Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Cổ mẫu và biểu tượng trong bốn tiểu thuyết đương đại ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.09 KB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Diễm

CỔ MẪU VÀ BIỂU TƯỢNG
TRONG BỐN TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Thị Diễm

CỔ MẪU VÀ BIỂU TƯỢNG
TRONG BỐN TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số

: 60 22 02 45

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và do chính sự nỗ lực nghiên
cứu của tơi.
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Diễm


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ
tận tình của TS. Nguyễn Thị Bích Thúy. Xin gửi đến cơ lời cảm ơn chân
thành nhất!
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và Phịng Sau Đại học
cùng q thầy cơ trong Khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện để tôi học tập và
hồn thành khóa học.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học
An Giang cùng các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua.
Đồng thời, tơi xin gửi lời tri ân đến gia đình cùng bạn bè!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015
Học viên

Huỳnh Thị Diễm



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

......................................................................................................... 1

Chương 1.

TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ VÀ
KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC............... 13

1.1. Bối cảnh văn học Ấn Độ đương đại ......................................................... 13
1.2. Tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh ................................................... 16
1.2.1. Trước năm 1980 ................................................................................ 16
1.2.2. Sau năm 1980 .................................................................................... 17
1.3. Học thuyết Phân tâm học và bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ .............. 20
1.3.1. Học thuyết S. Freud, C. Jung và khuynh hướng phê bình
Phân tâm học ................................................................................... 20
1.3.2. Tóm tắt bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ ...................................... 27
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 34
Chương 2.

CỔ MẪU VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG BỐN TIỂU
THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ TỪ GĨC NHÌN
“VƠ THỨC”................................................................................. 35


2.1. Khái niệm ................................................................................................. 35
2.1.1. Vô thức cá nhân ................................................................................ 35
2.1.2. Vô thức tập thể .................................................................................. 35
2.2. Đặc điểm và phương pháp tiếp cận “vô thức” ........................................ 36
2.2.1. Đặc điểm của “vô thức” .................................................................... 36
2.2.2. Phương pháp tiếp cận “vô thức” ....................................................... 37
2.3. Cổ mẫu, Biểu tượng “vô thức” trong bốn tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ ...................................................................................................... 40


2.3.1. Biển cả - nơi cư ngụ của đam mê ...................................................... 40
2.3.2. Rừng Sundarbans - vùng u minh vô thức ......................................... 49
2.3.3. Con ngài - bức thư từ miền vô thức .................................................. 53
2.3.4. Con thằn lằn và lực sống tiềm sinh .................................................. 59
2.3.5. Khỉ Hanuman và “thị trường nhân cách” ......................................... 65
2.3.6. Chuồng Gà – sự giam hãm kìm nén tư tưởng................................... 69
2.3.7. Giấc mơ – những ham muốn dồn nén trong cõi vô thức .................. 72
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78
Chương 3. CỔ MẪU VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG 4 TIỂU THUYẾT
ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ TỪ GĨC NHÌN
“XUNG NĂNG TÍNH DỤC” ...................................................... 79
3.1. Thuật ngữ Libido (xung năng tính dục) ................................................... 79
3.2. Đặc điểm của Libido ................................................................................ 79
3.2.1. Xung lực bản năng ............................................................................ 79
3.2.2. Bản năng và kiểm duyệt .................................................................... 79
3.2.3. Thăng hoa và sa đọa .......................................................................... 80
3.3. Biểu hiện của “xung năng tính dục” trong 4 tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ ...................................................................................................... 81
3.3.1. “Xung năng tính dục” và Cổ mẫu, Biểu tượng văn hóa

Phồn thực ........................................................................................ 81
3.3.2. “Xung năng tính dục” và mặc cảm Oedipe ....................................... 98
3.3.3. “Xung năng tính dục” và Biểu tượng tơn giáo ............................... 112
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 122
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 128
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
(1) Tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng văn học Man Booker
được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. Tuy là một hiện tượng
văn học nổi bật và có đóng góp to lớn cho nền văn học đương đại Ấn Độ nhưng
số lượng các cơng trình nghiên cứu cịn hạn chế và cũng chỉ dừng lại ở các tác
phẩm đơn lẻ. Đã có những đề tài, bài viết nhận định, phân tích các tác phẩm trên
nhiều góc độ khác nhau như: vấn đề giải thiêng, giọng kể chuyện, nhân vật trần
thuật, vấn đề mất mát đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, bất bình đẳng giới,
đẳng cấp... Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề hiện thực xã hội và
lịch sử. Vẫn có một vài cơng trình nghiên cứu khai thác biểu tượng trong tác
phẩm nhưng chưa nhiều và chưa đi sâu vào phương diện tâm lý, vô thức cá
nhân, vô thức tập thể. Đặc biệt là quy luật vận động, tầm ảnh hưởng của xung
năng tính dục (Libido).
(2) Tơi nhận thấy các tác phẩm trên không dừng lại ở chỗ phản ánh số
phận cá nhân hay hiện thực đời sống thông qua nghệ thuật ngôn từ. Đằng sau
những vấn đề nóng bỏng trên cịn có sự hiện diện của lớp “trầm tích” tâm thức
dân tộc. Qua hàng ngàn năm kết tụ, đến thời đại toàn cầu hóa, khi những giá trị
văn hóa Đơng – Tây, truyền thống và hiện đại va chạm vào nhau dữ dội, lớp

trầm tích tâm thức dân tộc ấy đang bắt đầu “gãy nứt” và vô cùng xộc xệch…
(3) Mặt khác, kể từ năm 1981 tiểu thuyết “Những đứa con của nửa đêm”
của Salman Rushdie được trao giải Man Booker đến năm 2008 đã có tổng số 4
tiểu thuyết của các nhà văn gốc Ấn nhận được giải thưởng danh giá này. Khoảng
cách giữa những lần đạt giải của tiểu thuyết đương đại Ấn Độ ngày càng rút
ngắn. Điều này phần nào cho thấy ngồi yếu tố chun mơn thuần túy, sự đa
dạng văn hóa, đa sắc màu và tồn cầu hóa trong các tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ có xu thế đang lên trên văn đàn văn học thế giới. Nhưng sắc màu văn hóa


2
nào trong tiểu thuyết đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh đã thuyết phục giới
chuyên môn và công chúng tồn cầu? Từ những trăn trở đó, tơi quyết định chọn
nghiên cứu đề tài "Cổ mẫu và Biểu tượng trong bốn tiểu thuyết đương đại Ấn
Độ". Thông qua việc ứng dụng kiến thức Phân tâm học của S. Freud, C. Jung,
E. Fromm… đồng thời kết hợp kiến thức liên ngành tôi mong muốn thâm nhập,
khám phá quy luật tâm thức, văn hóa Ấn Độ nhằm giải mã các tiểu thuyết đương
đại Ấn Độ thông qua các cổ mẫu, biểu tượng tiêu biểu trong các tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Qua q trình nghiên cứu, khảo sát những tài liệu có liên quan đến đề tài,
tôi chỉ xin điểm qua một số tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy mà tôi tiếp cận được
và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian.
2.1. Ở Việt Nam
(1) Hiện nay đã có hai tác phẩm của nhà văn Salman Rushdie được dịch ra
tiếng Việt đó là Houri và Biển truyện (2010); Những đứa con của nửa đêm
(2014). Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài hiện tại vẫn chưa
có. Hy vọng qua đề tài luận văn này, chúng tơi có thể đóng góp ít nhiều cho
cơng tác nghiên cứu tiểu thuyết đương đại Ấn Độ ở nước ta.
(2) Nhà nghiên cứu Đào Trung Đạo giới thiệu về tiểu thuyết Chúa trời
của những chuyện vụn vặt (in cùng tác phẩm, 1999) nhận định tác phẩm là bi

kịch của con người bị đánh mất thời thơ ấu, chơi vơi trong dịng thác "tình yêu,
thù hận, nỗi cay đắng và sự ganh tỵ nhỏ nhen". Tất cả được diễn ra trên phơng
nền chính trị và chủng tộc.
(3) Bài nghiên cứu Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Chúa trời của
những chuyện vụn vặt của tác giả Vũ Thu Hương (Tham luận tại Hội nghị Khoa
học nữ lần thứ 10, Hà Nội, 2005) nhấn mạnh "sự thiếu an toàn của xã hội" đối
với trẻ em khiến chúng phát triển không ổn định về tâm sinh lý. Đặc biệt, Rahel
và Estha có dấu hiệu của "mặc cảm tội lỗi" và khuynh hướng "quay trở lại tuổi
thơ với sự an toàn". Riêng về thân phận người phụ nữ trong môi trường "tinh


3
thần hậu thuộc địa", tác giả đã phân tích ý nghĩa của tình tiết loạn luân như là
biểu tượng của khát khao tìm kiếm sự tồn vẹn của bản ngã. Bài viết là gợi ý để
chúng tơi tìm kiếm thêm cơ sở lí luận cuả S. Freud và E. Fromm về mặc cảm
Oedipe.
(4) Tham luận Kiran Desai và tiểu thuyết Di sản của mất mát với cách
tiếp cận trên bình diện thể loại, nhà phê bình Đào Trung Đạo (Website:
www.gio-o.com, 2006) đã đi đến nhận định đây là tiểu thuyết thuộc dịng văn
chương di dân. Ơng cho rằng những ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ cùng hồn
cảnh thời đại lịch sử đã tạo thành "kiểu mẫu hành động cả vô thức lẫn ý thức"
trong cách hành xử của con người khi đứng trước biến động cuộc sống.
Đào Trung Đạo cho rằng sự toàn vẹn nhân cách con người đang phân rã "không
là một thực thể được đúc đầy mà là một thực thể càng ngày càng hao mòn,
cạn kiệt". Tóm lại, những ý tưởng về tồn vẹn nhân cách, vô thức... của tác giả
trong bài viết gợi mở cho chúng tôi việc ứng dụng Phân tâm học trong phân tích
tác phẩm.
(5) Tiểu luận Di sản của mất mát – Nối dài danh sách thừa kế của tác giả
Hồ Anh Thái (Tuổi Trẻ Online, 02/01/2009) đánh giá cao sự tinh tế trong ngịi
bút của Kiran Desai vì thực sự chạm đến những chiều sâu kín nhất của tâm hồn.

Mặt khác, Hồ Anh Thái cũng nhận thấy sự mất mát, bất hạnh có tính kế thừa từ
người này sang người khác trong một gia đình "Danh sách thừa kế cứ thế mà
nối dài ra". Bài viết có điểm qua các sự kiện biến động xã hội, gia đình nhưng
chưa liên kết và chỉ ra tính hệ thống và nguyên lý lan truyền của mất mát.
(6) Bài viết Di sản của mất mát là mất mát của tác giả Nham Hoa (Tiền
Phong Online, 14/3/2009) cho rằng sự mất mát của nhân vật ông tòa, Sai, Biju...
trong tác phẩm về bản chất, không gì khác, chính là "hệ lụy đáng thương của
những cuộc tiếp xúc văn hóa đầy cưỡng ép trong quá khứ". Nói rộng hơn, dân
tộc Ấn Độ đã phải hứng chịu nhiều mất mát trong cuộc tiếp xúc giữa hai nền văn
hóa Đơng - Tây. Chủ nghĩa hậu thuộc địa và những hậu quả của nó để lại cho


4
các dân tộc phương Đông là không thể chối cãi. Nhưng bằng cách nào nó tạo ra
sự kế thừa dai dẳng trong cơ cấu tinh thần các dân tộc thuộc địa dù đã giành độc
lập gần một thế kỷ qua? Đó vẫn là câu hỏi cịn bỏ ngỏ.
(7) Luận văn thạc sĩ Tìm hiểu "con người mất mát" trong tiểu thuyết
Di sản của mất mát của Kiran Desai (2015), tác giả Nguyễn Cơng Tỉnh có đề
cập tới vấn đề con người cô đơn và con người tự ý thức trong tác phẩm. Điểm
lại sự cô đơn lạc lõng trong cuộc đời các nhân vật và sự ý thức muộn màng về bi
kịch của mình, qua đó cho rằng sức ép tồn cầu hóa và áp lực cuộc sống, tham
vọng cá nhân đã gây ra tình trạng chia cắt nhân sinh. Tuy vấn đề tự ý thức đã
được cơng trình phân tích nhưng chiều sâu vùng vơ thức con người vẫn chưa
thấy nhắc đến.
(8) Bài viết Hiện tượng tiểu thuyết Ấn Độ: Cuộc đối thoại giữa hai đại thụ
của tác giả Hồ Anh Thái (Tuổi Trẻ Online, 01/11/2009) có đề cập đến động cơ
thúc đẩy nhân vật hành động quyết liệt nhằm giải phóng thân phận hèn hạ và
tăm tối là khát vọng tự do. Đồng thời, tác giả cũng nhận định về tình trạng phiến
diện và hạn chế trong nhận thức của con người thời đại ngày nay. Hồ Anh Thái
cho rằng hình tượng Đức Phật trong Cọp Trắng mang ý nghĩa giễu cợt đối với

sự kiêu ngạo về trí thức. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở góc độ phân tích sơ
lược hành vi của Balram.
(9) Tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên (Sài Gòn Tiếp Thị Online, 19/10/2009)
trong bài viết Cọp Trắng - giải thiêng Ấn Độ đương đại đã có những nhận định
về nội dung cũng như nghệ thuật tác phẩm. Trong đó, tác giả cho rằng hiện thực
dã man trong một xã hội tân tiến là không thể chấp nhận. Tình trạng "xói mịn
nhân cách" hay thích nghi với "mùi tanh của máu người" cho thấy con người đã
bị đẩy đến chân tường và phải cầu viện đến "bản năng của dã thú để tồn tại" để
đòi quyền được sống. Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng sự manh động của Balram
xuất phát từ ý thức phải "vượt lên trên bầy đàn thống khổ". Nhìn chung, những
nhận xét của tác giả rất khúc chiết và mở ra nhiều suy tưởng. Đáng tiếc là bài


5
viết thiên về giới thiệu và cảm nhận, chưa có được cơ sở khoa học để chấp cánh
thêm.
(10) Bài viết Cọp Trắng dưới góc nhìn người trong cuộc của tác giả
Đỗ Định (Website: , 12/2010) nhìn chung là đánh giá hiện thực
Ấn Độ với nhiều vấn đề ngổn ngang về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, Đỗ Định
có một nhận xét khiến chúng tôi tâm đắc. Tác giả viết "một khu rừng thiêng
nước độc... con người ta như những con thú hoang, chỉ chầu chực để nuốt sống
lẫn nhau". Bài viết khiến chúng tôi liên tưởng đến bản năng chết trong tiềm thức
con người.
(11) Bài viết Phản đề truyền thống trong thế giới nghệ thuật của
Cọp Trắng (Aravind Adiga), tác giả Nguyễn Hồng Anh (Tạp Chí Nhà văn, số 09
- 2012) đã đặt vấn đề về sự tiến hóa của các nền văn minh cổ đại, năng lực của
tình u và văn hóa. Trong đó, truyền thống và tình người bất lực trước sự suy
đồi của xã hội. Nguyễn Hồng Anh viết: "liệu điều gì là thích hợp nhất cho một
Ấn Độ hiện đại đang đi trên ranh giới giữ gìn và đổi mới?". Đồng thời, yêu cầu
văn chương phải giải đáp câu hỏi đó. Tác giả cho rằng Cọp Trắng thông qua các

phản đề truyền thống về không gian, thời gian, nhân vật... có thể là phương
thuốc hiện thực cực mạnh, đủ sức lật tung mặt trái của văn hóa, tơn giáo, chính
trị và xã hội. Như phân tích của Nguyễn Hồng Anh, bằng cách mơ tả Ấn Độ như
bãi cơng trình nham nhở, bốc mùi, Aravind Adiga muốn lột trần bộ mặt xã hội
đương thời. Nhưng theo suy nghĩ của chúng tôi, việc lật tung hiện thực, đập phá
tôn giáo, phủ định con người không hẳn là ý đồ trong Cọp Trắng. Có lẽ nhà văn
muốn đào tung cái hiện thực nhằm tìm kiếm những "lỗi" bên trong cái tinh thần.
(12) Cơng trình Luận văn thạc sĩ Tác phẩm Cọp Trắng của Aravind Adiga
nhìn từ đặc điểm văn học "giải thiêng" của tác giả Nguyễn Thị Mộng Dung
(2015), có nghiên cứu một số biểu tượng trong tác phẩm. Trong phần giới thiệu
nội hàm biểu tượng có dẫn chứng một số kiến thức của Jean Chevalier,


6
Carl Jung... Tuy nhiên, hiện thực xã hội bất công, tàn nhẫn là cơng cụ chính để
tác giả giải thiêng Cọp Trắng.
2.2. Ở nước ngoài
(1) Tuyển tập “Imaginary Homelands” (Quê hương hư ảo, Nxb Granta
Book, 1992) gồm những bài nghị luận và phê bình của Salman Rushdie từ năm
1981-1991. Tác giả có đề cập đến tiểu thuyết Những đứa con của nửa đêm về
khía cạnh ngụ ngơn và trần thuật của tiểu thuyết này. Đồng thời, quan điểm sáng
tác cũng được ông bày tỏ trong chuyên luận. Tiểu thuyết đã bị người dân trong
nước phản đối rất nhiều bởi sự bi quan mà nó dành cho Ấn Độ. Nhưng theo ông,
"quyển sách nhỏ" này không bao giờ hướng tới niềm tuyệt vọng hay đề cao chủ
nghĩa hư vô.
(2) Tác giả Paul Brain (1998) trong bài sách Arundhati Roy: The God of
Small Things Study Guide, đánh giá cao cống hiến nghệ thuật cuả nhà văn
Arundhati Roy trong nghệ thuật xây dựng và nắm bắt tâm lý trẻ thơ. Theo ông,
tiểu thuyết đã cho chúng ta thấy trong tâm hồn Rahel và Estha hiện hữu những
"niềm đam mê mãnh liệt cùng bao mặc cảm kinh hoàng đang trào dâng và tiêu

diệt chúng".
(3) Tác giả Neil Ten Kortenaar (2005) trong Self, Nation, Text in Salman
Rushdie's "Midnight's Children (tạm dịch: Cá nhân, Quốc gia, Chủ đề trong
Những đứa con của nửa đêm của Salman Rushdie), nhận định cuộc đời và suy
nghĩ của nhân vật Saleem có sự tương quan với lịch sử và vận mệnh quốc gia.
Ở đó, những nỗi ám ảnh đã chia rẽ Ấn Độ cũng được nhà văn đề cặp đến.
Tuy nhiên, vấn đề vô thức con người chưa được đào sâu.
(4) Tác giả Katja Losensky (2008) trong cơng trình Globalization &
Colonialism in Arundhati Roy`s "The God of Small Things" (tạm dịch: Tồn cầu
hóa & Chủ nghĩa thực dân trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt của
Arundhati Roy), nhận định tiểu thuyết dưới nhiều góc độ mang tính thời đại:


7
vấn đề phát triển nóng, phá hoại mơi trường, lạm dụng tình dục... Qua đó, có cái
nhìn đa chiều về người dân hậu thuộc địa trong bối cảnh toàn cầu.
(5) Cơng trình Reflections on Contemporary Indian English Fiction (tạm
dịch: hiện thực trong tiểu thuyết đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh) của tác
giả Kulbhushan Kushal và N. K. Neb (2011), có nhiều bài viết liên quan đến đề
tài nghiên cứu như: Travails of Diaspora Journey and Existence in Kiran
Desai’s The Inheritance of Loss Tejinder Kaur; Arundhati Roy’s The God of
Small Things: A Foucauldian Reading Anand Bajaj…Nhưng không đề cập tới
vô thức và cổ mẫu trong tinh thần nhân vật.
(6) Hai tác giả Shubha Prakash và Sujata (2012) trong bài nghiên cứu
Women as the Oppressed Lot in the God of Small Things (tạm dịch: phụ nữ vô
tội bị áp bức trong Chúa trời của những chuyện vụn vặt), đã có cái nhìn sâu sắc
về những bất cơng đối với người phụ nữ trong xã hội Ấn. Đồng thời, nhận thấy
tính chất kế thừa trong hành động bạo lực gia đình "cuốn tiểu thuyết là bản
tường trình của niềm đau bất tận cho nhiều thế hệ mai sau". Tuy nhiên, cơng
trình chỉ dừng lại ở góc nhìn hiện thực xã hội.

(7) Trong cơng trình Kiran Desai’s The Inheritance of Loss: Elements of
American Dream and Globalization (tạm dịch: Di sản của mất mát của Kiran
Desai: các yếu tố của giấc mơ Mỹ và Tồn cầu hóa), hai tác giả Chandramani và
Bala Krushna Reddy (2013) đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc bên trong
nội tâm nhân vật nhằm khám phá bản chất những ước mơ, lý tưởng và sự tổn
thương được tạo ra bởi sự hỗn loạn của xã hội ngày nay. Tuy có những phân tích
về tâm lý nhưng không dựa trên nền tảng Phân tâm học.
Cọp Trắng là một tác phẩm còn khá mới trên văn đàn thế giới. Tuy nhiên,
tiếng vang của tiểu thuyết đạt giải thưởng văn học Man Booker 2008 là vượt
ngồi dự đốn. Cọp Trắng liên tục xuất hiện trên phương tiện truyền thông quốc
tế. Hy vọng bên cạnh những bài phỏng vấn và điểm sách, Cọp Trắng cần được


8
giới nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn trên các phương diện như tâm
lý học, văn hóa, tơn giáo, nhân học và biểu tượng.
♦ Nhận xét chung
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, bài phân tích, bình luận và giới
thiệu về bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng văn học Man Booker
khá nhiều. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tập trung vào vấn đề hiện thực xã hội
và lịch sử Ấn Độ. Một vài công trình nghiên cứu có khai thác biểu tượng trong
tác phẩm nhưng chưa nhiều và chủ yếu làm nổi bật vấn đề phân biệt đẳng cấp.
Yếu tố tâm lý, vô thức của nhân vật chưa được chú ý. Đặc biệt là khía cạnh vơ
thức cá nhân, vơ thức tập thể trong nội hàm những biểu tượng chưa được khai
thác. Các công trình chưa dành nhiều chú ý đến những vấn đề mang tính nhân
văn, nhân bản được bộc lộ trong tác phẩm như bản năng sống, bản năng chết,
thăng hoa, sa đoạ, tình u... Rất nhiều thơng điệp mang tính thời đại được gửi
gắm một cách tinh tế trong tác phẩm thơng qua cổ mẫu, biểu tượng chưa được
quan tâm. Ngồi ra hầu hết các cơng trình chỉ nghiên cứu trên một tác phẩm đơn
lẻ, chưa liên kết và đối chiếu nhóm tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng

Man Booker.
Trong luận văn này, tôi áp dụng hệ thống lý thuyết Phân tâm học như:
vô thức cá nhân, vô thức tập thể, xung năng tính dục (Libido), bản năng chết
(Thanatos), giấc mơ, cổ mẫu, biểu tượng, kết hợp kiến thức liên ngành như thi
pháp, văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế để thâm nhập, khám phá các mã văn hóa,
ngơn ngữ trong tác phẩm. Đồng thời, liên kết đối chiếu nội hàm cổ mẫu, biểu
tượng giữa các tiểu thuyết để tìm ra quy luật về tâm lý, văn hóa và xã hội Ấn Độ
thông qua những cổ mẫu, biểu tượng. Dựa trên kết quả có được từ q trình giải
mã, tôi muốn nhận diện các thế mạnh và nét độc đáo của tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ đạt giải thưởng văn học Man Booker trong bối cảnh toàn cầu hóa.


9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cổ mẫu, biểu tượng trong các tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải
thưởng Man Booker dựa trên quan điểm vô thức cá nhân, vô thức tập thể, xung
năng tính dục, mặc cảm Oedipe trong hệ thống học thuyết Phân tâm học
Sigmund Freud, Carl Jung.
Các biểu tượng được tôi lựa chọn khảo sát và nghiên cứu dựa trên các tiêu
chí sau: biểu tượng phải có nội hàm vơ thức, xung năng tính dục, mặc cảm
Oedipe; đối với từng tác phẩm: hồn cảnh xuất hiện của biểu tượng phải mang
tính bước ngoặt; nội hàm biểu tượng thống nhất với tư tưởng, chủ đề chung của
nhóm tác phẩm; ưu tiên cho biểu tượng có xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng
vẫn thống nhất về tư tưởng; ưu tiên những biểu tượng có số lần xuất hiện cao và
xuất hiện trong nhiều tác phẩm; ưu tiên những biểu tượng trung tâm (khi giải mã
được biểu tượng này thì hàng loạt biểu tượng có liên quan khác cũng được giải
mã).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết đương đại Ấn Độ bao gồm dòng tiểu thuyết viết bằng tiếng

mẹ đẻ và dòng tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh. Trong phạm vi đề tài này, tôi
chọn 04 tiểu thuyết đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh đã đạt giải thưởng văn
học Man Booker để đi sâu nghiên cứu: Những đứa con của nửa đêm của Salman
Rushdie (1981); Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy
(1997); Di sản của mất mát của Kiran Desai (2006); Cọp Trắng của Aravind
Adiga (2008). Bên cạnh đó, tơi còn mở rộng so sánh, đối chiếu với một số tiểu
thuyết khác của Ấn Độ và thế giới có liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài.


10
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Tôi sẽ thống kê, phân loại và sắp xếp các cổ mẫu, biểu tượng có nội hàm
vơ thức, xung năng tính dục trong 04 tiểu thuyết nhằm tạo ra mối quan hệ tương
tác; từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể về nội hàm cổ mẫu, biểu tượng.
4.2. Phương pháp hệ thống
Tôi sắp xếp tri thức khoa học của ngành Phân tâm học, Thi pháp học, Văn
hóa học và các kiến thức lịch sử, xã hội, kinh tế trên cơ sở mơ hình lý thuyết vơ
thức nhằm làm cho sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu được toàn diện và sâu
sắc hơn.
4.3. Phương pháp lịch sử
Tơi sẽ đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của cổ
mẫu, biểu tượng nhằm phát hiện bản chất và quy luật của nội hàm vô thức trong
các tác phẩm.
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương
đồng, những nét khác biệt và những sáng tạo trong phương thức sử dụng cổ
mẫu, biểu tượng của bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng Man
Booker với nhau và với cổ mẫu, biểu tượng trong huyền thoại, tôn giáo...
4.5. Hướng tiếp cận Phân tâm học

Tôi vận dụng hệ thống lý thuyết của ngành Phân tâm học như vô thức, vô
thức cá nhân, vô thức tập thể, xung năng tính dục (Libido), mặc cảm Oedipe,
bản năng chết (Thanatos), cổ mẫu và biểu tượng để nghiên cứu cổ mẫu, biểu
tượng trong các tiểu thuyết. Đồng thời, tôi hướng đến giải mã văn hóa Ấn Độ
đương đại.
4.6. Hướng tiếp cận Thi pháp học
Tơi tập trung phân tích, tìm hiểu cách sử dụng những cổ mẫu, biểu tượng,
trong văn bản để phát hiện ý nghĩa nghệ thuật của nó.


11
4.7. Hướng tiếp cận Văn hóa học
Dựa trên kiến thức về văn hóa Ấn Độ và thế giới tơi mong muốn giải mã,
phân tích nội hàm của các cổ mẫu, biểu tượng trong tác phẩm một cách khách
quan và sâu sát.
5. Đóng góp luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học
1. Về phương pháp nghiên cứu khoa học, với việc giải mã các tiểu thuyết
đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng Man Booker dưới lý thuyết của Phân tâm học,
Thi pháp học, Văn hóa học, luận văn sẽ đóng vai trị như một sản phẩm ứng
dụng mà ở đó, các phương pháp nghiên cứu liên ngành được khai thác hiệu quả
nhằm khám phá chiều sâu tư tưởng tác phẩm văn học đương đại.
2. Luận văn mong muốn xây dựng một hệ thống thông tin, kết quả nghiên
cứu khoa học về cổ mẫu, biểu tượng trong tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải
thưởng Man Booker.
3. Những khám phá về văn hóa, tơn giáo, xã hội và tâm thức Ấn Độ trong
luận văn sẽ góp phần giới thiệu, cung cấp dữ liệu chuyên sâu trong việc tìm hiểu
nền văn hóa Ấn Độ đương đại trong bối cảnh tồn cầu hóa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời kỳ hội nhập, nhiệm vụ đối ngoại thông qua văn hóa, văn học

và giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và nhân dân đặt ra
cho đội ngũ trí thức nước nhà. Từ kinh nghiệm thành công của văn học Ấn Độ
(trong trường hợp giải thưởng Man Booker) với nỗ lực khai thác nghiên cứu tiểu
thuyết đương đại Ấn Độ đạt giải thưởng Man Booker, tơi mong muốn thơng qua
cái nhìn tổng quan, tương quan về văn hóa Ấn Độ nhằm rút ra kinh nghiệm phát
triển và hội nhập đối với văn hóa, văn học nước ta trong thời đại toàn cầu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
ba chương.


12
Phần mở đầu của luận văn gồm có sáu mục: Lý do chọn đề tài, Lịch sử
nghiên cứu vấn đê, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu,
Đóng góp của luận văn, Bố cục luận văn.
Chương 1: Tiểu thuyết đương đại Ấn Độ và khuynh hướng phê bình
Phân tâm học
Tơi phân tích và tìm hiểu các vấn đề sau: bối cảnh xã hội và văn học
Ấn Độ đương đại; tiểu thuyết đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh; học thuyết
Phân tâm học và tiểu thuyết đạt giải Man Booker.
Chương 2: Cổ mẫu và Biểu tượng trong bốn tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ từ góc nhìn "vơ thức"
Vận dụng các lý thuyết và phương pháp Phâm tâm học để nghiên cứu ba
vấn đề chính: Thứ nhất, là vấn đề Vơ thức cá nhân. Thứ nhì, là vấn đề Vô thức
tập thể. Thứ ba, là cổ mẫu, biểu tượng trong tiểu thuyết đạt giải Man Booker
dưới góc nhìn vơ thức. Từ các hướng trên để có cái nhìn tổng quan về thực trạng
tâm thức con người Ấn Độ được phản ánh thông qua tác phẩm.
Chương 3: Cổ mẫu và Biểu tượng trong bốn tiểu thuyết đương đại
Ấn Độ từ góc nhìn "xung năng tính dục"
Tơi tiếp tục đi sâu nghiên cứu ba vấn đề về Xung năng tính dục qua việc

làm rõ thuật ngữ Libido; Phân tích đặc điểm của Libido; chỉ ra các biểu hiện của
“xung năng tính dục” trong bốn tiểu thuyết đương đại Ấn Độ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


13
Chương 1. TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI ẤN ĐỘ
VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC
1.1. Bối cảnh văn học Ấn Độ đương đại
Vào giữa những năm bảy mươi của thế kỷ XX, thơ ca đương đại Ấn Độ
viết bằng tiếng Anh bắt đầu tiến vào thời kỳ phát triển phồn vinh. Năm 1976,
nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả R. Parthasarathy đã cho xuất bản cuốn Mười nhà
thơ của thế kỷ hai mươi. Đây là cơng trình tuyển chọn những sáng tác thơ ca
xuất sắc từ các tác gia nổi tiếng lúc bấy giờ. Cuốn sách được chính
R. Parthasarathy tuyển chọn và dịch ra tiếng Anh hiện đại từ ngôn ngữ Tamil.
Cơng trình được độc giả chào đón nhiệt tình. Nó đã khơi dậy phong trào sáng tác
và giới thiệu thơ ca viết bằng tiếng Anh khắp nơi trên đất nước. Sau khi cơng
trình R. Parthasarathy ra mắt độc giả, hàng loạt các tuyển tập thơ ca khác cũng
lần lượt ra đời. Đó là tập Thánh ca trong Bóng tối (1976) của Nissim Ezekie, tập
Thi Tuyển (1977) của A.K. Ramanujan, tập Vượt sông (1976) của N. Daruwanla,
tập Đoạn khô cằn (1976) của R. Parthasarathy, tập Sự lẩn tránh (1976) của tác
giả Shir K. Kumar... Có thể thấy việc tuyển tập Mười nhà thơ của thế kỷ hai
mươi được xuất bản đã mở ra thời kỳ mới cho thơ ca Ấn Độ viết bằng tiếng
Anh.
Khơng dừng lại đó, giai đoạn sau năm 1980 mới thực sự là bình minh
sáng lạng của thể loại này. Những giải thưởng văn học danh giá thường niên như
Sahitya Akademi và New Delhi đã góp phần cổ vũ phong trào sáng tác bằng
việc vinh danh những tài năng thơ ca của Ấn Độ. Nhiều nhà thơ sau đó đã trở

thành cây đại thụ của văn học nước nhà. Có thể kể ra như Nissim Ezekie với
Psalms trong thời đại của chúng ta (1983), Keki N. Daruwalla với Thần chết
(1984), Kamala Das với Thi tuyển I (1985), Shir K. Kumar với Thác đổ trời cao
(1987), Dom Maraes với cơng trình Serendip (1994), A.K. Ramanujan với tập
Thi tuyển (1999).


14
Truyện ngắn đương đại Ấn Độ từ sau những năm 1980 đã phản ánh chân
thực nhiều phương diện của đời sống và tinh thần Ấn Độ đương thời. Đề tài
truyện ngắn thời kỳ này vơ cùng phong phú như tình yêu, cái chết, nữ quyền,
tham nhũng, quan hệ giữa con người… Nhưng nổi bật nhất là khuynh hướng đả
phá sự mê tín và các tục lệ cổ hủ đang thịnh hành trong xã hội. Điển hình là các
truyện ngắn Mặt nạ của Vishnu, Tiếng nói các thần linh của Khushwant Singh;
Từ biệt hồn ma của Manoj Das...
Đất nước Ấn Độ với sự chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa đã kéo theo sự biến đổi mọi mặt đời sống ở các làng quê. Đứng
trước sự thay đổi không ngừng của xã hội, khuynh hướng sử dụng chất liệu
huyền thoại như một nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống được nhiều
nhà văn như R.K.Narayan, Manoj Das ưa chuộng.
Trong bối cảnh hậu hiện đại, chiều sâu tâm lý và bản năng tự nhiên của
con người được các nhà văn Ấn Độ quan tâm khai thác. Đó là trường hợp các
truyện ngắn như Đơi mắt em có nó, Bảy người chồng của Susanna, Nhục cảm…
của Ruskin Bond; truyện ngắn Vượt khỏi tình yêu, Mặt ở sau gương… của nhà
văn Shiv K.Kumar.
Dòng tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng mẹ đẻ trong thời kỳ đương đại đã
ghi nhận nhiều tên tuổi lớn. Đó là Yashpal với tinh thần hiện thực, Bhisham
Sahni trăn trở với văn hóa quê hương, Sri Lal Shukla sâu cay châm biếm tinh
thần hậu thuộc địa; nữ văn sĩ Amrita Pritam hăng say cất cao tiếng nói nữ quyền.
Yashpal (1903 – 1976) nhà văn, nhà cách mạng đấu tranh không mệt mỏi

giành lại độc lập dân tộc từ tay thực dân Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông là
Jhutha Sach được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1958. Đây là bộ tiểu thuyết
hiện thực miêu tả vẻ đẹp tình yêu, con người và cuộc đấu tranh giai cấp của
nhân dân Ấn Độ.
Bhisham Sahni (1915 - 2003) là nhà tiểu thuyết, nhà biên kịch, diễn viên.
Ông được biết đến bởi tiểu thuyết lừng danh Bóng tối (Tamas). Tác phẩm dựa


15
trên sự kiện có thực tại Ấn Độ vào năm 1947, tiểu thuyết khắc họa sâu sắc
những mâu thuẫn và phức tạp dẫn đến xung đột giữa hai cộng đồng tơn giáo Ấn
– Hồi. Tính hiện thực của tác phẩm là sự tập trung vào cuộc vật lộn của con
người để bảo tồn những giá trị truyền thống trong thời kinh tế. Qua đó, suy
ngẫm về bản chất nhân văn và sự tàn bạo của con người. Tác phẩm là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa thổ ngữ Urdu và tiếng Punjabi.
Sri Lal Shukla (1925-2011) được xem là một cây đại thụ của dòng văn
học viết bằng tiếng Hindi, đồng thời là một tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới.
Trong các tác phẩm của mình, ơng đã tập trung khắc họa một cách sắc bén sự
suy đồi về đạo đức của bộ phận quan chức Ấn Độ thời kỳ hậu thuộc địa. Tiểu
thuyết của Sri Lal Shukla phơi bày bộ mặt tiêu cực của đạo đức tại các vùng quê
nghèo đói bằng giọng văn châm biếm chua cay. Tiểu thuyết Raag Darbari, là
một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Raag Darbari được nhận
giải Academy Award Sahitya năm 1969.
Amrita Pritam (1919 - 2005) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội hăng
hái. Bà nổi tiếng với tiểu thuyết Pinjar (1950). Tác phẩm là tiếng nói mạnh mẽ
nhằm bên vực quyền được sống hạnh phúc và được tôn trọng của người phụ nữ.
Như Gandhi từng nói, việc sử dụng ngôn ngữ cốt là ở diễn đạt tâm ý của
bản thân mình. Trong thời đại hội nhập và tồn cầu hóa, văn học Ấn Độ cũng
ni khát vọng góp tiếng nói của mình trên văn đàn thế giới. Vì lẽ đó, bên cạnh
tiểu thuyết viết bằng tiếng mẹ đẻ, tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh đã từng bước

vươn lên chiếm một vị trí nhất định trong nền văn chương Ấn Độ. Tiểu thuyết
Ấn Độ đương đại viết bằng tiếng Anh đã làm phong phú thêm bức tranh tinh
thần nhân loại trong thời đại hồng kim của “ngơn ngữ mang tính tồn cầu”.
Chúng ta có thể nhắc đến những cái tên nổi tiếng như: Mulk Raj Anand, R.K.
Narayana, Naipaul, Amitav Ghost, Salman Rushdie, Arundhati Roy…


16
1.2. Tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh
1.2.1. Trước năm 1980
Trong bức tranh văn học đương đại Ấn Độ, tiểu thuyết viết bằng tiếng
Anh có những đóng góp vơ cùng quan trọng. Dịng văn học này được đón nhận
bởi đơng đảo độc giả trong và ngồi nước. Từ trước thập niên 70 của thế kỷ XX,
nhiều văn sĩ lừng danh như R.K.Narayan, Raja Rao và Naipaul, Mulk Rai
Anand, Arun Joshi... đã chinh phục nhiều giải thưởng văn học quốc gia và quốc
tế. Trong đó điển hình là các tác phẩm Những kẻ cùng đinh (1936), Phu xe
(1936), Hai lá một chồi (1937) của Mulk Raj Anand; Swami và những người
bạn của R.K. Narayan.
Tiểu thuyết Những kẻ cùng đinh của Mulk Raj Anand viết về cuộc sống
hằng ngày của Bakha – người lao công trẻ tuổi làm công việc dọn dẹp nhà vệ
sinh. Tác giả xây dựng nhân vật Bakha là người thuộc tầng lớp thứ dân bị xã hội
khinh rẻ và “không muốn chạm tay vào”. Tiểu thuyết Hai lá một chồi (1937)
xoay quanh câu chuyện một người nông dân của đồn điền chè Assam (miền Bắc
Ấn) đã cố gắng bảo vệ con gái mình khỏi sự bức hiếp của một tên lính người
Anh... Tác phẩm là tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh chống sự áp bức dưới chế độ
thực dân.
Tiểu thuyết Swami và những người bạn của nhà văn R.K. Narayana lấy
bối cảnh xã hội vào những năm 1930, thời điểm đất nước Ấn Độ nằm dưới
quyền cai trị của thực dân Anh. Truyện kể về cậu bé mười tuổi Swaminathan
ngây thơ, nghịch ngợm. Là một học sinh thụ hưởng nền giáo dục thực dân

nhưng khơng vì thế mà Swaminathan bị gị bó về tư duy, tình cảm. Cậu ln có
chính kiến và thiên hướng tiếp cận cuộc sống theo cách của riêng mình. Mặc dù
có những rắc rối xảy ra trong mối quan hệ với bè bạn, trường học lẫn gia đình
nhưng Swaminathan quyết tâm vượt qua nỗi sợ hãi để thực hiện ước muốn khám
phá cuộc sống theo cách mình u thích.


17
Raja Rao bắt đầu xây dựng tên tuổi trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay
Kanthapura (1938). Tác phẩm được bao phủ bởi màn sương huyền thoại dân
gian tại các miền quê Ấn Độ. Qua đó quan điểm của Raja Rao về cải cách chính
trị và tệ nạn tham nhũng, được kín đáo bày tỏ. Tiểu thuyết Rắn và Dây (1960)
của ông thực sự là một kiệt tác văn học bởi tính trừu tượng triết lý sâu xa. Tác
phẩm khắc họa hình tượng người trí thức trẻ tên Brahman đã cùng vợ mình dấn
thân khắp chốn Đơng - Tây, từ Ấn Độ đến nước Pháp, rồi sang Anh Quốc…
Tiểu thuyết là cuộc hành hương đi tìm linh sơn trong tâm thức con người. Ngồi
ra, ơng cịn được biết đến với nhiều tiểu thuyết châm biếm như Mèo và
Shakespear: Câu chuyện về nước Ấn (1965); Đồng chí Kirillov (1976).
Năm 2001 Naipaul nhận giải Nobel văn học cho bộ tứ tiểu thuyết: Miguel
Street (1959), Khu Bóng tối (1964), Qn du kích (1975), The Enigma of
Arrival (1987). Với thành tích nêu trên Naipaul đã góp phần làm vang danh
dịng tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh trên toàn thế giới. Bốn tác phẩm
được trao tặng danh hiệu cao quý vì đã gắn kết “câu chuyện đầy cảm động cùng
sự liêm khiết sắt đá buộc chúng ta đối diện với lịch sử đã bị chôn vùi” [65].
1.2.2. Sau năm 1980
Các tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng anh trước 1970 tuy đạt được thành
tựu to lớn, xuất hiện nhiều tác giả và tác phẩm xuất sắc nhưng chưa thật sự nhận
được sự quan tâm của đơng đảo quần chúng. Tình trạng đó chỉ thay đổi vào
những năm 1980. Tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh bắt đầu tìm được ánh
hào quang của mình với thời kỳ nở rộ những tên tuổi mới như: Amitav Ghost,

Upamanyu Chatterjee, Shashi Tharoor, Vikaram Seth, Shashi Deshpande...
Trước sự biến động về chính trị, xã hội của đất nước, chủ đề trong tiểu thuyết
đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh từ năm 1947 đến nay cũng có nhiều thay
đổi. Cảm hứng sáng tác dịch chuyển từ làng q bình dị sang những thành phố
ơn hịa, từ nơng thơn sang những trung tâm kinh tế và sau đó là nhìn ra hải
ngoại. Bước sang thời đại tồn cầu hóa, khơng có nền văn hóa hay xã hội nào có


18
thể thu mình như ốc đảo. Ấn Độ khơng nằm ngồi quy luật đó. Họ liên tục tiếp
biến các luồng tư tưởng mới và đóng góp cho cộng đồng thế giới những tinh hoa
tư tưởng và văn hóa mang bản sắc Ấn Độ. Điều đó giải thích tại sao nhân vật
trong các tiểu thuyết đương đại Ấn Độ thường đi trên quỹ đạo hành trình quốc
gia - quốc tế. Trong cuộc hành trình đó, sự đụng độ giữa hai nền văn hóa Đơng Tây trong tinh thần hậu thuộc địa trở thành chủ đề chiếm vị trí hàng đầu. Thời
kỳ này ghi nhận những tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết English, August của
Upamanyu Chatterjee; Cổng Vàng, Khúc nhạc bình đẳng của Vikaram Seth...
Cung điện thủy tinh của nhà văn Amitav Ghost là tiểu thuyết lấy bối cảnh
hàng loạt các quốc gia Myanmar, Nepal, Malaysia, Ấn Độ từ năm 1885 đến năm
1945. Trong Cung điện thủy tinh, Amitav Ghost dẫn dắt người đọc chứng kiến
những vương triều sụp đổ, hai cuộc thế chiến kinh hoàng khiến chúng ta suy
nghiệm những gì đã dựng nên một quốc gia và do đâu tất cả phải trôi theo cơn
thủy triều lịch sử. Trong tiểu thuyết Trên miền đất cổ (1992), Amitav Ghost đưa
người đọc đi vào lãnh địa của thực nghiệm tâm linh và tơn giáo. Tác phẩm như
một khối cơng trình được xây bằng gạch đá của nhiều nền văn hóa cổ xưa như
Hindu giáo, Hồi giáo và Do Thái. Ở một phong cách khác, tiểu thuyết Shadow
Lines là câu chuyện về chiến tranh thế giới và xung đột sắc tộc. Qua tác phẩm,
khát vọng đi tìm ý nghĩa cuộc sống nhân sinh được nhà văn nhấn mạnh. Nhìn
chung, chủ đề chính của Shadow Lines chủ yếu xoay quanh vấn đề dân tộc chủ
nghĩa, tự do chính trị và quan hệ giữa các quốc gia.
Năm 1981 thực sự là một bước ngoặt quan trọng đối với tiểu thuyết

Ấn Độ viết bằng tiếng Anh. Nhà văn hải ngoại tha hương Salman Rushdie với
tác phẩm Những đứa con của nửa đêm – một tác phẩm hiện thực huyền ảo độc
đáo đã đạt giải thưởng văn học danh giá Man Booker. Có thể nói Những đứa
con của nửa đêm đã mở ra kỷ nguyên mới cho nền văn học Ấn. Từ đó khơi mào
cho cuộc cách mạng của tiểu thuyết đương đại Ấn Độ viết bằng tiếng Anh.


19
Sau năm 1980, tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh chứng kiến sự lên
ngơi của chủ đề tình u và tình dục. Chủ đề được các nhà văn hậu hiện đại
miêu tả một cách táo bạo và không tuân theo nguyên tắc truyền thống. Tiểu
thuyết Chúa trời của những chuyện vụn vặt của Arundhati Roy là một ví dụ. Các
tác phẩm có nhiều tình tiết nhục cảm, loạn ln: Một người cha ngoan của Akhil
Sharma, Một con sông với ba bờ của S.K.Kumar, Những cơ gái khó của Manju
Kapur, Cấm sừng của Kiran Nagarkar… Nhóm tác phẩm này nằm trong khuynh
hướng mô tả đậm nét về quan hệ xác thịt.
Các nhà văn nữ Ấn Độ cũng đóng góp nhiều cho dòng văn học nữ quyền
như Sự im lặng kéo dài, Chúa trời của những chuyện vụn vặt... Tác phẩm Sự im
lặng kéo dài của nữ nhà văn Shashi Deshpande lần đầu ra mắt công chúng năm
2008. Tiểu thuyết kể về cuộc đời của Jaya, một người phụ nữ bất hạnh. Cuộc
sống gia đình cơ xáo trộn và rối ren sau sự cố người chồng mất việc. Nỗi bất hòa
và thất vọng trùm phủ lấy ngôi nhà. Ám ảnh thất bại trong quá khứ có mặt ở
khắp nơi. Jaya đã cố gắng đóng vai trị một người vợ lý tưởng trong hoàn cảnh
trăm ngàn áp lực. Nhưng rồi cũng đến lúc Bản ngã con người đắm chìm vào cơn
lũ của sự khổ đau và phủ định. Hành động vì tự do và bảo tồn Bản ngã như một
thông điệp mà Shashi Deshpande hướng đến. Chúa trời của những chuyện vụn
vặt của nữ nhà văn Arundhati Roy là câu chuyện về những sang chấn tâm lý
nặng nề trong vô thức của nhân vật Ammu và hai con nhỏ. Đó là hồi chuông
cảnh báo về hậu quả lâu dài mà bạo lực gia đình gây ra.
Ngồi ra, có thể kể đến Di sản của mất mát của Kiran Desai; Cọp Trắng

của Aravind Adiga; Triệu phú khu ổ chuột của Vikas Swarup… đều là những
kiệt tác. Nhìn chung, các tiểu thuyết đương đại Ấn Độ đã cất cao tiếng nói đầy
âm vang báo hiệu sự thức giấc của “tiểu lục địa” văn chương.


×