độ 26 - 30 0C, độ muối 25 ppt - 35 ppt và các điều
kiện khác nằm trong phạm vi cho phép.
Sự phát triển của ấu trùng cua: quá trình phát triển của ấu trùng cua
trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác
thay đổi theo từng giai đoạn. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 - 3 ngày
hoặc 3 - 5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn, nửa tháng hay một tháng lột
xác 1 lần [10]. Ấu trùng sau khi nở là Zoea 1 trải qua lột xác tương ứng với
5 giai đoạn phát triển, lần lột xác cuối cùng của giai đoạn Zoea sẽ biến thái
11


thành ấu trùng Megalope. Sau đó Megalope sẽ lột xác thành cua bột, giai
đoạn này kéo dài 7 - 8 ngày. Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác nữa trước
khi thành thục [1,10].
Ấu trùng Zoea mới nở (Z1) cấu tạo cơ thể gồm hai phần: phần đầu
ngực và phần bụng. Đầu ngực dạng hình gần bầu dục, có một gai trán và một
gai lưng dài, hai gai bên ngắn, một đơi mắt kép chưa có cuống mắt, hai đôi
ăng ten, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và hai đôi chân hàm. Phần bụng
nhỏ, dài được chia thành 6 đốt, đốt cuối cùng chẻ nhánh thành hai gai [1].
Sang giai đoạn Megalope, ấu trùng mất gai lưng, gai trán rất ngắn, mắt to.
Telson khơng cịn chẻ nhánh mà dạng bầu và có nhiều lơng trên chân đi.
Chân bụng rất phát triển và có nhiều lơng trên các nhánh. Ấu trùng mang hai
càng. Cua bột có hình dạng giống như cua trưởng thành mặc dù carapace hơi
tròn [10].


1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống cua biển trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới

12


Cua Xanh là đối tượng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều
nước. Vì thế đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về đối tượng này.
Nghiên cứu xác định lồi: từ những năm 1775, đã có các cơng trình
nghiên cứu xác định thành phần lồi cua. Tuy nhiên, việc dựa vào các đặc
điểm hình thái ngồi để phân loại các lồi trong giống Scylla chưa có được
sự thống nhất cao. Cho đến năm 1998 - 1999, Ketut Sugama, John H.
Hutapea, Clive P. Keenan nghiên cứu về đặc điểm di truyền, cấu trúc gen và
đặc điểm hình thái ngồi đã khẳng định chính xác 4 lồi này trong giống
Scylla: S. serrata Forskal, 1775; S. tranquebarica Fabricius, 1798;
S. olivacea Herbst, 1796; S. paramamosain Estampador, 1949 [5,15].
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản: những năm 1940, đã có nhiều
nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cua,
trong đó có Ariola F. J (1949). Ông nghiên cứu về vòng đời của cua Xanh và
nhận thấy, cua Xanh sinh trưởng và phát triển ở vùng nước lợ. Sau khi giao
vĩ cua di cư ra vùng cửa sông để đẻ trứng, ấu trùng Zoea sống ở biển. Hoạt
động đẻ trứng của cua diễn ra quanh năm với mùa vụ chính từ tháng 5 đến
tháng 7, sự thụ tinh xảy ra nội tại bên trong cơ thể [1].
Năm 1964, cơng trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cua biển lần
đầu tiên được Ong Kalsin thực hiện ở Malaysia, cơng trình này nghiên cứu
về sự thành thục giới tính, q trình phát triển từ giai đoạn phơi đến
Megalope. Nghiên cứu cho thấy: cua Xanh thành thục ở 5 tháng tuổi, khi
chiều rộng giáp đầu ngực đạt 11,42 cm. Trong khi đó, Anon (1984) lại cho
rằng tuổi thành thục giới tính là từ 1,5 - 2,5 năm [1,10].

Hoạt động giao vĩ và đẻ trứng của cua được Ong Kalsin mơ tả trong
các cơng trình nghiên cứu từ năm 1964 - 1966. Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự giao vĩ chỉ thực sự xảy ra khi con cái vừa mới lột xác xong và tinh trùng
13


được giữ lại trong túi tinh của con cái để thụ tinh sau này. Hoạt động giao vĩ
và đẻ trứng xảy ra quanh năm nhưng diễn ra mạnh nhất vào mùa xuân, trừ
những tháng có nhiệt độ dưới 22 oC. (M. P. Heasman, D. R. Fielder,
R. K. Shepherd 1985) [1].
Năm 1998, Cheng H. C, Jang K. H., Nguyễn Cơ Thạch đã chỉ ra rằng
nhiệt độ từ 260C – 300C, độ mặn từ 25 – 30 ppt được coi là điều kiện thích
hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua Xanh. Và hầu hết các cơng trình
nghiên cứu về thức ăn và sự biến thái của ấu trùng cua đều khẳng định, ấu
trùng cua trải qua hai giai đoạn biến thái: giai đoạn ấu trùng Zoea (Z1 - Z5)
và giai đoạn Megalope. Kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn phù hợp của ấu
trùng cua thường là Nauplius của Artemia, luân trùng (Brachionus), tảo lục
(chlorella), men bánh mì, copepoda, tảo kh (chaetoceros skenetonema
costatum), thịt tơm, nhuyễn thể. Ngồi ra, đã có các nghiên cứu về dinh
dưỡng, ảnh hưởng của các axít béo khơng no (W3, W6) trong khẩu phần ăn
đến sự phát triển của ấu trùng [1].
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo: năm 1983, Heasman, M. P. và Fielder,
D. R đã thử nghiệm cho cua đẻ ở phịng thí nghiệm và nuôi đại trà cua Xanh
từ giai đoạn Zoea đến cua bột, kết quả nghiên cứu cho rằng: cần duy trì chất
lượng nước bằng hệ thống lọc nước tuần hồn, các điều kiện nhiệt độ nước
270C, độ mặn 30 ± 2 ppt, mật độ thức ăn từ 5 - 30 con/lít (Nauplius Artemia)
được coi là các điều kiện thích hợp cho q trình ương ni ấu trùng. Với
điều kiện này thì thời gian chuyển từ giai đoạn Zoea đến cua bột là 30 ngày,
tỷ lệ sống giai đoạn Zoea đạt từ 1% đến 4% [10].
Đến năm 2002, quy trình kỹ thuật sản xuất cua giống đã thành công

nhưng tỷ lệ sống còn thấp.

14


Nghiên cứu về bệnh: Tác nhân gây bệnh và bệnh của ấu trùng cua
cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 1990. Kết quả
quan sát cua đẻ cho thấy cua thường bị nhiễm nhiều động vật nguyên sinh
hoặc các sinh vật khác dẫn đến tỷ lệ nở thấp (Chen, 1990). Trong thí nghiệm
sử dụng formaline 25 ppm để khử sự nhiễm nấm của trứng cua cho thấy nó
gây độc hại cho trứng một ngày sau khi đẻ và độc với cả cua mẹ nếu giữ cua
một thời gian lâu hơn (Hamasaki và Haitai, 1990). Do đó, nên xử lý nhiễm
nấm bằng formaline ở các giai đoạn đầu của ấu trùng tốt hơn là ở giai đoạn
cua mang trứng. Sử dụng 50 ppm formaline ngâm cua mẹ và trứng trong 1
giờ mỗi ngày có thể diệt và ngăn chặn nấm và ký sinh trùng có hiệu quả
(Nghĩa và ctv. 2001). Kết quả nghiên cứu của Zanfran et. al (1993) đã tìm
thấy nấm Lagenidium ở ấu trùng Zoea trong các thí nghiệm ương ni và
kết luận: có thể sử dụng formaline để phòng và trị bệnh lây lan của nấm ở ấu
trùng cua. Sử dụng formaline 10 ppt trong 24 h hoặc formaline 20 ppt trong
5 h sẽ diệt được nấm (Lagenidium) nhưng sử dụng fornaline 10 ppt sẽ an
toàn cho ấu trùng. Năm 1996, Prastowo và Wagimsam đã tìm thấy trong bể
cua mẹ và sau khi ấp nở kí sinh trùng có thể lây lan sang ấu trùng Zoea mới
nở làm ấu trùng chết rất nhiều. Madeali et. al đã nhận dạng 4 loại kí sinh
trùng là: Lagennophrys. sp, Epistylis. sp, Zoothamnium và Vorticella. sp ở
trứng của cua mẹ mang trứng. Sự kết hợp của kháng sinh (33 ppt penicillinG và 7 ppm Polyminxin-B) với luân trùng và Artemia tại mật độ
15 cá thể /ml làm tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea 5 cao (52,1%) (Kasry, 1986).
Các thí nghiệm của Parenrengi et. al (1993) đã kết luận 3 loài vi
khuẩn: Vibrio carcharie, V. alginolyticus và V. parahaemolyticus là tác nhân
gây bệnh của ấu trùng cua Xanh. Ấu trùng Zoea rất nhạy cảm với vi khuẩn
phát quang như V. harveyii [4].


15


Theo tổng kết về cua của D. O. C Lee và J. P . Wickin năm 1992,
người ta đã khép kín quy trình sản xuất từ ni vỗ cua mẹ cho đến nuôi
thương phẩm bằng nguồn giống nhân tạo. Đến nay quy trình sản xuất cua
giống đã hồn chỉnh và được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Tình hình nuôi cua thịt: Trên thế giới cua đã được nuôi hơn 100 năm
qua ở Trung Quốc và hơn 30 năm ở khắp các nước Châu Á khác. Những
năm đầu cua chủ yếu được ni dưới hình thức quảng canh trong các rừng
ngập mặn hoặc các ao năng suất thấp. Trong nhiều năm trở lại đây, các hình
thức ni cua đã được mở rộng và chủ động trong q trình ni. Cua có thể
được ni trong bể xi măng, trong ao đầm hoặc trong các lồng bè nổi trên
vùng ven sông nước lợ hay rừng ngập mặn. Cua được nuôi đơn hoặc nuôi
ghép với tôm, cá hoặc rong câu (Gracilaria).
Ở Indonesia, cua biển được xem là đối tượng nuôi quan trọng từ đầu
những năm 80. Trong suốt thập niên (1985 - 1994), sản lượng cua tăng
14,3% mỗi năm. Năm 1994, sản lượng cua biển đạt 8.756 tấn với 66,7% từ
đánh bắt cịn lại là do ni trồng. Giá trị xuất khẩu của cua cũng tăng
11,79% mỗi năm (từ 0,77 triệu USD đến 21,03 triệu USD) (Direktorat
Jenderal Perikanan 1985 - 1994). Tuy nhiên việc thiếu đầu vào sản xuất, đặc
biệt là con giống, thức ăn và cơng nghệ ni đã kìm hãm sự phát triển nghề
nuôi cua ở Indonesia. Nhưng kết quả nghiên cứu không giải quyết được các
vấn đề then chốt trong việc phát triển nuôi cua công nghiệp nước này.
Ở Malaysia, cua được ni dưới hai hình thức là: ni trong ao và
ni trong lồng bè nổi. Ngồi ra ni cua quảng canh trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn cũng đã mang lại nguồn kinh tế đáng kể cho người dân miền
Đông nước này.
1.2. Ở Việt Nam


16


Việt Nam có nguồn lợi cua biển phong phú và có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển ni trồng thuỷ sản nói chung và ni cua nói
riêng.
Từ những năm 1980, các tác giả Serene, Strarobogotov, Nguyễn Văn
Chung v.v, đã có nhiều nghiên về định loại lồi và một số đặc điểm sinh học
làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Trong những năm đầu của thập kỷ
90, các tác giả như: Hoàng Đức Đạt, Đoàn Văn Đẩu, Nguyễn Cơ Thạch đã
nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất nhân tạo giống cua
Xanh, song kết quả đạt được còn rất hạn chế. Năm 1998, bộ Khoa Học Công
Nghệ Môi Trường đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III thực
hiện đề tài "Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo cua Xanh lồi S. paramamosain", sự thành cơng của đề
tài này đã giúp giải quyết phần nào nguồn cua giống cho nghề nuôi cua.
Năm 2003, lượng cua giống sản xuất nhân tạo là 0,5 triệu con và con số này
đã tăng lên 10 triệu con vào năm 2004.
Cũng trong thời gian này, trường Đại Học Cần Thơ cũng nghiên cứu
sinh sản nhân tạo thành công cua Xanh và bước đầu thử nghiệm nuôi cua
Xanh thương phẩm từ nguồn giống nhân tạo.
Ở nước ta nghề nuôi cua đã được người dân nuôi từ lâu ở các địa
phương nhưng hình thức ni chủ yếu là ni quảng canh, năng suất thấp,
nguồn giống hồn tồn dựa vào khai thác tự nhiên. Từ năm 1993 - 1994, do
sự bùng nổ về dịch bệnh làm sản lượng tơm giảm xuống nhanh chóng ở
vùng Minh Hải, người dân ở khu vực này đã chuyển dần sang nuôi cua. Họ
nhận thấy nuôi cua lớn nhanh và lợi nhuận cao hơn nuôi tôm (Danielle
Johnston và Clive P. Keenan). Nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là số lượng và
chất lượng con giống đều chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, với những tiền


17


đề đã có sẵn và dựa vào đó để nghiên cứu, hồn thiện thêm qui trình sản xuất
là mục tiêu chung của các cơ sở sản xuất giống cua biển hiện nay.
Năm 2007 đến nay, được sự chuyển giao công nghệ của Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản III, TTG-KTTS Phú Yên đã nhân giống khoảng 30
vạn con cua Xanh, cung cấp cho các tỉnh phía bắc như Thanh Hóa, Ninh
Bình, Nghệ An và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long như Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng và khơng ngừng nghiên cứu, hoàn thiện thêm để ngày càng
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo kỹ sư Lê Văn Hiệp (TTG-KTTS Phú
Yên), với việc nghiên cứu về dinh dưỡng, trung tâm đã rút ngắn thời gian
của quy trình sản xuất giống cua Xanh (từ giai đoạn trứng nở đến cua bột) từ
30 ngày xuống còn 26 ngày, tỉ lệ sống khoảng 10 % - khá cao so với tiêu
chuẩn quy định. Ngồi ra cũng từ đó đến nay, cơng nghệ sản xuất cua giống
đã được chuyển giao rộng rãi cho nhiều tỉnh trong cả nước nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu về con giống của cả nước.
Theo thống kê của FAO, trong vòng 50 năm qua (1950 - 2000) tổng
sản lượng của nhóm cua nước mặn đã tăng lên 16 lần (2.000 - 3.200 tấn) nhờ
đã có được sự chủ động về con giống, tuy nhiên có biến động lớn trong từng
năm do điều kiện kinh tế xã hội, thời tiết và kỹ thuật. Sản lượng cao nhất đạt
được trong thời gian này là 48.000 tấn (1998). Và sản lượng cua vẫn không
ngừng tăng trong những năm tiếp theo: từ 2.350 tấn (1999) - 22.082 tấn
(2005), tăng 9,4 lần.
Cho đến nay nghề sản xuất cua giống đã phát triển rộng khắp các tỉnh
ven biển trong cả nước nhờ được chuyển giao cơng nghệ và ln khơng
ngừng phát triển, hồn thiện thêm quy trình để ngày càng nâng cao hiệu quả
sản xuất. Tuy nhiên các nghiên cứu về bệnh của cua thì cịn rất ít nên chưa
có biện pháp phịng trị bệnh thích hợp cho cua.

Chương 2

18


ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cua Xanh (Scylla paramamosain) giai đoạn Megalope, được lấy từ
Trạm nghiên cứu ứng dụng và sản xuất giống thủy sản mặn lợ Diễn Hải Diễn Châu - Nghệ An.
2.2.Vật liệu, trang thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu là các loại thức ăn khác nhau: thức ăn tổng hợp, thức
ăn artemia, thức ăn tự chế biến.
Trong đó: thức ăn tổng hợp được phối trộn theo tỉ lệ 50% PRIPPAK F2,
30% LANSY và 20% tảo khô Spirulina. Thức ăn tự chế biến được làm từ
mực, hàu, cá Thu, tơm, lịng đỏ trứng gà, bổ sung vitamin, sữa DHA, N0, bợt
đậu nành, men tiêu hóa, Calxiumstada.
- Trang thiết bị: bể compozite thể tích 1,5 m3.
- Dụng cụ đo và cân khối lượng cua: thước đo chiều dài mai và chiều rộng
mai, thước Panme độ chính xác 0,01cm, cân điện tử cho phép sai số 0.01g
- Dụng cụ đo môi trường : Nhiệt kế, máy đo độ mặn, test pH.
- Máy xay sinh tố dùng để xay thức ăn tự chế biến cho Megalope.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cua Xanh từ giai
đoạn Megalope đến cua bột.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cua Xanh từ
giai đoạn Megalope đến cua bột.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian biến thái của cua Xanh từ
giai đoạn Megalope đến cua bột.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
19



2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Ảnh hưởng của thức ăn đến
tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và thời gian biến
thái của cua xanh

CT1

CT2

CT3

- Theo dõi yếu tố môi trường
- Tỷ lệ sống
- Tốc độ tăng trưởng
- Thời gian biến thái

Kết luận, kiến nghị

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu thí nghiệm

Trong đó:
CT1: sử dụng thức ăn tổng hợp
CT2: sử dụng thức ăn là artemia
CT3: sử dụng thức ăn tự chế biến
- Thức ăn tự chế biến được làm từ mực, hàu, cá Thu, tơm, lịng đỏ trứng gà,
bổ sung vitamin, sữa DHA, N0, bợt đậu nành, men tiêu hóa, Calxiumstada .

20



- Thức ăn tổng hợp được phối trộn gồm: 30% Lansy, 20% tảo Spirulina và
50% Prippak F2.
* Kiểu bố trí thí nghiệm: ngẫu nhiên hồn tồn một nhân tố với 3 cơng thức,
mỗi cơng thức lặp lại 3 lần.

Hình 2.2. Mơ hình bố trí thí nghiệm
- Điều kiện thí nghiệm: nhiệt độ: 27 – 320C, độ mặn: 28 - 30‰, pH: 7,5 8,5.
- Chế độ chăm sóc và quản lý
+ Chế độ cho ăn: ngày cho ăn 4 lần mỗi lần vào lúc 0h, 6h, 12h, 18h.
+ Sục khí 24/24
+ Thả các giá thể như lưới và tảo nhân tạo để Megalope và Cua bột trú
ẩn, tránh ăn thịt lẫn nhau.
21


×