Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

De thi HSG lop 12 THPT cap tinh 1011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.8 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Khóa ngày 26/10/2010 Đề chính thức Môn: ĐỊA LY Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 2 trang, gồm 7 câu. ------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 1: (3,0 điểm). Hãy giải thích sự khác nhau về độ dài thời kỳ nóng và lạnh ở hai bán cầu. Vẽ hình minh hoạ. Câu 2: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Tỉ suất tử thô thời kỳ 1950 - 2005 (đơn vị ‰) Giai đoạn. 19501955. 19751980. 19851990. 19952000. 20042005. Các nước phát triển. 15. 9. 9. 10. 10. Các nước đang phát triển. 28. 17. 12. 9. 8. Toàn thế giới. 25. 15. 11. 9. 9. Nhóm nước. a). Hãy nhận xét tỉ suất tử thô của toàn thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển thời kỳ 1950 - 2005. Giải thích. b). Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển hiện nay có sự khác nhau như thế nào? Tại sao lại có sự khác nhau đó. Câu 3: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta. Câu 4: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a). Phân tích sự phân bố dân cư nước ta theo lãnh thổ. b). Tại sao nói sự phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lý. Câu 5: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 6: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất thủy sản nước ta theo giá so sánh năm 1994 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Giá trị sản xuất. 1990. 1995. 2000. 2005. Khai thác. 5 559. 9 214. 13 901. 15 822. Nuôi trồng. 2 576. 4 310. 7 876. 22 905. Tổng số. 8 135. 13 524. 21 777. 38 727. a). Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thủy sản nước ta trong thời kỳ 1990 - 2005. b). Trong sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, những vấn đề nổi bật cần chú ý hiện nay là gì? Câu 7: (2,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Tốc độ tăng GDP cả nước và theo nhóm ngành (Đơn vị %) Theo nhóm ngành Nông, lâm, Công nghiệp thủy sản – xây dựng. Năm. Tổng số. 1990. 5,1. 1,0. 2,3. 10,2. 1995. 9,5. 4,8. 13,6. 9,8. 2000. 6,8. 4,6. 10,1. 5,3. 2005. 8,4. 4,0. 10,7. 8,5. 2007. 8,5. 3,8. 10,2. 8,8. 2008. 6,3. 4,7. 6,0. 7,4. Dịch vụ. Hãy nhận xét tốc độ tăng GDP cả nước và các nhóm ngành thời kỳ 1990 – 2008, giải thích. ----------------------------------------------HẾT--------------------------------------------Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do Nxb Giáo dục phát hành. Giám thị không giải thích gì thêm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT CẤP TỈNH Khóa ngày 26 tháng 10 năm 2010. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn: ĐỊA LY. Câu Nội dung 1 a). Giải thích sự khác nhau về độ dài thời kì nóng và lạnh ở hai bán (3,0 cầu: Thời kì nóng ở bán cầu Bắc dài hơn thời kì nóng ở bán cầu điểm) Nam và ngược lại. - Từ 21/3 đến 23/9 trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất ngã nửa cầu Bắc về phía Mặt Trời vì vậy là thời kì nóng ở bán cầu Bắc. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo ở xa Mặt Trời hơn so với thời gian từ 23/9 đến 21/3. Do vậy, sức hút của Mặt Trời yếu hơn, vận tốc Trái Đất giảm, Trái Đất phải chuyển động trong 186 ngày đêm để đi hết chặng này. - Từ 23/9 đến 21/3 trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất ngã nửa cầu Nam về phía Mặt Trời vì vậy là thời kì nóng ở bán cầu Nam. Trái Đất di chuyển trên quỹ đạo ở gần Mặt Trời hơn, sức hút của Mặt Trời mạnh hơn, nên vận tốc của Trái Đất tăng. Trái Đất chỉ cần 179 ngày đêm để thực hiện quãng đường còn lại. b). Vẽ hình: Yêu cầu: Thí sinh vẽ được quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, trên sơ đồ cần thể hiện vị trí các điểm cận nhật, viễn nhật, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, vị trí các ngày xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí. (Lưu ý nếu thí sinh không vẽ vị trí các điểm cận nhật, viễn nhật thì trừ 0,5 điểm) 2 a). * Nhận xét: (3,0 - Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới và các nước đang phát triển nhìn điểm) chung có xu hướng giảm đi rõ rệt (dẫn chứng). - Tỉ suất tử thô các nước phát triển trong giai đoạn gần đây có xu hướng tăng lên (dẫn chứng). * Giải thích: - Do tiến bộ về mặt y tế và khoa học kỹ thuật - Sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. b). * Nhận xét: Nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn nhóm nước đang phát triển (dẫn chứng). * Giải thích: - Nhóm nước phát triển có dân số già, nên tỉ suất tử thô cao mặc dù điều kiện sống rất tốt. - Nhóm nước đang phát triển có dân số trẻ nên tỉ suất tử thô thấp.. Điểm. 1,0. 1,0. 1,0. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá khí hậu nước ta: (3,0 1. Vị trí địa lý: điểm) - Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới nửa cầu Bắc (từ 8034’B - 23023’B) nên nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn. - Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam (khoảng 15 vĩ độ) nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam 2. Địa hình: - Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích -> Khí hậu chịu sự chi phối của địa hình, tạo nên các vành đai khí hậu theo độ cao: + Vành đai khí hậu nhiệt đới: Miền Bắc: từ 0 – 600m; Miền Nam: từ 0 – 900m. + Vành đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Miền Bắc: từ 600 – 2600m; Miền Nam: từ 900 – 2600m. + Vành đai khí hậu ôn đới gió mùa trên núi: từ 2600m trở lên. - Phân hoá theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. 3. Hoạt động gió mùa: có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta: - Gió mùa mùa đông: + Gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 160B trở ra + Gió tín phong ớ phía nam. - Gió mùa mùa hạ: + Gió mùa tây nam + Gió mùa đông nam - Sự luân phiên của các khối khí theo mùa và các hướng khác nhau tạo nên tính phân mùa của khí hậu. 4 a). Phân tích sự phân bố dân cư: (3,0 - Mật độ dân số trung bình nước ta là 254 người/km 2 (năm 2006), điểm) nhưng phân bố không đều giữa các vùng. - Phân bố không đều giữa đồng bằng và trung du, miền núi (dẫn chứng) - Ngay trong nội bộ các vùng (đồng bằng; trung du, miền núi) cũng có sự chênh lệch khá lớn (dẫn chứng). - Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn (dẫn chứng) - Nguyên nhân: do lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (mức độ màu mỡ của đất, sự phong phú của nguồn nước...) b). Giải thích: - Sự phân bố dân cư không đều dảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Một số nơi giàu tài nguyên, nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Ngược lại, ở một số nơi khác, diện tích đất có hạn lại tập trung số lượng người rất đông, mật độ dân số cao, gây khó khăn cho. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội. 5 Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là (3,0 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay. điểm) * Quan niệm về ngành CNTĐ: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. * Giải thích: 1. Nước ta có thế mạnh để phát triển ngành CNCB LTTP: - Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: + Nguồn nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực, cây công nghiệp, rau – cây ăn quả. + Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thịt, sữa, pho mát, bơ... + Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản: tôm, cá và các loại thủy hải sản khác. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Nhu cầu trong nước ngày càng lớn, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. - Cơ sở vật chất hiện có: Các nhà máy chế biến LTTP được đầu tư mở rộng và ngày càng hiện đại tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) hoặc ở các vùng nguyên liệu. 2. Ngành CNCB LTTP đem lại hiệu quả kinh tế cao: - Về mặt kinh tế: + Không đòi hỏi vốn lớn, thời gian quay vòng vốn nhanh. + Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản luợng công nghiệp của cả nước (chiếm 23,7% năm 2007) + Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực: gạo, thủy hải sản, thu về nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. - Về mặt xã hội: + Góp phần giải quyết việc làm + Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn. 3. Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản... - Đẩy mạnh sự phát triển các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành kinh tế khác. 6 a). Nhận xét và giải thích sự phát triển ngành thủy sản nước ta trong (3,0 những năm gần đây. điểm) * Nhận xét: - Ngành thủy sản nước ta có sự phát triển mạnh: giá trị sản xuất tăng liên tục (năm 2005 so với năm 1990 tăng 4,8 lần) - Giá trị sản xuất ngành khai thác và nuôi trồng đều tăng: Nuôi trồng tăng 8,9 lần, khai thác tăng 2,8 lần. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giá trị ngành nuôi trồng tăng nhanh hơn dẫn đến cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực này. * Giải thích: - Ngành thủy sản tăng nhanh do có thuận lợi về các nguồn lực và thị trường tiêu thụ được mở rộng - Sự phát triển không đều trong ngành là do việc nuôi trồng có nhiều lợi thế, ít khó khăn hơn (dẫn chứng) b). Những vấn đề nổi bật cần chú ý trong sự phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay: - Về mặt kinh tế: + Tổ chức sản xuất: chú ý khâu chế biến, đảm bảo giá thành hợp lý và chất lượng phù hợp các tiêu chuẩn trong nước cũng quốc tế. + Tổ chức tiêu thụ: mở rộng, ổn định thị trường, tránh các rủi ro. - Về môi trường: kết hợp phát triển sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường. - Các vấn đề khác: chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách đối ngoại có liên quan… 7 * Tốc độ tăng GDP: Nhìn chung trong thời kỳ 1990 -2008 tốc độ (2,0 tăng trưởng GDP nước ta tương đối cao (bình quân đạt 7,6%) tuy điểm) nhiên không ổn định. (dẫn chứng) * Theo nhóm ngành - Tốc độ tăng trưởng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng vừa cao, vừa liên tục, vừa trong thời gian dài, luôn ở mức hai con số (trừ năm 1990 và 2008) do nước ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá – hiện đại hoá (dẫn chứng). - Nhóm ngành dịch vụ tuy có tốc độ tăng tưởng khá cao nhưng không ổn định và bền vững (dẫn chứng) chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng, do ảnh hưởng những biến động của tình hình thế giới và trong nước. - Nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, nhưng ổn định (dẫn chứng) do ngành này chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh.. 0,5. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×