Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (CEOS characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 190 trang )

i

\

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM
ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO’S CHARACTERISTIC) ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU
BIỂU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

HOÀNG HẢI YẾN

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM
ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO’S CHARACTERISTIC) ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU
BIỂU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.33.01.02 (Mã số mới: 9340101)

HOÀNG HẢI YẾN
Người hướng dẫn khoa học

: PGS, TSKH Nguyễn Văn Minh
PGS, TS Cao Đinh Kiên

Hà Nội, 2020


i

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
PHẦN

MỞ

ĐẦU

........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................11
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành ...
........................................................................................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............14
1.3. Tình hình nghiên cứu về cơng ty gia đình ..................................................16

1.4. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc
điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp......................................18
1.5. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................33
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM
CÁ NHÂN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM ..............................................................................................................34
2.1. Tổng quan về giám đốc điều hành (CEO)..................................................34
2.1.1. Các khái niệm về CEO......................................................................34
2.1.2. Vai trò của CEO trong hoạt động của doanh nghiệp......................37
2.1.3. Yêu cầu đối với CEO.........................................................................38
2.2. Khái quát chung về đặc điểm cá nhân của CEO .......................................40
2.2.1. Khái niệm về đặc điểm cá nhân, đặc điểm cá nhân của CEO ........40
2.2.2. Một số thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân CEO....................41
2.2.3. Các hướng tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO ........................43
2.3. Công ty gia đình niêm yết và vai trị của cơng ty gia đình niêm yết trong
phát triển kinh tế
.................................................................................................44
2.3.1. Khái niệm cơng ty gia đình...............................................................44
2.3.2. Đặc điểm của cơng ty gia đình .........................................................48


ii

2.3.3. Vai trị của cơng ty gia đình..............................................................49
2.4. Hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình niêm yết ...................................51
2.5. Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân của CEO lên hiệu quả hoạt động của cơng
ty sở hữu gia đình niêm yết.................................................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................60

CHƯƠNG
3:
PHƯƠNG
..................................................61

PHÁP

NGHIÊN

CỨU

3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và các biến nghiên cứu đề xuất............61
3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................61
3.1.2. Các biến nghiên cứu đề xuất ............................................................69
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ......................................................73
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................73
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ...............................................................77
TĨM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................80
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 ..................................................................81
4.1. Tổng quan chung về cơng ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam
...................................................................................................81
4.2. Thực trạng cơng ty gia đình niêm yết tại Việt Nam ..................................85
4.3. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy ............................................................95
4.3.1. Kết quả phân tích cho ROA ..............................................................95
4.3.2. Kết quả phân tích cho ROE ........................................................... 100
4.3.3. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROA ........ 104

4.3.4. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROE ........ 112
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................121
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ
MỘT

SỐ

KIẾN

NGHỊ

ĐỀ

XUẤT

.......................................................................122
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................. 122
5.1.1. Giả thuyết nghiên cứu H1 ............................................................. 122


3

5.1.2. Giả thuyết nghiên cứu H2 ............................................................. 123
5.1.3. Giả thuyết nghiên cứu H3 ............................................................. 124
5.1.4. Giả thuyết nghiên cứu H4 ............................................................. 126
5.1.5. Giả thuyết nghiên cứu H5 ............................................................. 126
5.1.6. Giả thuyết nghiên cứu H6 ............................................................. 128
5.1.7. Giả thuyết nghiên cứu H7 ............................................................. 129
5.1.8. Giả thuyết nghiên cứu H8 ............................................................. 130
5.1.9 Giả thuyết nghiên cứu H9 .............................................................. 130

5.1.10. Thảo luận tổng hợp về kết quả nghiên cứu của luận án ........... 131
5.2. Xu hướng phát triển của các công ty sở hữu gia đình hiện nay............ 133
5.3. Giải pháp cho các cơng ty gia đình niêm yết nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động trên thị trường Việt Nam ............................................................... 136
5.3.1. Xây dựng cơ chế quản trị cơng ty gia đình niêm yết hiệu quả .... 136
5.3.2. Tăng cường bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ học vấn cho
đội ngũ CEO ............................................................................................. 136
5.3.3. Cân nhắc ưu tiên tuyển mộ và sử dụng giám đốc điều hành (CEO)
có kinh nghiệm/thâm niên làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước
................................................................................................................... 138
5.3.4. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ giúp phát huy năng lực của
đội ngũ giám đốc điều hành .................................................................... 138
5.3.5. Tạo thêm nhiều cơ hội lãnh đạo cho CEO nữ, cân nhắc lựa chọn
nữ giới trong các vị trí điều hành cấp cao của doanh nghiệp ...............
139
5.3.6. Hình thành cơ chế đánh giá, lựa chọn CEO dựa trên hệ thống các
chỉ tiêu đánh giá cụ thể, khoa học .......................................................... 142
5.3.7. Gia tăng vai trò của giám đốc điều hành (CEO) trong mơ hình
CTGĐ........................................................................................................ 143
5.4. Những đóng góp của luận án.................................................................... 143
5.4.1. Đóng góp về mặt lý luận ................................................................ 143
5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................. 145
5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 145


4

5.5.1. Hạn chế........................................................................................... 145
5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................... 146
TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................147

KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...............150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................151
PHỤ LỤC ...............................................................................................................162


5

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
S
T

1
2
3
4
5
6
7
8
1
0
1
1
1
2
1
3
1

4
1
5
1
6

C
h
BB
Cáo
BB
Cáo
CC
Tôn
CC
Nôn
D
oa
Đ
ại
HH
Đội
KK
Qết
QQ
Tuả
Sa
u
VV
Cốn

TTr
Hun
TT
Thị
TT
Vhà
UU
Bỷ


2. Viết tắt tiếng nước ngoài
S C
T h
1 AA
Sss
Eoc
2 C
hi
ef
3 CE
C
hi
4 C
hi
5 C
hi
CC
I
e
E

n
6 C
Ohi
7 E
Vco
8 EE
B
ar
I
ni
9 G
ro
1 G
0 ro
1 GG
1 M
e
M
n
1 Fi
2 xe
1 I
3
n
t
1 HH
4 o
o
S
1 HH

5 Na
XN
1 MM
6 &
e
A
r
1 M
7 an
1 MM
8 Var


vii

1 MM
9 Bas
Ate
2 OOr
0 Ega
Cni
2 O
1 rd
2 P
2
ri
2
3
2
4

2
5
2
6
2
7

cR
Oet
R
et
R
et
RR
Ean
VVi
Cet
Cna


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)........14
Bảng 2.1: Tổng hợp các ảnh hưởng phổ biến của đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu
quả hoạt động của các công ty sở hữu gia đình niêm yết .........................................56
Bảng 3.1. Mơ tả các biến nghiên cứu trong mơ hình ................................................70
Bảng 3.2: Kết cấu và giải thích cách thể hiện bảng câu hỏi .....................................75
Bảng 4.1: Cơ cấu CTGĐ theo lĩnh vực ngành nghề .................................................86

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến liên tục ...............................................................87
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến
ROA của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018 ....................................................96
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến
ROE của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018...................................................100
Bảng 4.5: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO (kiểm định tác động tới ROA) ..............................105
Bảng 4.6: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
việc thay đổi CEO (Kiểm định tác động tới ROA) .................................................109
Bảng 4.7: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO (Kiểm định tác động tới ROE) ..............................113
Bảng 4.8: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
việc thay đổi CEO (Kiểm định tác động tới ROE) .................................................117
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H1.....................................122
Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H2.....................................124
Bảng 5.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H3.....................................125
Bảng 5.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H4.....................................126
Bảng 5.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H5.....................................127
Bảng 5.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H6.....................................128
Bảng 5.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H7.....................................129
Bảng 5.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H8.....................................130
Bảng 5.9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H9.....................................131


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo giới tính ............................88
Biểu đồ 4.2: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo trình độ học vấn................89
Biểu đồ 4.3 Thống kê số lượng CEO có đào tạo thêm về Luật ................................90

Biểu đồ 4.4: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán ...........................91
Biểu đồ 4.5: Thống kê giám đốc điều hành (CEO) kiêm nhiệm..............................92
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ thay đổi CEO tại các CTGĐ giai đoạn 2012 – 2018...................93
Biểu đồ 4.7: Số lượng CEO có thâm niên làm việc trong cơ quan nhà nước ...........94
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01. Quy trình triển khai nghiên cứu của luận án...............................................8
Sơ đồ 3.1: Mơ hình nghiên cứu.................................................................................78


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo tư tưởng quản trị truyền thống, giám đốc điều hành (Chief Excutive
Officer – CEO) chủ yếu làm công tác quản lý, thực hiện các chức năng quản trị để
cụ thể hoá chiến lược và mục tiêu do Hội đồng quản trị (HĐQT) giao, cịn HĐQT
đóng vai trị lãnh đạo, hoạch định chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ
21, sự thất bại của hàng loạt thương hiệu toàn cầu, mà điển hình General Motor, cho
thấy khả năng quản lý tốt của CEO là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi
với sự biến động chóng mặt của mơi trường kinh doanh ngày nay. Vì vậy, trong mơ
hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, CEO đóng vai trị như đầu tàu cho sự phát
triển, là chìa khố mở ra cánh cửa thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp.
CEO trong thế kỷ 21 khơng chỉ cần có năng lực quản lý tốt mà còn phải là những
nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm nhận, dự báo và đánh giá chuẩn xác về biến động
nhanh của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như mầm mống vấn đề bên trong
tổ chức và trực tiếp dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thách thức trên con
đường phát triển.
Xét trên một khía cạnh khác, CEO thường là những cá nhân có năng lực đặc
biệt, chứng minh được bản lĩnh, khả năng của mình thơng qua việc ra những quyết
định quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh

của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành. Mỗi cá nhân này lại mang những đặc
điểm khác nhau về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên cơng
tác, đặc trưng tính cách, giới tính (Hambrick và Mason,1984)…Tất cả những đặc
điểm ấy khi kết hợp lại với nhau giúp hình thành nên những đặc trưng tiêu biểu của
từng CEO, từ đó hình thành nên phong cách lãnh đạo của họ (Nornburn,1989),
(Pfeffer và Salancik,1978), (Herrmann và Datta, 2002), (Emilia Peni, 2014), (Pascal
Nguyen, Nahid Rahman và Rouyun Zhao, 2018) …
Các nghiên cứu về tâm lý học đã chỉ ra rằng, những đặc điểm khác nhau về
nhân khẩu học, kinh nghiệm, thâm niên công tác, đặc trưng tính cách, giới tính… có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mỗi cá nhân. Những hành vi này thơng qua
q trình lao động, học tập, làm việc lại ảnh hưởng đến cách thức nhìn nhận, đánh


giá vấn đề, phong cách làm việc … và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý cũng
như kết quả học tập, làm việc của mỗi cá nhân (Holland,1960). Đối với các CEO
cũng vậy, các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng phong cách, thói quen hay hành
vi của một nhà lãnh đạo cụ thể là mặt phản ánh ra bên ngoài của một loạt các đặc
điểm đặc trưng của nhà lãnh đạo đó. Chính thói quen, phong cách làm việc của nhà
lãnh đạo đó lại có những tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức,
doanh nghiệp do họ điều hành (Thong và Yap, 1995), (Herrmann và Datta, 2002),
(Heaton, 2002), (S.N.Kaplan, M.M.Klebanov, S.Sorensen, 2012), (Cao Thị Vân
Anh, 2018), (M.Saledhi, S.M.Modgaham, 2019)…Vì vậy, từ lâu nay, một trong
những nội dung được khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị
kinh doanh trên thế giới quan tâm, tìm hiểu đó là ảnh hưởng của đặc điểm các nhà
lãnh đạo đến các khía cạnh hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vai trò và vị trí của các
nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Năm 2004, Thủ
tướng chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày tôn vinh
các doanh nhân Việt Nam - những anh hùng, chiến sỹ trên thị trường cạnh tranh

khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2005, khi các giao dịch đầu tiên
trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu được thực hiện và các công ty hoạt
động dần theo các chuẩn mực quốc tế, vai trò của đội ngũ quản trị mà đặc biệt là
các CEO càng được đề cao và nhắc đến nhiều hơn. Trong khoảng 10 năm trở lại
đây, thuật ngữ CEO, các câu chuyện về CEO, vai trò của các CEO trong sự phát
triển doanh nghiệp được đề cập và nhắc đến ngày càng nhiều. CEO ở Việt Nam
hiện nay đã trở thành một nghề được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Nghiên cứu
về phong cách lãnh đạo, về đặc điểm của các CEO trong những năm gần đây cũng
dần trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều học giả trong nước quan tâm
theo đuổi. Các chương trình đào tạo, tư vấn, các diễn đàn trao đổi về CEO chính là
một trong những minh chứng tiêu biểu nhất cho xu thế trên.
Tuy nhiên, các trao đổi và nghiên cứu về CEO hiện nay phần lớn chỉ là các
nghiên cứu tổng quan, mang tính chất giới thiệu và cung cấp thông tin đơn thuần.


Cơ sở lý luận còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về CEO cũng như vai trò của
CEO trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu về CEO hiện nay cịn dựa chủ
yếu vào các lý thuyết có sẵn trên thế giới nên thực tế không tránh khỏi những điểm
không tương xứng, khác biệt khi áp dụng vào các tình huống mang đặc trưng Việt
Nam. Đó là lý do chính giải thích thực trạng thơng tin về CEO vừa thừa vừa thiếu
tại Việt Nam hiện nay.
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu tập trung vào tìm
hiểu về các đặc điểm của CEO trong mối quan hệ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thực tế, trong
quá trình đi tìm hiểu để làm rõ về khái niệm doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng
khốn, tác giả nhận thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm trù tiêu biểu như:
(i) tiêu biểu về quy mơ doanh nghiệp (vốn, tài sản, tỷ trọng đóng góp vào giá trị
niêm yết của thị trường..), (ii) tiêu biểu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, (iii)
tiêu biểu về cơ cấu, văn hoá tổ chức… hoặc sự bao hàm của một hoặc một vài các
dấu hiệu trên thì đều được xem là tiêu biểu. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc

điểm CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung từ lâu đã là một
trong những mảng nội dung được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy,
hướng tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp tiêu biểu theo một cách tiếp cận
cụ thể nào đó là một hướng triển khai mới, và chắc chắn sẽ giúp kết quả nghiên cứu
chuyên sâu và chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy các cơng ty gia đình (CTGĐ) là mơ hình
tổ chức kinh doanh xuất phát từ hình thái gia đình và là mơ hình mang tính cơ sở
trong các mơ hình tổ chức kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại
Việt Nam nơi có văn hố gia đình chi phối phần lớn các quan hệ trong xã hội. Hơn
nữa, khi nhìn từ góc độ quản trị, các CTGĐ ln có những lợi thế cả về mặt tổ
chức, chiến lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh
nghiệp quốc doanh khác do các đặc điểm về quyền sở hữu gia đình, cơ chế giám sát
và vận hành hoạt động của tổ chức (Dieleman và cộng sự, 2013). Vì vậy, đây thực
sự là mơ hình doanh nghiệp mang nhiều yếu tố tiêu biểu để phân tích và tìm hiểu.


Đối với hướng nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể đúc rút tổng kết được
một số những đặc điểm tiêu biểu của CEO Việt có ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các quyết
định, lựa chọn đầu tư trên thị trường hiện nay.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm của các
CEO đến hiệu quả hoạt động một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam và đề xuất giải pháp cho các CTGĐ niêm yết nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, luận án lựa chọn khoanh vùng doanh
nghiệp tiêu biểu là các cơng ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam
hiện nay.
Mục tiêu cụ thể của luận án là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm của CEO và ảnh hưởng của các đặc

điểm này lên hoạt động của doanh nghiệp.
- Thiết kế nghiên cứu và tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm của CEO đến hiệu
quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp cho các CTGĐ niêm yết và các nhà đầu tư nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động trên thị trường Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam không? Và, mức độ ảnh
hưởng của đặc điểm của CEO lên hoạt động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK
Việt Nam là như thế nào? Tương tác giữa các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng như
thế nào đến hiệu quả hoạt động?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt
động của các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:


Về nội dung, luận án tập trung vào các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều
hành. Trong các đặc điểm cá nhân, luận án tập trung vào 2 nhóm đặc điểm chính:
(1) nhóm đặc điểm cá nhân về nhân khẩu học của CEO và (2) nhóm đặc điểm cá
nhân liên quan đến công tác của CEO như thâm niên và cơ cấu quản lý của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của
CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết tại TTCK Việt Nam. Lí do
luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu tập trung vào các CTGĐ niêm yết với tư
cách là doanh nghiệp tiêu biểu bởi đây là mơ hình mang tính cơ sở trong các mơ
hình tổ chức kinh tế và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế
của nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, tại Việt Nam, theo thống kê của Forbes,
danh sách 50 công ty niêm yết lớn nhất được vinh danh trên thị trường năm 2018

chiếm giá trị vốn hố tồn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt 106,499 tỉ có
sự góp mặt của hàng loạt các cơng ty gia đình như Cơng ty cổ phần tập đồn Hồ
Phát, Cơng ty cổ phần Thế giới Di động, Tập đoàn vàng bạc đá q Doji, Tập đồn
Vingroup…
Có nhiều phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, ví
dụ như hiệu quả sử dụng nhân sự, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả của các dự án,
hiệu quả bán hàng, hiệu quả kinh doanh... Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao ở các khía cạnh này, kết quả sẽ được thể hiện cuối cùng ở hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp. Hơn thế nữa, tại Việt Nam, những chỉ tiêu tài chính là đáng tin cậy vì
thường có trong các báo cáo tài chính được kiểm tốn. Thơng số đầu vào để tính
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thường phổ biến hon thơng số đầu vào để tính
các loại hiệu quả hoạt động khác về thị trường, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về
mức đọ hài lòng và lực lượng lao đọng... Do đó, quan điểm về hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp mà tác giả sử dụng trong luạn án là hiệu quả hoạt động ở khía
cạnh tài chính của CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tác giả lựa chọn 2 chỉ
tiêu tài chính là ROA, ROE để đánh giá bởi sự phổ biến và tính tin cậy về mặt dữ
liệu nghiên cứu.


Về không gian, luận án giới hạn nghiên cứu các CTGĐ đang niêm yết trên 2
sàn chứng khốn chính tại Việt Nam là sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
(HoSE) và sàn chứng khốn Hà Nội (HNX). Các cơng ty niêm yết trên 2 sàn chứng
khốn chính này phải là các công ty thoả mãn đầy đủ các điều kiện niêm yết theo
quy định tại Thông tư số 29/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung; Thơng tư
202/2015/TT-BTC. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cá nhân của CEO tại các
CTGĐ niêm yết trên 2 sàn chứng khoán này đảm bảo yếu tố minh bạch, cơng khai
trên các Báo cáo tài chính (BCTC), Báo cáo thường niên (BCTN), các báo cáo kết
quả hoạt động điều hành quản trị và hồ sơ nhân thân CEO... Các thông tin từ các
nguồn tài liệu thứ cấp này là sự lựa chọn phù hợp khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
những đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả hoạt động của công ty do họ điều hành.

Về thời gian, giai đoạn từ 2000 – 2006 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán. Giai đoạn từ 2007 – 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu, thị trường giảm sút do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy
thối kinh tế trên phạm vi tồn thế giới. Sang đến giai đoạn 2009-2010, với chủ
trương kích cầu của chính phủ và dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK
Việt Nam phục hồi đạt giá trị vốn hoá ổn định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017
được coi là năm TTCK Việt Nam với bước phát triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất
sau gần 10 năm; mức vốn hố thị trường đạt 3500 nghìn tỷ tương đương với 74,6%
GDP tăng 73% so với cuối năm 2016, và vượt mức chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
Về thời gian, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ 2012 -2018. Vì
trong giai đoạn trước 2012, các thông tin về báo cáo quản trị công ty (QTCT) chưa
được quan tâm đúng mức trên TTCK Việt Nam. Mặt khác, kể từ năm 2012 đến nay,
kinh tế vĩ mơ mới có những bước tăng trưởng và phát triển ổn định, TTCK có
những bước phát triển tích cực. NCS tiến thành thu thập số liệu nghiên cứu của luận
án vào thời điểm đầu năm 2020. Vì những lí do đó, phạm vi thời gian nghiên cứu
của luận án lựa chọn là giai đoạn 2012 – 2018 để đảm bảo thông tin một cách đầy
đủ từ các BCTC, BCTN và báo cáo QTCT tạo nên một bằng dữ liệu cân đối, hợp lý
nhất.


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án kết hợp cách tiếp cận cả mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu. Cơ sở lý luận về đặc điểm của CEO sẽ được tìm hiểu và sử dụng để đánh giá
ảnh hưởng của các đặc điểm này đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như: nghiên cứu phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu số
liệu từ các nguồn trong và ngoài nước. Cụ thể, số liệu thứ cấp sẽ được thu thập và
xử lý thông qua các nguồn như thông tin giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt
Nam, thơng tin về báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của các cơng ty đại chúng

có niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán Việt Nam, hồ sơ lý lịch nhân
thân của CEO được công bố rộng rãi trên thị trường. Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập
thông qua hình thức phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm kiểm định và củng cố các kết
quả nghiên cứu lý thuyết cũng như mơ hình định lượng, từ đó làm cơ sở để xây
dựng giả thuyết nghiên cứu cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp cho các CTGĐ
niêm yết và các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Công cụ kỹ thuật: kỹ thuật sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê STATA.
Ngồi ra cịn có thể áp dụng thêm một số công cụ khác phụ thuộc vào yêu cầu và
tiến trình thực hiện nghiên cứu.
4.2. Mơ hình nghiên cứu
Luận án sử dụng các mơ hình hồi quy OLS, REM, FEM, GMM … để đánh giá
ảnh hưởng của các đặc điểm của CEO đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ hiện
đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4.3. Khung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả dự kiến sẽ triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ 01 dưới đây.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng hợp nghiên cứu tiêu biểu về
ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân
của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Xây dựng mơ hình định lượng để

đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm
cá nhân của CEO tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phân loại các đặc điểm cá nhân
của CEO theo 02 nhóm.
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động (ROA,ROE)

Phân tích định lượng để đánh giá
ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân
của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp

Tổng hợp dữ liệu thứ cấp về CEO
từ BCTN,BCTC.
Thống kê mô tả
Kiểm định FEM,REM,GMM
So sánh kết quả bằng T - Test

Kiểm chứng thực nghiệm kết quả
phân tích định lượng về ảnh
hưởng các đặc điểm cá nhân của
CEO tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp

Phỏng vấn chuyên gia và phỏng
vấn sâu (n=10)


Sơ đồ 01. Quy trình triển khai nghiên cứu của luận án
(Nguồn: tác giả tự thiết kế, xây dựng)


5. Các kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án
Luận án đã đạt được một số kết quả chính sau đây:
Thứ nhất, luận án đã xác định được những ảnh hưởng các đặc điểm của giám
đốc điều hành (CEO) tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ trong điều kiện thực tế
tại Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án đưa ra các khuyến nghị một số giải pháp điều hành, chính
sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CEO nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án có một số đóng góp về
mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Cụ thể:
Về mặt lý thuyết, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, khái quát hoá về các đặc điểm của CEO cũng như ảnh hưởng các
đặc điểm này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ các lý thuyết nghiên cứu
cho đến các hướng phân loại, các nhóm ảnh hưởng có thể có đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp
Thứ hai, luận giải và chứng minh tính hợp lý của việc lựa chọn các CTGĐ là
loại hình doanh nghiệp tiêu biểu, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân biệt với
các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác.
Về mặt thực tiễn, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng các đặc điểm
cá nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ ở Việt Nam.
Thứ hai, khoanh vùng và chỉ ra những ảnh hưởng tiêu biểu có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ, gợi mở hướng dẫn chiếu so sánh
với các mơ hình doanh nghiệp khác.
Thứ ba, đề xuất, khuyến nghị những giải pháp nhằm phát huy vai trò cùa giám
đốc điều hành cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của các CTGĐ nói riêng,

hướng tới cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 150 trang, 20 bảng, 08 biểu đồ và 02 sơ đồ triển khai nghiên
cứu. Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng – biểu, mục lục, phần mở đầu, kết


luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận án bao gồm 5
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân giám đốc điều
hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình niêm yết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân giám đốc điều hành (CEO’s
characteristic) đến hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án và một số giải pháp đề xuất


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
Nghiên cứu của tác giả Norbum (1989) đã cung cấp thông tin liên quan đến
các đặc điểm khác nhau của CEO và chỉ ra tầm quan trọng/ảnh hưởng quan trọng
của chúng đến phong cách và thói quen điều hành. Kesner và Sebore (1994) cũng
chỉ ra rằng, việc lựa chọn CEO là một quyết định quan trọng của tổ chức, có ý nghĩa
quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Một nghiên cứu khác của
Pfeffer và Salancik (1978) đã kết luận trong nghiên cứu của họ rằng hầu hết các
công ty trong bối cảnh khác nhau tuyển dụng và thuê CEO với nền tảng và kỹ năng
phù hợp với nền tảng của công ty. Điều này chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng thuận
chiều giữa các đặc điểm của công ty với đặc điểm cá nhân của CEO. Hay nói cách
khác các đặc điểm cá nhân của CEO có sự tương đồng và ảnh hưởng qua lại mạnh

mẽ đối với đặc điểm công ty. Tương quan trên một lần nữa tái khẳng định những
ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của CEO đến phong cách và thói quen điều hành.
Theo mạch nghiên cứu về vai trị, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO
đến phong cách và thói quen điều hành. Các nghiên cứu được triển khai vào đầu
những năm 1990 đã đưa ra kết luận rằng các CEO có trình độ học vấn cao và nền
tảng chức năng kỹ thuật có nhiều khả năng có một chương trình nghiên cứu và phát
triển chun sâu. Trong hướng nghiên cứu này, chỉ tiêu về năng lực ứng dụng
CNTT vào tổ chức được lựa chọn như một chỉ tiêu nền tảng để đánh giá. Các cơng
ty có chi phí nghiên cứu và phát triển cao có nhiều khả năng lựa chọn các CEO mới
có kinh nghiệm kỹ thuật. Bởi họ sẽ quen thuộc và hiểu biết hơn về nền tảng của
công ty. Hơn nữa, các cá nhân được đào tạo và giáo dục tiên tiến có liên quan đến
chi phí nghiên cứu và phát triển cao hơn (Datta và Guthrie, 1994). Thong và Yap
(1995) đồng ý với quan điểm này và nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ có nhiều
khả năng áp dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) mới khi CEO có tính cách sáng tạo,
tích cực đối với việc áp dụng CNTT và có kiến thức CNTT lớn hơn. Các CEO trẻ
tuổi có xu hướng chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển khi họ có nhiều của cải
đầu tư vào cổ phiếu cơng ty và có kinh nghiệm nghề nghiệp quan trọng trong tiếp
thị và kỹ thuật.


Bên cạnh việc áp dụng CNTT, các đặc điểm của CEO được chỉ ra còn ảnh
hưởng đến hàng loạt các mảng hoạt động khác của công ty. Herrmann và Datta
(2002), Phan Bùi Gia Thuỷ, Trần Đức Tài, Trần Thị Tú Anh (2017), Nguyễn Thị
Hoa Hồng, Nguyễn Ngọc Nguyên và Nguyễn Tiến Đạt (2019) đã tìm thấy những
đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến phương pháp và cách thức điều hành hoạt động
của CEO. Nhìn chung, các tác động trên thường được bộc lộ thơng qua 4 mảng hoạt
động chính của doanh nghiệp: quy trình kinh doanh, cách thức tổ chức hoạt động,
hoạt động liên doanh liên kết, và khâu quản lý các đơn vị nhanh/công ty con trực
thuộc. Ở 2 nhóm nhân tố chịu tác động đầu tiên, quy trình kinh doanh và cách thức
tổ chức hoạt động (về cơ bản không dựa trên cơ cấu vốn chủ sở hữu) nên mức độ

ảnh hưởng và rủi ro nhìn chung là có xu hướng thấp hơn so với hai nhóm nhân tố
cịn lại (đa phần có ảnh hưởng trực diện đến cơ cấu vốn chủ sở hữu) và sức ảnh
hưởng của CEO. Đồng thời nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, khi CEO đồng thời có
thêm những quyền lực trong HĐQT thì sức ảnh hưởng và chi phối của họ đến hiệu
quả hoạt động lại càng trở nên mạnh mẽ và rõ nét hơn. Hơn nữa, tính hợp pháp
trong vị trí của họ cùng với mức độ tự tin và kinh nghiệm cao hơn dẫn đến xu
hướng kiểm soát quyền lực. Trong trường hợp này, các CEO thường có xu hướng tự
tin rất cao vào phương pháp điều hành hoạt động kinh doanh của họ, không ngại
chấp nhận rủi ro cao hơn để có lợi nhuận cao hơn. Các CEO có nền tảng học vấn,
kinh nghiệm có nhiều khả năng có mong muốn kiểm sốt và hiệu quả cao hơn, do
đó cũng có xu hướng chuyên quyền hơn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và thâm niêm
cơng tác cũng là những đặc điểm của CEO chi phối đến phong cách lãnh đạo và
điều hành.
Ngoài ra, một số những đặc điểm tâm lý hành vi khác của CEO (ví dụ như sự
tự tin) cũng được xét đến là một trong những yếu tố tác động đến phong cách và
thói quen điều hành của CEO. Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi CEO quá
tự tin có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất công ty. Heaton (2002) phát hiện ra
rằng các CEO thường có xu hướng lạc quan, đánh giá cao các dự án của cơng ty, do
đó, khiến giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp bị tụt giảm do sự phân bổ đầu tư
nhiều vào thì tương lai. Hơn nữa, họ tin rằng thị trường vốn đánh giá thấp các rủi ro


từ giá cổ phiếu của công ty. Tác giả Malmendier và Tate (2008) đồng ý với quan
điểm này và kết luận từ nghiên cứu của họ rằng các CEO quá tự tin trả rất cao cho
việc sáp nhập và mua lại, đặc biệt là nếu họ có quyền can thiệp vào vốn nội bộ. Lý
do cho điều này là họ đánh giá quá cao khả năng tạo ra lợi nhuận trong q trình sáp
nhập và mua lại. Do đó, họ thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại hơn mức cần
thiết. Vì vậy, theo đề xuất của tác giả nghiên cứu, để giảm bớt những tác động kém
tích cực của xu hướng quá tự tin ở CEO, có thể xem xét việc giảm các quyền can
thiệp của giám đốc điều hành vào đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Nhìn chung tất cả các hướng nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đặc điểm cá
nhân của CEO có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thói quen làm
việc, điều hành, qua đó tác động đến kết quả triển khai công việc và các mặt hoạt
động khác của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn tồn tài nhiều luồng quan điểm, cách
tiếp cận khác nhau về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s
characteristic), tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả có thể dẫn chiếu kết quả
nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) làm nền tảng trong tiếp cận về đặc điểm
cá nhân của CEO. Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước
đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các
yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, đặc
trưng tính cách. Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong
quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến các kết quả điều hành, các
mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc
điều hành là hướng nghiên cứu có thể đem lại nhiều kết quả khả thi, tích cực. Bởi
việc phân tích về các đặc điểm cá nhân giúp lí giải các kết quả hành vi bộc lộ trong
điều hành doanh nghiệp của CEO, từ đó giúp đánh giá được tác động đến các khía
cạnh khác nhau của hoạt động quản trị doanh nghiệp. 2 tác giả đã phân chia các đặc
điểm của CEO ra thành 02 nhóm chính được thể hiện tại bảng 1.1 của luận án, bao
gồm:


Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)
T Nhó M
T m
ơ
đi
tả

1 Đ đi T N

ặc ể
n k u h
hâ h
h
ổ ó
ọc
i, m
q đ
2 Đặc uĐ ặẢ
điểm
công ặ n
tác
c h
t

h

h ư
ù ở
n n

(Nguồn: Hambrick và Mason, 1984)

1.2. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ lâu đã là một chủ đề được giới
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi đây là thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các
biện pháp và công cụ mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong vận hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng
đối với các bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người
tiêu thụ, v.v… trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư.

Richard và Wei (2010) đã chỉ ra rằng việc xây dựng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động của cơng ty (firm performance) có tầm quan trọng đáng kể, bởi giúp ý
nghĩa trong việc phản ánh sự thay đổi trong hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp
được xem là một nội dung nghiên cứu chưa bao giờ lỗi thời. Nhóm tác giả cũng
nhận định rằng khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem là
một cấu trúc đa chiều gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả kinh doanh,
danh tiếng, cân bằng trong cơ cấu vận hành của doanh nghiệp và sự sống cịn của tổ
chức… Vì vậy, theo Hult và các cộng sự (2008) tuy phổ biến hiện nay có nhiều


×