Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của phùng quán trong tiểu thuyết tuổi thơ dữ dội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________

Lê Thị Kim Thoa

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ CỦA PHÙNG QUÁN
TRONG TIỂU THUYẾT “TUỔI THƠ DỮ DỘI”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________

Lê Thị Kim Thoa

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ CỦA PHÙNG QUÁN
TRONG TIỂU THUYẾT “TUỔI THƠ DỮ DỘI”
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 02 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh – 2016
Người thực hiện

Lê Thị Kim Thoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thế Truyền, cảm ơn thầy đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
đến quý thầy cơ trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và
hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, đặc biệt là những học
viên cao học lớp Ngôn ngữ học khóa 25 (niên khóa 2014-2016). Cảm ơn mọi người đã
ủng hộ và khích lệ tơi trong qng thời gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh – 2016
Người thực hiện

Lê Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................... 11
1.1. Tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết .................................................................. 11
1.1.1. Tiểu thuyết .................................................................................................. 11
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết .................................................................................. 14
1.2. Phong cách học tự sự ......................................................................................... 17
1.2.1. Môi trường văn bản .................................................................................... 18
1.2.2. Mã ngôn ngữ học xã hội ............................................................................. 19
1.2.3. Hành động và sự kiện ................................................................................. 23
1.2.4. Điểm nhìn (point of view) ........................................................................... 24
1.2.5. Cấu trúc văn bản ......................................................................................... 30
1.2.6. Tính liên văn bản ........................................................................................ 33
Chương 2. MƠI TRƯỜNG VĂN BẢN, MÃ NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI,
HÀNH ĐỘNG VÀ SỰ KIỆN TRONG TIỂU THUYẾT “TUỔI
THƠ DỮ DỘI” CỦA PHÙNG QUÁN ................................................... 38
2.1. Môi trường văn bản trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” .................................. 38
2.2. Mã ngôn ngữ học xã hội trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ........................... 41
2.2.1. Phương ngữ ................................................................................................ 41
2.2.2. Ngữ vực ...................................................................................................... 49
2.2.2.1. Trường ..................................................................................................... 49
2.3. Hành động và sự kiện trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ............................... 58


Chương 3. ĐIỂM NHÌN, CẤU TRÚC TỰ SỰ VÀ TÍNH LIÊN VĂN
BẢN TRONG TIỂU THUYẾT “TUỔI THƠ DỮ DỘI” CỦA

PHÙNG QUÁN ....................................................................................... 74
3.1. Điểm nhìn trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ................................................. 74
3.1.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ............................... 74
3.1.2. Các loại điểm nhìn trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”............................. 77
3.2. Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ........................................... 85
3.2.1. Bố cục của văn bản nghệ thuật ................................................................... 85
3.2.2. Đặc điểm của cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” .............. 86
3.3. Tính liên văn bản trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ...................................... 93
3.3.1. Khái niệm tính liên văn bản........................................................................ 93
3.3.2. Những biểu hiện của yếu tố liên văn bản trong “Tuổi thơ dữ dội” ............ 95
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 108
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mơ hình tự sự tự nhiên của Labov ............................................................... 32 
Bảng 3.1. Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”. ..................................... 86 


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là chất liệu của văn học, khơng có ngơn ngữ thì khơng có tác phẩm
văn chương. Thế nên việc nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn từ trong tác phẩm văn
học là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm hiểu giá trị của tác phẩm
cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Vì vậy mà từ đầu thế kỉ XX đến nay đã
có khơng ít cơng trình nghiên cứu văn phong của nhà văn, nhà thơ từ góc nhìn ngơn

ngữ học.
Trong các tác giả văn học Việt Nam hiện đại, có thể nói Phùng Quán là một
trong những cây bút xuất sắc của mảng văn học thiếu nhi. Ơng đã tạo nên tên tuổi cho
mình ngay từ tác phẩm đầu tay “Vượt Cơn Đảo”, nó từng là cuốn sách gối đầu giường
một thời của các chiến sĩ trẻ trong giai đoạn kháng chiến. Tuy nhiên, tác phẩm đã nâng
cao tên tuổi của Phùng Quán và giúp ông nhận giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội
nhà văn là Tuổi thơ dữ dội. Bộ tiểu thuyết dài tám phần này từ khi trình làng cho tới
nay đã nhận được sự yêu mến của bạn đọc trên khắp cả nước. Đây là một cuốn sách
hay, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao không chỉ bởi nội dung hấp dẫn mà cịn do
cách xây dựng hình tượng nhân vật và việc vận dụng linh hoạt vốn ngôn ngữ địa
phương xứ Huế của tác giả vào tác phẩm. Đã có nhiều luận văn chọn tác phẩm này
làm đề tài nghiên cứu, song do mục đích và hướng phân tích chủ yếu chú trọng vào nội
dung của tác phẩm nên vẫn chưa làm nổi bật được phong cách ngôn ngữ của tác giả.
Theo xu hướng nghiên cứu mới trong vài thập kỉ gần đây, một số nhà phong
cách học hiện đại lựa chọn tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn của phong cách học tự sự,
vừa làm nổi bật được nội dung tác phẩm, lại vừa khám phá đặc điểm ngôn ngữ của tác
giả được thể hiện trong tác phẩm đó. Hướng nghiên cứu này vẫn cịn khá mới và chưa
được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Vì thế, luận văn chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ
của Phùng Quán trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” theo hướng phân tích của
phong cách học tự sự với mong muốn tìm hiểu rõ hơn vai trị của những yếu tố ngơn
ngữ đã góp phần tạo nên nét độc đáo cho tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội và phong cách
ngôn ngữ của nhà văn Phùng Quán.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn cố gắng làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn ngữ của nhà
văn Phùng Quán trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội. Để đạt được mục đích trên, luận
văn định hướng thực hiện các nhiệm vụ sau:

-

Khảo sát các yếu tố của phong cách học tự sự được thể hiện trong tác phẩm

cách để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn Phùng Quán trong Tuổi thơ dữ dội.
-

Bước đầu nhận diện phong cách ngôn ngữ của nhà văn Phùng Quán qua tiểu

thuyết Tuổi thơ dữ dội.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tu từ học (Rhetoric, còn gọi là Mỹ từ pháp) có lịch sử nghiên cứu cách đây
2500 năm, từ thời Aristote. Tu từ học cổ điển có vị trí vẻ vang trong nhiều thế kỉ, đóng
vai trị người thầy hướng dẫn cho thuật hùng biện, cho sáng tác và phê bình văn học.
Thành tựu của Tu từ học cổ điển thường được nhắc đến ở bốn phương diện: nghệ thuật
diễn đạt ngôn ngữ, sự phân chia các thể loại văn học, danh mục các phương thức tu từ,
phân loại các phong cách ngôn ngữ. Hiện nay, người ta gọi là phong cách học
(Stylistics).
Phong cách học hiện đại được bắt đầu với nhà ngôn ngữ học người Pháp,
Charles Bally đầu thế kỉ XX với quyển “Dẫn luận phong cách học tiếng Pháp”
(1909). Thời kỳ Phong cách học hiện đại được tiếp tục với những thành tựu rực rỡ của
trường phái Phong cách học chức năng của các nhà ngôn ngữ học Nga Xơ viết, một
trường phái có nguồn gốc từ trường phái Ngôn ngữ học chức năng Praha (Tiệp Khắc).
Khoảng thập niên 70, phong cách học có một khuynh hướng nghiên cứu mới là Phong
cách học mới (New Stylistics). Trong khoảng vài chục năm cuối thế kỷ XX, phong
cách học gần như được thay thế bởi một phân ngành ngôn ngữ học mới là Ngữ dụng
học (Pragmatics).
Các khuynh hướng nghiên cứu và các lĩnh vực nghiên cứu mới của phong cách
học đương đại (contemporary stylistics) là các phân ngành: phong cách học tự sự

(narrative stylistics), phong cách học nữ quyền (feminist stylistics), phong cách học tri
nhận (cognitive stylistics), phong cách học diễn ngôn (discourse stylistics). [60, tr.2].


3

Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám thực sự chưa có mơn Tu từ học hay
Phong cách học đúng nghĩa, mà chỉ có một vài cuốn sách liên quan, như các quyển
sách bàn về phép làm thơ, viết văn, luyện văn, luyện câu, luyện chữ và sách ghi lại luật
thơ. Những nghiên cứu lí thuyết chính thức về Phong cách học ở Việt Nam bắt đầu có
từ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của trường phái Phong cách
học chức năng Nga Xô viết và những di sản truyền thống về Tu từ học phương Đông.
Tu từ học tiếng Việt bắt đầu được dạy từ năm 1957 ở Khoa Ngữ văn trường Đại
học Tổng hợp và Đại học Sư phạm. Một số tác giả đã đặt nền móng cho ngành Phong
cách học ở Việt Nam là:


Đinh Trọng Lạc: Giáo trình Việt ngữ tập III - Tu từ học, 1964; Phong cách

học tiếng Việt, 1993 (soạn chung với Nguyễn Thái Hòa), 99 phương tiện và
biện pháp tu từ tiếng Việt, 1995.


Cù Đình Tú: Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, 1983.



Nguyễn Thái Hòa: Dẫn luận Phong cách học, 1997; Từ điển Tu từ - Thi

pháp và Phong cách học, 2004.



Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện

Kiều, 1985; Cách giải thích văn học bằng ngơn ngữ học, 1995.
Cho đến nay, các nhà phong cách học Việt Nam đã tương đối thống nhất về ba
nội dung nghiên cứu cơ bản của Phong cách học tiếng Việt như sau:
 Nghiên cứu hệ thống các phong cách chức năng ngôn ngữ.
 Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ (phương tiện ngữ âm,
phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp).
 Nghiên cứu giá trị biểu đạt của các phép tu từ (các biện pháp tu từ/ cách thức tu
từ).
Khái niệm phong cách học tự sự chỉ mới xuất hiện trong vài thập niên trở lại
đây, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có tài liệu nào nói về xu hướng nghiên cứu tác
phẩm theo theo hướng phong cách học tự sự. Do đó, trong q trình khảo sát tư liệu,
luận văn xin trích dẫn những bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài để
làm cơ sở lí luận.


4

Trong bài viết “Narrative Stylistics: A Study of the Narrative and Discourse
Strategies in Omotoso’s Just Before Dawn”của Bassey Ufot cóviết: Phong cách học
tự sự bắt nguồn từ khái niệm tự sự học và ngữ pháp tự sự. Nó liên quan đến việc phân
tích hình thức những văn bản tự sự từ một truyền thống giống như ngôn ngữ học cấu
trúc châu Âu (Matthew, 2007). Theo tác giả này, tự sự học chính là sự nghiên cứu lí
thuyết về những câu chuyện mà có sự chú ý đặc biệt vào các cấu trúc và cấp độ. Tự sự
học tập trung vào sự biểu hiện của các câu chuyện trong ngôn ngữ và các phương tiện
khác nhau. Nó cũng tập trung vào người kể chuyện – người kể lại các câu chuyện cho
dù là thực tế hay hư cấu – và phân loại chúng thành người kể chuyện “autodiegetic”

và người kể chuyện “heterdiegetic”. Cái thứ nhất được dùng để chỉ người kể chuyện ở
ngơi thứ nhất, những người này điển hình là anh hùng hoặc nữ anh hùng của các câu
chuyện, trong khi cái thứ hai thì theo tính cách đặc trưng của người kể chuyện thông
suốt mọi sự việc, tác giả giấu mặt. Người kể chuyện thông suốt được tách ra từ các sự
kiện, và như Wales (2011) phát biểu, “thậm chí có thể khơng thiết lập một mối quan
hệ diễn ngôn với người đọc tiềm ẩn”. Sự châm biếm đầy kịch tính trong tiểu thuyết
thường là kết quả của những quan điểm kép của người đọc và người kể chuyện.
Luận văn chủ yếu dựa vào lí luận của tác giả Paul Simpson trong cuốn
Stylistics: A resource book for student (2004) của nhà xuất bản Routledge để triển
khai cơ sở lí luận. Trong quyển sách này, Simpson viết rằng: “Công việc phổ biến của
phong cách học và tự sự học là tạo ra sự khác biệt giữa hai thành phần cơ bản của tự
sự: cốt truyện tự sự và diễn ngôn tự sự. Thuật ngữ cốt truyện thường được hiểu là đề
cập đến một tình tiết trừu tượng của tự sự: đó là, một chuỗi các yếu tố, những sự kiện
được sắp xếp theo niên đại tạo ra “cốt lõi” của câu chuyện. Diễn ngôn tự sự, ngược lại,
bao gồm cách thức hoặc phương tiện mà cốt truyện được kể lại. Diễn ngơn tự sự, ví
dụ, thường được đặc trưng bởi cách sử dụng các công cụ phong cách như hồi tưởng,
tiên đoán và sự lặp lại – tất cả đều phục vụ cho việc phá vỡ niên đại cơ bản của cốt
truyện. Như vậy, diễn ngôn tự sự biểu hiện cho văn bản hiện thực, bộ phận rõ ràng của
ngôn ngữ được tạo ra bởi người kể chuyện trong một bối cảnh tương tác nhất định”.
[60, tr.20].

Simpson không chỉ một lần nhắc đến sự phân biệt hai khái niệm này. Ở phần


5

sau ơng cũng nói thêm: “Với sự tơn trọng đặc biệt cho phân tích tự sự, ý kiến của tơi
về các yếu tố cốt truyện và diễn ngôn được đặt ra tương ứng với các cặp so sánh khác
như cốt truyện và sườn câu chuyện, cốt truyện và diễn ngôn, câu chuyện và diễn
ngơn. Bất kể thuật ngữ chính xác hay khơng, điểm chính là thuật ngữ đầu tiên trong

mỗi cặp biểu thị hình thái niên đại trừu tượng của những nhân tố cốt lõi của cốt
truyện và cái thứ hai, diễn ngơn là những gì ở trong và qua đó mà cốt truyện được
nhận ra”. [60, tr.70]
Tác giả khẳng định rằng hầu hết các câu chuyện, cho dù là thể loại văn xuôi hư
cấu kinh điển hay là những câu chuyện tự phát trong sự tương tác xã hội hàng ngày
đều “đòi hỏi sự phát triển, xây dựng, sự thêm thắt; và nó yêu cầu một mức độ đủ của
cách viết đậm phong cách để tạo nên một dấu ấn của cá nhân hoặc cá tính. Những câu
chuyện được kể mà khơng có những câu viết văn hoa sẽ thường tẻ nhạt và nhàm
chán”. Và ông viết: “Về vấn đề này, nhà ngôn ngữ học xã hội William Labov đã lập
luận rằng các câu chuyện đòi hỏi một số yếu tố cần thiết nào đó cho cấu trúc mà khi
thiếu vắng nó thì câu chuyện khơng được hình thành”. [60, tr.19]
Rõ ràng là tìm hiểu những yếu tố tạo thành một câu chuyện là việc rất quan
trọng nhưng giống như Simpson khẳng định: “Nhiệm vụ cung cấp một mô hình đầy
đủ và nghiêm ngặt của diễn ngơn tự sự chứng tỏ phần nào đây là một thách thức đối
với các nhà phong cách học. Có nhiều ý kiến bất đồng về việc làm thế nào để tách các
yếu tố khác nhau vốn kết hợp với nhau thành một hình thái, hay nói một cách khác là
một tiểu thuyết hoặc truyện ngắn, và cũng như làm thế nào để giải thích những mối
liên kết giữa các đơn vị tự sự này. Ngoài ra, trong trường hợp giao tiếp rộng là tự sự,
cấu trúc tự sự chỉ là một mặt của đồng xu mà sự lĩnh hội là mặt khác”. [60, tr.20]
Nội dung cụ thể về lí thuyết của phong cách học tự sự sẽ được luận văn trình
bày ở chương một – cơ sở lí luận.
Những nghiên cứu về tác phẩm Tuổi thơ dữ dội
“Tuổi thơ dữ dội” là một tác phẩm truyện dài tám phần của nhà văn Phùng
Quán. Truyện được khởi thảo bên bờ Hồ Tây năm1968 và hoàn thành trong lều cỏ
giữa hồ Tịnh Tâm năm 1986. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống chiến đấu và sự hy


6

sinh của những thiếu niên mười ba, mười bốn tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh

sát của trung đoàn Trần Cao Vân.
Cuốn truyện miêu tả súc tích q trình tham gia chiến đấu và hi sinh ở tuổi đời
rất trẻ của hơn ba mươi thiếu niên, tập trung quanh các nhân vật tiêu biểu là Lượm,
Mừng, Quỳnh sơn ca và một loạt các nhân vật khác như: Tư-dát, Bồng da rắn, Vịnhsưa,... Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và
nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Hai năm sau đó, tác
phẩm đã được dựng thành phim.
Nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của tác giả từ góc độ ngơn ngữ học có rất
nhiều luận văn, luận án. Song, đối với các sáng tác của Phùng Quán nói chung và
“Tuổi thơ dữ dội” nói riêng thì hướng tiếp cận này vẫn còn chưa phổ biến. Sau đây
chúng tôi sẽ điểm qua một số luận văn, các bài nghiên cứu về nhà văn Phùng Quán và
tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội.
Đầu tiên có thể kể đến luận văn thạc sĩ của Bùi Văn Bình bảo vệ tại Đại học
Quy Nhơn năm 2011 với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Phùng Quán” [2]. Sau đó có
luận văn “Thơ Phùng Qn từ góc nhìn tư duy nghệ thuật” của Vũ Thu Hằng [16] ở
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm
2013. Luận văn thứ ba nghiên cứu về tác phẩm của Phùng Quán là “Những giá trị đặc
sắc trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán” của Đỗ Thị Ngọc Thắng
[43], bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006. Cũng ở trường Đại học Sư
phạm Hà Nội năm 2007 có luận văn thạc sĩ của Trần Thị Mai với đề tài “Kí ức tuổi thơ
trong văn xuôi sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán và
Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán)” [31]. Đến năm 2013, có luận văn của Đào Thị Mỹ
Hạnh nghiên cứu về “Cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết của
Phùng Quán” [13]. Ở trường Đại học Vinh, trong năm 2013 có luận văn thạc sĩ của Lê
Hằng Nga bảo vệ đề tài “Tính sử thi trong tiểu thuyết của Phùng Quán (qua Vượt Côn
Đảo và Tuổi thơ dữ dội) [33]. Trường Đại học khoa học Huế năm 2014 cũng có luận
văn thạc sĩ “Thi pháp tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán” của Trần Kim
Huế. Trong luận văn này, tác giả đã khái quát được bốn kiểu quan niệm về con người


7


trong tác phẩm là: con người yêu nước, hồn nhiên, dũng cảm; con người lãng mạn
giàu khát vọng; con người số phận, bi kịch; con người phản bội, hèn nhát.
Trên đây là những luận văn thạc sĩ ngữ văn thuộc chuyên ngành văn học. Xét
về chuyên ngành ngôn ngữ học thì trong năm 2013, tại trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên có luận văn của Phạm Thị Hạnh với đề tài “Xưng hô trong tiểu thuyết “Tuổi
thơ dữ dội” của Phùng Quán” [14]. Tác giả xuất phát từ cơ sở lí thuyết hội thoại để
nghiên cứu các từ ngữ xưng hô và các cách xưng hô trong tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”,
phân tích cách xưng hơ với việc khắc họa hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Luận
văn đã cho thấy mối quan hệ giữa cách xưng hô với việc khắc họa hồn cảnh điển hình
(vùng q xứ Huế, vùng chiến khu, mặt trận khốc liệt), tính cách nhân vật (chính diện,
phản diện) và việc phản ánh “cái tơi nghệ thuật” của tác giả Phùng Quán.
Về các bài báo nghiên cứu văn chương Phùng Quán, có bài viết “Nghệ thuật
xây dựng nhân vật thiếu nhi trong Tuổi thơ dữ dội” của Bùi Thanh Truyền (viết
chung) đăng trong Kỉ yếu Hội nghị khoa học Đại học Huế Lần thứ 2 năm 2007 [49].
Tác giả này cũng có bài viết “Sắc thái văn hoá Huế trong Tuổi thơ dữ dội” (Viết
chung) đăng trên Tạp chí Văn hố nghệ thuật (Số 9) năm 2007 [50]. Ngồi ra, cịn có
bài viết “Những nét đặc sắc của nghệ thuật tiểu thuyết Phùng Quán” của Phạm Thị
Thu đăng trên báo Văn nghệ số 33, năm 2012 [45]. Đóng góp của Phạm Thị Thu là đã
chỉ ra được một số tình huống gay cấn trong tiểu thuyết Vượt Côn Đảo của Phùng
Quán; những nhân vật thiếu niên mà Phùng Quán xây dựng trong tiểu thuyết “Tuổi thơ
dữ dội” chính là nguyên mẫu của các thiếu niên đội trinh sát trung đoàn Trần Cao Vân
ở Huế, nơi mà Phùng Quán đã từng chiến đấu suốt thời thơ ấu. Phạm Thị Thu còn
khẳng định tất cả tiểu thuyết của Phùng Quán đều là văn chương bi kịch, đó là bi kịch
cách mạng. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng lớp từ ngữ địa phương xứ Huế đã góp
phần rất lớn tạo nên sự thành cơng của tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu đã dẫn trên đây hầu hết đều nghiên cứu tác
phẩm “Tuổi thơ dữ dội” ở lĩnh vực văn học, các tác giả đã khai thác ở khía cạnh nội
dung, thủ pháp xây dựng nhân vật, khắc họa tính cách điển hình, cảm hứng sáng tác,
quan niệm về con người trong tác phẩm, tình huống truyện,…Trong số đó, chỉ có một

luận văn thạc sĩ nghiên cứu “Tuổi thơ dữ dội” ở góc độ ngơn ngữ học là “Xưng hơ


8

trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán” của Phạm Thị Hạnh nhưng chỉ
mới dừng lại ở việc tìm hiểu từ ngữ xưng hơ trong tác phẩm. Tính đến thời điểm này,
hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu nào xem ngôn ngữ của tiểu thuyết “Tuổi
thơ dữ dội” như một đối tượng nghiên cứu riêng biệt mà đều chủ yếu đứng trên góc độ
nghiên cứu văn học. Đây cũng là lí do khiến chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ
của Phùng Quán trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” để nghiên cứu dưới quan điểm
của phong cách học tự sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn
Phùng Quán được thể hiện trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội. Luận văn khơng lấy tồn
bộ ngơn từ, hình thức của tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu mà sẽ đi sâu miêu tả và
phân tích những đặc điểm ngơn ngữ dựa theo trên các yếu tố chính của phong cách học
tự sự là: môi trường văn bản, mã ngôn ngữ học xã hội, hành động và sự kiện, điểm
nhìn, cấu trúc tự sự và tính liên văn bản.
Bản in đầu tiên của tác phẩm Tuổi thơ dữ dội dài tám phần, những quyển tái
bản về sau được gom lại thành ba phần. Văn bản chúng tôi chọn khảo sát thực hiện
luận văn này là bản in Tuổi thơ dữ dội (741 trang) của Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng
tin năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
-


Thủ pháp thống kê toán học: thủ pháp này được sử dụng để tính tần số xuất

hiện của các lớp từ ngữ địa phương, một số kết hợp ngữ pháp và các biện pháp tu từ
trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội.
-

Phương pháp miêu tả: dùng để diễn giải, chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong

tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán.
-

Phương pháp phân tích – tổng hợp: thông qua kết quả thống kê, luận văn tiến

hành phân tích những phương tiện ngơn ngữ được Phùng Quán sử dụng trong tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội, sau đó tổng hợp những kết quả thu được và rút ra nhận xét về
cách thức sử dụng ngôn ngữ của tác giả.


9

6. Đóng góp của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:
Về lí luận: qua việc nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ
dội của Phùng Quán, luận văn góp phần làm rõ hơn đặc điểm của ngơn ngữ văn
chương, cụ thể là ngôn ngữ tiểu thuyết. Bên cạnh đó, luận văn cũng bước đầu tìm hiểu
sơ bộ cách nghiên cứu tác phẩm theo hướng phong cách học tự sự.
Về thực tiễn: luận văn góp thêm ngữ liệu cho việc nghiên cứu tác phẩm Tuổi thơ
dữ dội và phong cách ngơn ngữ của nhà văn Phùng Qn. Ngồi ra, luận văn có thể
được vận dụng trong q trình dạy và học tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trong chương này, chúng tơi trình bày những vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài như khái niệm tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết, những đặc trưng của phong
cách học tự sự. Về các khái niệm trên, chúng tôi kế thừa những quan niệm đã được các
nhà nghiên cứu đưa ra nhưng có chọn lọc để phù hợp với đề tài. Những nội dung được
trích dẫn sẽ là cơ sở để chúng tơi tiến hành phân tích phong cách ngơn ngữ của Phùng
Qn trong tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” ở chương hai và chương ba.
Chương 2: Môi trường văn bản, hành động và sự kiện, mã ngôn ngữ học xã hội
trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán
Trong chương hai, chúng tơi vận dụng lí thuyết về phong cách học tự sự của Paul
Simpson để vận dụng vào khảo sát đối tượng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ
dội. Luận văn xác định môi trường văn bản; tiến hành thống kê, phân tích và rút ra
nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương, các thành ngữ và kết cấu câu văn của tác
giả; trình bày những hành động quan trọng của nhân vật và sự kiện chính trong tác
phẩm. Qua đó luận văn sẽ phân tích vai trị của các yếu tố địa phương tiếng Huế đã
góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội” và phong cách ngôn
ngữ của nhà văn Phùng Quán.
Chương 3: Điểm nhìn, cấu trúc tự sự và tính liên văn bản trong tiểu thuyết
“Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán


10

Ở chương ba, chúng tơi sẽ tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ của tác giả trên bình diện
điểm nhìn, từ việc phân tích cấu trúc văn bản được nhà văn lựa chọn để chỉ ra kết cấu
của câu chuyện cũng như giọng điệu trong tác phẩm. Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo
sát và đưa ra một số nhận xét về tính liên văn bản trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của
nhà văn Phùng Quán.



11

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tiểu thuyết và ngơn ngữ tiểu thuyết
1.1.1. Tiểu thuyết
Văn học chia thành ba loại lớn là tự sự, trữ tình và kịch. Trong từng thể loại lại
chia thành những tiểu loại nhỏ hơn. Trong các tiểu loại tự sự, tiểu thuyết được các nhà
nghiên cứu đánh giá rất cao.
Có rất nhiều định nghĩa văn học về thể loại tiểu thuyết. Trong Concise
dictionary of literary terms (tạm dịch là Từ điển giản yếu các thuật ngữ văn học)
của Chris Baldick, ông định nghĩa tiểu thuyết “gần như luôn luôn là một thể loại văn
xuôi tự sự hư cấu được mở rộng, mặc dù một số tiểu thuyết rất ngắn, một số là phi hư
cấu, một số được viết bằng thơ và một số thậm chí không kể một câu chuyện. Những
trường hợp như vậy để chỉ ra rằng tiểu thuyết là một thể loại văn học mà bản thân nó
là khác thường: nó khơng quan tâm đến những hạn chế chi phối những hình thức văn
học khác, và chấp nhận khơng có cấu trúc, phong cách, chủ đề bắt buộc nào. Phát triển
mạnh mẽ trên sự linh hoạt và mở rộng này, tiểu thuyết đã trở thành thể loại văn học
quan trọng nhất của thời hiện đại, thay thế cho sử thi, văn xuôi lãng mạn và các hình
thức tự sự khác. Tiểu thuyết có thể được phân biệt với những câu chuyện ngắn và tiểu
thuyết ngắn bằng độ dài rất lớn, nó cho phép sự phát triển về các nhân vật và chủ đề
được đầy đủ hơn, tinh tế hơn. Khơng có sự xác định chiều dài tối thiểu cho một cuốn
tiểu thuyết, nhưng thơng thường ít nhất nó cũng đủ dài để chứng minh cho sự xuất bản
một cuốn sách độc lập, không giống như những truyện ngắn. Tiểu thuyết khác với văn
xuôi lãng mạn ở chỗ có một mức độ của chủ nghĩa hiện thực được mong đợi lớn hơn,
và nó có xu hướng miêu tả một thế giới xã hội thế tục có thể nhận diện, thường là
trong một cách thức nơm na và nhiều hồi nghi khơng thích hợp với sự kì diệu của văn
xi lãng mạn. Tiểu thuyết thường xuyên kết hợp các cấu trúc và các ngôn ngữ của
các hình thức văn xi phi hư cấu (lịch sử, tự truyện, báo chí, du kí), thậm chí là yếu

tố phi hư cấu còn nhiều hơn yếu tố hư cấu”.
Novel: nearly always an extended fictional prose narrative, although some novels are very short, some
are non-fictional, some have been written in verse, and some do not even tell a story. Such exceptions held to
indicate that the novel as a literary “genre is itself exceptional: it disregards the constraints that govern other


12

literary forms, and acknowledges no obligatory structure, style, or subject-matter. Thriving on this openness and
flexibility, the novel has become the most important literary genre of the modern age, superseding the epic, the
romance, and other narrative forms. Novel can be distinguished from short stories and novellas by their greater
length, which permits fuller, subtler development of characters and themes. (Confusingly, it is a shorter form of
tale, the Italian novella, that gives the novel its name in English.) There is no established minimum length for a
novel, but it is normally at least long enough to justify publication in an indepdendent volume, unlike the short
story. The novel differs from the prose romance in that a greater degree of realism is expected of it, and that it
tends to describe a recognizable secular social world, often in a sceptical and prosaic manner inappropriate to
the marvels of romance. The novel has frequently incorporated the structures and languages of non-fictional
prose forms (history, autobiography, journalism, travel writing), even to the point where the non-fictional
element outweighs the fictional. [59, pp.151-152].

Theo Lại Nguyên Ân: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập
trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần
thuật ở đây được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”, do
chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư
và đời sống nội tâm của con người.” [1, tr.312].
Cịn theo Lý Hồi Thu thì: “Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương
thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn
không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về
thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện

những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội.” [6, tr.236].
Hầu hết các định nghĩa đều khẳng định tiểu thuyết là thể loại có khả năng miêu
tả được những vấn đề có liên quan đến đời sống của con người với một hệ thống nhân
vật phong phú và hình thức nghệ thuật đa dạng. Luận văn đồng tình với cách hiểu về
tiểu thuyết theo quan điểm của Chris Baldick trong Từ điển giản yếu các thuật ngữ văn
học. Cách hiểu này bao quát được những nội dung chính của một quyển tiểu thuyết
cần có, đồng thời cũng đưa ra vai trò của phong cách tác giả trong quá trình sáng tác
tác phẩm.
Phân biệt tiểu thuyết với truyện ngắn và truyện vừa
Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, G.N.Pôxpêlôp (chủ biên),
L.V.Cherets viết: “Trong loại hình tự sự của văn học viết, chủ đề đời tư tập hợp cả một


13

nhóm lớn các thể tài mà đứng đầu là tiểu thuyết – thể tài có cốt truyện quy mơ lớn và
chủ yếu là viết bằng văn xuôi. Bản thân chữ “tiểu thuyết” ở châu Âu thời trung thế kỉ
lúc đầu là chỉ những tác phẩm tự sự viết bằng tiếng Roman (chứ không phải tiếng Latinh); về sau người ta bắt đầu gọi cả một số tác phẩm tự sự của văn xuôi nghệ thuật
thời cổ đại cũng là tiểu thuyết.” [8, tr.402].
Tác giả cho rằng truyện vừa đời tư khác tiểu thuyết ở chỗ thường có quy mơ
cốt truyện nhỏ hơn và tổ chức cốt truyện đơn giản hơn. “Đặc điểm tiêu biểu của truyện
vừa thường là có cốt truyện nghiêng về trật tự biên niên và giọng kể của người kể
chuyện bộc lộ rất rõ.” [8, tr.406].
Còn truyện ngắn là “hình thức tự sự cỡ nhỏ, có những đặc điểm cấu tạo riêng.
Tính cơ đọng của chi tiết và chiều sâu của ý ngầm trong văn bản như là những phẩm
chất cơ bản của hình thức tự sự cỡ nhỏ được nhận thức tương đối muộn trong lịch sử
văn học.” [8, tr.407].
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử lại phân biệt ba tiểu loại này chi tiết
và cụ thể hơn. Theo ông, tiểu thuyết là “thể loại tự sự có cội nguồn trong thể loại lịch
sử, nhưng mang nội dung phi quan phương, ngoài lục kinh, kể về số phận của con

người. Sang thời cận đại, tiểu thuyết là thể loại tự sự có quy mơ lớn, đối lập với thể
loại sử thi ở cách tiếp cận đời thường một cách gần gụi, khơng có khoảng cách. Tiểu
thuyết là hình thức tự sự phát triển phong phú nhất: Nhân vật có thể nhiều nhất, cốt
truyện phức tạp nhất, ngôn từ đa dạng nhất, bối cảnh rõ nét nhất, đáp ứng nhu cầu ý
thức về cuộc sống con người trong tất cả mọi chiều kích.” [42, tr.202].
Ơng định nghĩa truyện vừa là “tác phẩm tự sự văn xuôi quy mô vừa, sáng tác
bằng hư cấu, phân biệt với tiểu thuyết trường thiên và truyện ngắn. Nhân vật ít, sự kiện
tập trung nhưng có miêu tả q trình diễn biến. VD: Ơng già và biển cả của
Hemingway.” Cịn truyện ngắn là “tác phẩm tự sự văn xuôi cỡ nhỏ, sáng tác bằng hư
cấu. Truyện ngắn sở dĩ ngắn là do thể hiện cuộc sống qua lát cắt, khoảnh khắc nhờ một
bố cục đặc biệt.” [42, tr.202].
Phân loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một khái niệm thể loại, một tên gọi chung nhằm phân biệt với
các thể loại khác như thơ, kịch,… Tuy nhiên, đây là một thể loại lớn có diện mạo đặc


14

biệt phong phú nên sự phân loại trong tiểu thuyết thường dựa trên những cơ sở và tiêu
chí khác nhau. Nếu phân chia theo khuynh hướng, trào lưu sáng tác thì có tiểu thuyết
cổ điển, tiểu thuyết lãng mạn, tiểu thuyết hiện thực… Nếu căn cứ vào đề tài thì có tiểu
thuyết lịch sử, tiểu thuyết đời tư thế sự, tiểu thuyết chiến tranh, tiểu thuyết khoa học
viễn tưởng, tiểu thuyết trinh thám,… Người Trung Hoa có cách phân chia theo dung
lượng hiện thực và độ dài tác phẩm thành trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu
thuyết và đoản thiên tiểu thuyết,… (thường được gọi là tiểu thuyết, truyện vừa và
truyện ngắn).
Ở Việt Nam, trước đây học giả Phạm Quỳnh phân chia tiểu thuyết thành ba
loại: tiểu thuyết ngơn tình, tiểu thuyết tả thực và tiểu thuyết truyền kì. Nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Phan có sự phân loại cụ thể hơn (10 loại): tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết
luận đề, tiểu thuyết ln lí, tiểu thuyết truyền kì, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt

kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tình cảm và tiểu thuyết trinh
thám. Tìm hiểu sự phân loại tiểu thuyết theo các nhà nghiên cứu phương Tây, ta cịn
có thể bắt gặp nhiều dạng tên gọi khác như tiểu thuyết bợm nghịch (còn gọi là tiểu
thuyết du đãng), tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết dịng sơng, tiểu thuyết huyền thoại, tiểu
thuyết tự thuật,…
Tuy nhiên, mọi sự phân chia ở trên đều mang tính tương đối và khơng có sự
phân chia nào đạt được sự đồng tình tuyệt đối, bởi vì quá trình tồn tại và phát triển của
thể loại tiểu thuyết luôn diễn ra hiện tượng giao thoa và sự xâm nhập lẫn nhau giữa các
yếu tố nội dung cũng như hình thức.
1.1.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết
M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của
nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học”
(Bàn về văn học, tr.206).
Đặc biệt là với tiểu thuyết, một thể loại phản ánh hiện thực xã hội rất phức tạp,
ngơn ngữ của nó là một phần cực kì quan trọng để tạo nên thành cơng cho mỗi tác
phẩm. Theo Trần Đình Sử: “ngơn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất phong phú.
Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa
giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu


15

thuyết, ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn. Nhà văn miêu tả ngôn từ của
nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của
từng nhân vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật.” [42, tr.197].
Ngơn ngữ tiểu thuyết thường có bốn đặc trưng sau đây:
1. Tính đời thường – tính văn xi
Ngơn ngữ của tiểu thuyết là ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, tự nhiên, khơng thi
vị hóa, cách điệu, ước lệ, là “ngơn ngữ trung tính” (Phan Cự Đệ) so với ngơn ngữ sử
thi, ngơn ngữ thi ca trữ tình hay ngơn ngữ châm biếm. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần giống

với ngôn ngữ miêu tả khách quan, chính xác trong nhật kí, hồi kí, kí sự. Tính đời
thưởng của ngơn ngữ tiểu thuyết được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết hiện thực chủ
nghĩa, khác với ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn (thi vị hóa), tiểu thuyết trào phúng (hài
hước, giễu nhại).
2. Tính tổng hợp
Tiểu thuyết thu hút vào bản thân nó những yếu tố ngơn ngữ của các loại hình
ngơn ngữ khác nhau, nhiều hình, nhiều vẻ.
Trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, V.E.Khalizep viết: “Trong văn bản nghệ
thuật, các phương tiện biểu cảm đóng vai trị cực kì lớn lao, hơn hẳn trong lời nói
thơng thường. Bằng tác phẩm của mình, nhà văn chẳng những thơng báo những gì
được tạo ra bằng sức mạnh tưởng tượng, chẳng những “lây truyền” cho người đọc các
tâm trạng của mình, mà cịn tác động tới họ một cách thẩm mĩ. Vì vậy đặc điểm quan
trọng nhất của lời nói nghệ thuật là tính tổ chức tối đa của nó. Từng sắc thái, từng khác
biệt nhỏ nhặt trong tác phẩm văn học nghệ thuật thực sự đều mang tính biểu cảm và
đều có nghĩa. Nếu lời phát biểu “thơng thường” có thể được diễn đạt lại mà không bị
mất mát về nội dung (như mọi người đều biết, có thể nói bằng những cách khác nhau
về cùng một điều) thì đối với tác phẩm nghệ thuật sự biến động lớp ngôn từ thường là
một sự tổn thương.” [8, tr.71].
Và “trong nghệ thuật ngôn từ sự lựa chọn cẩn thận các hình thức lời nói giàu ý
nghĩa nhất, giàu biểu hiện nhất bao giờ cũng quan trọng. Tất cả những cái gì ngẫu
nhiên, tùy tiện, tất cả những gì trung tính như thường gặp đầy rẫy trong lời nói thơng


16

thường ở trong tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ dẫn đến cái tối thiểu và trong lí tưởng
thì dẫn đến số khơng.” [8, tr.71].
3. Tính tạo hình
Ngơn ngữ tiểu thuyết giúp dựng nên những bức tranh đời sống, con người một
cách chân thực. Hình tượng nhân vật, cảnh vật, bức tranh sinh hoạt được miêu tả một

cách đa dạng và chân thật. Chính vì thế Macxim Gorki gọi văn học là “nghệ thuật
miêu tả tạo hình bằng phương tiện từ ngữ” [8, tr.77].
“Trong số các dạng lời văn, lời văn của tác phẩm nghệ thuật có một số đặc
điểm riêng vì vậy chiếm một vị trí đặc biệt”, bởi vì “nhờ các từ của lời văn nghệ thuật
mà các nhà văn tái hiện được những nét cá thể cùng các chi tiết đời sống của các nhân
vật, chính những nét và chi tiết ấy, nói chung đã làm nên cái “thế giới” cụ thể của tác
phẩm.” Và “nhờ các sắc thái ý nghĩa khác nhau và những liên hệ cú pháp – ngữ điệu
của chúng, các nhà văn biểu hiện được thái độ xúc cảm – tư tưởng của mình đối với
các đặc điểm bản chất của phạm vi đời sống mà mình miêu tả. Bởi vậy, lời văn của các
tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có tính biểu cảm – đó là lời văn biểu cảm hình
tượng.” [8, tr.355].
“Hình tượng ngơn từ đối lập với lối “liệt kê” bề bộn các bộ phận được cảm thụ
bằng thị giác của sự vật và chồng chất các chi tiết “phụ trợ”. Đồng thời nhà văn cũng
không muốn chỉ ra các sự vật một cách lược đồ, đại cương, theo lối tổng cộng mà
thiếu các chi tiết, đường nét, bộ phận. Một sự “khái niệm hóa” trừu tượng (dù là chặt
chẽ, cô đọng hay vụn vặt, lắm lời) không thể tạo ra được một hiệu quả nghệ thuật thật
sự. Văn bản ngơn từ chỉ đáp ứng được các địi hỏi của nghệ thuật nếu nhà văn tìm
được các chi tiết và tình tiết có khả năng dựng lên sự vật trong bộ mặt chỉnh thể của
nó. Chỉ có như vậy thì người đọc mới có thể “vẽ tiếp” bằng trí tưởng tượng cái điều
được chỉ ra bằng lời. Trong khi cảm thụ tác phẩm văn học thì sự liên tưởng các quan
niệm – tức sự đối chiếu có thể có giữa các sự vật và hiện tượng đóng vai trị quan
trọng.” [8, tr.75].
4. Tính đa thanh phức điệu
Ngơn ngữ tiểu thuyết có nhiều giọng đan xen, tương tác bổ sung cho nhau hoặc
trái ngược nhau (đa thanh thuận chiều và đa thanh nghịch chiều).


17

Trong cuốn Lí luận văn học, Hà Minh Đức nêu ra vai trị của người kể chuyện

và ngơn ngữ nhân vật trong sự tạo thành tính đa thanh phức điệu: “Giống như các hình
thức tự sự khác như truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện –
ngôn ngữ người kể chuyện – làm giọng điệu chính. Thơng thường, tác phẩm tự sự nào
cũng xuất hiện người kể chuyện với tư cách là một nhân vật trung gian có nhiệm vụ kể
lại đầu đi diễn biến của tồn bộ câu chuyện. Người kể chuyện có mặt ở mọi thời
điểm, mọi nơi chốn và luôn luôn ẩn hiện trên từng trang sách. Ngôn ngữ người kể
chuyện không đơn giản chỉ chiếm một lượng ngôn từ lớn của văn bản mà điều quan
trọng hơn nó chính là mạch chủ đạo tạo nên sắc thái và đặc điểm riêng cho văn phong
từng tác giả. Gọi là kể chuyện nhưng nó khơng chỉ có giọng kể mà là sự kết hợp của
miêu tả, biểu hiện, tường thuật, bình luận, thuyết minh. Nó hợp thành một liên khúc
phức điệu và đa âm cho ngôn ngữ trần thuật (giọng điệu trần thuật). Sức hấp dẫn của
câu chuyện, “duyên văn” của tác giả phụ thuộc nhiều vào giọng điệu trần thuật này.
Bên cạnh ngôn ngữ người kể chuyện – ngôn ngữ trần thuật, sự hiện diện của
ngôn ngữ nhân vật là một tồn tại tất yếu mang tính đặc thù của văn bản tự sự nói
chung và tiểu thuyết nói riêng. Theo quan niệm thơng thường xét trên văn bản, ngôn
ngữ nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại (dùng để nói với các nhân vật khác) và ngơn
ngữ độc thoại (tự nói với chính mình). Tuy nhiên, thế giới nhân vật của tiểu thuyết vốn
vô cùng phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc. Ngôn ngữ nhân vật tiểu thuyết, vì vậy, cũng
rất nhiều bè, nhiều kiểu giọng, nhiều âm sắc.” [6, tr.254-256] .
Bốn đặc trưng trên cũng là bốn yêu tố quan trọng cần nghiên cứu khi tìm hiểu
bất kì một tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết nào.
1.2. Phong cách học tự sự
Trong phần dẫn nhập, luận văn đã xác định phần lí thuyết từ cuốn Stylistics: A
resource book for student (2004) của tác giả Paul Simpson, nhà xuất bản Routledge.
Để giúp phân loại ra các yếu tố phong cách khác nhau tạo nên diễn ngơn tự sự,
Simpson đã đưa ra một mơ hình cấu trúc tự sự gồm sáu yếu tố:


18


Figure A5.1
A A moddel of narraative structture
h mơ hình sáu
s yếu tố này
n là:
Chúnng tơi dịch
T
Tình tiết

T
Tình
tiết

Phạm vi
v

trừu tượngg

đ
được
biểu hiện

phong cách học
Môi trư
ường văn bản
Mã ngôôn ngữ học xã hội
Đặc điểểm 1: hànhh động và

C
Cốt truyện




D ngôn
Diễn



sự kiệnn
Đặc điểểm 2: điểm
m nhìn
Cấu trú
úc văn bản
Tính liêên văn bản

Hình A5.11. Một mơ hình cấu trúc
t
tự sự
1.2.1. Mơơi trường văn
v bản
Ngoại trừ
ừ sự khác biệt
b giữa cốốt truyện – diễn ngôn
n đã được Simpson trình
t
bày ở
trên,, 6 yếu tố trrong mơ hìình cấu trú
úc tự sự đượ
ợc tác giả giải
g thích như

n sau:
Cái đầu tiên
t
trong sáu yếu tốố là môi trrường văn bản. Nó đề
đ cập mộtt cách đơnn
giản đến kênh truyền thơơng tự nhiiên của sự giao tiếp thơng quaa đó một câu chuyệnn
đượcc kể lại. Hai phương tiện truyềnn thông tự
ự sự phổ biiến là phim
m và tiểu thhuyết, mặcc
dù nnhiều hình thức
t
khác có
c sẵn như
ư ba lê, nhạạc kịch hoặặc truyện trranh vui.
The first of the six is textual medium.
m
Thhis refers simply
s
to thhe physical channel off
comm
munication thhrough whicch a story iss narrated. Two
T
common narrative media are film
f
and thee


×