Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Truyen thong Nha giao Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.23 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRUYỀN THỐNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM</b>


Dân tộc Việt Nam từ xưa là một dân tộc có truyền thống “Tơn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca
dao Việt Nam đã có câu: “Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”;
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Khơng có có một anh hùng một vĩ nhân nào, một lãnh tụ thiên tài
nào khơng nhận sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo.


Yêu mến, biết ơn và quý trọng thầy giáo là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam. Vì
thầy giáo là người đã truyền thụ những tri thức, đạo đức cho con em mình. Chính vì vậy, chẳng
những học trò gọi thầy bằng thầy, cha mẹ học trị gọi thầy bằng thầy. Hình ảnh người thầy đã trở
thành người thầy của nhân dân.


Nhân dân kính trọng thầy giáo, những người giữ chức vụ, trọng trách của đất nước xưa và
nay cũng kính trọng thầy giáo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, thượng thư Cao Bá Quát là những
người quan to trong triều đình, nhưng vẫn thường đến thăm thầy dạy cũ Chu Văn An. Trước mình,
họ vẫn thấy mình bé nhỏ; vẫn muốn được thầy khuyên răng, chỉ bảo. Người Việt Nam vốn có
truyền thống coi trọng chữ nghĩa, triết lý “Một kho vàng không bằng một nan chữ” là cơ sở cho
những ứng xử theo tinh thần tôn sư trọng đạo. Một tấm gương sáng về sự tôn sư trọng đạo là ông
Đỗ Văn Tân đỗ đồng tiến sĩ khoa canh thìn năm 1880 được bổ làm tuần phủ Thái Bình ngun là
học trị cũ của cử nhân Nguyễn Huy Đức. Mỗi lần về Hà Nội ông Đỗ vẫn thường đến thăm thầy
dạy cũ. Khi gần đến nhà thầy, ông xuống võng , chỉnh đốn khăn áo rồi tự mình bày một khay trà,
năm nén bạc trịnh trọng đi lại nhà thầy. Vào đến phịng khách ơng lạy thầy hai lạy rồi đứng chắp
tay cung kính thưa: “Bẩm thầy con từ tỉnh về gọi là có ít trà dâng thầy xơi nước và có chút quà nhỏ
để thầy dùng”. Sau khi được thầy thăm hỏi và nhận quà (thường thầy chỉ nhận một gói trà, khơng
nhận bạc). Ơng Đỗ lại tự mình đi đun nước pha trà bưng mời thầy uống như thời cịn đi học.


Các bậc vua chúa cũng kính trọng thầy cô giáo. Vua Thánh Tông khi về thăm quê mẹ ở
Thái Bình đã tìm đến tận nhà thầy Nguyễn Bảo thăm thầy là người đã dạy vua thuở nhỏ. Vua đã ở
lại ăn cơm với thầy để tỏ rõ tình cảm quý trọng người thầy dạy.



Thầy giáo cử nhân Nguyễn Dỗn Cử q ở Vũ thư Thài Bình chuyên dạy con em vương
gia Nhà Nguyễn. Một lần gặp vương tơn khơng học bài, thầy cầm roi đét đít, lúc đó thầy quên mất
họ là con trời. Khi thức tỉnh thầy vội dâng sớ tạ tội, vua Tự đức chẳng những khơng quở trách mà
cịn đưa thêm roi cho thầy và nói: “Khanh nể trẩm là nể khuôn phép chứ không phải uy quyền nơi
trẩm. Nếu không nghiêm như vậy thì làm sao đào luyện được tài năng cho hồng tộc, sẽ khơng có
người nối nghiệp”. Ở thời vua là con trời, uy quyền cao nhất nước mà tự đến thăm thầy đã dạy con
mình và cử chỉ đưa thêm roi cho thầy đánh con, biểu hiện tôn sư trọng đạo thật đáng trân trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Dân tộc Việt Nam xưa và nay là một dân tộc hiếu học, đói vẫn học, khổ vẫn học, khó
khăn vẫn học. Vì vậy tục ngữ ca dao Việt Nan có câu: “Người khơng học như ngọc không mài”;
“Bất học vô thuật”; “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.


Nhiều tấm gương vượt qua đói nghèo, gian khó để học thật là xúc động. Đó là ơng Nguyễn
Huy Tốn, người xã Nội Duệ, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ nhà nghèo phải đi dạy học
để lấy tiền ăn, ban ngày dạy học, ban đêm dùng thẻ hương đốt lên soi từng chữ mà đọc sách; về
mùa hè ơng bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Trong nhiều năm trời nhờ ánh
sáng trăng, ánh sáng thẻ hương, ánh sáng đom đóm, khơng nản trí, năm 1831, ơng đã thi đỗ cử
nhân; thật là một gương sáng kiên trì khắc phục khó khăn để thành đạt.


Suốt mấy nghìn năm lịch sử, truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn là ngọn đuốc tuệ, soi sáng
con đường học vấn của dân tộc ta.


Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong hàng ngũ những người yêu nước chống
pháp đã có những thầy giáo chân chính anh dũng đứng lên chống quân xâm lăng như: Nguyễn
Đình Chiểu, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, Phan Bội Châu,... Và một điều đặc
biệt có ý nghĩa là bốn đồng chí đại diện cho nhóm Cộng sản họp với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
ngày 03/3/1930 để thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương đều là thầy giáo, đó là thầy Châu Văn
Liêm dạy ở chợ Thủ Long X uyên, thầy Nguyễn Đức Cảnh dạy ở trường tư thục Cơng ích Bạch
Mai, thầy Nguyễn Tiện dạy ở trường Nhật Đức phố Nhà Trung Hà Nội, thầy Trịnh Đình Cửu làm
gia sư cho nhiều gia đình ở Hà Nội. Và cịn biết bao nhà giáo tâm huyết khác đã trở thành lãnh tụ


hoặc cán bộ xuất sắc của cách mạng như đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập, Võ Nguyên Giáp,
Phạm Văn Đồng,....


Một điều hết sức vinh dự và tự hào cho các nhà giáo việt Nam, đó là Chủ tịch hồ Chí Minh
đã có một thời làm thầy giáo - thầy Nguyễn Tất Thành. thầy Thành đã dạy học ở trường Dục
Thanh, Phan Thiết và sau này ờ Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan hay ở chiến khu Việt Bắc,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng dạy học, dạy văn hoá để dạy chính trị cho những đồng chí cơng tác
gần mình. Sự kiện này đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt nam. thầy
giáo Nguyễn Tất Thành là tinh hoa của dân tộc, là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tinh thần
yêu nước nồng nàn, là yêu quý dân tộc vô bờ bến. suốt đời hy sinh sinh vì sự nghiệp dân tộc; vì
độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Ông là người thầy để lại tấm gương chói lọi cho mọi tầng
lớp cách mạng sau này soi chung.


Cách đây 1/4 thế kỷ, tháng 8/1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-sa-va (Ba
Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 là Ngày quốc tế
hiến chương các nhà giáo.


Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ
quan quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958,
Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên mi ền Bắc nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

người, trở thành hành động chủ động và tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn
hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.


Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất
trí hồn tồn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương của nhà nước. Đó cũng là
ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo. các em đã hưởng ửng ngày 20/11 hàng năm bằng những
hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. các bậc
cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đồn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm
hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.. Ngày


20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống nhà giáo
Việt Nam.


Quyết định 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 từ nay
làm Ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù
hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện quan
điểm của Đảng, của Nhà nước về vị trí, vai trị của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để ghi nhận cơng lao, đề cao vị trí
xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985, Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã
ký lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các
cơng trình thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hố nghệ thuật... (trong đó có các sách giáo khoa
cho các trường học) và pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà giáo nhân dân”,
“Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thơng, giáo viên
bổ túc văn hố, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chun
nghiệp... có thành tích xuất sắc.


Với truyền thống tốt đẹp và công lao to lớn của nhà giáo việt nam trước đây, vai trị và vị trí
của thầy cô giáo hôm nay không kém phần quan trọng. Hội nghị TW lần thứ 6 khoá IX đã xác
định đưa ra nghị quyết giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đất nước đổi mới xoá bỏ cơ chế quan liêu
bao cấp để bước vào kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.


Mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp. Sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước hôm nay là vơ cùng cấp bách. Vai trị vị trí của ngành giáo dục là rất lớn trong công cuộc
kiến thiết đất nước này. Ngành giáo dục cũng đã vạch ra chương trình hành động cụ thể, thực hiện
đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học. Và nhất là hiện nay, toàn
ngành đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực
hiện cuộc vận động hai khơng với 4 nội dung: nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục, nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp; thực
hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”;...



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×