Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

bai tap to 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.78 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nhà văn Tô Hoài.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung bài học. Tiểu sử con người và quan niệm nghệ thuật. Các chặng đường sáng tác. Phong cách nghệ thuật.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TÔ HOÀI I./Tiểu sử, con người quan niệm nghệ thuật 1. Tiểu sử. - Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen ( 1920-) ông sinh ra trong một gia đình nghèo , tỉnh Hà Tây. - Ông viết với nhiều bút danh : Mắt Biển , Mai Trang , Duy Phương… nhưng bút danh được ông tâm đắc nhất và rất quen với nhiều độc giả là Tô Hoài. - Năm 1943 ông tham gia hội văn hóa cứu quốc hoạt động tuyên truyền Việt Minh ,viết báo bí mật. - Năm 1951 ông công tác ở hội văn nghệ Việt Nam. - Năm 1957 ông được bầu làm tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam. - Năm 1966-1996 ông làm chủ tịch hội văn nghệ Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2.Quan điểm nghệ thuật - Tô Hoài là nhà văn có nghề, nghề văn với ông là một hình thức lao động công phu vất vả. - Văn chương là nghệ thuật ngôn từ và trực tiếp phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội . - Ông có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn xuôi.. 3. Tác phẩm Tô Hoài có 150 tác phẩm trong đó có 60 tác phẩm viết cho thiếu nhi. - Tác phẩm trước cách mạng : Dế mèn phiêu lưu kí , Quê người, O chuột … - Sau cách mạng : Xuống làng , Truyện Tây Bắc, Mười năm….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II./ Các chặng đường sáng tác . 1.Sáng tác trước cách mạng tháng tám. Xoay quanh hai chủ đề lớn : +Thế giới loài vật. +Truyện về vùng quê ven thành.. a) Truyện về loài vật. Truyện loài vật của Tô Hoài cũng là truyện về những người nông dân , mượn hình thức đồng thoại viết về loài vật nhưng lại nói về xã hội loài người , thể hiện khao khát của thế giới loài người. VD: Truyện Dế mèn phiêu kí…. b) Truyện về vùng quê ven thành. - Các tác phẩm viết về hiện thực vùng quê Nghĩa Đô. VD : Truyện Quê người , Nhà nghèo , Khách nợ… Những tác phẩm này đều xoáy vào đời sống cơ cực của người nông dân, nơi vùng quê Nghĩa Đô nghèo khổ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.Sáng tác sau cách mạng tháng tám. - Đề tài miền núi. - Đề tài về vùng quê quen thuộc của Tô Hoài. - Sáng tác cho thiếu nhi. - Hồi kí và tự truyện.. a) Đề tài miền núi. Năm 1947 Tô Hoài lên Việt Bắc khám phá vùng đất mới ông thực sự thâm nhập vào đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao từ Đông Bắc tới Tây Bắc. VD: Truyện Tây Bắc, Miền tây …. b) Đề tài về vùng quê quen thuộc của Tô Hoài. - Tác phẩm thể hiện vốn hiểu biết phong phú ,kĩ càng thấu đáo về đời sống Hà Nội xưa và sự nhất quán trong cảm quan hiện thực đời thường trong sáng tác của Tô Hoài. VD : Hà Nội “ Băm sáu phố phường” “Người ven thành” , tiểu thuyết “ Quê nhà”….

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c) Sáng tác cho thiếu nhi. Đề tài sáng tác cho thiếu nhi phong phú và đa dạng. - Trước cách mạng: VD: Truyện Dế mèn phiêu kí”. -Sau cách mạng : VD: Con mèo lười, Cá đi ăn thề , Ò ó o, Đàn chim gáy…đem lại một luồng sinh khí mới trong sáng tác cho thiếu nhi.. d) Hồi kí và tự truyện. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Cỏ dại, Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều… - Hồi kí Tô Hoài luôn tạo ra một khoảng cách giữa người kể chuyện với đối tượng.khoảng cách ấy đủ để người kể chuyện khách quan phản ánh sự kiện không mờ đi theo thời gian..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III./ Phong cách nghệ thuật . 1. Nhà văn của đời sống sinh hoạt, phong tục hàng ngày. Trước cách mạng tháng tám Tô Hoài ít tập trung vào mâu thuẫn xã hội mang tính đối kháng quyết liệt. Ông đi sâu vào phản ánh cuộc sống sinh hoạt với những phong tục tập quán, nơi chôn rau cắt rốn của mình. VD: Vợ chồng Aphủ , Nhà nghèo , Mười năm… => Cuộc sống sinh hoạt đời thường lâu nay đã trở thành chất liệu trong sáng tác của Tô Hoài. Chính nó cho thấy nguồn chất liệu không bao giờ cạn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.Nghệ thuật kể truyện và miêu tả. a) Nghệ thuật kể truyện. - Người kể truyện tự kể về chính mình, đôi lúc đảm nhiệm vai trò kể truyện , dẫn truyện. - Khi kể truyện, Tô Hoài sử dụng khá nhiều sắc thái giọng điệu, khi thì dí dỏm, suồng sã, khi thì mỉa mai xót xa cảm thương… -Khi kể truyện ông thường kể với nhịp điệu chậm như dòng chảy của cuộc sống đời thường.. b) Nghệ thuật miêu tả. Ông lựa chọn những chi tiết , hình ảnh đặc sắc tiêu biểu từ sự quan sát tinh tế , tỉ mỉ trong cảm quan hiện thực đời sống. VD: Miêu tả nhân vật Dế Mèn. ... “ Tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng . Đôi càng tôi mẫm bóng . Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt”….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Một số bìa sách của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phân tích :. DẾ MÈN PHƯU LƯU KÍ ( Tô Hoài ) 1. Tìm hiểu tác phẩm. - “ Dế Mèn phưu lưu kí” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sáng tác cho thiếu nhi của Tô Hoài… - Tác phẩm miêu tả những cuộc phưu lưu của chú Dế Mèn , qua thế giới loài vật để nói về xã hội loài người ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Tóm tắt Tác phẩm có 10 chương. Chương đầu kể lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Hai chương tiếp theo kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đem đi chọi nhau với các con dế khác. Dế Mèn trốn thoát. Trên đường tìm về nhà gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới bọn nhện độc ác, Dế Mèn đã đánh tan bọn Nhện cứu thoát chị Nhà Trò yếu ớt. - Dế Mèn cùng Dế Trũi kết nghĩa anh em rồi lên đường phiêu lưu trên một cái bè kết bằng lá sen. Họ trôi dạt vào vùng nước mênh mông, miền đầm lầy, xứ sở của loài Ếch, Nhái, Cua, sau đó lại đến vùng cỏ may của các loài Chuồn Chuồn, Châu Chấu. Hai bạn dự hội thi võ và đánh thắng đối thủ là Bọ Muỗm và Bọ Ngựa, được tôn làm chánh, phó thủ lĩnh Tổng Châu Chấu. Khi dân cư Tổng Châu Chấu đi tìm nơi trú đông, họ đánh nhau với Châu Chấu Voi và Trũi bị Châu Chấu Voi bắt đem đi theo..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trên đường đi tìm Trũi, Dế Mèn gặp lại Xiến Tóc, biết được tin tức về Trũi và Châu Chấu Voi, rồi bị lão Chim Trả bắt giam vào hang tối để canh giữ hang cho hắn. May có bọn Châu Chấu Voi, Xiến Tóc, Dế Trũi đi ngang qua, cứu thoát Dế Mèn. - Cả bọn đi đến vùng Kiến để nhờ Kiến truyền đi mọi nơi mong muốn tốt đẹp là hòa bình và thân thiện giữa các loài. Do một sự hiểu nhầm mà xảy ra chiến tranh với các loài Kiến. Bọn Dế Mèn bị bao vây và rơi vào tình thế khó khăn. Trũi thoát ra và đi tìm quân cứu viện. May nhờ một sự ngẫu nhiên mà vòng vây của Kiến bị phá, Dế Mèn tìm gặp được Kiến Chúa, giải tỏa được mọi sự hiểu lầm. Kiến truyền đi mọi nơi lời hịch kêu gọi muôn loài kết làm anh em và được khắp nơi hưởng ứng. Dế Mèn và Dế Trũi trở về quê, thăm mộ mẹ của Dế Mèn, nghỉ ngơi và dự tính một cuộc phiêu lưu mới trong hòa bình..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Phân tích. a. Tính cách của Dế Mèn được hình thành thông qua những chặng đường đời. *Thủa còn trẻ: -Dế Mèn có những ưu điểm: là một thanh niên cường tráng,sớm tự lập,yêu lao động. -Bên cạnh đó,có những nhược điểm: ích kỷ,nhiễm thói hiếu thắng,thích gây gổ,ngông cuồng. *Sau khi gặp bác Xiến Tóc - Bị bác Xiến Tóc cảnh cáo,Dế Mèn hoàn toàn tỉnh ngộ và nhận ra: “Tôi chỉ làm ác mà tôi cũng không biết,cuộc đời đã nửa thời xuân mà chưa làm điều gì gọi là có ích”. -Trên đường về,Dế Mèn lập được chiến công bảo vệ cô Nhà Trò yếu ớt. *Sau khi Dế Mèn gặp Dế Trũi: -Dế Mèn và Dế Trũi kết nghĩa anh em và cùng nhau khám phá những miền đất lạ. -Trong thời gian phiêu lưu Dế Mèn đã khám phá ra ý nghĩa thực của cuộc đời..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> b,Tính cách của Dế Mèn được hình thành sau khi đã trải -Trải qua rất nhiều cảnh ngộ và va chạm,tiếp xúc nhiều hạng người khác nhau. -Mèn gặp không ít tình huống éo le: gây nên cái chết của Dế Choắt,hai lần bị cầm tù,một làn bị bác Xiến Tóc trừng phạt....Sau mỗi lần va vấp,Mèn đều suy nghĩ,tự vấn lại lương tâm mình,có ý thức sửa chữa lỗi lầm. -Mèn gặp gỡ và va chạm với nhiều người:nhút nhát như Dế Choắt,cổ hủ như anh Cả,khoe khoang như thầy đồ Cóc.....Mèn đã học được nhiều điều hay và rút ra kinh nghiệm và tự hoàn thiện nhân cách cho mình. Nhân vật Dế Mèn là hình tượng tiêu biểu cho lớp thanh niên trước cách mạng không vừa lòng với cuộc sống tầm thường,khao khát được tìm cái thiện,cái đẹp trong cuộc đời,là một lí tưởng rất đẹp và giàu chất nhân văn..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. Nghệ thuật của tác phẩm: a. Khả năng quan sát,miêu tả tinh tế,dí dỏm,nhạy cảm với thiên nhiên của Tô Hoài. -Tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều trang kì thú về cuộc sống các loài vật xung quanh,và những thuộc tính cơ bản của côn trùng,loài vật: Dế Mèn,Dế Choắt,Dế Anh... -Miêu tả loài vật đúng với đặc điểm từng loài từ hình dáng,đặc điểm,sinh hoạt gắn với tính cách con người. b. Hệ thống giàu có sáng tạo độc đáo. -Tô Hoài thể hiện một khả năng sáng tạo ngôn ngữ đặc biệt,sựquan sát cẩn thận chu đáo,trí tượng tưởng phong phú. VD:Tả Dế Mèn mẫm bóng,màu nâu bóng đạp phanh phách...Dế Choắt:gầy gò,dài lêu nghêu... -Tác giả còn sáng tạo khi đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào tác phẩm. VD:các câu tục ngữ,thành ngữ :”đi một ngày đàng học một sàng khôn”,”ăn sổi ở thì”,”tối lửa tắt đèn”.... -Giọng kể luôn thay đổi biến hóa lúc duyên dáng hóm hỉnh,lúc châm biếm nhạo báng.....giọng điệu ấy luôn gắn liền với thái độ và tâm trạng của tác giả,bộc lộ yêu ghét rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> C. Nghệ thuật kết cấu chương hồi,trình tự diễn ra theo thời gian.Mỗi chương thu gọn một sự kiện,như một câu chuyện nhỏ giúp người đọc,kể theo dõi,dễ nhớ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tiến trình dạy bài học Bài 18 : Tiết 73+74 Văn học : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tô Hoài) a. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh nắm được ý nghĩa, nội dung của bài học “đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn. - Học sinh cảm nhận được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả,kể truyện và sử dụng từ ngữ độc đáo của nhà văn Tô Hoài. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc , phân tích hình tượng văn học trong loại truyện viết về đề tài tả loài vật và kể truyện..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Rèn các kĩ năng đọc truyện đồng thoại , đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật , tả vật. 3. Thái độ. Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, học hỏi đối với những điều chưa biết. B. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. 4.Tiến trình dạy học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tiến trình hoạt động. Phần ghi bảng. ?. Em hãy cho biết đôi nét về tác giả. l./ Giới thiệu chung. Tô Hoài ?. Nêu nội dung chính của tác phẩm. 1. Tác giả. 2. Tác phẩm.. Gv mời học sinh đóng vai đọc văn. 3.Đọc. bản ? ?. Cho học sinh đọc phần chú thích? Câu hỏi thảo luận: Văn bản chia làm mấy đoạn? Nêu tiêu đề chính cho mỗi đoạn ? ( Chia làm hai đoạn ) ? Hãy kể tóm tắt đoạn trích và cho biết nhân vật chính trong truyện là ai ?. ll./ Đọc hiểu văn bản. 1. Nhân vật Dế Mèn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ?. Lời tả và lời kể trong truyện Là lời của nhân vật nào? ?.Qua chi tiết trên em có nhận xét gì về hình dáng của Dế Mèn? Câu hỏi thảo luận: ?.Qua hình dáng tính nết của Dế Mèn em thấy Mèn đẹp ở điểm nào và xấu ở điểm nào ? 2. Bài học đường đời đầu tiên a. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt. ?.Em hãy tìm các từ ngữ (cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Của Dế Mèn đối với Dế Choắt ? Qua đó Dế Mèn là con vật có tính cách như thế nào ? b. Diễn biến tâm lí và thái độ của Mèn trong viêc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. ?.Hãy thử so sánh hành động và thái độ của Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc ? ?. Qua đó cho thấy tính cách, khi trêu chị cốc như thế nào? ?. Em hãy cho biết kết quả việc làm trên của Dế Mèn ? Khi Dế Choắt chết Mèn như thế nào ?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Câu hỏi thảo luận : Qua câu chuyện ấy, Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình như thế nào ? lll./ Tổng kết. 1. Nghệ thuật. ?. Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng là chủ yếu ? Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh của con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không 2. Nội dung..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> ?. Em hãy cho biết nội dung chính của bài là gì ? *) Ghi nhớ.. 5. Củng cố. Học nhắc lại ghi nhớ (ý nghĩa truyện). 6. Hoạt động về nhà. - Về nhà học bài - Soạn trước bài :Sông nước Cà Mau. C. Rút kinh nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×