Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ núi dài huyện tri tôn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.48 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Biên

ĐIỀU TRA THẢM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN
LOÀI CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NÚI DÀI – HUYỆN
TRI TÔN TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. Trần Hợp

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2007


LỜI CẢM ƠN
Sự hoàn thành của đề tài có sự đóng góp và hổ trợ rất nhiều về tinh thần cũng như
vật chất. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy trực tiếp hướng dẫn đề tài: PGS. TS. Trần Hợp.
- Sự chỉ dẫn, đóng góp, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của:
+ Q thầy cô khoa Sinh trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.
+ Q thầy cô trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM.
+ Phòng KHCN sau đại học – trường ĐH SP TP.HCM.
+ Sở giáo dục và đào tạo An Giang – Ban giám hiệu, thầy cô và các bạn đồng
nghiệp trường THPT Xuân Tô – Tịnh Biên – An Giang.
+ Ông Nguyễn Đức Thắng – phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm An Giang.


+ Ông Lý Vónh Định – Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tri Tôn – An Giang.
Và cán bộ công nhân viên chức Chi cục kiểm lâm An Giang, Hạt kiểm lâm Tri Tôn.
+ Thư viện tỉnh An Giang.
+ Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang.
+ TS. Phạm Quang Khánh, chị Trịnh Thị Nga (trưởng khoa phân tích đất), Cán bộ công
nhân viên chức Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp TP. HCM.
+ Th.S Trịnh Thị Lâm, Cán bộ công nhân viên chức Viện sinh học nhiệt đới TP.
HCM.
- Sự cưu mang giúp đỡ của gia đình Bác Sui ở số nhà 12 – 14 đường Dương Bá Cung,
phường An Lạc A, Quận Bình Tân TP.HCM.
- Bên cạnh đó là sự chia sẻ, hổ trợ rất lớn của gia đình và các bạn bè giúp tôi hoàn thành
đề tài.
Người thực hiện đề tài

Trần Thị Biên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục

Trang 1

Danh mục các bảng

3

Danh mục các hình


4

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

5

2. Tính cấp thiết của đề tài

6

3. Mục tiêu của đề tài

7

4. Phương pháp nghiên cứu

7

5. Hạn chế của đề tài

8

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Các nội dung đã nghiên cứu

9

1.2. Một số đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế


10

1.2.1. Địa giới hành chính – dân số

10

1.2.2. Địa hình đồi núi

11

1.2.3. Kênh đào

16

1.2.4. Khe suối

16

1.2.5. Khí hậu

17

1.2.6. Một số đặc điểm địa chất – khoáng sản

19

1.2.7. Tài nguyên khoáng sản

20


1.2.8. Tài nguyên đất

21

1.2.9. Tài nguyên rừng

22

1.2.10. Nông nghiệp

22

1.3. Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế huyện Tri Tôn

24

Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Quan điểm và nguyên tắc phân bố

27
1


2.2. Các kiểu thảm thực vật rừng núi Dài – Tri Tôn – An Giang

28

2.2.1. Kiểu rừng chính

28


2.2.2. Kiểu phụ thảm thực vật rừng

28

2.2.3. Xã hợp thực vật

29

2.3. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật rừng

30

2.3.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

30

2.3.1.1. Kiểu phụ thứ sinh do tác động của con người
2.3.1.2. Kiểu phụ gây trồng nhân tạo hàng năm
2.3.2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá – rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
2.4. Xây dựng danh lục thực vật rừng

30
33
39
46

2.4.1. Phương pháp

46


2.4.2. Bảng danh lục thực vật rừng núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang 47
2.4.3. Phẩu đồ trắc diện quần thể thực vật

69

2.4.4. Tiêu bản thực vật

70

2.4.5. Kết quả bảng xây dựng danh lục

71

2.4.6. Một số loài thực vật ngoài danh lục thực vật đã điều tra trước đây
2.4.7. Kết quả phân tích đất

75
83

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

PHỤ LỤC


92

Phẩu đồ trắc diện và chiếu tán thực vật

2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các núi chính ở An Giang (2000)

13

Bảng 1.2: Một số suối lớn trong vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên

16

Bảng 2.1: Danh lục thực vật rừng (xếp theo hệ thống tiến hoá)

48

Bảng 2.2: Thực vật rừng quý hiếm núi Dài (theo sách đỏ việt nam)

74

Bảng 2.3: Một số loài thực vật ngoài danh lục thực vật đã điều tra
trong các tài liệu trước đây

75


3


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang.

15

Hình 2.1: Bản đồ thảm thực vật rừng Núi Dài – Tri Tôn – An Giang.

44

Hình 2.2: Tỷ lệ % cấu trúc tổ thành loài theo dạng sống thực vaät.

4

76


MỞ ĐẦU
1.CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Từ các chuyên đề đã tìm hiểu và từ việc khảo sát tình hình thực tế của tỉnh An
Giang được biết, các cấp chính quyền trong tỉnh An Giang đã rất quan tâm đến công tác
bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên còn lại, và khôi phục trồng rừng cây gỗ lâm nghiệp
và cây ăn trái trên những diện tích đất rừng đã bị mất và đã thu được những kết quả khả
quan. Và đây lại là một vấn đề lâu dài.
Công việc điều tra thảm thực vật và thành phần thực vật ở một khu vực cụ thể,
một cách rõ ràng cũng sẽ góp phần vào việc đề xuất các nội dung bảo tồn tài nguyên
thực vật rừng của tỉnh An Giang.

Chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện đề tài: “Điều tra thảm thực vật và
thành phần loài của rừng phòng hộ Núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”.
Những gì đạt được sau khi hoàn thành đề tài, ngoài ý nghóa về mặt khoa học, còn
có ý nghóa về mặt thực tiễn, góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên thực vật rừng của tỉnh
An Giang.
Về mặt khoa học:
- Bổ sung xây dựng bộ tài liệu khoa học về thảm thực vật; danh lục thực vật rừng
và bộ tiêu bản thực vật rừng của tỉnh An Giang.
- Làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;
đồng thời có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch của
tỉnh An Giang.
Về mặt thực tiễn:
- Phục vụ trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp, tham
quan du lịch.
- Đề xuất hệ thống giải pháp kỹ thuật và đầu tư nhằm quy hoạch bảo tồn, phát
triển, khai thác hợp lý tài nguyên rừng của Núi Dài nói riêng và của tỉnh An Giang nói
chung.

5


2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Do môi trường sinh thái có những thay đổi lớn trong gần 200 năm qua, từ chỗ rừng
rậm rạp, khe suối nhiều,… đến rừng cạn kiệt và suối khe khô cạn như hiện nay, địa hình
đồi núi An Giang đã có nhiều thay đổi.
Trước hết, do mất dần lớp thảm phủ thực vật điều hòa tốc độ dòng chảy, dẫn đến
hình thành lũ quét ngày càng gia tăng làm sụt lở đất núi, lấp khe suối và các cánh đồng
ven núi, kéo theo tốc độ sườn núi cũng bị biến dạng. Các hiện tượng này xảy ra mạnh
mẽ tại khu vực núi Dài, núi Cấm,…
Các hoạt động khai thác đá xây dựng trong suốt nhiều năm qua tại núi Sập, núi

Sam, núi Cô Tô,… đã khoét sâu vào chân núi và sườn núi trên quy mô lớn, làm cho hình
dạng của các núi này có nhiều đổi thay, mất vẽ đẹp tự nhiên của chúng và tác động xấu
đến cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh.
Để khắc phục các tình trạng trên, trong những năm gần đây An Giang đã có nhiều
biện pháp tích cực như đình chỉ khai thác đá tại núi Sam, núi Sập; trồng rừng, xây dựng
các hồ chứa nước, phát triển giao thông, thủy lợi,… trên vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh
Biên.
Núi Dài, đây là nơi có nhiều thực vật q hiếm nhưng do sự tác động của người
dân nên những loài thực vật quý hiếm này còn rất ít và rải rác. Phần lớn đã bị chặt phá
do sự hiểu biết chưa rõ ràng của những người khai thác rừng và chưa có biện pháp bảo
vệ đúng đắn. Đây là tổn thất lớn đối với Lâm nghiệp của tỉnh An Giang nói chung và
của chính người dân đang sinh sống ở đây nói riêng. Đề tài: “Điều tra thảm thực vật
và thành phần loài của rừng phòng hộ Núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”
nhằm phục hồi và bảo vệ kịp thời nguồn tài nguyên thực vật của khu vực này.

3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra thảm thực vật rừng của vùng Núi Dài.
- Điều tra thành phần loài thực vật rừng của vùng Núi Dài.
- Mô tả loài thực vật rừng của vùng Núi Dài.
6


- Phân chia thảm thực vật rừng của vùng Núi Dài.
- Phân chia kiểu thực vật rừng của vùng Núi Dài.
- Bổ sung bộ tiêu bản thực vật (ưu tiên các loài cây quý hiếm, đặc hữu, có giá trị
kinh tế, có hoa, quả,… hiện có của vùng Núi Dài).
- Phân tích, tính toán tổng hợp các kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận khoa học về
thực vật rừng vùng Núi Dài, kiến nghị các giải pháp kỹ thuật và đầu tư bảo tồn phát
triển rừng của Núi Dài – An Giang theo hướùng ổn định và bền vững.
- Xây dựng bộ tiêu bản ảnh màu in màu trên giấy A4.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐIỀU TRA NGOẠI NGHIỆP:
♦ Chủ yếu là điều tra theo tuyến:
- Tuyến cơ giới theo địa bàn.
- Tuyến ngẫu nhiên theo đường mòn.
♦ Điều tra theo ô tiêu chuẩn:
- Lập ô tiêu chuẩn theo trạng thái rừng – thảm thực vật.
- Lập ô tiêu chuẩn theo địa hình.
- Vẽ phẩu đồ cắt ngang và chiếu tán.
- Chia theo dạng sống và tái sinh: Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, cỏ.
- Thực hiện tiêu bản về thành phần loài áp dụng phương pháp hình thái so sánh.
+ Làm tiêu bản thực vật.
+ Chụp ảnh.
+ Phân loại theo hình thái.
CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP:
- Xác định kiểu rừng qua ô tiêu chuẩn.
- Định danh loài, sắp xếp theo hệ thống phân loại: Ngành – Bộ – Họ – Chi –
Loaøi.

7


5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh của nội dung ngành học và
nghiên cứu ở một phạm vi nhất định:
- Khu vực Núi Dài thuộc thị trấn Ba Chúc – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Núi
Dài có diện tích: 2.839 ha, Độ cao: 554 m, chu vi: 21.625 m. Là núi có diện tích lớn và
độ cao đứng thứ ba sau núi Cấm và núi Cô Tô. Đường lên núi dốc từ 25 độ đến 35 độ, có
nhiều đỉnh cao thấp khác nhau,…

- Nghiên cứu về thực vật baäc cao.

8


CHƯƠNG 1
U

TỔNG QUAN
1.1. CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU
- Tài liệu về “Thực vật chí Đông Dương” đã thu mẫu thực vật vùng Bảy Núi của
tỉnh An Giang.
- Báo cáo kết quả điều tra “Đặc điểm phân bố thảm thực vật và xây dựng danh
lục thực vật rừng vùng đất quy hoạch cho Lâm nghiệp ở tỉnh An Giang” – Phân viện
Điều tra Quy hoạch Rừng II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Báo cáo đề tài khoa học “Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An Giang” – Chi cục
kiểm lâm An Giang”.
1.2. ĐIỀU KHIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ TỈNH AN GIANG
1.2.1. Địa giới hành chính – dân số:
An giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một
phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn
giáo, nhân dân giàu lòng yêu nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân” ngày 02/10/2000.
An Giang có diện tích tự nhiên 3.535 km2, dân số 2.194.218 người, mật độ dân số
P

P

621 người/km2. Có 4 dân tộc chủ yếu, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 91% dân số
P


P

toàn tỉnh, người Hoa chiếm khoảng 4 – 5%, Khmer chiếm 4,3%, người Chăm chiếm
khoảng 0,6%.
Các đơn vị trực thuộc gồm: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện,
có 154 đơn vị hành chính cơ sở ( 122 xã, 15 phường, 17 thị trấn).
Phía Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789
km; Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km; Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km.
Điểm cực Bắc trên vó độ 10057/ (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vó
P

P

P

P

độ 10012/ (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104046/ (xã Vónh
P

P

P

P

P

P


P

P

Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035/ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ
P

Mới).
9

P

P

P


Trình độ dân cư từng bước được nâng cao, An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa
mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1998. lực lượng lao động rất dồi dào, nhưng chất
lượng lao động thấp. Lao động kỹ thuật so với nhu cầu xã hội còn thiếu nhiều; tốc độ
đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt
12%, đến 2005 khoảng 19%.
Đời sống xã hội: đời sống người dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể, mức
sống dân cư còn thể hiện qua các chỉ tiêu về hưởng thụ dịch vụ. Trong những năm qua
các chỉ tiêu về tỷ lệ dùng điện, dùng nước sạch, các phương tiện thông tin đại chúng đều
tăng rất nhanh.

1.2.2. Địa hình đồi núi :
Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau,

phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện
An Phú, qua xã Vónh tế, Thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh
Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của
huyện Thoại Sơn.
- Dạng núi: Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai
dạng chính: dạng núi cao và dốc, dạng núi thấp và thoải.
+ Dạng núi cao và dốc: được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt. Do
đó hình dạng của chúng thường là cao, có độ dốc lớn trên 250 , các thành tạo có nguồn
P

P

gốc Magma là chính, phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạo lập khác nhau (đá núi lửa và
đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta). Theo kết quả nghiên cứu của
ngành Địa chất thì ở An Giang, phần nhiều các núi lớn có độ dốc và độ cao vượt trội
như: núi Cấm, núi Cô Tô, Núi Dài,… đều thuộc dạng này.
+ Dạng núi thấp và thoải: Được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào
có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 150, độ cao thấp và ít khe suối, thậm chí
P

P

một số núi có lớp thành tạo bề mặt phần lớn là đất. Ở An Giang, phần lớn các núi thấp
nằm liền hoặc gần kề các núi lớn như Nam Qui, Sà Lon, núi Đất,… đều thuộc dạng này.
10


- Độ cao núi: xuất phát từ khoa học địa lý cho rằng các núi nổi trên mặt đất có độ
cao khác nhau là phần nổi của các cụm núi lớn chìm ngầm trong lòng đất. Chọn một số
núi lớn làm trung tâm và gắn các núi thấp nhỏ gần kề thành từng khối, đồi núi An Giang

được phân thành sáu cụm và hai núi độc lập (bảng 1.1).
Ngoài đặc điểm trong mỗi cụm núi bao gồm nhiều núi liên kết hoặc đứng độc lập
rời rạc, còn thấy ngay mỗi tại núi lại có nhiều đỉnh với độ cao thấp khác nhau.
Các cụm núi Cấm, núi Dài, Phú Cường và Cô Tô liên kết thành một mạch núi
liên tục trải dài 35 km và rộng 17 km với diện tích gần 600 km2, là vùng đất địa linh
P

P

“Bảy Núi – Thất Sơn” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn.

11


Bảng 1.1: CÁC NÚI CHÍNH Ở AN GIANG (2000)
Tên
Cụm

Thứ

Núi Và

Tự

Núi

Tên Núi

Độc


Độ

Chu

Cao

Vi

(m)

(m)

Vị Trí Núi (gắn với xã, thị
trấn hiện nay)

Lập

1
1

2

Núi Sập

Thoại Sơn

85 3800 Núi Sập, huyện Thoại Sơn

2


Núi

Núi Nhỏ

76 2200 Núi Sập, huyện Thoại Sơn

3

Sập

Núi Bà

55

280 Núi Sập, huyện Thoại Sơn

4

Núi Cậu

34

240 Vọng Thê, huyện Thoại Sơn

5

Ba Thê

6


Núi Nhỏ

63

700 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

Núi Tượng

60

970 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

Núi Trọi

21

400 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

Núi Chóc

19

550 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn

Núi Nổi

10

320 Phú Hữu, huyện An Phú


7
8

Ba
Thê

9
3 10

4 11

Độc

221 4220 Vọng Thê, huyện Thoại Sơn

lập
Độc

Núi Sam

lập

Học Lãnh

228 5200 Vónh Tế, thị xã Châu Đốc

Sơn

12


Phú Cường

Bạch Hổ Sơn

282 9500 An Nông, huyện Tịnh Biên

13

Núi Dài

Ngũ Hồ Sơn

265 8751 An Phú, huyện Tịnh Biên

14

Núi Két

Anh Vũ Sơn

266 5250 Thới Sơn, huyện Tịnh Biên

15
5 16
17

Phú
Cường

Núi Rô

Trà Sư

149 2250 An Cư, huyện Tịnh Biên
Kỳ Lân Sơn

146 1750 Nhà bàn, huyện Tịnh Biên

Bà Vải

146 1400 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

18

Đất Lớn

120 2120 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

19

Bà Đắt

103 1075 Văn Giáo, huyện Tịnh Biên

20

Núi Cậu

100 1900 Xuân Tô, huyện Tịnh Biên
12



21

Đất Nhỏ

80

450 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

22

Mo Tấu

80

270 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

23

Núi Chùa

60

380 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên

24

Tà Nung

59 1450 Xuân Tô, huyện Tịnh Biên


Núi Cấm

25

Sơn

26
6

7

Bà Đội

261 6075 Tân Lợi, huyện Tịnh Biên

27

Núi

Nam Qui

213 8875 Châu Lăng, huyện Tri Tôn

28

Cấm

Bà Khẹt


129 1380 Chi Lăng, huyện Tri Tôn

29

Tà Lọt

69

870 Châu Lăng, huyện Tri Tôn

30

Ba Xoài

58

550 An Cư, huyện Tịnh Biên

31

Cà Lanh

41 1225 An Hảo, huyện Tịnh Biên

32

Núi Dài

Ngọa Long Sơn


554 21625 Lê Trì, huyện Tri Tôn

Liên Hoa Sơn

145 3825 Ba Chúc, huyện Tri Tôn

33

Núi

Núi Tượng

34

Dài

Sà Lon

35

8

705 28600 An Hảo, huyện Tịnh Biên

Thiên Cấm

36
37

102 2325 Lương Phi, huyện Tri Tôn


Núi Nước Thủy Đài Sơn
Cô Tô

54 1070 Ba Chúc, huyện Tri Tôn
614 14375 Cô Tô, huyện Tri Tôn

Phụng
Hoàng Sơn

Cô Tô

102 10225 An Tức, huyện Tri Tôn

Tà Pạ

13


Hình 1.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG.

14


1.2.3. Kênh đào:
Toàn bộ hệ thống kênh đào các cấp kết hợp với hệ thống sông chính và rạch tự
nhiên tạo nên một mạng lưới giao thông – thủy lợi – phân bố dân cư ngày càng hoàn
thiện, tạo điều kiện thuận lợi để An Giang khai thác hợp lý và có hiệu quả cao tài
nguyên thiên nhiên, mà trước hết là tài nguyên đất và nước phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.


1.2.4. Khe suối:
Bảng 1.2: MỘT SỐ SUỐI LỚN TRONG VÙNG ĐỒI NÚI TRI TÔN – TỊNH BIÊN
Diện
Thứ
Tự

tích
Tên suối

lưu
vực
(km2)
P

Chiều

Độ dốc Độ dốc

Mức

dài

lòng

sườn

độ che

suối


suối

núi

phủ

(km)

(%)

(%)

(%)

P

Lưu

Lưu

lượng

lượng

trung

lớn

bình


nhất

(m3/s)

(m3/s)

P

P

P

P

1

Ô Thum

3.61

2.88

7.90

22.6

27.5

0.482


3.97

2

Soài So

1.46

2.25

35.0

17.5

25.0

0.108

1.56

3

An Hảo

6.31

4.25

6.70


14.5

35.5

0.812

2.39

4

Suối Tiên

3.12

3.62

10.5

12.9

27.5

0.333

5.23

5

Ô Tức Xa


2.80

4.00

27.5

15.0

25.0

0.391

4.23

6

Tà Sóc

4.00

2.50

6.40

18.8

55.0

0.428


3.06

7

Suối Vàng

2.44

2.00

8.00

17.0

55.0

0.218

0.69

8

Khe Đá

1.62

2.50

11.1


15.5

45.0

0.199

2.07

1.2.5. Khí hậu:
- Điều kiện địa lý:
An Giang nằm gần với xích đạo, nên thời gian mặt trời chiếu sáng dài, khoảng
cách giữa hai lần mặt trời đi qua đỉnh đầu xa nhau, nên các quá trình diễn biến của nhiệt
15


độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo, mà cụ thể là mỗi năm các yếu
tố này xuất hiện hai lần có trị số cao và hai lần có trị số thấp.
- Điều kiện hoàn lưu khí quyển:
An Giang chịu ảnh hưởng của hai mùa gió là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông
Bắc.
Tây Nam với đặc điểm mát và ẩm nên gây ra mùa mưa Châu Á, trong đó có lưu
vực sông Mê Kông, mà An Giang là một bộ phận hợp thành.
Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang không phải xuất phát từ vùng cực đới lục
địa Siberi nơi có băng tuyết vónh cửu, mà nó xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung
Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hơi hanh
khô và có phần nắng nóng.
- Các yếu tố khí tượng chính:
+ Mây: Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô do độ ẩm không khí
thấp và hoạt động của đối lưu nhiệt yếu ớt nên mây không những ít về lượng mà về

dạng mây cũng chỉ là những đám mây mỏng dạng tơ sợi ở rất cao, và vì kết cấu bởi
những tinh thể băng nên nó để lọt ánh sáng mặt trời, do đó có khi trời có mây nhưng vẫn
rất nắng. Trong mùa mưa, do độ ẩm cao nên lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây
trung bình tháng của các tháng mùa mưa là 6,9/10 (10 mây che khuất toàn bộ bầu trời).
+ Nắng: do ở vó độ thấp và có một mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau nên An Giang có một mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng
trong năm lớn tới mức kỷ lục của toàn quốc.
Số giờ nắng các tháng trong năm:
Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

238,5

221,8

215,6

206,9

207,6

190,1

141,3

169,9

144,2

184,8

168,5

152,3

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang.
+ Nhiệt độ: An Giang có vó độ thấp nên nhận được nhiều năng lượng nhiệt của
mặt trời trong suốt năm. Nhiệt độ trung bình hàng tháng ở An Giang không những cao

mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn keùm
16


nhau khoảng 1,50 đến 30. Còn trong các tháng mùa mưa thì sự chênh lệch chỉ vào
P

P

P

P

khoảng trên dưới 10.
P

P

Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (Độ C):
Tháng
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

25,4

26,8

27,9

29,6

29,1

28,5

27,4

28,2


27,8

28,0

27,5

26,0

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang.
+ Gió: chế độ gió ở An Giang được đặc trưng bởi sự luân phiên tác động của các
hệ thống hoàn lưu gió mùa nên rất ổn định. Trong mùa khô, gió thịnh hành là Đông Bắc,
còn vào mùa mưa gió Tây Nam lại là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở
An Giang tương đối mạnh. Ở hầu hết các nơi, tốc độ gió trung bình 3m/giây. Ngoài ra ở
An Giang còn có gió có nguồn gốc do bão và do lốc xoáy cục bộ gây ra.
+ Mưa: khí hậu An Giang mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió
mùa điển hình mà đặc trưng cơ bản của nó là một nền nhiệt độ cao và ít thay đổi quanh
năm và có một chế độ mưa phong phú và phân hóa rõ rệt theo hai mùa gió, mà cụ thể là
gió mùa mùa đông tương ứng với mùa khô, gió mùa mùa hè tương ứng với mùa mưa.
Lượng mưa các tháng trong năm (mm):
Tháng
1

2

3

4

5


x

x

0,1

x

75,4

6

7

8

9

10

11

12

117,1 240,0 121,8 209,3 342,2 388,6 121,6

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang.
+ Bốc hơi: hàng năm lượng mưa rơi xuống trên địa bàn An Giang khá phong phú.
Tuy vậy, lượng nước hao hụt vì bốc hơi cũng nhiều. Trong mùa khô do nắng nhiều, độ
ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi rất lớn, bình quân 110 mm/tháng. Trong mùa mưa,

lượng bốc hơi thấp hơn, bình quân 85 mm/tháng.
+ Độ ẩm: ở An Giang, vì nhiệt độ quanh năm thay đổi ít nên sự biến đổi của độ
ẩm chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa.
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%):
17


Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

78,0

80,0

73,0

74,0

80,0

84,0

85,0

81,0

84,0

83,0

82,0

77,0

Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang.
- Một số hiện tượng khí tượng khác cần lưu ý:
+ Lốc xoáy – vòi rồng – mưa đá
+ Hạn Bà Chằn

+ Elnino và Lanina

1.2.6. Một số đặc điểm địa chất khoáng sản:
An Giang là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi, hầu hết
đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là
cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương
đồng với vùng Nam Trường Sơn bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.
- Các vật liệu trầm tích lòng sông như sạn sỏi, cát, bùn, sét từ thượng lưu đã được
dòng nước mang xuống lấp đầy phần đáy của thung lũng, tạo nên nhóm trầm tích đáy
lòng sông (Giai đoạn Pleistocene). Dấu tích của thời kỳ này còn để lại các bậc thềm
biển cổ ở những vùng quanh núi Cấm, núi Dài, núi Phú Cường,…
- Loạt trầm tích có tuổi Holocene trung có nguồn gốc trầm tích biển: Mặt cắt kiểu
thềm biển có thành phần chủ yếu là cát hạng trung – mịn lẫn bột sét và chứa ít sỏi sạn.
Trầm tích có màu xám sáng, phớt vàng, phần gần trên mặt ở một số nơi có màu loang
lổ, vàng, đỏ thẩm, trắng (do bị phong hóa). Trên phạm vi địa bàn tỉnh An Giang, các
trầm tích xếp vào phân vị này lộ trên mặt dưới dạng các dải thềm hẹp với bề ngang thay
đổi từ 1 – 2 km tới 4 – 5 km viền quanh các khối núi ở khu vực Tri Tôn, Ba Thê, núi
Sập.
- Ngoài ra, thành phần trầm tích gồm sét, bột, mùn thực vật phân hủy kém, than
bùn còn có mặt không nhiều ở Ba Chúc (Holocene trung – thượng phần trên có nguồn
gốc sông – đầm lầy).
18


- Trầm tích sông – đầm lầy: chủ yếu phân bố ở Vónh Gia , Ba Chúc, An Tức, Tà
Đảnh trên độ cao địa hình 1 – 2 m tạo thành các dải kéo dài theo phương Tây Bắc –
Đông Nam hoặc phương kênh tuyến (Holocene thượng). Thành phần chủ yếu của tầng
này là than bùn, xác thực vật, rất ít sét,… lấp đầy lòng sông cổ.

1.2.7. Tài nguyên khoáng sản:

- So với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có tài nguyên
khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng: đá granit trên 7 tỷ m3; đá cát kết 400 triệu m3;
P

P

P

P

sét gạch ngói 40 triệu m3; cao lanh 2,5 triệu tấn; than bùn 16,4 triệu tấn; vỏ sò 30 – 40
P

P

triệu m3; ngoài ra còn các loại puzdan, fenspat, bentonite, cát, sỏi,…
P

P

- Riêng ở Tri Tôn:
+ Loại đá phun trào: núi Dài, núi Phú Cườmg, núi Sà Lon, phía Nam núi Cấm,…
đá có màu xanh đen thuộc nhóm phun trào núi lửa, cường độ chịu lực không cao nhưng
lại khó vỡ và sử dụng tốt cho các công trình dân dụng. Mỏ đá núi dài thuộc xã Châu
Lăng – Tri Tôn; toàn bộ diện tích được cấu thành bởi andesit, tuf andesit (diện tích khai
thác 70 ha, trữ lượng ước tính khoảng 28,6 triệu m3).
P

P


+ Đất sét bentonite (sử dụng làm chất tẩy rửa dầu nhớt và làm dung dịch trong
các giếng khoan dầu khí, tìm thấy ở xã Lê Trì – Tri Tôn (trữ lượng khá lớn).
+ Có mội nước khoáng thiên nhiên núi Dài và Cô Tô (Soài So ngày nay).
+ Khu mội Tri Tôn (nhiều giếng trong khu vực chợ Tri Tôn).
+ Diatomite: đất dạng bột mịn màu trắmg, có độ xốp kỳ lạ (vỏ của một loại Khuê
tảo có tên Diatomite): ở Lê Trì (Tri Tôn) (trữ lượng khoảng 800.000 – 1 triệu tấn): sử
dụng trong công nghiệp như lọc hoạt tính (bia, rượu, dầu ăn).

1.2.8. Tài nguyên đất:
Từ những kết quả nghiên cứu, đất đai ở An Giang chia ra thành 3 nhóm chính:
nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa và nhóm đất đồi núi.
Đất đồi núi ở An Giang chủ yếu phân bố ở Tri Tôn và Tịnh Biên.
19


Ở Tri Tôn: 20.252 ha là đất phèn và đồi núi (đất yếm phù sa, đất dọc theo rãnh
núi và khe núi).
An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là
nhóm đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có
phèn 93.800 ha chiếm 27,5% nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cỗ 24.700 ha
chiếm7,3%; còn lại là đất phèn và các nhóm khác.
Hệ thống sông rạch tỉnh An Giang đã góp phần hình thành 72% diện tích đất phù
sa hoặc có nguồn gốc phù sa do bồi đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng, độ thích nghi
đối với các loại cây trồng khá rộng. Diện tích đất nông nghiệp từ 289.316 ha năm 1976,
bình quân khoảng 0,212 ha/người, đến năm 2005 còn 281.862,48 ha còn thấp hơn nhiều
tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

1.2.9. Tài nguyên rừng:
An giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây
lá rộng. Sau 1975 một thời gian dài diện tích rừng bị thu hẹp, những năm đầu của thập

niên 90 trở đi tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Năm 2000 đất rừng 11.789
ha, đến 2005 đất rừng 13.847,47 ha, độ che phủ khoảng 19% trong đó đất rừng sản xuất
2.463,40 ha; đất rừng phòng hộ 11.169,07 ha; đất rừng đặc dụng 209,00 ha. Động vật
rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loài quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu
ở vùng Bảy Núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những di tích văn hóa lịch sử,
góp phần phát triển kinh tế địa phương đa dạng.

1.2.10. Nông nghiệp:
Nhìn chung giai đoạn 2001 – 2005 ngành nông nghiệp bên cạnh giữ vững tốc độ
phát triển cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tuy còn chậm nhưng
theo hướng tích cực, đúng định hướng của tỉnh đề ra; đa dạng hóa cây trồng vật nuôi,
tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Có thể nói xét

20


về mặt cơ cấu nội ngành thì chuyển dịch không đáng kể nhưng về mặt hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm đã có biểu hiện rõ nét.
Lúa không những tăng về số lượng, chủ yếu là tăng lúa vụ 3 (tăng 39% so với
năm 2001), mà còn tăng về chất lượng hàng hóa xuất khẩu (69,9 triệu USD năm 2001
lên 94 triệu USD năm 2004). Tôm là mô hình chuyển đổi mạnh trong sản xuất nông
nghiệp.
Chăn nuôi: số lượng đàn trâu, bò, heo đều tăng; sản lương thịt cũng tăng.
Thủy sản: từng bước giảm số lượng bè và duy trì ở mức hợp lý, tăng diện tích
nuôi,… {25}, {30}, {32}
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ HUYỆN TRI TÔN
Tri Tôn là huyện miền núi, dân tộc, đa tôn giáo, có đường biên giới Việt Nam –
Campuchia dài 17,2 km, diện tích đất tự nhiên 600,30 km2, trong đó đất sản xuất nông
P


P

nghiệp chiếm 74,48% diện tích, đất lâm nghiệp 8,89%, số còn lại là đất ở, đất chuyên
dùng khác. Địa hình rất đa dạng vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh
mương lớn nhỏ chạy dọc ngang theo quy hoạch vùng sản xuất, vừa đảm bảo phục vụ sản
xuất, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Huyện có 13 xã, 2 thị trấn dân số 122.090 người trong đó dân tộc Khmer chiếm
38,42% dân số, tập trung ở 10 xã – thị trấn ven chân đồi núi, đời sống kinh tế chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ từng bước phát triển.
Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh; trong huyện có nhiều
đền chùa và các khu di tích lịch sử – văn hóa với nhiều địa danh: đồi Tức Dụp, Ô Tà
Sóc, cầu sắt Vónh Thông,… khu nhà mồ Ba Chúc gắn liền với truyền thống đấu tranh
cách mạng của nhân dân An Giang nói chung, Tri Tôn nói riêng trong suốt thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mó và chiến tranh biên giới Tây Nam và
trong thời kì xây dựng bảo vệ đất nước. Các dân tộc kinh, Hoa, Khmer đã đoàn kết một
lòng, phát huy truyền thống yêu nước, đã dũng cảm kiên cường, bất khuất đánh thắng
mọi kẻ thù xâm lược giành độc lập dân tộc. Truyền thống tốt đẹp đó đã được nhà nước
21


phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân và bốn xã anh hùng :
Ba Chúc, Lương Phi, An Tức và Ô Lâm.
Từ sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1075) Đảng bộ
và nhân dân Tri Tôn ra sức từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa tập trung đẩy
mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ổn định đời sống nhân dân, đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn, phát triển văn hóa, chăm lo thực hiện tốt các chính sách xã hội,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tăng cường công tác vận động quần
chúng. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị.
Từ 1986 – 2005 thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tiến hành công nghiệp hóa

hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Đảng bộ và nhân dân Tri Tôn phát huy truyền
thống yêu nước, đoàn kết, bằng cả tâm huyết và sức lực của mình phấn đấu và đưa Tri
Tôn từng bước phát triển toàn diện và bền vững.
Trong lónh vực phát triển kinh tế bằng nhiều giải pháp thích hợp, tiến hành khai
hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp 53217 ha, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu nông nghiệp, thực hiện tốt chương trình khuyến nông, bảo vệ thực vật,
ứng dụng tiến bộ khoa học kó thuật công nghệ sinh học và sản xuất. Từ đó góp phần
nâng giá trị sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Ngành chăn nuôi cũng
khá phát triển nhất là đàn bò: 20.593 con, đàn lợn: 22087 con, gia cầm các loại cũng khá
phát triển; nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển giá trị sản
xuất ngày càng tăng; nhiều xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân phát
triển mạnh như: xí nghiệp khai thác đá, nhà máy gạch Tynen thu hút hàng năm từ 2000
– 3000 lao động tham gia góp phần giải quyết việc làm ổn định. Đẩy mạnh khai thác
tiềm năng, kiêu gọi đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp như: nhà máy chế biến
hạt điều, cưa xẻ gỗ,… thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm nhất là hệ thống giao thông nông
thôn được nâng cấp láng nhựa đảm bảo giao thông thuận tiện, hệ thống kênh mương
được nạo vét thường xuyên, hệ thống trường lớp được kiên cố khang trang sạch đẹp; các
22


công trình, trụ sở hành chính, trạm y tế, chợ nông thôn điện nước đảm bảo phucï vụ nhân
dân,…
Trong lónh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ các chương trình y tế quốc gia
chăm sóc sức khỏe cộng đồng đựoc quan tâm, trang bị dụng cụ y tế, phương tiện chuẩn
đoán, điều trị ngày càng hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đẩy lùi các dịch
bệnh,… hệ thống giáo dục toàn huyện, phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng đi vào
chiều sâu, công tác chống lưu ban bỏ học được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục được đảm
bảo,… góp phần nâng cao dân trí trong toàn huyện,…

Về cơ bản Tri Tôn có bước phát triển khá toàn diện, vững chắc trên tất cả các lónh
vực của đời sống xã hội. Đây chính là điều kiện, là cơ sở, là động lực để Tri Tôn từng
bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điều quan
trọng là phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước, đoàn kết thống nhất
giữa các dân tộc cùng sống trên địa bàn, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, khai
thác tốt tiềm năng lợi thế, tăng cường củng cố hệ thống chính trị vững mạnh để tiến tới
góp phần cùng Đảng bộ An Giang hoàn thành mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh ”. {25},{30}

23


×