Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.21 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VĂN THỊ NGA

BIỂU THỨC NGỮ VI THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI
CỦA NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975
(Trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2009


Lời cảm ơn!

Để hồn thành luận văn này, chúng tơi nhận được sự hướng dân tận tình của
GS.TS Đỗ Thị Kim Liên, sự dạy dỗ và động viên của các thầy giáo, cô giáo trong
khoa Ngữ văn, sự giúp đỡ chân thành của bạn bè và người thân.
Nhân dịp này, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến cơ giáo Đỗ Thị Kim Liên, các
thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân.
Vinh, ngày 29 tháng 12 năm 2009
Tác giả

Văn Thị Nga


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………….......1
PHẦN NỘI DUNG



Chương 1: Một số cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài ……………………..…….….…....8
1.1

Xung quanh vấn đề hội thoại…………………….……...............................................................8

1.2

Xung quanh vấn đề hành động ngôn ngữ………………………………….…..................20

1.3

Giới và quan niệm về giới trong ngôn ngữ………………………………..…..................27

1.4

Vài nét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975…………………………..............................28

1.5

Tiểu kết chương 1…………………………....................................................................................30

Chương 2: Vai xã hội và cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ
thể hiện qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975 ………….....31
2.1.

Nhận diện biểu thức thể hiện hành động hỏi …………………………..........................31

2.2.


Thống kê, phân loại vai xã hội của nhân vật nữ …………………………..... …….....33

2.3. Vai xã hội của nhân vật nữ thể hiện qua hành động hỏi trong
truyện ngắn sau 1975……………...........................................................................36
2.4.

Cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ thể hiện qua hành động
hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975 ……….…………………........................49

2.5 Tiểu kết chương 2 ……………………….……………………………………….………….….....60
Chương 3: Nội dung và chiến lược giao tiếp của nhân vật nữ thể hiện qua
hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975 ……………………………….61
3.1. Nội dung hành động hỏi qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn
3.2.

sau 1975 ……………………………………………………………………………….....61
Chiến lược giao tiếp của nhân vật nữ thông qua hành động hỏi trong
truyện ngắn sau 1975…………………………............................................................67

3.3

Tiểu kết chương 3………………………………………………….………………………….....89.

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….…………....90.
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………….……………....32.
TƯ LIỆU KHẢO SÁT…………………………...............................................................................................95.
BẢNG PHỤ LỤC CÁC PHÁT NGÔN HỎI …………………………………………….……………....96.


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn là một thể loại trong những năm gần đây đã được sự quan
tâm, đón nhận của rất nhiều độc giả cũng như các nhà phê bình nghiên cứu. Khi
nghiên cứu về truyện ngắn, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận ở nhiều bình diện và
góc độ khác nhau. Dưới góc độ ngôn ngữ, lời thoại nhân vật trong truyện ngắn là
đối tượng được các nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Đi theo xu hướng này, chúng tơi đi vào tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật nữ qua
hành động hỏi trong một số truyện ngắn sau 1975. Thực tế, đã có một số cơng trình
tập trung nghiên cứu ngơn ngữ giới tính nhân vật nữ qua các hành động nói chung,
trong đó có hành động hỏi nhưng chưa có tác giả nào kháo sát hành động hỏi ở
trong truyện ngắn sau 1975.
1.2. Việc nghiên cứu hành động hỏi qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện
ngắn sau 1975 giúp chúng ta hiểu được đặc trưng giới tính của một kiểu hành động
hỏi, cũng như bổ sung lý thuyết về hành động ngôn ngữ trong giảng dạy và nghiên
cứu phần lý thuyết hội thoại.
1.3. Hành động hỏi là một hiện tượng có tính chất phổ qt trong đời sống,
giao tiếp ngôn ngữ của con người. Đây là một kiểu hành động có tính phức tạp, đa
diện nhưng khá thú vị, người nói thực hiện hành động hỏi khơng chỉ nhằm mục
đích tìm hiểu “điều chưa biết”, “chưa rõ”, mà ẩn chứa trong hành động hỏi là nét
truyền thống văn hóa, tâm lí, nét ứng xử của giới, phong tục tập quán…
Vì vậy, đề tài của chúng tơi đi vào tìm hiểu hành động hỏi của nhân vật nữ
trong truyện ngắn sau 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Điểm lại lịch sử vấn đề nghiên cứu câu, chúng tôi thấy có các khuynh hướng sau:
a. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng truyền thống
Các nhà ngữ pháp học truyền thống, do mục đích và nhiệm vụ của ngành học
quy định, chủ yếu chỉ tập trung chú ý vào các phạm trù riêng của nó như thành
phần câu, mơ hình cấu trúc câu…, trừu tượng hoá ở mức độ cao khỏi ý nghĩa và
các hoàn cảnh giao tiếp hiện thực. Việc miêu tả các câu hỏi dường như chỉ cịn là
cơng việc chỉ ra các kiểu phương tiện hình thức mà ngơn ngữ vốn có đó là khốc



lên những mơ hình câu đã được miêu tả kỹ lưỡng với các tình thái thích hợp, gắn
với những thao tác cải biến cú pháp. Tình hình nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt
suốt một thời gian dài cũng như vậy. Các cơng trình miêu tả hệ thống tiếng Việt
đều đề cập đến phạm trù câu này với những đặc điểm chung về cấu tạo, kiểu loại
và ý nghĩa của nó. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng truyền thống có các tác giả với
các cơng trình tiêu biểu sau:
- Lê Cận, Cù Đình Tú, Hồng Tuệ, Giáo trình Việt ngữ, tập 1, Nhà xuất bản
Giáo Dục, Hà Nội, 1962.
- Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
Viện đại học Huế, 1963.
- Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 1, Nhà xuất
bản khoa học, 1963.
- Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nhà xuất
bản khoa học, 1964.
- Bùi Đức Tịnh, Văn phạn Việt Nam giản dị và thực dụng, Sài Gịn 1966
- Hồng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt: Câu, Nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980.
- Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội,
1980.
Câu hỏi chỉ được xem xét ở bình diện tĩnh tại, đặt trong khuôn khổ những
câu tách khỏi ngữ cảnh, chưa chú ý tới những nhân tố thuộc phạm vi ngữ dụng.
b. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng chức năng
Một số nhà ngơn ngữ học và lơgíc học cũng đã quan tâm đến bình diện logíc
- ngữ nghĩa của các câu hỏi. Nhưng trong một thời gian dài, việc nghiên cứu các
câu hỏi lại chịu những ảnh hưởng rất sâu đậm của logíc hình thức. Nội dung của
các câu hỏi thường được trình diễn bằng những khái niệm, cơng thức logíc. Kết
quả là, tuy có phát hiện ra được những thuộc tính logíc nhất định của các câu hỏi,
nhưng lại rơi vào chỗ có phần đơn giản hố, thậm chí, đơi khi cịn xa lạ với thực tế.

Câu hỏi theo quan niệm của các nhà ngữ pháp chức năng thường bị đóng khung
bằng những khái niệm, những cơng thức logíc nhất định để xác định tính đúng của
các thao tác logíc, nhằm vào việc lựa chọn và kết hợp các thành phần của phán
đoán (chủ từ, hệ từ, vị từ) mà bỏ qua những đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ dụng thực
thụ. Chẳng hạn, Jespersen cho rằng, khi đặt ra một câu hỏi tồn bộ là người nói


muốn tìm cách để biết xem đặt một chủ từ như thế, gắn với một vị từ như thế, là có
đúng hay khơng [dẫn theo 10, tr.5]. Hay như L.Tesniere cũng đưa ra cách phân tích
các câu hỏi tồn bộ tương tự như vậy. Theo ông, khi đặt một câu hỏi toàn bộ,
chẳng hạn như: Alfred chanter - 1 – til une chanson? thì, cái điều mà ta muốn biết
là ba khái niệm này (Alfred, chanter, chanson) có thể nối kết với nhau được hay
khơng, giữa chúng có tồn tại những mối liên hệ cú pháp hay không [dẫn theo 10,
tr.6]. Những cách lý giải này cũng gần gũi với quan điểm của nhà logíc học
R.Wately. Tác giả này cho rằng, tất cả các câu hỏi toàn bộ, trên thực tế đều là câu
hỏi để biết một vị từ nào đó áp dụng được hay khơng áp dụng được với một chủ từ
nào đó. Và, vì các phán đốn đều có thể quy về hai dạng (A) là (B), hoặc (A)
không / không phải / là (B), tức là bao gồm hai thành phần nối với nhau bởi một hệ
từ, cho nên, nội dung của các câu hỏi này có thể diễn đạt như sau: Hệ từ nào nối
chủ từ (A) và vị từ (B)?. Các cơng trình nghiên cứu câu hỏi theo hướng chức năng
đáng chú ý:
- Wately.R, E’lements de logique, Paris, 1966.
- Jespersen.O, Laphilosophie de la gramaire, Paris, 1971.
- Lyons.J, Se’mantique linguistique, Paris, 1980.
Rõ ràng, câu hỏi đã bị biến thành một thứ công cụ siêu ngôn ngữ của logíc
học, chứ khơng phải là hiện tượng của ngơn ngữ tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày
nữa. Song với những kết quả đã đạt được theo hướng nghiên cứu này đã có nhiều
hữu ích trong việc tạo tiền đề cần thiết để có thể đi sâu hơn ở bình diện ngữ nghĩa ngữ dụng của câu hỏi, mà về cơ bản vẫn cịn là ơ trống cần nghiên cứu.
c. Nghiên cứu câu hỏi theo hướng ngữ dụng học
Mấy chục năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngữ

dụng học, vấn đề nghiên cứu các câu đã có những bước phát triển quan trọng và
mới mẻ. Trên cơ sở quan tâm sâu sắc đến nhân tố con người trong ngôn ngữ, xem
giao tiếp ngôn ngữ là một dạng hoạt động của con người, ý nghĩa của câu được
xem xét gắn liền với các hành động ngôn ngữ mà người nói thực hiện vào lúc nói,
bằng cách phát ra câu nói đó. Như vậy, đối tượng mà ngữ nghĩa - ngữ dụng quan
tâm đến không chỉ là nội dung mệnh đề, cái lõi miêu tả của câu gắn với một phân
đoạn thực tế bên ngồi, mà cịn là trình bày ngữ nghĩa - ngữ dụng của nó trong
thành phần của hành động ngôn ngữ. Bởi lẽ, các hành động ngơn ngữ, trong đó,
người nói là trung tâm, là hạt nhân của hệ thống ngôn ngữ [dẫn theo 10, tr.7].


Quan tâm tới mối quan hệ ngữ nghĩa - ngữ dụng giữa các câu với tư cách là
những hành động ngôn ngữ hiện thực, thực hiện ý đồ giao tiếp, chiến lược giao tiếp
của các chủ thể nói trong quá trình tương tác chủ thể. Chú ý tới cả những yếu tố
hiển ngôn, yếu tố hàm ẩn và tiền giả định. Tư tưởng nghiên cứu câu hỏi theo
hướng ngữ nghĩa - ngữ dụng đã được một nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) vạch ra gần
như đồng thời với những tư tưởng lý thuyết chung về hành động ngôn ngữ của
J.Austin. Trong một bài báo có tính chất đặt vấn đề đăng trên tạp chí Những vấn đề
ngơn ngữ học (1955), phê phán những ảnh hưởng nặng nề của logíc hình thức cổ
điển trong việc nghiên cứu các câu hỏi, tác giả này viết: “Những đặc trưng bên
ngoài của câu vốn được coi là đặc trưng làm gốc trong miêu tả truyền thống hoá ra
lại chưa đủ để xác định ý nghĩa được truyền đạt trong quá trình giao tiếp”. “Trong
câu hỏi có thể đan bện vào nhau những thành phần ý nghĩa phong phú”, “và do đó,
khi nghiên cứu nó, cần phải chú ý tới cả những nhân tố như tư tưởng hay hệ tư
tưởng được phát biểu trong câu, hành động lời nói, tức là cái mà người nói làm khi
nói, tức là các hành vi giao tiếp khơng trùng lặp cụ thể” [dẫn theo 10, tr.9].
Lý thuyết chung về hành động ngôn ngữ của J.Austin cũng đã đi vào nghiên
cứu câu hỏi gắn với ngữ nghĩa - ngữ dụng trong cơng trình How to do things with
words cơng bố năm 1962.
Phân tích ngữ nghĩa - ngữ dụng đối với câu hỏi được đẩy mạnh kể từ sau lý

thuyết về các hành động ngôn ngữ của J. Austin ra đời và được bổ sung, phát triển
bởi hàng loạt tác giả J.Searle, O.Ducrot, Wierzbieka…
Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng đi theo hướng này với những cơng trình
nghiên cứu đáng ghi nhận như Đỗ Hữu Châu với hàng loạt công trình:
- Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, Ngôn ngữ số 3, 1982
và số 1, 1983, tr.18 - 33, 12 - 26.
- Các yếu tố dụng học của tiếng Việt, Ngôn ngữ số 3, 1985, tr. 15 -16.
- Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay, Ngôn ngữ số 1,
1992 và Ngôn ngữ số 2, 1992, tr. 1 - 12, 6 - 13.
Ngồi ra cịn có các cơng trình của Nguyễn Đức Dân, Logíc - ngữ nghĩa - cú
pháp. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà nội, 1987. Lê Đơng,
Vai trị của tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Ngôn
ngữ số 2, 1994, tr. 41 - 47; Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án tiến
sỹ, Hà Nội, 1996.


Việc chúng tơi điểm lại các cơng trình nghiên cứu đi trước là nhằm khẳng
định tính cấp thiết của đề tài, đây là một vấn đề rất được quan tâm, nghiên cứu trên
thế giới, nhưng còn là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài chúng
tôi hướng vào phạm vi các tác phẩm văn học, nơi mà các nhà nghiên cứu ngơn ngữ
Việt Nam cịn chưa có dịp cụ thể đi sâu, mà mới chỉ dừng lại ở góc độ lý thuyết hội
thoại trong ngữ dụng học, vì thế đây là một khoảng trống trong nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ nữ giới trong tác phẩm văn chương.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyễn Hoành Khung (Chủ biên), Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945
(2004), Nxb GD
- Hồ Anh Thái, Mảnh vỡ của đàn ông (2006), Nxb Hội nhà văn.
- Truyện ngắn 05 tác giả nữ (2007), Nxb Văn học.
- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2003), Nxb Văn học.
- I am đàn bà (2007), Nxb Phụ nữ.

- Đàn bà xấu thì khơng có q (2007), NXb Văn học.
Trong các tập truyện ngắn chúng tôi chỉ xem xét hành động hỏi, nhưng
không phải tất cả, mà nhằm vào những hành động hỏi dựa trên lời thoại của nhân
vật. Từ phái chủ thể hỏi, chỉ xem xét đối tượng hành động hỏi là nữ giới (không
phân biệt lứa tuổi) có đối chiếu với lời đáp của nhân vật tham gia hội thoại, để có thể
phân tích, nhận xét, đánh giá vai xã hội, cách sử dụng từ xưng hô, cách thức và chiến
lược giao tiếp cũng như văn hoá ứng xử của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đưa ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài: vấn đề hội thoại, vấn đề
hành động ngơn ngữ, quan niệm về giới trong ngơn ngữ.
- Tìm hiểu vai xã hội và cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ thể hiện
qua hành động hỏi trong một số truyện ngắn sau 1975.
- Chỉ ra các giá trị nội dung và các chiến lược giao tiếp của nhân vật nữ
trong một số truyện ngắn sau 1975.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi áp dụng các
phương pháp sau:


5.1 - Phương pháp thống kê phân loại: Đề tài chúng tôi sử dụng phương
pháp thống kê, phân loại câu hỏi do nhân vật nữ thực hiện.
5.2 - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở ngữ liệu các câu hỏi chúng tơi phân
tích các phát ngơn hỏi đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, để chỉ ra đặc điểm
riêng về ngôn ngữ nhân vật nữ.
5.3 - Phương pháp so sánh đối chiếu: Để có được kết quả khái quát, khách
quan, chúng tôi sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh như cách sử dụng từ xưng
hô, vai xã hội giao tiếp của nhân vật nữ trước 1945 và sau 1975 từ đó rút ra nét
tương đồng và khác biệt về địa vị cũng như đặc điểm sử dụng ngôn ngữ.
5.4 - Phương pháp tổng phân hợp: Sử dụng phương pháp này trên cơ sở lí

thuyết hành động hỏi, lý thuyết ngôn ngữ học xã hội…để nhận xét đặc điểm ngôn
ngữ của nhân vật nữ trên cứ liệu hành động hỏi.
6. Cái mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu lời thoại của nhân vật trong hàng
loạt truyện ngắn sau 1975 dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ dụng học có kết hợp với
một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Qua việc đánh giá về đặc điểm vai
xã hội, cách sử dụng từ xưng hô và cách thức trong chiến lược giao tiếp của nhân
vật, đề tài sẽ góp phần tích cực đối với dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường,
đồng thời đề tài cũng cung cấp nguồn tư liệu cho việc giảng dạy những bài Vai xã
hội, Từ xưng hơ, Hành động nói...trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm ba chương:
Chương 1. Một số cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài
Chương 2. Vai xã hội và cách sử dụng từ xưng hô của nhân vật nữ thể hiện
qua hành động hỏi trong truyện ngắn sau 1975
Chương 3. Nội dung và chiến lược giao tiếp thể hiện qua hành động hỏi của
nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975


Chương 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. XUNG QUANH VẤN ĐỀ HỘI THOẠI
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một hoạt động rất thường xuyên, rất quen thuộc trong đời sống
của mỗi người. Trong xã hội, con người ln ln có nhu cầu giao tiếp, mà trong
giao tiếp, ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất. Giao tiếp bằng ngơn ngữ có nhiều
dạng thức: chỉ do một cá nhân (đơn thoại), giữa hai cá nhân với nhau (song thoại)
và giữa nhiều cá nhân (đa thoại).

- Đơn thoại: Đây là dạng thức do lời của một nhân vật phát ra hướng đến
người nghe nhưng khơng có lời đáp trực tiếp. Nhân vật đối tác tiếp nhận nội dung
lời thoại được phản hồi bằng hành động, ánh mắt, cử chỉ được tác giả trực tiếp
hoặc không trực tiếp miêu tả. Dạng đơn thoại thể hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật
của nhân vật, có nghĩa là lời nói của nhân vật có xen một yếu tố kể của mình, của
người. Ngồi ra, nó cịn thể hiện ở kiểu giao tiếp song thoại mà trong đó một cá
nhân khi giao tiếp khơng có hoặc khơng trao lời thoại mà chỉ duy trì cuộc thoại
bằng các yếu tố phi ngôn ngữ như biểu thị bằng ánh mắt, bàng hành động…Chẳng
hạn, những lời nói của “thị” (người giúp việc) với ông chủ trong cuộc thoại sau:
“Ấy là khi thị bước vào, hai con ngươi trong mắt ơng chủ nó hướng về phía thị:
- A, thì ra mắt cu cậu có tinh rồi. Nhận ra nhau rồi phải khơng? Thế để chị
xoa bóp cho nhé. Hơm nay chị sẽ xoa kĩ vùng đầu. Cái đầu là quan trọng lắm đấy.
Bộ chỉ huy đây. Biết đâu hai năm chị làm ở đây thì cu cậu đứng dậy đi được đấy.
Khi ấy phải thưởng to cho chị để chị xây cái nhà mái bằng nhé.”
[IV, tr.15]
Ở cuộc thoại trên, ta thấy chỉ có một mình nhân vật “thị” phát ngơn, cịn “cu
cậu” (ơng chủ) thì khơng nói năng gì, chủ yếu biểu lộ bằng ánh mắt, chính vì thế
chị giúp việc đã rất thoải mái, gần gũi đến thân thuộc từ hành động đến cách xưng
hô. Dường như khoảng cách về thân phận và vị thế của hai nhân vật khơng cịn tồn
tại, chỉ còn là lòng thương yêu, sự dỗ dành chân thành của người đàn bà dành cho
người không may mắn.


- Song thoại: Đây là dạng thoại chủ yếu và được quan tâm nhiều nhất của lý
thuyết hội thoại. Song thoại là cơ sở cho việc nghiên cứu đa thoại. Theo Nguyễn
Đức Dân: “Nếu khơng có chú thích gì đặc biệt thì thuật ngữ hội thoại được hiểu là
song thoại” [7, tr.77]. Song thoại là lời của người trao hướng đến người nghe và có
sự đáp lại bằng hành vi ngơn ngữ hay cịn gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp
lời. Ở dạng thoại này, nhân vật trực tiếp đưa lời nói của mình vào hội thoại, đảm
bảo yếu tố trao lời và đáp lời của nhân vật, đảm bảo nguyên tắc luân phiên lượt lời

hội thoại. Hầu hết, các truyện ngắn đều có dạng thức song thoại giữa nhân vật với
nhau, chỉ có những truyện ngắn mang tính chất tự sự như tập truyện ngắn Tự sự
365 ngày của nhà văn Hồ Anh Thái là ít hoặc hầu như khơng sử dụng hình thức
này mà thơi. Chính vì thế, đây cũng là dạng thoại được chọn làm ngữ liệu nhiều và
được tập trung phân tích trong các đề tài nghiên cứu về hội thoại cũng như các
hành động nói năng cụ thể.
- Đa thoại: Đây là lời của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữ
cảnh hội thoại cụ thể. Đây là dạng thức mà lý thuyết hội thoại đang bắt đầu nghiên
cứu. Ban đầu có thể xác định số lượng nhân vật tham gia vào hội thoại được coi là nhân
vật đám đông mà ở đó nhân vật khơng được miêu tả rõ nét và nằm trong mối quan hệ
nào chỉ có xuất hiện lượt lời cùng với lượt lời của người khác trong đám đông.
Trong hội thoại, khi hoạt động phản hồi nảy sinh, vai trò của hai người tham
gia cuộc thoại đã thay đổi. Bên nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên
nghe mà G.Yule gọi là tương tác (interaction). Thuật ngữ tương tác ứng với nhiều
kiểu tiếp xúc và trao đổi trong xã hội tuỳ vào bối cảnh giao tiếp. Ngưng cấu trúc cơ
bản của của cuộc thoại sẽ là anh nói – tơi nói – anh nói – tơi nói…mà chúng ta đã
sử dụng một cách quen thuộc. Và như vậy, hội thoại là một sự nỗ lực hợp tác giữa
các bên tham thoại. Hội thoại cũng có thể có ba bên hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ xem xét đến hội thoại hai bên (song thoại).
Lý thuyết hội thoại, từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có rất
nhiều cách quan niệm về hội thoại. Theo Wardhaugh, hội thoại là một hoạt động
mang tính điều chỉnh (tuned activity) [dẫn theo 30, tr.8]. Hoạt động này kéo theo
một thoả hiệp (trade-off) giữa lợi ích chung và quyền lợi cá nhân. Những người
tham thoại buộc phải tuân theo hoạt động này. Còn theo GS Đỗ Hữu Châu (2001),
các cuộc thoại có thể khác nhau ở nhiều khía cạnh: như thời gian, không gian, nơi
chốn; số lượng người tham gia; về cương vị tư cách của người tham gia cuộc thoại;


về tính chất cuộc thoại; về vị thế giao tiếp; về tính có đích hay khơng có đích, tính
hình thức hay khơng hình thức; về ngữ điệu hay động tác kèm lời.v.v…Những yếu

tố này không tách rời nhau mà liên kết nhau, tạo thành một khối thống nhất hữu
quan trong hội thoại, chi phối và điều hòa cuộc thoại để đạt đến đích cuối cùng của
mỗi bên giao tiếp theo những quy tắc nhất định.
Ở đây, chúng tôi chọn cách quan niệm về hội thoại của GS Đỗ Hữu Châu
làm cơ sở tiền đề cho đề tài của mình.
1.1.2. Các nhân tố chi phối hội thoại
1.1.2.1. Nhân vật và đặc điểm nhân vật nữ trong giao tiếp
a. Khái niệm nhân vật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật trong tác phẩm văn học là “con
người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [14, tr.198]. Nhân vật cùng với
cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự. Nhân vật chính là
nhân tố để chuyển tải nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Tính cách, phong
cách và phơng văn hố của nhân vật được thể hiện qua lời kể, hành động, cách sử
dụng từ xưng hô cũng như ứng xử ngơn ngữ của chính bản thân nhân vật.
Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học “nhân vật văn học là một nhân vật
nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời
sống” [3, tr.198]. Một nhân vật văn học thành công cũng như một con người sinh
động ở ngoài đời vậy. Tuy nhiên, nhân vật văn học không phải là những con người
cụ thể ở ngồi đời mà nó là “con đẻ”, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ.
Nhân vật là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm, là sản phẩm từ sự
tổng hợp nhào nặn do đó, nhân vật vừa mang những đặc tính phổ qt của con
người nói chung vừa mang dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. “Nhân vật là
phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về
chúng” [27, tr.279]. Giá trị của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một
tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem
xét khuynh hướng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.
Nhân vật văn học mang ý nghĩa lịch sử. Mỗi một nhân vật văn học ra đời
trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên nó mang giá trị và đặc điểm của từng giai
đoạn lịch sử nhất định.



b. Đặc điểm nhân vật nữ trong giao tiếp
Ngôn ngữ nữ giới (phong cách ngơn ngữ nữ tính, phong cách nữ tính, phong
cách ngơn ngữ nữ giới) là một thuật ngữ được xác lập trong mối quan hệ tương
quan so sánh với phong cách ngơn ngữ nam tính. Như vậy có thể hiểu “Phong
cách ngơn ngữ nữ giới là cách thức sử dụng ngôn ngữ mang đặc trưng phong cách
của nữ giới, tạo nên vẻ riêng, khác biệt với nam giới”
[dẫn theo 28, tr.44]
Trong hoạt động giao tiếp để trao đổi thơng tin và bày tỏ tình cảm thì cả
nam và nữ đều phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Tuy nhiên, giữa nam và nữ
trong quá trình giao tiếp đã hình thành nên phong cách chung về giới rất đặc trưng.
Nhân vật nữ trong giao tiếp do đặc tính tâm sinh lí cũng như ảnh hưởng của quan niệm
truyền thống quy định nên có những đặc điểm riêng trong cách sử dụng ngôn ngữ.
Theo các tài liệu trắc nghiệm thì sự xuất hiện phong cách ngơn ngữ của mỗi
giới chỉ xuất hiện từ tuổi thứ năm, thứ bảy trở lên. Ở dưới lứa tuổi này chúng ta
thấy bế trai sử dụng ngôn ngữ như bé gái do ảnh hưởng từ cách dạy nói của các bà
mẹ. Đó là cả bé trai và bé gái đều xưng em với các đối tượng giao tiếp, đều sử
dụng các từ mang sắc thái nũng nịu như: cơ, ứ, ạ…
Khi nói về đặc điểm ngơn ngữ nữ tính R.Lakoff cho rằng:
- Nữ giới thích sử dụng các câu có thêm thành phần phụ cho câu hỏi.
- Nữ giới thích dùng ngữ điệu để nói các câu trần thuật.
- Nữ giới thường dùng các từ do dự như: sort of, I guess, I think,…
- Nữ giới thường dùng các từ tăng cường đề nhấn mạnh như: so, very, really,…
- Nữ giới thường dùng nhiều cách nói mang tính lịch sự: please, thanhk you,…
- Nữ giới thường dùng từ chỉ màu sắc hơn nam giới.
- Nữ giới thích sử dụng các hình thức tu từ.
Tác giả Nguyễn Văn Khang trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội, cũng đã chỉ ra
một số kết luận cơ bản sau:
- Cùng một vấn đề thì nam giới diễn đạt mạnh mẽ hơn nữ giới. Khi trả lời
nam giới thường sử dụng cách khẳng định, phủ định một cách mạnh mẽ, dứt khốt,

trong khi đó nữ giới lại dùng các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Chẳng hạn để từ
chối trước một lời đề nghị nào đó, nam thường trả lời dứt khốt “khơng đi” nhưng
nữ lại thường từ chối mềm mỏng hơn “lỡ hẹn công chuyện mất rồi”.


- Nam thích dùng các câu khẳng định, yêu cầu, ra lệnh, nữ giới ít khi ra lệnh
thẳng thắn như nam, mà ra lệnh một cách lịch sự. Nữ giới sử dụng đối thoại nhiều
hơn nam và lặp đi lặp lại vấn đề bằng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau.
- Phong cách ngôn ngữ của nữ giới chịu sự tác động rất mạnh mẽ của các
nhân tố xã hội, và được bộc lộ trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Ngày nay, phụ nữ có xu hướng sử dụng phong cách nói năng gần với
phong cách nam giới và ngược lại (cắt nghĩa điều này, một trong những nhân tố mà
tác giả đề cập đến là sự vận động của xã hội, bình đẳng giới, hệ thống quan niệm
giá trị…).
Từ góc độ ngơn ngữ trong tiếng Nhật, tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh khẳng
định: “ngôn ngữ của phụ nữ Nhật “mềm mại” hơn, “chuẩn” hơn ngôn ngữ đần ông.
Tính mềm mại, tính chuẩn mực, cái đặc trưng cho giới tính của phụ nữ là đặc điểm
quan trọng nhất để phân biệt ngôn ngữ nữ giới với ngôn ngữ của nam giới” [dẫn
theo 30, tr. 45]
Như vậy, qua tìm hiểu một số cơng trình nghiên cứu đi trước về đặc điểm
ngôn ngữ của nhân vật nữ, các tác giả bước đầu đều ủng hộ và khẳng định quan
điểm nhân vật nữ trong giao tiếp có khả năng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn
nam giới, lịch sự hơn nhân vật nam, đồng thời nữ mềm mỏng hơn, nhẹ nhàng hơn
nam giới. Chẳng hạn, các nghiên cứu về tâm lí học đã chứng minh rằng: xã hội
thwịng biểu hiện sự khoan dung hơn đối với nam giới khi họ sử dụng những từ
ngữ thô tục hoặc cấm kị. Cịn nữ giới ít sử dụng hơn những từ ngữ thơ tục, vì như
thế sẽ hạ thấp vai trị, vị thế của họ.
Liên quan đến vấn đề này Shih (1984) đã tổng kết: giọng nam tiêu chuẩn có
xu hướng chậm và nặng, dày và vang, trong khi giọng nữ tiêu chuẩn lại mang xu
hướng trẻ trung và non nớt, ấm áp và cung kính, đơi khi cịn pha cả sự thẹn thùng

và nũng nịu. Chính những đặc điểm này khiến người ta cảm nhận được sự thân
thiện và gần gũi, thậm chí có chút yếu đuối trong chất giọng của phái nữ. Ngược
lại, giọng nói chậm và sâu, cứng rắn và trầm tĩnh của phái nam lại thường đem đến
những ấn tượng về quyền lực, tự tin và có tính chất quyết định. Mặt khác tác giả
cũng dẫn ra xu hướng khác nhau trong việc thể hiện cách yêu cầu của hai giới. Nữ
giới hay thêm vào lời nói của mình những câu hỏi nghi vấn, hoặc những lời gián
tiếp. Câu nghi vấn thường được thêm vào sau câu trần thuật, biểu hiện sự do dự,
nghi ngờ với sự thật, hoặc quan điểm được đề cập đến trong câu. Họ hay các câu


hỏi đi kiểu như: “đúng khơng?” để tìm kiếm sự đồng tình của đối phương đối
với quan điểm của mình đưa ra. Họ thích sử dụng các cách biểu đạt kiểu như
“tương đối”, “có (đơi) chút”, thậm chí là “có thể tơi nói khơng đúng, nhưng…” để
biểu diễn sự do dự. Cách biểu đạt như vậy làm cho nữ giới thường bị đánh giá là
khơng dứt khốt, loằng ngoằng “kiểu đàn bà”.
Một số tác giả khác cũng cho rằng:
- Trong giao tiếp nam - nữ, lượng nói của nam nhiều hơn nữ.
- Nam nắm quyền chủ động trong nói năng, nói xen và ngắt lời người khác,
thỉnh thoảng thích thay đổi chủ đề giao tiếp.
Lí giải điều này, chúng ta thấy chức năng thiên bẩm của mình, nữ giới ln
đảm nhận vai trị ni dạy con cái nên trong việc nói năng hàng ngày người mẹ
ln phải gương mẫu, dùng ngôn ngữ chuẩn để làm gương cho con. Chúng ta thấy,
một người mẹ khi đi cùng con mà gặp một người lớn tuổi hoặc những người hàng
xóm quen biết của gia đình, bao giờ mẹ cũng đóng vai con để chào như “Cháu
chào cụ ạ!”, “Cháu chào chú ạ!”…Việc người mẹ chào mẫu như thế để đứa trẻ
chào theo và dần dần tạo cho đứa trẻ thói quen chào hỏi lễ phép đối với mọi người
xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy vậy, bên cạnh xem xét đặc điểm ngôn ngữ theo giới thì cần đặt vấn đề
này trong mối liên hệ với các yếu tố xã hội khác như: quyền thế, khoảng cách,
nghề nghiệp, tuổi tác, nhận thức, văn hố vùng miền,… đây là một hướng nghiên

cứu cịn mới mẻ, giúp chúng tôi rút ra được những nhận xét, đánh giá mức độ, cách
thức hành vi hỏi của nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975. Từ đó làm cơ sở để
đi vào lí giải đặc trưng về vai xã hội, cách sử dụng từ xưng hô, nội dung cũng như
chiến lược giao tiếp của các tuyến nhân vật nữ trong truyện ngắn của các tác giả trẻ
sau 1975.
1.1.2.2. Nguyên tắc hội thoại
a. Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Theo P.Grice, nguyên tắc cộng tác trong hội thoại làm cho “cuộc hội thoại
đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc hội thoại đòi hỏi” [7, tr.130].
Nguyên tắc cộng tác này có hiệu quả đặc biệt với cả người nói và người nghe. Khi
nói, tham thoại phải quan sát và thực hiện nguyên tắc cộng tác rheo phương châm
nhất định. Ngun tắc cộng tác có vai trị trung tâm trong lý thuyết hội thoại. Hai


bên tham gia giao tiếp cùng cố gắng để đối tác của mình hưởng ứng, phát triển
cuộc thoại. Nguyên tắc này gồm các phương châm: lượng, chất, cách thức và quan
hệ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp đã nảy sinh những tình huống vi phạm nguyên tắc
cộng tác hội thoại do sự khác biệt trình độ, về văn hóa, về kinh nghiệm ngôn ngữ
và vốn hiểu biết cuộc sống dù một bên tham gia cuộc thoại vẫn cố gắng tuân theo
nguyên tắc cộng tác. Chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh, gắn phát ngơn với hồn
cảnh giao tiếp và mối quan hệ liên nhân để nhận rõ những vi phạm nguyên tắc
cộng tác. Trong hội thoại, những nền văn hóa khác nhau quy ước những nghi thức
giao tiếp khác nhau. Nói khác đi, nguyên tắc cộng tác thay đổi theo chiều sâu văn
hóa của từng cộng đồng ngơn ngữ. Khi bắt đầu nói chuyện, phần lớn những người
tham thoại đều cho rằng họ đang đảm nhận nhiệm vụ duy trì cuộc thoại. Bởi vậy,
nếu họ khơng muốn tiếp tục cuộc thoại, họ sẽ phải tìm cách thực hiện điều đó một
cách lịch thiệp. Ngay cả khi muốn thực hiện hành động hỏi với những người lần đầu
tiên nói chuyện, người hỏi cũng phải đưa ra những lời nói mang tính nghi thức trong
giao tiếp như: xin lỗi, làm ơn, tơi hỏi khí khơng phải, tơi hỏi khí vơ phép, cảm phiền…
b. Nguyên tắc lịch sự

Có thể xem xét lịch sự như là một khái niệm cố định, như trong khái niệm
hành vi xã hội lịch sự “hay nghi thức xã giao, bên trong một nền văn hóa” [38,
tr.118]. Có rất nhiều nhà ngôn ngữ như P.Brown và S.Levinson, G.N.Leech,
G.Kasper, R.Scollon, và S.B.K Scollon, D.Tannen, A.Wierzbicka nghiên cứu về
lĩnh vực lịch sự và lịch sự đã trở thành mối quan tâm lớn của dụng học.
Lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn từ thể hiện rõ nhất trong các cuộc hội
thoại quy thức (formal) và cuộc thoại phi quy thức (informal). Muốn cuộc thoại
thành công mỗi bên tham thoại cần tuân thủ khơng chỉ ngun tắc cộng tác
(cooperativeb principle) đã trình bày, mà còn phải tuân thủ nguyên tắc lịch sự
(principle of politeness). Những nguyên tắc này có tác động tới cuộc hội thoại, làm
rõ hàm ý mà người nói thể hiện trong mỗi lượt lời với hình thức ngơn từ và cấu
trúc phát ngơn trong tình huống giao tiếp cụ thể. Để xem xét vấn đề lịch sự chi
phối thế nào tới hành động hỏi, chúng tôi dựa vào lý thuyết về lịch sự trong giao
tiếp bằng ngôn ngữ của một số tác giả dưới đây.
* Quan điểm về lịch sự của R.Lakoff với ba quy tắc:


Quy tắc 1: Không áp đặt (don’t impose). Theo quy tắc này, người nói sẽ
tránh hoặc giảm nhẹ tính áp đặt trong phát ngơn của mình khi mong muốn hỏi một
điều gì đó dù là trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ:
(A) - Con có biết là mẹ đang rất bận không?
(B) - Con phải biết là mẹ đang rất bận, nghe khơng?
Phát ngơn hỏi (A) có tính lịch sự cao hơn vì lời hỏi có “có biết”. Phát ngơn (B) tính
mệnh lệnh cao hơn, thể hiện sự gắt gỏng của người hỏi vì có “phải biết”.
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option) Thực hiện quy tắc này, người
nói phải diễn đạt làm sao cho lời hỏi của mình dễ được chấp nhận nhất mà khơng
ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người hỏi và người nghe. Quy tắc này hoạt động
khi những người tham thoại có quan hệ hịa đồng.
Ví dụ: - Cậu ngừng đọc mình làm phiền chút được không?
Lời hỏi này được tăng thêm tính lịch sự khi người hỏi dùng các từ “làm

phiền” các từ có tính lựa chọn “được khơng?” làm cho người được hỏi vui vẻ,
thoái mái hơn khi nghe câu hỏi dẫu có bị làm phiền.
Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu (Encourage feelings of
camaraderie). Với quy tắc này, chúng tơi có nhận xét: vấn đề lịch sự có thể được
nhìn nhận rộng hơn dưới góc độ xã hội học. Chúng ta quen với quan niệm lịch sự
thuộc phạm trù đạo đức, thuộc một góc nhìn chuẩn mực nhất định trong giao tiếp.
Nhưng thực tế cho thấy, lịch sự cịn phải thỏa mãn được tính phù hợp với bối cảnh
xảy ra trong cuộc thoại. Ví dụ:
(A) - Mẹ ơi, hôm nay bố về phải không?
(B) - Mẹ ơi, làm ơn xin cho con biết có phải hơm nay bố về không?
Lời hỏi (A) thể hiện mối quan hệ thân tình gần gũi giữa mẹ và con. Cịn nếu
đứng trên góc độ lịch sự thuần túy, lời hỏi (B) mang tính lịch sự cao hơn nhưng
khơng hợp với ngữ cảnh và mối quan hệ tình cảm giữa những người tham thoại.
Lời hỏi lịch sự này hoặc trở thành lố bịch, hoặc có thể gây cảm giác khơng tốt về
mối quan hệ giữa những người tham thoại.
Quan hệ trong xã hội vơ cùng phong phú và người nói đóng những vai giao
tiếp khác nhau. Với mỗi vị thế xã hội, người nói phải có cách ứng xử lịch sự phù
hợp với vai giao tiếp của mình. Ứng với một từ politeness, người Việt ngồi khái
niệm lịch sự chung cịn tn theo những khái niệm nhỏ hơn phù hợp với từng cảnh
huống và vai giao tiếp xã hội, đó là lễ độ, lễ nghĩa và lễ phép.
* Quan điểm về lịch sự của P.Brown và S.Levinson


Quan điểm về lịch sự được P.Brown và S.Levinson phát triển, mở rộng
nguyên tắc coi trọng thể diện và phân biệt hai phương diện của thể diện: tích cực
(positive face) và tiêu cực (negative face). Trong diễn biến ngôn ngữ, các hành
động ngôn ngữ tiềm ẩn sự đe dọa thể diện cả người nói và người nghe được gọi là
hành động đe dọa thể diện (Face Threatening Acts - FTA). P.Brown và S.Levinson
coi các FTA thuộc dạng bi quan, xem con người trong xã hội là những sinh thể
luôn bị bao vây bởi các FTA. Bởi vậy, cần điều chỉnh mối quan hệ xã hội bằng mơ

hình FFA (Face Flattering Acts) có tính tích cực – các hành động tơn vinh thể diện.
Như vậy, tập hợp các hành động ngôn ngữ được chia thành hai nhóm lớn: nhóm có
hiệu quả tiêu cực và nhóm có hiệu quả tích cực. Chúng tôi tán thành quan điểm về
lịch sự của P.Brown và S.Levinson vì tính cụ thể của nó bởi phép lích sự tiêu cực
có tính chất bù đắp hay né tránh. Đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ bằng
một số biện pháp khi buộc lòng phải dung một FTA nào đó để hỏi như:
+ Dùng từ xưng hơ lịch sự (bác, ngài, ông, bà, anh…trỏ ngôi thứ hai khi đối
thoại trực tiếp). Ví dụ:
- Bác làm ơn cho em hỏi đường được khơng ạ?
Từ xưng hơ có tính chất nhún nhường (bác - em) với cả người trạc tuổi nhằm
tăng thêm tính lịch sự với mong muốn người hỏi sẽ nhiệt tình chỉ đường nơi mình
muốn đến.
+ Sử dụng dạng giả định. Ví dụ:
- Tại sao bác khơng nói cho em sớm hơn?
Giả định nếu nói sớm hơn thì tình huống sẽ khác đi, chắc chắn người hỏi sẽ
có cách giải quyết hài lịng hơn so với tình trạng hiện tại.
+ Dùng hành vi xin lỗi, đưa đẩy. Ví dụ:
- Xin lỗi, mình đang bận q. Lúc khác mình gọi lại cho bạn được khơng?
Xin lỗi vì khơng thể trả lời và nói chuyện với bạn được lúc này do đang bận việc.
+ u cầu thơng cảm. Ví dụ:
- Xin lỗi, phiền anh có thể khơng hút thuốc lá ở đây được không?
Yêu cầu thông cảm khiến cho người được hỏi hiểu và hợp tác với lời đề nghị
của người nói.


Nhìn chung, mối người tham gia giao tiếp phải có trách nhiệm thực hiện
nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự. Thực hiện những nguyên tắc này không
chỉ là nội dung lời nói, cấu trúc phát ngơn mà cịn là cả thái độ, cử chỉ, ánh mắt…
thể hiện sự thân thiện và lịch sự. Một bên vi phạm nguyên tắc hội thoại, hoặc giữa
những người tham thoại khơng có sự đồng cảm…đều có thể là nguyên nhân phá vỡ

cuộc thoại.
1.1.2.3. Ngữ cảnh giao tiếp
Trong hội thoại, ngoài các nhân vật trực tiếp tham gia giao tiếp thì các tham
thoại bao giờ cũng trao đổi trong một ngữ cảnh nhất định. Vì thế, khi phân tích hội
thoại chúng ta khơng thể tách rời khỏi ngữ cảnh giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp là
hoàn cảnh xã hội và tâm lý mà trong đó ở một thời điểm nhất định người ta sử
dụng ngơn ngữ, nó bao gồm những hiểu biết xã hội và những quy ước bất thành
văn của những người tham gia giao tiếp.
Cách thức hỏi trong hội thoại thường xuất hiện trong những ngữ cảnh được
xác định. Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngơn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên xung
quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía cạnh liên quan như
quan hệ quyền lực hay hoà đồng, phục trang của những người tham thoại, địa
điểm/thời gian diễn ra cuộc thoại, nội dung của cuộc thoại mà hành động hỏi có
liên quan.v.v…Tất cả các yếu tố được gọi là ngữ cảnh ấy cùng tham dự vào cuộc
thoại, quy định cách thức tiến hành cuộc thoại, giúp người tham thoại nắm diễn
biến của cuộc thoại và nhận diện hành động hỏi. Ngữ cảnh tạo nên khả năng giải
nghĩa cho các phát ngôn hỏi khi chúng xuất hiện trong những cảnh huống riêng biệt.
Ngữ cảnh giao tiếp có quan hệ mật thiết với q trình giao tiếp của lời nói
nhân vật, chi phối cách thức tiến hành cuộc thoại, đó là:
- Ngữ cảnh có chức năng chế ước và “cưỡng chế” việc sử dụng ngôn ngữ của
nhân vật giao tiếp.
Ví dụ: “Cái đĩ vừa trơng thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết
vì sao cả. Nhưng đơi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lịng nó. Nó
tự nhiên ngượng nghịu. Nó khơng dám xoắn xt bà nó nữa. Nó tự cúi đầu, khẽ hỏi:
- Bà đi đâu đấy?”
[I, tr. 632]


Đáng lẽ ra, trong tình huống bà cháu xa cách lâu ngày gặp gỡ, cái đĩ phải
nhảy lên vui mừng sung sướng và hỏi han bà ríu rít nhưng trong hồn cảnh thái độ

khó chịu của bà chủ khi thấy bà lão lên thăm cháu biểu hiện qua “đôi mắt khoằm
khoặm” nên đứa bé phải “khẽ hỏi” bà một câu hết sức xã giao “Bà đi đâu đấy?”
- Ngữ cảnh có chức năng hỗ trợ việc lí giải ngơn ngữ. Ví dụ:
“- Gì đấy mẹ? - Nó hỏi, mắt trịn xoe.
Tơi lặng người nhìn nó. Xong thật rồi. Con gái tơi thành đàn bà thật rồi. Cái
mặt nó ngây dại vì hạnh phúc, và ánh mắt nó như người có lỗi. Ngượng ngùng và
đờ dẫn. Đấy là ánh mắt của tôi mười mấy năm về trước.”
[II, tr.167]
Nhân vật người con gái trong đoạn trên nói chuyện với mẹ sau cuộc đi chơi
với bạn trai về. Chính vì đang ngất ngây trong niềm hạnh phúc thiên đường nên cô
gái không hề nghe thấy hàng loạt câu hỏi của mẹ, không tập trung đối thoại nên
đáng lẽ phải trả lời mẹ, cô lại hỏi lại đầy ngạc nhiên “Gì đấy mẹ?”.
- Ngữ cảnh giúp cho việc chuyển tải lượng thông tin và ý nghĩa của lời thoại
trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ: “Một năm ơng say khoảng mười một tháng. Có lần say,
ơng cịn rủ bạn về, chọn một ơng cũng say khướt gả cho bà - tức là gả bạn cho vợ
mình. Ơng nhìn thấy bà bế cơ vào, lè nhè: “Cái gì đấy? Ở đâu ra đấy?”.
[II, tr.143]
Rõ ràng chỉ có trong hồn cảnh say rượu đến mất cả nhận thức lí trí đến nỗi
khơng nhận ra con của mình mới có những câu hỏi ngớ ngẩn như thế.
Trong tác phẩm văn học, khi một nhân vật xuất hiện cùng với lời thoại của
nhân vật ấy trao đổi với nhân vật xung quanh thì lời nói đó chịu sự chi phối của
ngữ cảnh. Sự chi phối của ngữ cảnh sẽ tác động đến sự lựa chọn vai giao tiếp, từ
xưng hô, nội dung lời thoại trong ngôn ngữ của nhân vật.
Quan tâm đến ngữ cảnh giao tiếp của các nhân vật trong một số truyện ngắn
sau 1975 sẽ góp phần đánh giá được đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật nữ thể hiện
qua hành động hỏi.
1.1.2.4. Tương tác trong hội thoại
Trong hội thoại, các tham thoại giao tiếp sẽ có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tác
động qua lại và biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại nhân vật cịn có thể có sự
khác biệt về tính cách, quan điểm, tình cảm… Bắt đầu cuộc thoại có thể cũng đang



ở mức thăm dị lẫn nhau nhưng trong q trình hội thoại, nhân vật sẽ tự hoà phối
với nhau để đi đến sự thoả hiệp thống nhất, hoặc phát triển cao hơn và có thể đẩy
cuộc thoại lên căng thẳng, xung đột. Sự điều phối lẫn nhau trên đây chính là tương
tác trong hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu, tương tác hội thoại có thể hiểu: “Các nhân
vật giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau; tác động lẫn nhau đến cách ứng xử của từng
người trong quá trình hội thoại” [2, tr.42]. Hội thoại giữa các nhân vật trong tác
phẩm văn học quá trình tương tác sẽ xảy ra theo nhiều chiều hướng khác nhau:
Thứ nhất, tương tác tạo điều kiện cho tâm trạng của nhân vật bộc lộ, đẩy cuộc
thoại đến đích là khai thác để biết thơng tin tình cảm của đối phương như cuộc
thoại giữa người mẹ và con gái:
“- Vào nhà đi mẹ. Con xin lỗi đã làm mẹ buồn.
- Con yêu người con trai ấy lắm phải khơng? - Tơi hỏi. Im lặng. Rồi một lúc,
nó khe khẽ trả lời:
- Vâng ạ!
- Con nhớ anh ấy lắm phải không?
- Vâng ạ!
- Lâu chưa?
- Gần bốn tháng!- Nó có vẻ đỡ sợ hãi hơn.
- Và hai người đã gắn bó với nhau?”
[II, tr.169]
Thứ hai, tương tác để tạo ra sự thỏa thuận có lợi giữa các nhân vật, ví dụ như
cuộc tranh cãi giữa hai vợ chồng về trách nhiệm nuôi con sau khi ly hôn:
“- Đã sáng đâu? Bao giờ đến ngày toà hẹn?
- Bảy ngày nữa, nhưng em khơng chịu đâu. Ni nó bây giờ tốn kém. Nó
lớn, nhiều nhu cầu. Bao giờ có thằng nào rước đi mới coi là xong.
- Thì anh ni. Mỗi tháng em chi nguyên lương ra! - Tiếng bố.
- Thế em sống bằng khí giời à?-Mẹ nói.
- Thời buổi này, có ai sống bằng lương đâu. Anh có lấy lương của em cho

nó thì cũng lõm hai băng nữa. Em còn ngon hơn.”
[II, tr.196]


Thứ ba, tương tác làm cho hội thoại thêm căng thẳng và đi đến xung đột, ví
dụ cuộc hội thoại giữa hai vợ chồng đang trong tình trạng sắp tan vỡ nhưng vẫn
sống chung dưới một mái nhà:
“ - Không gặp mẹ trẻ à?- mẹ hỏi vóng sang.
- Im lặng.
- Hết tiền bao nên nó đi với thằng khác rồi. Sướng nhỉ ? - Mẹ lại tiếp tục véo
von sang bên bố.
- Câm mồm. Rõ dơ. Vứt con cái ở nhà tớn lên đi với giai. Gái phải hơi trai
như thài lài phải cứt chó. Lại cịn hát nữa. - Bố nói sang.
- Thế đấy. Bà đây khơng đi thì ở nhà nhìn chúng mày đú à?
- Mày xưng bà với ai đấy? Bà tao đang ngồi trên bàn thờ kia kìa. Mày thích
làm bà thì trèo lên đấy đi…”
[II, tr.191]
Như vậy, từ vận động trao lời và đáp lời của từng nhân vật tạo nên sự hoà
phối tương tác lẫn nhau nhịp nhàng để đẩy cuộc thoại đến đích nhất định theo ý đồ
của những người tham gia giao tiếp với nhau.
1.2. XUNG QUANH VẤN ĐỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Tác giả đầu tiên đưa ra lý thuyết hành động ngôn ngữ là Austin (1962) trong
cơng trình nghiên cứu How to do things with words đã đưa ra tiêu chí phân biệt các
hành động ngôn ngữ. Theo ông, trong cùng một hành động ngôn ngữ có hành động
ở lời, hành động tạo lời và hành động mượn lời. Nhờ đưa ra tiêu chí phân biệt này,
Austin đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngơn ngữ và lời nói.
Hành động lời nói cũng gắn với lý thuyết hành động ngơn từ do J.Austin đề
xướng vào những năm 60 của thế kỷ XX, về sau được các nhà ngôn ngữ kế tục
thành cơng trong đó, tiêu biểu là J.Searle. Tác giả này đã chỉ ra hạn chế trong lý

thuyết của Austin là chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành động ngôn ngữ
và động từ biểu hiện ngôn ngữ. Trong cuốn Speech Acts (các hành động nói)
[1969], J. Saerle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các
hành vi ở lời và trên cơ sở đó, ơng đã nêu ra tới mười hai phương diện
(dimensions) mà các hành động có thể khác nhau. Trong các tiêu chí đó, ơng chọn
ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành vi tại lời:


- Đích của hành động ngơn trung.
- Hướng của sự ăn khớp giữa lời-hiện thực.
- Trạng thái tâm lí được biểu hịên
Xu hướng nghiên cứu hiện nay chấp nhận lý thuyết và cách phân loại của
J.Searle nhiều hơn cả. Hành động ngôn ngữ là một phạm trù phổ quát mang tính
nhân loại và hành động hỏi cụ thể cũng mang tính phổ qt . Đề tài của chúng tơi
chọn cách quan niệm về hành động ngôn ngữ của J.Searle làm cơ sở tiền đề để đi
vào tìm hiểu các hành động hỏi trong lời thoại nhân vật nữ trên cứ liệu lời thoại
trong truyện ngắn sau 1975.
1.2.2. Phân loại hành động ngơn ngữ
Hành động lời nói bao gồm các loại hành vi: hành động tạo lời (Locutionary
acts), hành động tại lời (Illocutionary acts) và hành động mượn lời (Perlocutinary acts)
1.2.2.1. Hành động tạo lời
Theo Austin hành động tạo lời là hành động của “nói một cái gì đó”, là hành
động bao gồm (đại thể) các tiểu loại: hành vi ngữ âm, hành vi cấu âm và hành vi
tạo nội dung mệnh đề, tức hành vi sử dung các từ có khái niệm và sở chỉ ở một
chừng mực nào đó có tính xác định.
1.2.2.2. Hành động tại lời
Hành động tại lời là hành động được thực hiện ngay khi nói năng (in saying
something we are doing something). Nó là mục đích của hành động tạo lời, là chức
năng của lời nói từ bình diện tác động; nói cách khác, nó là thao tác tạo lực ngôn
trung của phát ngôn. Đặc trưng của hành động tại lời là vừa thể hiện ý định của

người nói vừa có tính quy ước. Mỗi loại hành động ngơn từ có phương tiện biểu
đạt riêng và được gọi là phương thức biểu đạt lực ngôn trung. Dựa vào phương
thức biểu đạt lực ngôn trung, các hành động tại lời được chia thành ba loại: hành
động lời nói cơ bản, hành động lời nói tường minh và hành động lời nói gián tiếp.
1.2.2.3. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hậu quả của hành động tạo lời và hành động tạo lời
(by saying something we do something). Khi thực hiện một hành động tại lời,
“chúng ta luôn luôn tạo ra những hậu quả với các mức độ khác nhau, trong đó, một
số khơng thuộc ý muốn của người nói” [7, tr.107]. Nếu như đặc trưng của hành
động tại lời là tính quy ước thì đặc trưng của hành động mượn lời là luôn đề cập
đến một hậu quả nào đó.


1.2.3. Các loại hành động ngôn ngữ
Việc phân loại hành động ngôn ngữ căn cứ vào phản ứng qua lại của những
người tham gia giao tiếp. Đây chính là cơ sở để nhận ra hành động ở lời. Có nhiều
cách phân chia khác nhau giữa các nhà ngôn ngữ về hành động ngôn ngữ.
1.2.3.1. Phân loại của Austin
Austin chia các loại hành động ngôn ngữ thành năm phạm trù: phán xử,
hành xử, cam kết, trình bày và ứng xử. Bảng phân loại các hành động ngôn ngữ
của Austin chủ yếu dựa trên các động từ ngôn hành trong tiếng Anh.
1.2.3.2. Phân loại của Wierzbicka
Wierzbicka đã dùng ngôn ngữ ngữ nghĩa để giải nghĩa 270 động từ nói năng
trong tiếng Anh và qui chúng về 37 nhóm.
1.2.3.3. Phân loại của Yule
Theo Yule, hành động ngơn ngữ được phân thành năm nhóm; Tuyên bố,
biểu hiện, bộc lộ, điều khiển, ước kết.
1.2.3.4. Phân loại của J.Searle
J.Searle đã liệt kê 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại hành động ngơn
ngữ, từ đó phân lập được năm loại hành động ở lời: Tái hiện, điều khiển, cam kết,

biểu cảm, tuyên bố. J.Searle đã xếp hành động hỏi vào nhóm cầu khiến.
Bảng 1. Bảng phân loại năm loại hành động ở lời của J.Searle
(1)
Tái hiện

Các loại hành động ở lời
(2)
(3)
(4)
điều khiển
Cam kết
Biểu cảm

(5)
Tuyên bố

kể

dặn

hứa

cảm ơn

bác bỏ

thơng báo

cầu khiến


thoả thuận

xin lỗi

từ chối

giải trình

xua đuổi

chúc

giới thiệu

mời

chào

miêu tả

rủ rê

khen

mệnh lệnh

tiếc

khuyên
hỏi

[dẫn theo 30, tr.22]


1.2.4. Biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi
1.2.4.1. Khái niệm biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất định. Phát ngơn ngữ vi
mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình thức ấy, hay cịn gọi là
cấu trúc đặc trưng. “Chúng ta gọi một kiểu cấu trúc đặc trưng ứng với một phát
ngôn ngữ vi là biểu thức ngữ vi” [26, tr.76]. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng có một
cách định nghĩa tương tự: “Phát ngơn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành
vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [2, tr.76]
Với quan niệm về biểu thức ngữ vi như trên, chúng tôi nhận thấy để biểu thị
biểu thức ngữ vi hỏi có các dạng sau:
a, Dùng đại từ nghi vấn
b, Dùng các cặp phụ từ lựa chọn theo các khuôn hỏi kiểu: có…khơng, có…
chưa, có phải…khơng, (có) phải khơng, đã…chưa.
Những câu hỏi kiểu này thường chỉ xuất hiện ở vị trí phụ thuộc của cấu trúc
đối thoại, nhằm kiểm tra lại một ý kiến có trước cịn tỏ ra chưa dứt khoát, chưa quả
quyết với một dụng ý nhằm buộc người đối thoại phải bày tỏ quan niệm một cách
rõ ràng, dứt khốt, hoặc, khi mà trước đó có một ý kiến, một sự chờ đợi rằng sự việc
không, chưa xảy ra, nhưng vào lúc nói lại thấy cần phải kiểm tra lại. Chẳng hạn:
“- Con nhớ anh ấy lắm phải không?
- Vâng ạ!”
Các câu hỏi dùng các cặp phụ từ biểu thị sự lựa chọn giữa những mặt đối lập
thống nhất mang tính tương liên (khẳng định / phủ định).
Tác giả Lê Đơng trong cơng trình Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh
đã lược đồ hố mơ hình dạng thức của biểu thị biểu thức ngữ vi này như sau:



×