Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phuong phap viet sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.16 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Phạm Văn Sáng Năm học 2012 – 2013. PHƯƠNG PHÁP VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong quá trình lãnh đạo, công tác giảng dạy, cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục bằng tấm gương tự học và sáng tạo đã suy nghĩ ra nhiều phương pháp mới trong giảng dạy, trong giáo dục và quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế học sinh yếu kém, tình hình học sinh bỏ học, …nhưng việc đúc kết lại thành những kinh nghiệm còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiều người lúng túng trong cách trình bày thành văn bản. Mặt khác, đối với những người đăng ký danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp nếu không có sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) được Hội đồng khoa học giáo dục (HĐ SKKN) công nhận thì dù hiệu quả công tác có cao, cá nhân vẫn không đủ điều kiện để được bình xét danh hiệu chiến sĩ thi đua như đã đăng ký từ đầu năm. Chính vì yêu cầu trên, việc tìm hiểu về cách viết SKKN là một vấn đề không kém phần quan trọng. I. MỘT SỐ THUẬT NGỮ: 1. Sáng kiến: là ý tưởng, là việc suy nghĩ ra cái mới, phương pháp làm việc mới, giải pháp mới khi thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 2. Kinh nghiệm: là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có và cũng chính do con người tích lũy được trong hoạt động thực tiễn. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm, đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế, không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ. 3. Sáng kiến kinh nghiệm: là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của nhà quản lý và người giáo viên. II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào? Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên: 1. Tính mục đích: - Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong công tác phụ trách Đoàn TNCS.Hồ Chí Minh? - Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học… ). 2. Tính thực tiễn : - Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình, công tác Đoàn thanh niên ở nơi mình công tác. - Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn ). 3. Tính sáng tạo khoa học: - Trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. - Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo. - Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng. - Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này. 4. Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN: - Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả, các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ ). - Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào? Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? ) Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN: + Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác Đoàn thanh niên ở địa phương, cơ sở nơi mình công tác… ). + Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề. + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc: + Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày. Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng. Kết luận: Người viết SKKN nên chọn đề tài ở lĩnh vực mình đã trải qua công tác, ở những công việc mà mình đang đảm nhiệm và thực hiện đạt hiệu quả cao để viết SKKN. Người viết không nên chọn và viết theo sở thích của mình, lại càng không nên tưởng tượng để viết thành một SKKN. -. III. SẮP XẾP BỐ CỤC MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Các phần chính -. -. -. Bìa chính Trang bìa phụ Mục lục Danh mục chữ cái viết tắt ( Nếu có ) Phần I: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi nghiên cứu Phần II: Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ) 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả của SKKN Phần III: Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục ( nếu có ). Ghi chú Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới. Qua trang mới. Qua trang mới Qua trang mới Qua trang mới. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> IV. CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Phần I: Đặt vấn đề Đây chính là lời nói đầu của một đề tài SKKN tương tự như phần nhập đề của một bài tập làm văn. Nó giới thiệu để người đọc biết tại sao tác giả lại chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác. Đề tài của mình định viết, có ai từng viết chưa? Vì vậy, lời nói đầu của một SKKN có thể gồm các phần: Nêu lý do chọn đề tài và chỉ rõ giới hạn đề tài. 1/ Lý do chọn đề tài: Trước khi viết phần này khi viết phải tập trung vào nội dung các gợi ý sau: - Tại sao tác giả chọn đề tài này mà không chọn đề tài khác? - Đề tài này giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn giảng dạy, công tác? - Đề tài này có ai nghiên cứu chưa? Tác giả? Phạm vi nghiên cứu? Đề tài do mình viết Cái mới ở chỗ nào? Nhằm giải quyết vấn đề gì? Việc nghiên cứu lần này có khác gì so với các tác giả khác? Phần Lời nói đầu phải viết đầy đủ hai phần sau: a) Cơ sở lý luận: chính là các căn cứ của những yêu cầu, mục tiêu được đặt ra trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các thông tư, quy chế của ngành giáo dục- đào tạo… có liên quan đến đề tài nghiên cứu. b) Cơ sở thực tiễn: chính là thực trạng khách quan còn hạn chế, không đạt được các yêu cầu, các chỉ tiêu đã đề ra theo quy định. Nhưng nếu tác giả vận dụng sáng tạo từ những phương pháp có sẵn hoặc tìm ra phương pháp mới để thực hiện (không được trái với nguyên tắc, nguyên lý, điều lệ…) thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn hoặc gần đạt các tiêu chí đề ra. Hơn nữa, giữa lý luận và thực tiễn luôn có sự gắn kết nhau. Từ thực tiễn khái quát thành lý luận, rồi lý luận ấy được đem ra kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nói cách khác là đem áp dụng lý thuyết vào thực hành thì mới thấy lý luận có những điểm lạc hậu, chưa phù hợp, cần bổ sung sửa đổi để đạt hiệu quả cao hơn. Đúc kết lại những việc mà bản thân người viết đã bổ sung, sửa đổi, có hướng đề xuất mới và thực hiện đạt hiệu quả, làm chuyển biến đối tượng so với thực trạng cũ thì cái đó chính là SKKN. 2/ Phạm vi nghiên cứu: Là phần giới hạn của đề tài, khẳng định phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng của SKKN. Để xác định được phạm vi đề tài hay còn gọi là giới hạn của đề tài, đòi hỏi người viết phải nêu rõ là đang nghiên cứu vấn đề gì? Trong vấn đề đó nghiên cứu phần nào? Phần nào chưa nghiên cứu? Phần II: Giải quyết vấn đề ( hoặc Nội dung sáng kiến kinh nghiệm ). Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một SKKN, theo chúng tôi tác giả nên trình bày theo 4 mục chính sau đây: 1/ Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong mục này tác giả cần trình bày tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết ,bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề. 2/ Thực trạng của vấn đề: Tác giả trình bày những thuận lợi, khó khăn mà tác giả đã gặp phải trong vấn đề mà tác giả đã chọn để viết SKKN. Điều quan trọng trong phần này là mô tả, làm nổi bật những khó khăn ,những mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách giải quyết, cải tiến. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề : Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó. Tác dụng của SKKN, lợi ích của SKKN chủ yếu nằm ở phần biện pháp. Vì vậy, việc chọn lọc sắp xếp, trình bày các biện pháp đòi hỏi phải đạt được những yêu cầu nhất định, có thể thực hiện theo các bước sau: * Bước 1: Liệt kê các công việc đã làm: Trong quá trình thực hiện ý tưởng của đề tài, tác giả phải ghi chép lại tất cả những biện pháp mình đã làm theo nội dung yêu cầu đặt ra ở tên đề tài mình đã chọn. Vì nếu không có bước chuẩn bị này, người viết sẽ không nhớ lại đầy đủ công việc mình đã thực hiện, thiếu cơ sở làm tiền đề cho việc hệ thống lại thành những biện pháp chủ yếu để viết một SKKN có giá trị. * Bước 2: Sắp xếp lại những việc đã thực hiện thành một đề cương các biện pháp: Không phải tất cả những việc làm của mình đã liệt kê đều đưa vào viết SKKN hoặc đưa vào một cách tuỳ tiện mà cần phải có sự chọn lọc, sắp xếp thành những nhóm vấn đề. Mỗi nhóm gồm những công việc có liên quan với nhau nhằm giải quyết một nội dung nào đó phục vụ cho đề tài SKKN. Người viết cần chọn lọc, sắp xếp, đặt biện pháp nào trước, biện pháp nào sau để các biện pháp này trở thành một thể thống nhất, khi thực hiện sẽ giải quyết được vấn đề bức xúc đã đặt ra một cách hữu hiệu. Kết luận: Vì SKKN là một đề tài khoa học có tính thực tiễn cao, nên không thể viết dàn trải ra thành hàng chục biện pháp. Nếu làm như vậy, những biện pháp ấy cũng không thể đúc kết lại thành những quy trình để cho người khác học tập được. Có thể trình bày các biện pháp theo trình tự thời gian, hoặc theo tầm quan trọng của các biện pháp. Vấn đề là người viết phải chỉ rõ, đi sâu vào nội dung nào, phần nào để từ đó khái quát công việc đã làm, góp phần bổ sung vào lý luận và thực hiện mang lại hiệu quả ngày càng cao hơn. 4/ Hiệu quả của SKKN (Quan trọng nhất): Trong mục này cần trình bày và nêu được các ý: - Đã áp dụng SKKN ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào ? - Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN ( có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ ). Phần III: Kết luận Cần trình bày được :  Ý nghĩa của SKKN đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc tiến hành các họat động Đoàn thanh niên hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách Đoàn.  Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của SKKN.  Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.  Những ý kiến đề xuất ( với Bộ GD-ĐT, Sớ GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường… tùy theo từng đề tài ) đề áp dụng SKKN có hiệu quả. V. YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một SKKN phải đạt cả yêu cầu về nội dung và hình thức, người viết phải tuân thủ các quy định sau: 1/ Dung lượng, định dạng trang giấy, kiểu chữ, cỡ chữ:  SKKN được trình bày trên giấy khổ A4. Đánh máy vi tính, không được sai chính tả, kiểu chữ Time New Roman, Size 14, dãn dòng 1,5 line. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Định dạng trang giấy như sau: Lề trái : 3,0cm Lề phải : 2,0cm Lề trên : 2,5cm Lề dưới : 2,5cm  Số trang được ghi ở góc phải lề dưới. 2/ Phần trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo:  Phần trích dẫn: Người viết khi cần trích dẫn một nguyên lý, một câu nói của lãnh đạo thì phải trích đầy đủ nguyên văn, trích dẫn đó nằm ở văn bản nào? do ai nói, vào thời điểm nào, ở đâu? để trích dẫn cho chính xác. Nếu chỉ trích dẫn một vế của nguyên lý, một phần của câu nói hoặc trích dẫn không có cơ sở, do người viết chỉ nghe nói lại hay chưa được tiếp xúc với văn bản gốc nên phần trích dẫn chưa rõ, chưa chính xác thì phần này coi như phạm quy, làm giảm giá trị tác phẩm.  Phần ghi chú cuối trang: Yêu cầu bắt buộc chỉ ghi chú ngay dưới mỗi trang những thông tin trích nguyên văn, phần trích nguyên văn này phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“) và được ghi bên cạnh bằng số (số…) hoặc dấu (*) để trích dẫn bên dưới. Ví dụ: “ Non sông … các em” (1)  Phần ghi danh mục tài liệu tham khảo: - Trình tự ghi một danh mục tài liệu tham khảo gồm: Tên tác giả, tên tác phẩm được đặt trong dấu ngoặc kép, nhà xuất bản, năm xuất bản. - Sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo: Sắp xếp các văn bản, nghị quyết của Đảng trước, các tài liệu cá nhân và tập thể sau (kể cả báo, tạp chí…) - Sắp xếp tên tác giả theo vần ABC; các cơ quan khác ngoài Trung ương Đảng, Quốc hội, Nhà nước thì đều xếp tên cơ quan theo thứ tự ABC. VI. NỘI DUNG TRÌNH BÀY TRANG BÌA CHÍNH VÀ TRANG BÌA PHỤ: Trang bìa chính SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN SÁNG NĂM HỌC 20…. – 20….. Sáng kiến kinh nghiệm:. TÊN SKKN. Họ và tên tác giả:…………..…………. Trang bìa phụ Nhận xét của Hội đồng khoa học giáo dục * 1/ Cấp cơ sở: + Tổ ………….. …………………………………………………….. …………………………………………………….. (Tổ trưởng, ký tên) + HĐ thi đua trường: …………………………………………………… ………………………….………………………… (Thủ trưởng, ký tên, đóng dấu) 2/ Cấp thành phố: (chừa ½ trang) …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………… …………………………………………………… ………………………………………… + Xếp loại:_______(……….đ) XÁC NHẬN. TM.HĐ SKKN (người chấm , ký và ghi rõ họ, tên). TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng …. năm 20…. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> VII. NỘI DUNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Theo công văn số 2792/GDĐT-VP ngày 15/12/2008 của Sở GD & ĐT TP. Hồ Chí Minh về việc tổ chức cụm thi đua và công tác xét duyệ t SKKN năm học 2008 – 2009, gồm các nội dung sau: TIÊU CHUẨN 1. ĐỔI MỚI. 2. LỢI ÍCH. TIÊU CHÍ 1 2 3 4 5. 3 KHOA HỌC 6 4. KHẢ THI. 7. 5. HỢP LỆ. 8. Có đối tượng nghiên cứu mới Nêu giải pháp mới, sáng tạo Đề xuất hướng nghiên cứu mới Có chứng cớ cho thấy SK đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt SK đã áp dụng và SK chưa áp dụng). Phương pháp nghiên cứu cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và điều kiện hiện có của đơn vị. Văn bản sáng kiến, cải tiến được trình bày hợp lôgich, dễ hiểu. Người đọc hình dung ra được khả năng áp dụng SK cải tiến ở nhiều nơi khác. Các giải pháp mới được thực hiện phù hợp với quy định của tổ chức quản lý thi đua, quản lý khoa học. TỔNG CỘNG. Thang điểm 10 10 10 30 10 10 10 10 100. Cách xếp loại: MỨC ĐIỂM. ĐÁNH GIÁ. XẾP LOẠI. Từ 85 – 100. Tốt. A. Từ 70 – 84. Khá. B. Từ 50 – 69. Trung bình. C. Chưa đạt. D. Dưới. 50. VIII. QUY TRÌNH XÉT CÔNG NHẬN MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các đơn vị, trường học: a. Về thi đua: Đơn vị tổ chức, phát động và đăng ký thi đua từ đầu năm, đồng thời đăng ký đề tài SKKN; cuối năm tiến hành bình xét thi đua theo hướng dẫn của ngành. b. Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm: Hội đồng thi đua ở cơ sở xem xét, đánh giá kết quả việc áp dụng SKKN đó trong đơn vị theo trình tự sau: + Bước 1: Tổ trưởng bộ môn tổ chức công khai văn bản SKKN của cá nhân thuộc tổ quản lý, cho các thành viên trong tổ góp ý về kết quả và các giải pháp mới trong SKKN của đồng nghiệp. Sau đó, Tổ trưởng đối chiếu qua các cuộc kiểm tra, dự giờ, khảo sát học sinh…, kết hợp với ý kiến của các tổ viên đã góp ý, đồng thời dựa vào các gợi ý chấm SKKN nêu trên mà ghi nhận xét cụ thể về mức độ đạt được của từng tiêu chuẩn, tiêu chí sát đúng với thực tế mà tác giả đã áp dụng tại đơn vị, đặc biệt tổ trưởng cần nói rõ về tiêu chuẩn lợi ích - hiệu quả của SKKN. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Lưu ý: Nếu SKKN nào chưa đạt yêu cầu (giải pháp không mới, hiệu quả chưa thuyết phục) thì Tổ trưởng ghi nhận xét cụ thể và không đề nghị lên Hội đồng thi đua. + Bước 2: Trường sẽ thành lập Hội đồng đánh giá SKKN để kiểm định, đánh giá và xếp loại các SKKN hàng năm. Ban Giám khảo của Hội đồng SKKN chấm điểm và chọn lựa những SKKN đạt loại khá, tốt đề nghị lên Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp.Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng Thi đua - khen thưởng của đơn vị nhận xét và xác nhận tất cả SKKN của các tác giả đủ điều kiện đề nghị danh hiệu thi đua cấp cao, sau đó đóng dấu ký tên và gửi về Hội đồng Thi đua – khen thưởng Sở GD & ĐT TP.HCM theo đúng thời gian quy định (cấp TP: tháng 01 hàng năm).. Chúc Thầy, Cô thành công trong viết sáng kiến kinh nghiệm.. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×