Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Con người hành lạc trong thơ chữ hán của nguyễn du và thơ nguyễn công trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.54 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huệ

CON NGƯỜI HÀNH LẠC TRONG THƠ CHỮ HÁN
CỦA NGUYỄN DU VÀ THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Huệ

CON NGƯỜI HÀNH LẠC TRONG THƠ CHỮ HÁN
CỦA NGUYỄN DU VÀ THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể thầy cơ khoa Ngữ Văn, phịng
sau đại học Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Nhân đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và chia sẻ với tơi những khó khăn.
Đặc biệt, xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lê Thu Yến, người thầy đã
tận tâm hướng dẫn và góp ý cho tơi để hồn thiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Huệ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
Những nội dung được trình bày trong luận văn là nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thu Yến.
Mọi tham khảo và trích dẫn trong luận văn đều ghi nguồn gốc cụ thể (tên tác
giả, tên cơng trình, thời gian công bố).
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm.
Học viên

Nguyễn Thị Huệ



MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG ................................................................ 9
1. Bối cảnh thời đại .......................................................................................... 9
2. Con người Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ............................................ 13
3. Khái niệm con người hành lạc ................................................................... 20
3.1. Khái niệm con người nghệ thuật và con người hành lạc ..................... 20
3.2. Con người hành lạc trước và sau Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ .. 24
CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG HÀNH LẠC TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA
NGUYỄN DU VÀ THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ ........................................... 30
2.1. Nhu cầu về rượu ........................................................................................ 31
2.2. Nhu cầu về chơi ........................................................................................ 43
2.3. Nhu cầu thưởng thức cái đẹp .................................................................... 56
2.3.1. Cái đẹp diễm lệ của thiên nhiên .......................................................... 57
2.3.2. Cái đẹp của giai nhân, mỹ nữ ............................................................. 64
2.4. So sánh con người hành lạc trong thơ hai tác giả ..................................... 74
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƯỜI HÀNH LẠC
TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU VÀ THƠ NGUYỄN CÔNG
TRỨ .................................................................................................................... 79
3.1. Thể loại...................................................................................................... 79
3.2. Ngôn từ...................................................................................................... 84
3.3. Giọng điệu ................................................................................................. 92
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 98



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du được gọi là đại thi hào dân tộc không chỉ bởi ông có “Truyện
Kiều” mà vì ơng cịn có khối lượng sáng tác chữ Hán đồ sộ và giàu ý nghĩa nhân
văn. Mai Quốc Liên cũng đã nhận xét về văn học chữ Hán của Nguyễn Du như
sau: “Truyện Kiều là “diễn âm” do Nguyễn Du “lỡ tay” mà thành kiệt tác. Cịn
thơ chữ Hán mới đích thị là “sáng tác ” nên xem nó là phát ngơn viên chính thức
của Nguyễn Du” [82, 120]. Đúng vậy, thơ chữ Hán Nguyễn Du, đằng sau những
trang viết ta thấy hình ảnh Nguyễn Du với cõi lịng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn
một ấy là những suy nghĩ sâu xa của nhà thơ về con người, về xã hội, về những
hiện tượng lịch sử phong phú diễn ra trước mắt ông. Thơ Nguyễn Du thực sự là
một cách Nguyễn Du đặt vấn đề trực tiếp về số phận của mình, gắn liền với vận
mệnh của thời đại, của quần chúng.
Nguyễn Công Trứ cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc. Trái ngược với
Nguyễn Du, ông là một nhà thơ hầu hết sáng tác bằng chữ Nôm và thiên về thể
loại hát nói. Nguyễn Cơng Trứ được xem là “ơng hồng hát nói”, ơng có cơng
trong việc nâng thể loại hát nói thành một thể thơ hồn chỉnh, linh hoạt. Thơ ông
thể hiện sự khinh bỉ và ngán ngẩm thế thái, chán chường với chốn quan trường
nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, lại là người “chịu chơi”, với ơng
cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. Con người đào hoa,
mê hát ả đào của ông đã được thể hiện trong nhiều bài ca trù đa tình. Con người
hành lạc trong thơ Nguyễn Cơng Trứ được xem là hình tượng có cá tính độc đáo
hơn cả. Con người ấy có những thú vui vừa tao nhã vừa táo bạo, nhất là xét về
độ táo bạo thì hơn hẳn Nguyễn Du. Con người hành lạc cũng chính là bức tự họa
về bản thân Nguyễn Cơng Trứ.
Hình ảnh con người hành lạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du và thơ

Nguyễn Công Trứ chưa được nghiên cứu sâu. Vì thế, đây vẫn thật sự là một đề


2
tài rất mới. Nghiên cứu về đề tài này sẽ tạo ra những phát hiện thú vị không chỉ
về thơ văn mà cịn là cả con người, cá tính đặc biệt cuả hai ông. Chúng ta sẽ bất
ngờ trước những điểm chung thú vị của cả hai tác gia lớn của văn học trung đại.
Từ đó, soi vào hiện tại để thấy sự nối tiếp chủ nghĩa nhân văn từ trước tới nay,
đồng thời suy nghĩ về một cách sống đẹp hơn, người hơn trong cuộc sống hiện
tại. Ngoài ra, đề tài này sẽ góp phần vào cơng việc nghiên cứu thơ văn Nguyễn
Du và Nguyễn Công Trứ, bổ sung cho các mảng nghiên cứu về hai nhà thơ lớn
của dân tộc.
Việc nghiên cứu đề tài này có tác dụng bổ trợ cho việc giảng dạy Ngữ văn
ở bậc THPT, giúp các giáo viên dạy văn có thêm nguồn tư liệu tham khảo để
hiểu sâu hơn về các tác gia trên để từ đó có những bài dạy hấp dẫn hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho đến nay đã có hơn 20 cơng trình nghiên cứu
nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu ra một số ý kiến của một số tác giả có liên quan
đến con người hành lạc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trong “Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong Thơ chữ Hán”,
Nguyễn Huệ Chi đã tìm hiểu khá sâu sắc lý tưởng chính trị và tâm sự đau buồn,
bế tắc, thái độ bi quan của Nguyễn Du trước cuộc đời. Sau đó tác giả đề cập đến
tư tưởng hành lạc ở Nguyễn Du như một hệ quả của thái độ bi quan đó “bế tắc,
cùng quẫn Nguyễn Du cũng như bao người khác, có lúc chán nản hết thảy,
muốn vứt bỏ hết thảy mà tìm vào đạo Phật, đạo Lão, tìm vào hành lạc…” [82,
62]. Nguyễn Huệ Chi cũng đã chỉ ra nét riêng trong thái độ hành lạc của Nguyễn
Du “và tiếng rằng có nghĩ tới hành lạc, chưa bao giờ thấy Nguyễn Du ngạo
nghễ, thoả thuê trong cái thú hành lạc như một Nguyễn Công Trứ”:
Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nháy
Nhất toạ hoa lê áp hải đường.


(Tuổi già cưới vợ hầu)


3
Cịn Trương Chính trong “Tâm sự Nguyễn Du qua thơ chữ Hán” đã lý giải
cái “bất đắc chí” của Nguyễn Du là “do hiện thực cuộc sống dưới triều Nguyễn
đem lại và khơng chỉ có thế nó cịn bắt nguồn từ tâm trạng khác của nhà thơ, tâm
trạng này có từ những ngày “gió bụi” và do bao nhiêu tư tưởng, lý thuyết tiêu
cực, duy tâm của thời phong kiến gây nên” [82, 108]. Cụ thể của tư tưởng, lý
thuyết tiêu cực ảnh hưởng đến Nguyễn Du là việc nhà thơ đi tìm vào đạo Phật,
đạo Lão và từ đó “ơng cịn tìm vào hành lạc nữa” [82, 109]. Cũng giống như
Nguyễn Huệ Chi, Trương Chính đánh giá tư tưởng hành lạc của Nguyễn Du là
“chẳng qua nói như vậy thơi, chứ hồn cảnh ơng lúc bấy giờ khơng cho phép
ơng phóng túng như thế được” tức là mới chỉ nói chứ chưa làm thật sự. Và theo
Trương Chính “thời bấy giờ uống rượu một ít như thế đã là “hành lạc”rồi.
Nhưng chắc chắn Nguyễn Du là con người hiếu động cho nên cách hành lạc
chính của ơng là đi săn” [82,110].
Tiếp đến Nguyễn Lộc với bài viết “Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm sự của
nhà thơ” dài 30 trang nhưng chỉ dành khơng đầy một trang nói về tư tưởng hành
lạc. Nội dung chính của cơng trình này là nói đến tấm lịng nhân đạo cao cả của
Nguyễn Du và nỗi buồn lớn của thi hào trước thời cuộc: “Một ấn tượng sâu sắc
để lại cho người đọc là nhà thơ rất buồn. Lúc nào cũng buồn … Buồn thương
như một tiếng đàn réo rắt, não ruột vang lên trong hầu khắp các thi phẩm của
ông” [6, 305]. Và theo Nguyễn Lộc, chính nỗi buồn ấy đã đưa Nguyễn Du đến
với tư tưởng hành lạc và ngay “trong những bài có tính chất thốt ly hưởng lạc,
Nguyễn Du vẫn không tránh khỏi nỗi buồn muôn thuở. Nguyễn Du nói đến
chuyện ở ẩn, chuyện ăn chơi mà nghe sao thấy miễn cưỡng, khơng thoải mái.
Ơng vẽ ra một cảnh sống thần tiên, xa trần thế, rồi ao ước giá làm sao thoát được
cõi trần, chứ nhà thơ chưa bao giờ thốt khỏi trần cả. Ơng kêu gọi giết chó ăn

thịt, kêu gọi uống rượu … khơng phải để khối lạc, mà như nhà thơ nói vì


4
“Chuyện trước mắt hay dở khó mà biết được” và “Kìa trơng cửa sổ phía tây,
bóng mặt trời đã xế” [6, 305].
Lê Thu Yến trong “Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” khi viết
về con người lãng mạn trong Nguyễn Du có nhắc đến yếu tố hành lạc trong thơ
ông. Con người trong thơ Nguyễn Du chưa bao giờ là con người hưởng thụ thực
sự “những buổi tiệc có rượu ngon, có gái đẹp… vẫn là điều thích thú với bao
người. Nhưng con người hiểu rằng mình sinh ra khơng phải để hưởng lạc. Do
tính nết cuồng phóng thời trai trẻ nên đôi khi con người muốn tham dự. Muốn
rồi lại thơi. Ở đây có sự do dự, ngập ngừng nên hay không” [69, 67].
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Công
Trứ như là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Các
cơng trình đó đã xoáy sâu được vào cuộc đời làm quan của ông với công việc
thực hiện “chí nam nhi” với “tư tưởng hành lạc” gắn với cá tính bản thân ơng.
Lê Trí Viễn cho rằng Nguyễn Cơng Trứ đã hưởng nhàn từ thủa hàn vi ông
mượn nhàn để đợi thời đến lúc ra làm quan lấy nhàn để tự thưởng và giải khuây,
rũ bỏ những mệt nhọc, buồn phiền do va chạm trên đường danh lợi và đến khi
về hưu lấy nhàn để làm thú tiêu dao cho những ngày tàn tháng hết [79, 70].
Tại Hội thảo khoa học năm 1994 bàn về Nguyễn Cơng Trứ, các nhà nghiên
cứu đã có nhiều bài phát biểu, những chuyên luận khác nhau và đã có một số bài
đánh giá về con người ơng. Năm 1996, tất cả các bài này được tập hợp và in
trong cuốn sách Nguyễn Công Trứ - Tác gia và tác phẩm [62]. Phạm Vĩnh Cư
trong bài thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ, ông khẳng định: “Nhu cầu hưởng
thụ của con người, nâng nó lên thành một triết lý có sức thu phục nhân tâm tuy
khơng mấy ai làm được như Nguyễn Công Trứ” [62, 126]. Nguyễn Công Trứ
ln thể hiện cái khí phách cứng cỏi bản lĩnh cao cường của mình trong thơ.
Ơng vừa diễu cợt người đời vừa diễu cợt bản thân mình. Trong cơng trình Từ



5
điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế`kỷ XIX [3], tác giả Lại Nguyên Ân
phát hiện ở Nguyễn Cơng Trứ có những ý chí khát vọng của kiểu anh hùng thời
loạn, cái cốt cách tài tử, phong lưu, tự khẳng định mạnh mẽ cá nhân như một
thực thể xã hội riêng tư với ít nhiều giá trị thực tại và khát vọng tự do.
Giáo sư Nguyên Lộc trong giáo trình Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII
hết thế kỷ XIX (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997) có một nhận xét về quan
niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ, con người chỉ được hành lạc khi đã hồn
thành nhiệm vụ, chỉ có thể thảnh thơi thơ túi rượu bầu khi nợ tang bồng trang
trắng vỗ tay reo; Hành lạc là sự đãi ngộ, là phần thưởng cho những kẻ anh hùng,
cho những người hành động.
Hà Như Chi trong Việt Nam Thi văn trích giảng (Nhà xuất bản Văn hố
Thơng tin, Hà Nội 2000) đã đánh giá về quan niệm cầu nhàn hưởng lạc trong
thơ văn Nguyễn Công Trứ như sau: “Cụ Nguyễn Công Trứ thường ca tụng cảnh
nhàn ca tụng nhiệt tình đến nối người ta có thể xem cụ như một thi sĩ của cảnh
nhàn nổi tiếng nhất trong thi văn Việt Nam” [7, 571]. Hà Như Chi còn cho rằng:
“Sau những giờ phút hăng hái hoạt động thì người nam nhi có quyền hưởng
nhàn, sống an nhàn và hưởng lạc. Nhàn theo quan niệm này có thể xem như các
phần thưởng dành riêng cho người đã hoạt động nhiều cho nghĩa vụ, nhàn ở đây
chỉ là cái bổ túc cho hành động” [7, 573]. Và vì nhàn có tính cách hưởng thụ nên
nhàn và hành lạc thường đi đôi với nhau trong tư tưởng của Nguyễn Công Trứ.
Năm 2001, nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội đã xuất bản ấn phẩm có giá trị
thiết thực về thơ Nguyễn Công Trứ cuốn “Đến với thơ Nguyễn Công Trứ” do
nhà thơ Ngô Viết Dinh sưu tầm, biên soạn. Khi bàn về thơ Nguyễn Công Trứ,
các tác giả cũng dựa vào những nét chính trong cuộc đời ông để hiểu một cách
toàn diện hơn về văn nghiệp của ông. Đặc biệt là bài viết của Nguyễn Duy Diễm
khi bàn mấy đặc điểm thơ của Nguyễn Công Trứ, tác giả đã khẳng định: thi ca



6
Nguyễn Cơng Trứ có hai màu sắc tương phản rõ rệt: điểm hào hùng tranh đấu và
điểm tai hoạ, phóng dật. Chính do ở điểm tài hoa, phóng dật này mà ơng đã tạo
được những câu thơ có vẻ đẹp trác tuyệt, kỳ thú làm say mê lòng người. Còn
trong bài “nghệ thuật văn chương Nguyễn Công Trứ” do hai tác giả Nguyễn
Duy Cẩn, Bằng Phong cho rằng: “Để có thể nhận định được giá trị về nghệ thuật
văn chương của cụ, chúng ta hãy tìm cách so sánh những ưu, khuyết điểm của
cụ trong tác phẩm, về những phương diện ý tưởng, bố cục lời văn”. Ở trong
cuốn này đã chỉ ra đầy đủ về những phương diện được thể hiện trong thơ
Nguyễn Công Trứ và đi đến kết luận: “Nguyễn Cơng Trứ đã đạt được một vị trí
khá cao trong nền văn học nước nhà” [63, 102].
Trên đây chúng tơi điểm qua về các cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về thơ
chữ Hán Nguyễn Du và thơ Nguyễn Cơng Trứ. Ngồi ra, cịn có hàng chục bài
viết, chun luận về thơ hai ơng. Người ta đã tìm ra được những nét thống nhất
trong sự nghiệp của hai ông là “một sĩ phu phong kiến có lương tâm”, “một thi
sĩ tài hoa”, “một sự nghiệp văn chương có giá trị bậc nhất”, ông là một nhân
cách lớn trong đám nho sỹ hủ nát mất nhân cách dưới triều Nguyễn.
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trên về Nguyễn Du chủ yếu xoay quanh hai
nội dung chính đó là: thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại và tấm lòng
đồng cảm yêu thương của đại thi hào với những kiếp người đau khổ trong xã
hội. Còn về con người hành lạc của Nguyễn Du thì chưa có cơng trình nào
nghiên cứu như một vấn đề chuyên biệt. Chúng tôi thấy các tác giả khi đề cập
đến tư tưởng hành lạc cịn ở tính chất rời rạc và ở mức độ sơ lược với mục đích
phục vụ cho đề tài, mang tính chất “minh hoạ” cho chủ đề chung của cơng trình.
Vì vậy, số lượng trang viết dành cho tư tưởng hành lạc trong các cơng trình đó
rất ít ỏi. Cịn về Nguyễn Cơng Trứ, việc tìm hiểu về con người hành lạc trong
thơ Nguyễn Công Trứ rõ ràng nhiều và sâu hơn so với Nguyễn Du. Đó là vì bản
thân Nguyễn Cơng Trứ đã có cá tính phóng túng rất mạnh và nó tạo nên một



7

phong cách riêng mà không ai khi nghiên cứu không nhắc tới. Tuy vậy, Nguyễn
Công Trứ là một con người đầy mâu thuẫn, phức tạp bởi vậy đọc thơ ông ln
có cảm giác đầy mới lạ đan xen nhau, nhận thức con người ông mỗi lúc một
khác và cần phải khám phá tìm hiểu thêm.
Luận văn trên cơ sở kế thừa những kiến thức, kiến giải của các cơng trình,
các bài nghiên cứu đã có, kết hợp với sự tự tìm tịi, khám phá, chúng tơi sẽ luận
giải về con người hành lạc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ Nguyễn Công
Trứ một cách hệ thống sâu sắc và toàn diện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du và thơ Nguyễn Cơng Trứ có nhiều khía cạnh
để nghiên cứu. Trong điều kiện cho phép, ở đề tài này, chúng tôi chỉ xoay quanh
nghiên cứu về con người hành lạc trên cơ sở khái quát biểu hiện và nghệ thuật
biểu hiện của nó trong thơ của hai tác gia trên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu con người hành lạc trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du và thơ Nguyễn Cơng Trứ để có cái nhìn khái qt về thơ của hai ơng
cũng như tìm ra biểu hiện cụ thể của con người hành lạc và đối chiếu so sánh hai
tác giả với nhau để tìm ra nét chung, nét riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tư tưởng hành lạc trong
những bài thơ cụ thể của mỗi tác gia và khái quát lại thành nội dung hành lạc.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tư tưởng hành lạc trong thơ
chữ Hán của Nguyễn Du với tư tưởng hành lạc trong thơ Nguyễn Cơng Trứ để
tìm ra nét độc đáo riêng của mỗi tác gia.


8


5.3. Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng thao tác thống kê phân loại
Tất cả những phương pháp trên chúng tơi đều nghiên cứu trên quan điểm
lịch sử.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là cơng trình nghiên cứu về con người hành lạc trong thơ của hai tác
giả Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ. Kết quả nghiên cứu này có thể phần nào
giúp chúng ta nhìn nhận đúng hơn về con người của hai tác giả. Việc thực hiện
đề tài này có giá trị về mặt lý luận và mặt thực tiễn, nhất là ứng dụng tốt phục vụ
quá trình giảng dạy và nghiên cứu về hai tác giả. Hơn nữa, việc nghiên cứu này
cịn góp phần bổ sung nguồn tư liệu quan trọng cũng như gợi mở ra những
hướng đi mới trong tương lai ở những đề tài khoa học lớn hơn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
qua 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung
Chương 2. Cảm hứng hành lạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du và thơ
Nguyễn Công Trứ
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện con người hành lạc trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du và thơ Nguyễn Công Trứ


9
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.

Bối cảnh thời đại
Thời đại theo nghĩa rộng, thời đại là một khái niệm chính trị – kinh tế – xã


hội khái quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất dài để
chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát triển của
hình thái kinh tế xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định
nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới. Theo
nghĩa hẹp thì thời đại được hiểu là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội
dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, cơng
nghệ…Thời đại chính là cơ sở, là nền tảng bồi đắp nên những tâm hồn lớn,
những nhà văn, nhà thơ lớn. Mặc khác, nhà văn, nhà thơ phải biết đời sống xã
hội của thời đại, phải sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời
đại, phải sống và thấu hiểu nhân tình thế thái, hiểu những thăng trầm lịch sử,
những cuộc bể dâu…để đồng cảm và biến nó thành nguồn cảm hứng trong
những đứa con tinh thần của mình.
Thời đại của Nguyễn Du và Nguyễn Cơng Trứ có nhiều biến động dữ dội
(cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX). Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh
vào thế kỷ XV, sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của
sự suy yếu. Mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện. Ðây là hai
thế kỷ nội chiến phong kiến. Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì
sự suy yếu này khơng cịn là dấu hiệu nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt
Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự
sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự khủng
hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất
thối nát, suy thối trong tồn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến .


10
Về kinh tế thành phần kinh tế chính của đất nước giai đoạn này vẫn là kinh
tế nông nghiệp. Nền kinh tế này bị đình đốn. Kinh tế sản xuất hàng hóa cũng bị
kìm hãm. Như một quy luật, kinh tế đình đốn thường dẫn đến sự hỗn loạn về
chính trị. Những mâu thuẫn vốn có, chứa chất lâu ngày trong lòng chế độ phong
kiến Việt Nam đến đây đã có dịp bùng nổ dữ dội. Về mặt văn hóa, nhà Nguyễn

cấm dùng chữ Nơm, cấm đốn về tư tưởng rất nghiệt ngã.
Giai đoạn này được mang vinh hiệu là Thế kỷ nơng dân khởi nghĩa. Có thể
nói đây là thời kỳ đấu tranh liên tục, mạnh mẽ, rộng khắp của quần chúng mà
chủ yếu là nơng dân. Tính chất mạnh mẽ thể hiện ở chỗ có những cuộc khởi
nghĩa tập trung hàng vạn người, kéo dài hàng chục năm như cuộc khởi nghĩa của
Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751); cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (
1740-1750); cuộc khởi nghĩa của Hồng Cơng Chất (1736-1769). Ðỉnh cao của
phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa này
đã dành được những thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống
trị trong nước; đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược, lập nên một
vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ. Nhưng đáng tiếc là
Quang Trung chỉ ở ngôi được mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn
lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh đã trở lại tấn công nhà Tây
Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhưng
triều Nguyễn không đại diện cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị
của mình nhà Nguyễn cịn thực hiện được một số chính sách tiến bộ nhưng càng
về sau nhà Nguyễn càng đi vào con đường phản động để rồi trở thành một triều
đại phản động nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì thế dưới triều
Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nơng dân vẫn liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên khởi
nghĩa nông dân trong hồn cảnh của xã hội đương thời khơng thể đi đến thắng
lợi hoàn toàn và triệt để. Khởi nghĩa của nông dân chỉ mới là động lực thúc đẩy
xã hội phát triển chứ chưa thể làm thay đổi chế độ xã hội.


11
Nền kinh tế hàng hóa vốn xuất hiện từ thế kỷ XVI, thế kỷ XVII đã có nhiều
bước phát triển đáng kể, đến giai đoạn này lại bị nhiều chính sách kinh tế phản
động của chính quyền phong kiến kìm hãm cho nên nó chưa phát triển thành
một cơ cấu kinh tế mới để rồi tạo ra một giai cấp tư sản, nhưng cùng với sự đi
lên của thành phần kinh tế này thì tầng lớp thương nhân, thợ thủ công, thị dân

ngày càng đông đảo tập trung ở các thương cảng, đô thị.
Tầng lớp thị dân do sinh hoạt kinh tế họ đã li khai phần nào với quan hệ sản
xuất phong kiến, cuộc sống của họ là cuộc sống đi đây đi đó nhiều, giao tiếp
rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngoài cho nên về mặt tư tưởng, tình cảm,
họ trở nên phóng khống hơn người nơng dân vốn bị trói buộc vào làng q, hơn
cả nho sĩ vốn bị rập khn theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng
nhắc. Sự có mặt của tầng lớp này cũng đã tạo ra những làn gió mới lan tỏa vào
đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại. Chính xã hội thị dân đã tạo ra mơi trường
“văn hóa phi cổ truyền”. Chính trong mơi trường văn hóa ấy, nhiều cái mới đã
được dịp nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Thời gian này, xã hội Việt Nam vẫn là
xã hội chuyên chế tập quyền theo mơ hình phương Đơng nhưng đã bắt đầu xuất
hiện những yếu tố có xu hướng phá vỡ các khn khổ của xã hội. Và điều cốt
yếu chúng tôi muốn thuật lại ở đây là mỗi loại hình nhà nho đều có sự hậu thuẫn
của một nền tảng kinh tế nhất định. Với nhà nho hành đạo thì đó là những đặc ân
được phân chia những lợi tức và tô thuế của nhà nước phong kiến; với loại hình
nhà nho ẩn dật thì đó là nền kinh tế tự cung tự cấp theo kiểu “cày lấy ruộng mà
ăn, đào lấy giếng mà uống”; cịn với loại hình nhà nho tài tử thì đó là sự hậu
thuẩn của nền kinh tế đơ thị tuy cịn yếu ớt nhưng đã được hình thành và dần lớn
mạnh. Chính sự khác biệt từ cơ sở kinh tế này đã tạo nên tính đặc thù của loại
hình nhà nho tài tử. Và theo Phan Ngọc, những con người tài tử lại là những
người “học đạo thánh hiền nhưng suy nghĩ theo lối thị dân. Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát đều tư xưng là tài tử. Con người tài tử là điển hình của


12
thời đại mới. Con người quân tử bị chế giễu, đạo đức sống khắc kỉ phục lễ bị
mạt sát. Một trào lưu tư tưởng mới manh nha trong lòng những chàng trai tài
giỏi nhất của thời đại”[4; 103].
Người tài tử coi Tài và Tình là giá trị của con người chứ khơng phải là
đạo đức như các nhà nho chính thống quan niệm. Cũng từ việc đề cao chữ tài và

chữ tình, các nhà nho tài tử cũng có cách nhìn nhận mới về các bậc đế vương.
Các bậc đế vương khơng cịn có quyền hành sinh sát theo kiểu “quân xử thần tử
thần bất tử bất trung” với các nhà nho tài tử nữa. Giờ đây, các bậc đế vương lại
là cơ sở để các nhà nho tài tử trổ tài, thậm chí họ cịn coi đế vương như những
quân cờ trong ván cờ của họ. Mối bận tâm hàng đầu của họ là thỏa mãn hoài bão
của cá nhân mình. Và, sự trung thành của họ với vương quyền là sự trung thành
có điều kiện. Đó là một giao kèo giữa người tài tử và vương quyền để người tài
tử phơ diễn tài năng, thỏa mãn hồi bão và vương quyền có người củng cố để
vững chắc. Mà người tài tử thì cậy tài, muốn hành động và đổi thay mọi khuôn
khổ, nên sẽ luôn là đối tượng cho sự đề phòng của vương quyền. Đế vương và
tài tử ở trong một trò chơi đánh đu mà hai bên đều phải nương tựa nhau nhưng
phải đề phòng nhau trong một luật chơi khá sòng phẳng.
Cũng do là những con người tài hoa nên họ cũng phô diễn một cái tật
đáng u của mình là đa tình. Thậm chí, hồi bão lớn nhất của họ khơng phải là
“hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”, ra mắt và được trọng dụng bởi thiên tử,
mà hoài bão lớn nhất là tri ngộ giai nhân trong cuộc đời hữu hạn của mình, như
lời thơ Nguyễn Cơng Trứ:
“Minh qn lương tướng tao phùng dị
Tài tử giai nhân tế ngộ nan”.
(Duyên gặp gỡ)


13
Như vậy, nhà nho tài tử là những người muốn được thể hiện hết bản thân
mình và cũng muốn nếm trải toàn diện các lạc thú ở đời. Cũng từ sự chế định
bởi các thiết chế chính trị và quân sự của vương quyền, các nhà nho tài tử có xu
hướng ngơng cuồng, phá phách, “đề cao triết lí hưởng lạc” như quan niệm của
Nguyễn Công Trứ:
“Nhân sinh bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương”.

(Đánh thức người đời)
(Đời người mà khơng hành lạc
sống nghìn năm cũng như đứa trẻ chết yểu)
Tóm lại lịch sử dân tộc ta giai đoạn này là lịch sử đau thương nhưng quật
khởi, có bi kịch nhưng cũng có anh hùng ca. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả
một sự sụp đổ, tan rã toàn diện của kỷ cương của lễ giáo phong kiến, của bộ máy
quan liêu và nói chung là của tồn bộ cơ cấu xã hội. Song nhìn về phía quần
chúng thì đây là thời kỳ quật khởi, thế kỷ bão táp của các phong trào nông dân
khởi nghĩa, thời đại đấu tranh tháo cũi sổ lồng. Xã hội có nhiều biến đổi với sự
ra đời của những tần lớp mới đặc biệt là sự xuất hiện của mẫu hình nhà nho tài
tử . Trải qua nhiều biến động nhưng cuối cùng xã hội Việt Nam vẫn lâm vào
tình trạng bế tắc khơng lối thốt. Tuy vậy phong trào đấu tranh rầm rộ của quần
chúng liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ cũng đã làm bùng dậy nhiều khát vọng
lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp
bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người.
2.

Con người Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng

Long. Tổ tiên ơng vốn là dịng dõi Nguyễn Xí gốc ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi
Lộc, Nghệ An sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên


14
Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Bởi Nguyễn Xí là đại cơng thần khai
quốc nhà Lê, do đó sáu bảy thế hệ viễn tổ trước ông đã từng đỗ đạt làm quan.
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời
Lê mạt.
Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm

quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xn Quận Cơng dưới triều Lê...
Ngồi là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử
học. Ơng Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là
Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng,
tước Toản Quận Cơng (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một
thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương
cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng
hàng thứ bảy, nên cịn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc
hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32
tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài
khơng q mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và
các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi
ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).
Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh
Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng
là Trịnh Tông. Nguyễn Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi
Trịnh Tông lên ngôi, Nguyễn Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và
Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá
nhà, khiến Nguyễn Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn


15
Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương
nhờ Nguyễn Khản mỗi người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó khơng rõ
vì lẽ gì khơng đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (khơng rõ tên) ở Thái
Ngun, khơng có con nên đã nhận ơng làm con ni. Vì thế, khi người cha này

mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, đến năm 1789, Nguyễn
Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai
mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy
theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về q vợ,
q ở Quỳnh Cơi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn
Nguyễn Tuấn (1750-?). Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796,
nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông
định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do
tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh),
ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa
Nguyễn Ánh lên ngơi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho
nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc
Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà
Tây, nay thuộc Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức
việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc;
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ; Năm 1807: làm Giám khảo trường
thi Hương ở Hải Dương; Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình; Năm 1813:
thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ
về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du
lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột


16
ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở
kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 16 tháng 9 năm 1820. Lúc
đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên, bốn năm sau ông mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).


*
Nguyễn Công Trứ tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt
hiệu là Hy Văn, sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ
39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778; người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu cử nhân năm hai mươi bốn tuổi, làm
giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Cơi, rồi tri phủ
Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long,
Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa cần vương chống lại nhưng không thành, ông
đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan,
ông đều từ chối.
Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ
Nguyễn, người xã Phụng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc
Hà Nội). Gia đình Nguyễn Cơng Trứ có sáu anh em, ba trai, ba gái, có một bà
rất thơng minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Năng văn nữ sĩ. Năm mười
chín tuổi, chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá, bỏ nhà đi tu, được Minh
Mệnh ban cho danh hiệu “Trinh tiết khả phong”.
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn
đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn
Công trứ hăm hở đi học đi thi. Năm 1819, ông thi đậu Giải nguyên và được bổ
đi làm quan. Bấy giờ ông đã bốn mươi mốt tuổi.
Năm 1820 Nguyễn Công Trứ giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử qn. Sau đó
ơng liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp


17
Quốc tử Giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ,
rồi thăng Thị lang Bộ hình (năm 1826). Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri
Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Năm
1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ

binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An... Sau nhiều thăng giáng, năm 1845
Nguyễn Cơng Trứ làm Chủ sự Bộ hình, năm sau làm quyền Án sát Quảng Ngãi,
rồi đổi ra làm Phủ thừa Phủ Thừa thiên, rồi năm 1847 ông thăng làm Phủ dỗn
phủ ấy. Cũng năm này, ơng trịn bảy mươi tuổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu,
nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, ông được về hưu
hẳn.
Trong một câu đối làm khoảng cuối đời, Nguyễn Cơng Trứ tổng kết cuộc
đời mình: “Cũng may thay cơng đăng hoả có là bao, theo địi nhờ phận lại nhờ
duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ nào quạt, nào
mão nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội
kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hồnh, mùi thế trải qua ngần ấy đủ;
Thơi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng
tục, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy cậu, này cờ này kiệu, này rượu này thơ,
này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngồi vịng cương
toả, lấy gió mát trăng trong làm tri thức, tuổi trời ít nữa ấy là hơn”.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một người say mê hoạt động.
Lúc nào trong tâm khảm nhà thơ cũng hằn lên một câu hỏi lớn:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sơng”.
Năm 1803, khi cịn là thư sinh, Nguyễn Cơng Trứ đã dâng lên nhà vua
Gia Long bản “ Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:
“Giữ lòng trung ái,
Chăm đạo dâu con,
Phát triển nông trang,


18
Trừ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,
Thanh thải tham tàn,

Tiến cử tài đức,
Giữ nghiêm luật lệ”.
Về sau, khi đỗ đạt, ra làm quan, “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”,
Nguyễn Công Trứ lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại
gian lao, vất vả. Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Cơng Trứ đã làm
hai việc đáng chú ý hơn cả là khai hoang và giúp triều đình “an dân”.
Về “an dân”, Nguyễn Cơng Trứ có cơng làm n những cuộc khởi nghĩa
nơng dân của Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Vân ở Tuyên Quang,
của Lê Duy Phương ở Thanh Hoá, hay cuộc tiễu phạt ở Quảng Yên... Nguyễn
Công Trứ hết sức chăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nơng dân. Ông đề nghị
“đặt nhà học” cho con em nhân dân được học hành... “đặt xã thương” ở các làng
để quản lý thóc gạo, “khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thuỷ hạn
bất thường, đem thóc chiếu cấp cho từng người, năm nào được mùa sẽ theo số
đã cấp thu lại để chứa trữ” (Sớ nói về năm quy ước trong làng; năm 1829). Ông
tố cáo “cái hại cường hào làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính
mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch khơng” và đề nghị triều đình “trị tội rất
nặng” (Sớ nói về tệ cường hào; năm 1828), v.v...
Trong những việc ơng làm, có ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân
hơn cả là công cuộc khẩn hoang. Ông tấu xin nhà nước cấp tiền gạo để chiêu tập
dân nghèo khai khẩn. Ơng hướng dẫn nơng dân khai phá một vùng đất đai rộng
lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình, lập nên hai huyện Tiền Hải
và Kim Sơn. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven bờ biển tỉnh Quảng Yên,
Hải Dương... Nhân dân các vùng khai hoang rất biết ơn ông. Họ lập đền thờ ơng
ngay khi ơng cịn sống. Trong đền kỷ niệm công cuộc dinh điền ở làng Đông


19
Qch, huyện Tiền Hải, Thái Bình, có câu đối về công lao của ông rất cảm
động:
“Đặc địa sinh từ, Đông Ấp nhất bách niên kỷ niệm,

Kình thiên trụ thạch, Hồng Sơn thiên vạn cổ tề cao”
(Trên đất dựng sinh từ, làng Đông Ấp trăm năm kỷ niệm,
Giữa trời trơ cột đá, ngọn Hồng Sơn muôn thủa sánh cao)
Nguyễn Công Trứ là một ơng quan rất thanh liêm, chính trực. Thuở bé
nghèo xác, lớn lên thi đỗ, làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc.
ĐẠI NAM THỰC LỤC CHÍNH BIÊN ghi lại câu chuyện Nguyễn Cơng Trứ
khơng chịu nhận tiền hối lộ của Phạm Nguyên Trung, Ngô Huy Phác, bắt giải cả
hai người cùng tang vật sang Nam Định để xét xử về tội đi hối lộ. Thời gian làm
Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của nhà nước cấp cho dân nghèo làm vốn, số dư
thừa Nguyễn Công Trứ đều đem nộp lại cho công khố. Cuối đời, Nguyễn Cơng
Trứ cịn làm một việc rất cảm động. Năm 1858, khi nghe tin Pháp đánh Đà
Nẵng, ông đã tám mươi tuổi, nhà thơ vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin được
tịng qn đánh giặc: “ Dù tơi như cái màn, cái lọng rách cũng không nỡ tự nản
chí. Cịn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Nguyễn Công Trứ mất ngày 14
tháng 11 năm Tự Đức thứ 12. Ông thọ 81 tuổi.
Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ của mình, Nguyễn Cơng Trứ đã làm
nhiều việc, thâm tâm ông bao giờ cũng đinh ninh rằng việc mình làm là “vì dân
vì nước”:
“ Một mình để vì dân vì nước,
Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau...”


20
3. Khái niệm con người hành lạc
3.1.

Khái niệm con người nghệ thuật và con người hành lạc
Con người trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú. Nó khác biệt

với con người trong văn học dân gian. Mỗi thể loại có một cách quan niệm và

biếu hiện con người riêng nhưng vẫn có cái chung. Quan niệm chung chi phối
văn học trung đại Việt Nam trước tiên là những mẫu hình về con người vũ trụ,
thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên thường dựa vào tự
nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Do đó, con người trung đại tin ở sự thống nhất
trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Người phương
Đông xưa cũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hịa, giao cảm với con người
bởi con người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thông tương cảm với "đại
vũ trụ"- thiên nhiên ngoại giới (Thiên nhân tương cảm, thiên nhân hợp nhất).
Con người là một yếu tố trong mơ hình vũ trụ: Thiên - Địa - Nhân hợp thành
"Tam Tài". Con người sống trong vòng "Thiên phú địa tái" (Trời che, đất chở).
Cho nên, quan niệm “Thiên – Địa – Nhân” hay “Thiên Nhân tương cảm” cổ xưa
ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Do đó thơ văn
trung đại thường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất.
Tiếp đến là sự xuất hiện của con người đạo đức. Con người ln được
nhìn nhận ở phương diện đạo đức ln lí. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội
thành hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo
huấn:
“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
(Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên)


×