Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.18 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Công thức phân tử hợp chất hữu cơ Một số chú ý khi giải bài tập : Có 2 cách :- Cách 1 dựa vào CTĐGN:+ Bước 1: Tìm CTĐGN . Có 2. cách tìm CTĐGN : ( Dựa vào tỉ lệ khối lượng các nguyên tử, vào tỉ lệ % khối lượng các nguyên tử ) + Bước 2: Tìm M của HCHC , dựa vào : M = m/n; dA/B= M A/MB; một số trường hợp cho cùng điều kiện thì số mol bằng nhau + Bước 3: Đặt công thức thực nghiệm của HCHC, tìm hệ số của hợp chất suy ra CTPT của HCHC Cách 2: Dựa vào P.Ư cháy, với trường hợp này phải tìm số mol của hợp chất trước tiên. Sản phẩm cháy thông thường là H2O, CO2 và N2. Thông thường sản phẩm cháy được dẫn qua bình (1) đựng chất hấp thụ H2O: P2O5, H2SO4 đặc, CaCl2 khan,... bình (2) đựng chất hấp thụ CO2, thông thường là dung dịch bazơ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,.. N2 không bị hấp thụ bởi các chất trên + m bình (1) tăng = mH2O; m bình (2) tăng bằng mCO2 + Nếu dẫn sản phẩm cháy qua bình (2) trước thì m bình (2) tăng = m CO 2 + mH2O + khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng =. m CO2 + mH2O – m BaCO3(CaCO3) hoặc. dung dịch giảm = m BaCO3(CaCO3) – (m CO2 + mH2O) Bài 1: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro và oxi lần lượt bằng 81,08%,8,1% và còn lại là oxi. Tìm CTPT của X biết MX = 148g/mol Bài 2: Hợp chất X có % khối lượng cacbon, hidro lần lượt là: 88,235%, 11,765%, biết tỉ khối của X so với không khí gần bằng 4,69. Tìm CTPT của X Bài 3: Chất hữu cơ X ( chứa C,H,O,N) có % khối lượng các nguyên tố lần lượt là 32%, 6,67%, 42,66% và 18,67% a. Tìm CTĐGN của X. b. Tìm CTPT của X biết X có một nguyên tố nitơ trong phân tử. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A ( phân tử chỉ chứa C,H,O) thu được 0,44 gam khí CO 2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của 0,3 g chất A bằng thể tích của 0,16 g khí O2 ( ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Xác định CTPT của A Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O 1. Xác định CTĐGN của chất A 2. Xác định CTPT chất A biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 6: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lít O2( đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O theo tỉ lệ 44: 15 về khối lượng. 1. Xác định CTĐGN của chấtX. 2. Xác định CTPT chất X biết rằng d X/C2H6 = 3,8. Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 g chất hữu cơ A được 2,65 g Na2CO3, 1,35 g H2O và 1,68 lít CO2 (đktc). Xác định CTĐGN của chất A Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ A cần dùng vừa hết 4,2 lít O2. Sản phẩm cháy gồm có. 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2.Các thể tích đo ở đktc.Xác định CTĐGN của chấtA Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 5 g chất hữu cơ B ( chứa C,H,O) rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc sau đó dẫn tiếp qua bình (2) đựng CaO thấy bình (1) tăng 3,6 g, bình (2) tăng 11 g. Khi hoá hơi 5 g B thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6 g khí O2 đo cùng ở t0 , áp suất. Tìm CTPT của B. ĐS:C5H8O2. Bài 10: Đốt cháy hoàn toàn 4,3 g chất hữu cơ Y ( chứa C,H,O), sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 20 g kết tủa, khối lượng dung dịch còn lại giảm 8,5 g so với trước phản ứng. Xác định CTPT chất Y biết rằng Y có 2 nguyên tử oxi. ĐS. C4H6O2 Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần tối thiểu 10,08 lít O2(đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy ( gồm CO2,H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 g và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Xác định CTPT chất X. Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X cần tối thiểu 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc, khối lượng tăng 5,4 g. Sau đó cho qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại có 9,85 g kết tủa nữa. Tìm CTPT X Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất hữu cơ X ( chứa C,H,O) với 500 ml khí O2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí va hơi Y có tổng thể tích là 750 ml, Khi cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, dư còn lại 350 ml và sau đó đi qua dung dịch KOH dư còn lại 50 ml. Các thể tích đo cùng điều kiện . Tìm CTPT X.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>