Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhận thức của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại thành phố Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.93 KB, 4 trang )

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
Bs. Bùi Quang Tâm, Bs. Lê Viết Long, CN. Nguyễn Thị Loan
Trung tâm Truyền thơng GDSK tỉnh Hà Tĩnh
Tóm tắt nghiên cứu
An tồn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang là mối quan tâm lớn của nhiều
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tại
thành phố Hà Tĩnh là rất lớn và có nhiều nguy cơ xảy ra các vụ ngộ độc thực
phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
“Nhận thức của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh về vệ sinh an toàn thực
phẩm” tiến thành từ tháng 6/2015 đến 6/2016 với 200 đối tượng là người tiêu
dùng, chủ cơ sở sản xuất, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biên thực
phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 49% biết ít về vai trị của thực phẩm đối
với sức khỏe; biết ít về ngộ độc thực phẩm chiếm 55%; 80% không biết, 75% biết
ít về cách chế biến thực phẩm hợp hợp vệ sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng cần
tăng cường hoạt động truyền thông về VSATTP trên các phương tiện thông tin
đại chúng, đặc biệt là qua đài phát thanh, truyền hình và trực tiếp qua cán bộ. Nội
dung truyền thơng cần tập trung cung cấp cho người dân về vai trò của thực phẩm
đối với sức khỏe; nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, cách lựa chọn cũng như
chế biến thực phẩm an toàn…
1. Đặt vấn đề
An toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia,
đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc đảm bảo ATVSTP có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, vì nó khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn
tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chính trị và quan hệ
quốc tế.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Hà
Tĩnh có diện tích 56,19 km2, với 10 phường, 6 xã và trên 117 ngàn dân. Nhu cầu
tiêu thụ hàng hóa nói chung, thực phẩm nói riêng tại thành phố Hà Tĩnh là rất lớn.
Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có rất nhiều chợ và các cơ sở cung cấp thực
phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người dân.


Với những đặc điểm đó, trong những năm qua vấn đề ATVSTP đã được
các cơ quan chức năng hết sức quan tâm. Hoạt động truyền thông về ATVSTP
được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức. Cơng tác thanh kiểm tra
ATVSTP được thực hiện thường xuyên. Trong những năm gần đây các vụ ngộ

136


độc thực phẩm, cũng như số người bị ngộ độc thực phẩm tuy có giảm so với
những năm trước nhưng vẫn xảy ra. Tình trạng mua bán thực phẩm, cung cấp
thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh, nhiều chủ nhà hàng, chủ quán ăn, phụ
trách bếp ăn tập thể không thực hiện đầy đủ nguyên tắc vệ sinh khi chế biến, cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng vẫn xảy ra. Nhiều người tiêu dùng chưa có ý
thức đầy đủ trong thực hiện ATVSTP. Đây chính là những nguy cơ xảy ra các vụ
ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trong khuôn khổ đề
tài này chúng tôi đánh giá lại kiến thức về ATVSTP của nhân dân trên địa bàn
thành phố Hà Tĩnh, từ đó đưa ra các giải pháp truyền thơng thích hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ người dân hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm: nguy
hiểm của thực phẩm khơng an tồn đối với sức khỏe; các bệnh lý gây ra do thực
phẩm kém vệ sinh; 10 nguyên tắc vàng lựa chọn thực phẩm an toàn; chế biến
thực phẩm hợp vệ sinh.
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Người tiêu dùng tại Thành phố Hà Tĩnh

-


Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tại Thành phố Hà Tĩnh

-

Nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm tại các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn bán trú trên địa bàn
Thành phố Hà Tĩnh

3.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016

-

Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

3.4. Cỡ mẫu: 200 người
3.5. Phương pháp thu thập thông tin
3.5.1. Công cụ thu thập thông tin: Phiếu thu thập thông tin về kiến thức, thái độ,
thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.5.2. Phương pháp
-

Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra,

-

Thu thập thông tin từ báo cáo 6 tháng cuối năm 2015 và 6 tháng đầu năm

2016 của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố, Chi cục Vệ sinh an toàn
thực phẩm tỉnh.

137


3.6. Xử lý số liệu: Kết quả phiếu thu thập thông tin được làm sạch trước khi nhập
dữ liệu, phân tích số liệu bằng phần mềm Excel, STATA.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Trong số 200 đối tượng được phỏng vấn, tất cả đều là dân tộc Kinh, nhóm
trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (54%); tiếp đến là nhóm 18 - 29 tuổi (20%);
nhóm tuổi 30 - 36 và 37 - 44 lần lượt là 14,5% và 12%.
Trong 200 người được phỏng vấn có 45 người là người sản xuất thực phẩm,
55 người là người tiêu dùng; 55 người là người kinh doanh thực phẩm, 45 người
là người chế biến thực phẩm.
4.2. Kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong số 200 người được phỏng vấn kết quả cho thấy: Kiến thức về vai trò
của thực phẩm đối với sức khỏe có 38,5% biết tương đối đầy đủ; 49% biết ít;
12,5% khơng biết. Kiến thức về ngộ độc thực phẩm có 55% đối tượng nghiên cứu
biết ít; 23% kể được 01 trong 06 nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; 77%
không biết được nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm. Kiến thức về cách
chọn thực phẩm an tồn có 1% biết tương đối; 19% biết ít; 80% khơng biết. Kiến
thức về cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh có 25% biết tương đối; 75% biết ít.
Kiến thức về xử lý ngộ độc thực phẩm có 12% biết xử lý bằng kinh nghiệm cá
nhân; 87% trả lời đưa nạn nhân đến bệnh viện khi ngộ độc thực phẩm xảy ra.
4.3. Nguồn thơng tin về an tồn vệ sinh thực phẩm
Tỷ lệ nhận thông tin về VSATTP qua các nguồn như sau: ti vi 32%; phát
thanh 16,5%; cán bộ y tế 16%; tờ rơi, áp phích 4,5%; báo viết 11,5%; qua người
bán hàng 8%; họp đoàn thể 5%; qua bạn bè 4%; qua người thân 2,5%.

5. Bàn luận và kết luận
Có 49% biết ít về vai trị của thực phẩm đối với sức khỏe của con người.
Tuy nhiên vẫn có 12,5% không biết kiến thức này. Điều này cho thấy những
người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như những người tiêu dùng
có rất ít kiến thức về vai trò của thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Hơn một nửa (55%) biết ít về ngộ độc thực phẩm, đây là một tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên, khơng có ai biết đầy đủ kiến thức về ngộ độc thực phẩm.
Có 23% kể được một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, cịn
đa số (77%) khơng kể được nguyên nhân nào gây ngộ độc thực phẩm.
Phần lớn đối tượng (80%) không biết về cách chọn thực phẩm an tồn.
Đây là một thực tế vì hiện nay tình trạng thực phẩm chứa hóa chất kích thích,

138


tăng trọng... vẫn cịn phổ biến, và mắt thường khơng thể nhận ra; chỉ có một ít
người biết ít về cách chọn thực phẩm an tồn.
Khơng có ai biết đầy đủ, đa số người biết ít (75%) và chỉ một số người
(25%) biết tương đối về cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh.
Hầu hết đều trả lời đưa nạn nhân đến bệnh viện khi ngộ độc thực phẩm xảy
ra (87%), điều này chứng tỏ rằng cách xử lý ban đầu tại nhà hầu như chưa ai biết.
Đa số biết kiến thức về ATVSTP qua ti vi (32%). Điều này cho thấy kênh
truyền thơng qua đài truyền hình là có hiệu quả nhất; tiếp đến là qua đài phát
thanh, truyền thanh (16,5%) và qua cán bộ y tế xã, y tế thơn (16%). Cịn các kênh
khác hiệu quả thấp hơn.
6. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến nghị:
- Cần tăng cường hoạt động truyền thơng về vệ sinh an tồn thực phẩm trên
các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua đài phát thanh, truyền
hình và trực tiếp qua cán bộ y tế xã, y tế thôn, bản.

- Nội dung truyền thông cần tập trung cung cấp cho người dân về vai trò của
thực phẩm đối với sức khỏe; nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, cách lựa
chọn cũng như chế biến thực phẩm an toàn…
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế, ngành Nông nghiệp phát
triển nông thơn và ngành cơng thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Cục an tồn thực phẩm Tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
năm 2013.
Nguyễn Thanh Long, Hỏi đáp về an toàn thực phẩm, NXB Y học Hà Nội,
năm 2012.

139



×