Tải bản đầy đủ (.doc) (231 trang)

luận án tiến sĩ nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 231 trang )

i

\

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------------

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM
ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO’S CHARACTERISTIC) ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU
BIỂU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

HOÀNG HẢI YẾN

Hà Nội, 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------

LUẬN ÁN TIẾN SỸ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM
ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO’S CHARACTERISTIC) ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU
BIỂU TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.33.01.02 (Mã số mới: 9340101)

HOÀNG HẢI YẾN
Người hướng dẫn khoa học

: PGS, TSKH Nguyễn Văn Minh
PGS, TS Cao Đinh Kiên

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................ 11
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
(CEO’s characteristic)........................................................................................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.............14
1.3. Tình hình nghiên cứu về công ty gia đình................................................. 16
1.4. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc
điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ..

17
1.5. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................... 29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................ 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ
NHÂN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA


CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT...................................................................... 32
2.1. Tổng quan về giám đốc điều hành (CEO)................................................. 32
2.1.1. Các khái niệm về CEO.................................................................... 32
2.1.2. Vai trò của CEO trong hoạt động của doanh nghiệp.....................35
2.1.3. Yêu cầu đối với CEO....................................................................... 36
2.2. Khái quát chung về đặc điểm cá nhân của CEO...................................... 38
2.2.1. Khái niệm về đặc điểm cá nhân, đặc điểm cá nhân của CEO.......38
2.2.2. Một số thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân CEO...................39
2.2.3. Các hướng tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO.......................40
2.3. Công ty gia đình niêm yết và vai trò của công ty gia đình niêm yết trong
phát triển kinh tế............................................................................................... 42
2.3.1. Tổng quan chung về công ty gia đình............................................. 42
2.3.2. Tổng quan khái niệm về công ty gia đình....................................... 43
2.3.1.1. Quan điểm về CTGĐ tại một số quốc gia trên thế giới................43


i

2.3.1.2. Tổng hợp khái niệm về CTGĐ..................................................... 48
2.3.3. Vai trò của công ty niêm yết sở gia đình......................................... 51
2.4. Hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết................................... 53
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.................................... 54
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường..................................... 55
2.5. Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân của CEO lên hiệu quả hoạt động của công
ty sở hữu gia đình niêm yết............................................................................... 56
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 62
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và các biến nghiên cứu đề xuất...........62
3.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu.............................................................. 62
3.1.2. Các biến nghiên cứu đề xuất........................................................... 70

3.2. Số liệu nghiên cứu....................................................................................... 73
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp........................................... 73
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.............................................. 75
3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu...............................76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................ 81
4.1. Thực trạng công ty gia đình niêm yết và tình hình quản trị công ty gia
đình niêm yết hiện nay...................................................................................... 82
4.1.1. Thực trạng công ty gia đình niêm yết tại Việt Nam........................82
4.1.2.. Một số vấn đề đặt ra trong Quản trị công ty gia đình ở Việt Nam 84
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu............................................................... 87
4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy........................................................... 96
4.3.1. Kết quả phân tích cho ROA............................................................ 96
4.3.2. Kết quả phân tích cho ROE........................................................... 100
4.3.3. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROA.........104
4.3.4. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROE.........113
TÓM TẮT CHƯƠNG 4......................................................................................122
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT......................................................................123


ii

5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................. 123
5.1.1. Giả thuyết nghiên cứu H1............................................................. 123
5.1.2. Giả thuyết nghiên cứu H2............................................................. 124
5.1.3. Giả thuyết nghiên cứu H3............................................................. 125
5.1.4. Giả thuyết nghiên cứu H4............................................................. 127
5.1.5. Giả thuyết nghiên cứu H5............................................................. 127
5.1.6. Giả thuyết nghiên cứu H6............................................................. 129
5.1.7. Giả thuyết nghiên cứu H7............................................................. 130

5.1.8. Giả thuyết nghiên cứu H8............................................................. 131
5.1.9 Giả thuyết nghiên cứu H9.............................................................. 131
5.1.10. Thảo luận tổng hợp về kết quả nghiên cứu được rút ra từ việc luận

giải các giả thuyết nghiên cứu................................................................ 132
5.2.Xu hướng phát triển của các công ty sở hữu gia đình hiện nay.............134
5.3. Kiến nghị - đề xuất.................................................................................... 137
5.3.1. Kiến nghị - đề xuất cho các công ty gia đình................................ 137
5.3.2. Kiến nghị - đề xuất với nhà đầu tư............................................... 144
5.4. Những đóng góp của luận án................................................................... 145
5.4.1. Đóng góp về mặt lý luận................................................................ 145
5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn............................................................. 147
5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 147
5.5.1. Hạn chế.......................................................................................... 147
5.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................... 148
KẾT LUẬN..........................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải


1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

BCTN

Báo cáo thường niên

3

CTGĐ

Công ty gia đình

4

CTGĐNY

5

CNTT

6

DN


Doanh nghiệp

7

ĐH

Đại học

8

HĐQT

Hội đồng quản trị

9

KQTC

Kết quả tài chính

10

QTCT

Quản trị công ty

11

SĐH


12

VCSH

Vốn chủ sở hữu

13

THPT

Trung học phổ thông

14

TTCK

Thị trường chứng khoán

15

TVGĐ

Thành viên gia đình

16

UBCKNN

Công ty gia đình niêm yết

Công nghệ thông tin

Sau đại học

Uỷ ban chứng khoán nhà nước


iv

2. Viết tắt tiếng nước ngoài
STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

2

CEO

3

CE


4

CFO

Chief Financial Officer – giám đốc tài chính

5

CTO

Chief Technology Officer – giám đốc công nghệ

CIEM

Central Institute for Economic Management – Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

6

COO

Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh

7

EVA

Economic Value Added – Giá trị gia tăng kinh tế


8

EBIT

Earnings Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước
lãi vay và thuế

9

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

10

GNP

Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc gia

11

GMM

Generalized Method of Moments – Phương pháp hồi
quy ước lượng

12

FEM


Fixed Effect Model – Mô hình tác động cố định

13

IFC

International Finance Cooporation – Tập đoàn Tài
chính quốc tế.

14

HoSE

Ho Chi Minh Stock Exchange – Sở giao dich chứng
khoán Tp.Hồ Chí Minh

15

HNX

Ha Noi Stock Exchange – Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội

16

M&A

Mergers & Acquisitions – Hoạt động mua lại và sáp
nhập doanh nghiệp


17

MD

Managing Director – Giám đốc quản lý

18

MVA

Market Value Added – Giá trị gia tăng của thị trường

Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành,
thường gọi là giám đốc điều hành
Chief Executive – giám đốc điều hành


v

19

MBA

Master of Business Administration – Thạc sỹ Quản trị
kinh doanh

20

OECD


Organization for Economic Cooperation and
Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

21

OLS

Ordinary Least Squares – Hồi quy tuyến tính

22

P/E

Price to Earning Ratio - Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ
phiếu

23

ROA

Return On Asset – Lợi nhuận trên tổng tài sản

24

ROE

Return On Equity – Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

25


ROS

Return On Sales – Lợi nhuận trên doanh thu

26

REM

Random Effect Model – Mô hình tác động ngẫu nhiên

27

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)..........13
Bảng 2.1: So sánh đặc điểm của công ty gia đình và công ty phi gia đình...................50
Bảng 2.2: Tổng hợp các ảnh hưởng phổ biến của đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả

hoạt động của các công ty sở hữu gia đình niêm yết............................................................ 58
Bảng 3.1. Mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình............................................................ 71
Bảng 4.1: Cơ cấu CTGĐ theo lĩnh vực ngành nghề.............................................................. 83
Bảng 4.2 Mô tả sơ bộ về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu............................................. 88

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến
ROA của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018................................................................. 96
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO đến
ROE của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018............................................................... 101
Bảng 4.5: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO (kiểm định tác động tới ROA)...................................... 106
Bảng 4.6: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
việc thay đổi CEO (Kiểm định tác động tới ROA)............................................................. 110
Bảng 4.7: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO (Kiểm định tác động tới ROE)..................................... 114
Bảng 4.8: Mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO tới
việc thay đổi CEO (Kiểm định tác động tới ROE).............................................................. 118
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H1............................................... 123
Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H2............................................... 125
Bảng 5.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H3............................................... 126
Bảng 5.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H4............................................... 127
Bảng 5.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H5............................................... 128
Bảng 5.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H6............................................... 129
Bảng 5.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H7............................................... 130
Bảng 5.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H8............................................... 131
Bảng 5.9. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về giả thuyết H9............................................... 132


vii

2. Danh mục biểu đồ - sơ đồ:
Biểu đồ 4.1: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo giới tính.................................... 89
Biểu đồ 4.2: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo trình độ học vấn....................90
Biểu đồ 4.3 Thống kê số lượng CEO có đào tạo thêm về Luật......................................... 91
Biểu đồ 4.4: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán.................................. 92

Biểu đồ 4.5: Thống kê giám đốc điều hành (CEO) kiêm nhiệm...................................... 93
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ thay đổi CEO tại các CTGĐ giai đoạn 2012 – 2018.......................94
Biểu đồ 4.7: Số lượng CEO có thâm niên làm việc trong cơ quan nhà nước..............95
Sơ đồ 01. Khung nghiên cứu của luận án..................................................................8
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu............................................................................... 77


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo tư tưởng quản trị truyền thống, giám đốc điều hành (Chief Excutive Officer
– CEO) chủ yếu làm công tác quản lý, thực hiện các chức năng quản trị để cụ thể hoá
chiến lược và mục tiêu do Hội đồng quản trị (HĐQT) giao, còn HĐQT đóng vai trò
lãnh đạo, hoạch định chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 21, sự thất bại
của hàng loạt thương hiệu toàn cầu, mà điển hình General Motor, cho thấy khả năng
quản lý tốt của CEO là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi với sự biến động
chóng mặt của môi trường kinh doanh ngày nay. Vì vậy, trong mô hình quản trị doanh
nghiệp hiện đại, CEO đóng vai trò như đầu tàu cho sự phát triển, là chìa khoá mở ra
cánh cửa thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. CEO trong thế kỷ 21 không
chỉ cần có năng lực quản lý tốt mà còn phải là những nhà lãnh đạo xuất sắc, có thể cảm
nhận, dự báo và đánh giá chuẩn xác về biến động nhanh của môi trường kinh doanh
bên ngoài cũng như mầm mống vấn đề bên trong tổ chức và trực tiếp dẫn dắt doanh
nghiệp vượt qua những thách thức trên con đường phát triển.

Xét trên một khía cạnh khác, CEO thường là những cá nhân có năng lực đặc
biệt, chứng minh được bản lĩnh, khả năng của mình thông qua việc ra những quyết
định quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh
của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành. Mỗi cá nhân này lại mang những đặc
điểm khác nhau về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên công

tác, đặc trưng tính cách, giới tính (Hambrick và Mason,1984). …Tất cả những đặc
điểm ấy khi kết hợp lại với nhau giúp hình thành nên những đặc trưng tiêu biểu của
từng CEO, từ đó hình thành nên phong cách lãnh đạo của họ (Nornburn,1989),
(Pfeffer và Salancik,1978), (Herrmann và Datta, 2002) …
Các nghiên cứu về tâm lý học người đã chỉ ra rằng, những đặc điểm khác nhau
về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên công tác, đặc trưng
tính cách, giới tính… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mỗi cá nhân. Những
hành vi này thông qua quá trình lao động, học tập, làm việc lại ảnh hưởng đến cách
thức nhìn nhận, đánh giá vấn đề, phong cách làm việc … và từ đó ảnh hưởng đến
hiệu quả xử lý cũng như kết quả học tập, làm việc của mỗi cá nhân (Holland,1960).


2

Đối với các CEO cũng vậy, các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng phong cách,
thói quen hay hành vi của một nhà lãnh đạo cụ thể là mặt phản ánh ra bên ngoài của
một loạt các đặc điểm đặc trưng của nhà lãnh đạo đó. Chính thói quen, phong cách
làm việc của nhà lãnh đạo đó lại có những tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành (Thong và Yap, 1995), (Herrmann và
Datta, 2002), (Heaton, 2002),...Vì vậy, từ lâu nay, một trong những nội dung được
khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh trên thế giới
quan tâm, tìm hiểu đó là ảnh hưởng của đặc điểm các nhà lãnh đạo đến các khía
cạnh hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vai trò và vị trí của các
nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Năm 2004, Thủ
tướng chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày tôn vinh
các doanh nhân Việt Nam - những anh hùng, chiến sỹ trên thị trường cạnh tranh
khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2005, khi các giao dịch đầu tiên
trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu được thực hiện và các công ty hoạt

động dần theo các chuẩn mực quốc tế, vai trò của đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các
CEO càng được đề cao và nhắc đến nhiều hơn. Trong khoảng 10 năm trở lại đây,
thuật ngữ CEO, các câu chuyện về CEO, vai trò của các CEO trong sự phát triển
doanh nghiệp được đề cập và nhắc đến ngày càng nhiều. CEO ở Việt Nam hiện nay
đã trở thành một nghề được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Nghiên cứu về phong
cách lãnh đạo, về đặc điểm của các CEO trong những năm gần đây cũng dần trở
thành một trong những lĩnh vực được nhiều học giả trong nước quan tâm theo đuổi.
Các chương trình đào tạo, tư vấn, các diễn đàn trao đổi về CEO chính là một trong
những minh chứng tiêu biểu nhất cho xu thế trên.
Tuy nhiên, các trao đổi và nghiên cứu về CEO hiện nay phần lớn chỉ là các
nghiên cứu tổng quan, mang tính chất giới thiệu và cung cấp thông tin đơn thuần. Cơ sở
lý luận còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về CEO cũng như vai trò của CEO
trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu về CEO hiện nay còn dựa chủ yếu vào
các lý thuyết có sẵn trên thế giới nên thực tế không tránh khỏi những điểm không


3

tương xứng, khác biệt khi áp dụng vào các tình huống mang đặc trưng Việt Nam.
Đó là lý do chính giải thích thực trạng thông tin về CEO vừa thừa vừa thiếu tại Việt
Nam hiện nay.
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu tập trung vào tìm
hiểu về các đặc điểm cá nhân của CEO trong mối quan hệ ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thực
tế, trong quá trình đi tìm hiểu để làm rõ về khái niệm doanh nghiệp tiêu biểu trên
sàn chứng khoán, tác giả nhận thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm trù tiêu
biểu như: (i) tiêu biểu về quy mô doanh nghiệp (vốn, tài sản, tỷ trọng đóng góp vào
giá trị niêm yết của thị trường..), (ii) tiêu biểu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh,
(iii) tiêu biểu về cơ cấu, văn hoá tổ chức… hoặc sự bao hàm của một hoặc một vài
các dấu hiệu trên thì đều được xem là tiêu biểu. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các

đặc điểm cá nhân CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung từ lâu đã
là một trong những mảng nội dung được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy,
hướng tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp tiêu biểu theo một cách tiếp cận cụ
thể nào đó là một hướng triển khai mới, và chắc chắn sẽ giúp kết quả nghiên cứu
chuyên sâu và chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy các công ty gia đình (CTGĐ) là mô hình
tổ chức kinh doanh xuất phát từ hình thái gia đình và là mô hình mang tính cơ sở
trong các mô hình tổ chức kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Việt
Nam nơi có văn hoá gia đình chi phối phần lớn các quan hệ trong xã hội. Hơn nữa,
khi nhìn từ góc độ quản trị, các CTGD luôn có những lợi thế cả về mặt tổ chức,
chiến lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp
quốc doanh khác do các đặc điểm về quyền sở hữu gia đình, cơ chế giám sát và vận
hành hoạt động của tổ chức (Dieleman và cộng sự, 2013). Vì vậy, đây thực sự là mô
hình doanh nghiệp mang nhiều yếu tố tiêu biểu để phân tích và tìm hiểu.
Đối với hướng nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể đúc rút tổng kết được
một số những đặc điểm tiêu biểu của CEO Việt có ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp và kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các quyết
định, lựa chọn đầu tư trên thị trường hiện nay.


4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu chủ yếu mà luận án hướng tới là tìm hiểu ảnh hưởng của các đặc
điểm cá nhân của các giám đốc điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt
động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
trong đó luận án lựa chọn khoanh vùng doanh nghiệp tiêu biểu là các công ty gia
đình niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, luận án trả lời cho một số câu hỏi:
✓ Các đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng lên kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam không?
✓ Mức độ ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân của CEO lên hoạt động của
các công ty gia đình niêm yết trên TTCK Việt Nam là như thế nào?
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
✓ Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hoá về các đặc điểm cá nhân của CEO và
ảnh hưởng của các đặc điểm này lên hoạt động của doanh nghiệp.
✓ Đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt
động của các CTGĐ đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
✓ Khuyến nghị một số giải pháp quản trị, điều hành nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho CEO nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu
quả hoạt động của các công ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, luận án tập trung vào các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều
hành, trong các đặc điểm cá nhân luận án tập trung vào 2 nhóm đặc điểm chính: (1)
các đặc điểm nội tại của CEO – đặc điểm nhân khẩu học, (2) các đặc điểm cá nhân
CEO liên quan đến thâm niên và cơ cấu quản lý của doanh nghiệp – đặc điểm công
tác.
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO


5

đến hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình niêm yết tại TTCK Việt Nam. Lí do

luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu tập trung vào các CTGĐ niêm yết với tư cách là
doanh nghiệp tiêu biểu bởi đây là mô hình mang tính cơ sở trong các mô hình tổ chức
kinh tế và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế của nhiều quốc
gia trên thế giới. Hơn nữa, tại Việt Nam, theo thống kê của Forbes, danh sách 50 công
ty niêm yết lớn nhất được vinh danh trên thị trường năm 2018 chiếm giá trị vốn hoá
toàn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt 106,499 tỉ có sự góp mặt của hàng loạt
các công ty gia đình như Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát, Công ty cổ phần Thế giới
Di động, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, Tập đoàn Vingroup…
Ngoài ra, tại Việt Nam, những chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy thường có trong các báo cáo tài chính được kiểm toán phổ biến ho ̛n nhiều các dữ
liệu khác về thị trường, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về mức độhài lòng và lực lượng lao động...

Do đó, quan điểm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà tác giả sử dụng trong luận án là hiệu quả hoạt động
ở khía cạnh tài chính của công ty gia đình niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tác giả lựa chọn 2 chỉ tiêu tài chính là
ROA, ROE để đánh giá bởi sự phổ biến và tính tin cậy về mặt dữ liệu nghiên cứu.

Về không gian, hoạt động nghiên cứu giới hạn nghiên cứu về đặc điểm cá nhân
của các CEO hiện đang điều hành quản lý các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn
chứng khoán Việt Nam. Đối với các công ty niêm yết đa phần là những công ty có
đầy đủ các điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định của Thông tư
số 29/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung; Thông tư 202/2015/TT-BTC. Vì vậy, việc
nghiên cứu các đặc điểm cá nhân của CEO tại các công ty gia đình niêm yết trên
TTCK Việt Nam này đảm bảo yếu tố minh bạch, công khai trên các Báo cáo tài
chính (BCTC), Báo cáo thường niên (BCTN) và các báo cáo kết quả hoạt động điều
hành quản trị. Các thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp này là sự lựa chọn phù
hợp khi nghiên cứu về ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả
hoạt động của công ty do họ điều hành.
Về thời gian, giai đoạn từ 2000 – 2006 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán. Giai đoạn từ 2007 – 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, thị trường giảm sút do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự suy thoái



6

kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Sang đến giai đoạn 2009-2010, với chủ trương
kích cầu của chính phủ và dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK Việt
Nam phục hồi đạt giá trị vốn hoá ổn định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017 được coi
là năm TTCK Việt Nam với bước phát triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất sau gần 10
năm; mức vốn hoá thị trường đạt 3500 nghìn tỷ tương đương với 74,6% GDP tăng
73% so với cuối năm 2016, và vượt mức chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.
Về thời gian, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ 2012 -2018. Vì
trong giai đoạn trước 2012, các thông tin về báo cáo quản trị công ty (QTCT) chưa
được quan tâm đúng mức trên TTCK Việt Nam. Mặt khác, kể từ năm 2012 đến nay,
kinh tế vĩ mô mới có những bước tăng trưởng và phát triển ổn định, TTCK có
những bước phát triển tích cực. Vì những lí do đó, phạm vi thời gian nghiên cứu của
luận án lựa chọn là giai đoạn 2012 – 2018 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ
các BCTC, BCTN và báo cáo QTCT tạo nên một bằng dữ liệu cân đối, hợp lý nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án kết hợp cách tiếp cận cả mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu. Cơ sở lý luận về đặc điểm của CEO sẽ được tìm hiểu và sử dụng để đánh giá
về ảnh hưởng thực tế của các đặc điểm này đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp do họ điều hành quản lý. Từ đó giúp trả lời câu hỏi liệu đặc điểm cá nhân
của CEO có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Việt Nam? Những tác động và ảnh hưởng đó được thể hiện như thế nào?
Ngoài ra, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung tìm hiểu
về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành - CEO đến hiệu quả
hoạt động của các công ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam vì
CTGĐ là loại hình tổ chức doanh nghiệp hiện có nhiều đóng góp tích cực đến sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là mô hình tổ chức doanh
nghiệp mang nhiều các đặc trưng tiêu biểu mà hiện nay ở Việt Nam còn rất ít các

nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhóm doanh nghiệp này.
Hoạt động nghiên cứu sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
như: nghiên cứu phân tích – tổng hợp số liệu từ các nguồn trong và ngoài nước. Cụ


7

thể, số liệu sẽ được thu thập và xử lý thông qua các nguồn như thông tin giao dịch
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thông tin về báo cáo tài chính, kết quả kinh
doanh của các công ty đại chúng có niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán
Việt Nam. Số liệu sau khi tổng hợp sẽ được xử lý thông qua các phần mềm xử lý số
liệu như STATA để có thể mô tả phân tích một cách chính xác nhất về ảnh hưởng
của các đặc điểm cá nhân của CEO đến kết quả hoạt động của các CTGĐNY trên
TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận án cũng xây dựng bảng hỏi với hình thức phỏng vấn chuyên
gia nhằm kiểm định và củng cố các kết quả của nghiên cứu lý thuyết cũng như mô
hình định lượng, từ đó làm cơ sở để xây dựng giả thuyết nghiên cứu cũng đề xuất
các giải pháp phù hợp phát huy ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO tới hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phương pháp so sánh đối chiếu cũng sẽ được sử dụng để phân tích
những điểm tương đồng và khác biệt xung quanh vấn đề nghiên cứu giữa Việt Nam
và một số nước trên thế giới, để từ đó rút ra được những đặc điểm cá nhân ở CEO
Việt Nam.
Công cụ kỹ thuật: kỹ thuật sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê STATA.
Ngoài ra còn có thể áp dụng thêm một số công cụ khác phụ thuộc vào yêu cầu và
tiến trình thực hiện nghiên cứu.
4.2. Khung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả dự kiến sẽ triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ 01 dưới đây.



8
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng hợp nghiên cứu tiêu biểu về

ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân
của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp
Xây dựng mô hình định lượng để

đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm
cá nhân của CEO tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích định lượng để đánh giá

ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân
của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp
Kiểm chứng thực nghiệm kết quả

Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Phân loại các đặc điểm cá nhân của
CEO theo 02 nhóm.
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động (ROA,ROE)

Tổng hợp dữ liệu thứ cấp về CEO

từ BCTN,BCTC.
Thống kê mô tả
Kiểm định FEM,REM,GMM

phân tích định lượng về ảnh
Phỏng vấn chuyên gia và phỏng
hưởng các đặc điểm cá nhân của
vấn sâu (n=10)
CEO tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Sơ đồ 01. Quy trình triển khai nghiên cứu của luận án

(Nguồn: tác giả tự thiết kế, xây
dựng)


9

5. Các kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án
Luận án đã đạt được một số kết quả chính sau đây:
Thứ nhất, luận án đã xác định được những ảnh hưởng các đặc điểm của giám
đốc điều hành (CEO) tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ trong điều kiện thực tế
tại Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án đưa ra các khuyến nghị một số giải pháp điều hành, chính sách
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CEO nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án có một số đóng góp về
mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Cụ thể:

Về mặt lý thuyết, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, khái quát hoá về các đặc điểm của CEO cũng như ảnh hưởng các
đặc điểm này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ các lý thuyết nghiên cứu
cho đến các hướng phân loại, các nhóm ảnh hưởng có thể có đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp
Thứ hai, luận giải và chứng minh tính hợp lý của việc lựa chọn các CTGĐ là
loại hình doanh nghiệp tiêu biểu, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân biệt với
các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác.
Về mặt thực tiễn, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng các đặc điểm
cá nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ ở Việt Nam.
Thứ hai, khoanh vùng và chỉ ra những ảnh hưởng tiêu biểu có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ, gợi mở hướng dẫn chiếu so sánh
với các mô hình doanh nghiệp khác.
Thứ ba, đề xuất, khuyến nghị những giải pháp nhằm phát huy vai trò cùa giám
đốc điều hành cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của các CTGĐ nói riêng,
hướng tới cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 150 trang, 21 bảng, 08 biểu đồ và 02 sơ đồ triển khai nghiên cứu.
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng – biểu, mục lục, phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận án bao gồm 5 chương:


10

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân giám đốc điều
hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân giám đốc điều hành (CEO’s

characteristic) đến hiệu quả hoạt động của công ty gia đình niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án và một số kiến nghị đề xuất


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
(CEO’s characteristic)
Nghiên cứu của tác giả Norbum (1989) đã cung cấp thông tin liên quan đến
các đặc điểm khác nhau của CEO và chỉ ra tầm quan trọng/ảnh hưởng quan trọng
của chúng đến phong cách và thói quen điều hành. Kesner và Sebore (1994) cũng
chỉ ra rằng, việc lựa chọn CEO là một quyết định quan trọng của tổ chức, có ý nghĩa
quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Một nghiên cứu khác của Pfeffer
và Salancik (1978) đã kết luận trong nghiên cứu của họ rằng hầu hết các công ty
trong bối cảnh khác nhau tuyển dụng và thuê CEO với nền tảng và kỹ năng phù hợp
với nền tảng của công ty. Điều này chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều giữa
các đặc điểm của công ty với đặc điểm cá nhân của CEO. Hay nói cách khác các
đặc điểm cá nhân của CEO có sự tương đồng và ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ đối với
đặc điểm công ty. Tương quan trên một lần nữa tái khẳng định những ảnh hưởng
của đặc điểm cá nhân của CEO đến phong cách và thói quen điều hành.
Theo mạch nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO đến
phong cách và thói quen điều hành. Các nghiên cứu được triển khai vào đầu những năm
1990 đã đưa ra kết luận rằng các CEO có trình độ học vấn cao và nền tảng chức năng
kỹ thuật có nhiều khả năng có một chương trình nghiên cứu và phát triển chuyên sâu.
Trong hướng nghiên cứu này, chỉ tiêu về năng lực ứng dụng CNTT vào tổ chức được
lựa chọn như một chỉ tiêu nền tảng để đánh giá. Các công ty có chi phí nghiên cứu và
phát triển cao có nhiều khả năng lựa chọn các CEO mới có kinh nghiệm kỹ thuật. Bởi
họ sẽ quen thuộc và hiểu biết hơn về nền tảng của công ty. Hơn nữa, các cá nhân được

đào tạo và giáo dục tiên tiến có liên quan đến chi phí nghiên cứu và phát triển cao hơn
(Datta và Guthrie, 1994). Thong và Yap (1995) đồng ý với quan điểm này và nhận thấy
rằng các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng áp dụng công nghệ thông tin (CNTT)
mới khi CEO có tính cách sáng tạo, tích cực đối với việc áp dụng CNTT và có kiến
thức CNTT lớn hơn. Các CEO trẻ tuổi có xu hướng chi nhiều hơn cho nghiên cứu và
phát triển khi họ có nhiều của cải đầu tư vào cổ phiếu công ty và có kinh nghiệm nghề
nghiệp quan trọng trong tiếp thị và kỹ thuật.


12

Bên cạnh việc áp dụng CNTT, các đặc điểm của CEO được chỉ ra còn ảnh hưởng
đến hàng loạt các mảng hoạt động khác của công ty. Herrmann và Datta (2002) đã tìm
thấy những đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến phương pháp và cách thức điều hành
hoạt động của CEO. Nhìn chung, các tác động trên thường được bộc lộ thông qua 4
mảng hoạt động chính của doanh nghiệp: quy trình kinh doanh, cách thức tổ chức hoạt
động, hoạt động liên doanh liên kết, và khâu quản lý các đơn vị nhanh/công ty con trực
thuộc. Ở 2 nhóm nhân tố chịu tác động đầu tiên, quy trình kinh doanh và cách thức tổ
chức hoạt động (về cơ bản không dựa trên cơ cấu vốn chủ sở hữu) nên mức độ ảnh
hưởng và rủi ro nhìn chung là có xu hướng thấp hơn so với hai nhóm nhân tố còn lại
(đa phần có ảnh hưởng trực diện đến cơ cấu vốn chủ sở hữu) và sức ảnh hưởng của
CEO. Đồng thời nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, khi CEO đồng thời có thêm những
quyền lực trong HĐQT thì sức ảnh hưởng và chi phối của họ đến hiệu quả hoạt động lại
càng trở nên mạnh mẽ và rõ nét hơn. Hơn nữa, tính hợp pháp trong vị trí của họ cùng
với mức độ tự tin và kinh nghiệm cao hơn dẫn đến xu hướng kiểm soát quyền lực.
Trong trường hợp này, các CEO thường có xu hướng tự tin rất cao vào phương pháp
điều hành hoạt động kinh doanh của họ, không ngại chấp nhận rủi ro cao hơn để có lợi
nhuận cao hơn. Các CEO có nền tảng học vấn, kinh nghiệm có nhiều khả năng có
mong muốn kiểm soát và hiệu quả cao hơn, do đó cũng có xu hướng chuyên quyền
hơn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và thâm niêm công tác cũng là những đặc điểm của

CEO chi phối đến phong cách lãnh đạo và điều hành.
Ngoài ra, một số những đặc điểm tâm lý hành vi khác của CEO (ví dụ như sự tự
tin) cũng được xét đến là một trong những yếu tố tác động đến phong cách và thói quen
điều hành của CEO. Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi CEO quá tự tin có thể
tác động tiêu cực đến hiệu suất công ty. Heaton (2002) phát hiện ra rằng các CEO
thường có xu hướng lạc quan, đánh giá cao các dự án của công ty, do đó, khiến giá trị
hiện tại ròng của doanh nghiệp bị tụt giảm do sự phân bổ đầu tư nhiều vào thì tương lai.
Hơn nữa, họ tin rằng thị trường vốn đánh giá thấp các rủi ro từ giá cổ phiếu của công
ty. Tác giả Malmendier và Tate (2008) đồng ý với quan điểm này và kết luận từ nghiên
cứu của họ rằng các CEO quá tự tin trả rất cao cho việc sáp nhập và mua lại, đặc biệt là
nếu họ có quyền can thiệp vào vốn nội bộ. Lý do cho điều này là


13

họ đánh giá quá cao khả năng tạo ra lợi nhuận trong quá trình sáp nhập và mua lại.
Do đó, họ thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại hơn mức cần thiết. Vì vậy, theo
đề xuất của tác giả nghiên cứu, để giảm bớt những tác động kém tích cực của xu
hướng quá tự tin ở CEO, có thể xem xét việc giảm các quyền can thiệp của giám
đốc điều hành vào đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nhìn chung tất cả các hướng nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đặc điểm cá
nhân của CEO có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thói quen làm
việc, điều hành, qua đó tác động đến kết quả triển khai công việc và các mặt hoạt
động khác của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn tồn tài nhiều luồng quan điểm, cách
tiếp cận khác nhau về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s
characteristic), tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả có thể dẫn chiếu kết quả
nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984) làm nền tảng trong tiếp cận về đặc điểm
cá nhân của CEO. Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước
đầu khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các
yếu tố đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên công tác, đặc

trưng tính cách. Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong
quá trình điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến các kết quả điều hành, các mặt
hoạt động của doanh nghiệp. 2 tác giả đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành
02 nhóm chính được thể hiện tại bảng 1.1 của luận án, bao gồm:
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)
TT
1

2

Nhóm đặc
điểm
Đặc
nhân
học

Mô tả chi tiết

Đặc trưng

điểm Tuổi, quốc tịch, giới
khẩu tính, quê quán, văn
hoá môi trường sống,
….

Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh
hưởng trực tiếp, mang tính nền
tảng đến hành vi của CEO. Tác
động đến khả năng nhận thức, tư
duy, năng lực làm việc …

Đặc
điểm Đặc thù ngành nghề,
Ảnh hưởng nhiều bởi các nhân
công tác
lĩnh vực kinh doanh,
tố khách quan, môi trường bên
thâm niên công tác, ngoài, cho phép lí giải những
kinh nghiệm quản lý, đặc trưng riêng của CEO trong
tỷ lệ sở hữu cổ phần,
từng ngành, lĩnh vực mà họ
quyền kiêm nhiệm …. tham gia hoạt động.
(Nguồn: Hambrick và Mason,
1984)


14

Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc
điều hành là hướng nghiên cứu có thể đem lại nhiều kết quả khả thi, tích cực. Bởi
việc phân tích về các đặc điểm cá nhân giúp lí giải các kết quả hành vi bộc lộ trong
điều hành doanh nghiệp của CEO, từ đó giúp đánh giá được tác động đến các khía
cạnh khác nhau của hoạt động quản trị doanh nghiệp.
1.2.

Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ lâu đã là một chủ đề được giới nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu bởi đây là thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các biện
pháp và công cụ mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong vận hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các

bên liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ,
v.v… trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư.
Richard và Wei (2010) đã chỉ ra rằng việc xây dựng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động của công ty (firm performance) có tầm quan trọng đáng kể, bởi giúp ý
nghĩa trong việc phản ánh sự thay đổi trong hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp
được xem là một nội dung nghiên cứu chưa bao giờ lỗi thời. Nhóm tác giả cũng
nhận định rằng khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem là
một cấu trúc đa chiều gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả kinh doanh,
danh tiếng, cân bằng trong cơ cấu vận hành của doanh nghiệp và sự sống còn của tổ
chức… Vì vậy, theo Hult và các cộng sự (2008) tuy phổ biến hiện nay có nhiều cách
tiếp cận và đo lường khác nhau về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng tựu
chung lại có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động thường sử dụng là hiệu quả tài
chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc
hiệu quả tổng hợp (overall performance).
Tuy có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về khái niệm trên nhưng một
trong những khía cạnh được nghiên cứu và xem xét rộng rãi nhất là khía cạnh tài chính,
tức thành quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của công ty. Đồng thời, đây cũng
là khía cạnh được lựa chọn xem xét phân tích phổ biển bởi sự rõ ràng và cụ thể về mặt
số liệu thể hiện. Thông thường, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo
khía cạnh tài chính (hiệu quả tài chính – financial performance) các nhà


15

nghiên cứu thường phổ biến sử dụng một trong hai cách đo lường: (i) sử dụng các
chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kế toán (Profit Indicator) như tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE); (ii) dùng các chỉ tiêu mang tính thị trường như Tobin’s Q và tỷ suất sinh lợi
thị trường.
Cùng quan điểm trên, Sajid (2012) cũng dẫn ra rằng hiệu quả hoạt động công

ty được nghiên cứu và đo lường bằng nhiều chỉ số tài chính khác trong đó phổ biến
là tỷ lệ ROA (lợi nhuận trên tài sản), ROE (lợi nhuận trên vốn cổ phần), MVE
(Thay đổi trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) hay lợi nhuận biên (PM). Hai
tác giả Uwuigbe và Olusanmi (2012), cũng sử dụng tỷ lệ ROA làm biến đại diện khi
tiến hành phân tích về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng nhất với các hướng nghiên cứu đã và đang triển khai trên thế giới, tại
Việt Nam, tác giả Phạm Quốc Việt (2010) cũng nhận thấy hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu
khoa học. Tuy nhiên, đa số nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu
quả hoạt động. Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản,
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị
giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q. Đồng thời, tác giả Phạm Quốc
Việt cũng chỉ ra rằng trong các chỉ số tài chính được sử dụng thì hệ số ROA được sử
dụng phổ biến nhất. Tác giả cũng phân tích thêm rằng hiệu quả tài chính trong các
nghiên cứu khoa học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị
trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết hợp. Trong đó, cách tiếp cận thứ
hai là dựa vào thông tin do công ty cung cấp, chủ yếu từ báo cáo tài chính. Theo
cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu là các tỷ suất
lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE), v.v...Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả hoạt động trong nghiên
cứu thì chỉ tiêu ROA toàn diện hơn do nó tính đến khả năng khai thác toàn bộ tài
sản của công ty.


×