Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.82 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Phan Huy Dũng
Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tơi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn êm ả được miêu
tả trong truyện Dưới bóng hồng lan. Phía ngồi cánh cổng là một thế giới ồn ào, phồn tạp, nắng nôi,
nhưng bên trong là bầu khơng khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy
tư và cảm nhận, lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên
trong cánh cổng ấy, ít sự kiện, hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu
thấu sâu xa những cuộc đời giản dị, qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ.
"Hai đứa trẻ" là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn mỏi nơi
những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất "văn xi" đó, nhà văn đã đưa lại cho
chúng ta những trang viết hết sức thi vị, không có gì chung với sự thi vị hố cuộc sống một cách tầm
thường. Thi vị ( hay chất thơ) của tác phẩm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu gợi trí
tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm nhận của các giác quan bằng lối hành văn
hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải
thích : viết về các sự vật, sự việc tầm thường, đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá vỡ
một ngộ nhận (chí ít là của người đọc) về tính quyết định của vật liệu. Thực ra nghệ thuật chính là một
sự chế ngự vật liệu, vật liệu thông qua những phương thức, phương tện diễn tả đặc thù.
Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật, sự việc. Nhưng điều đó khơng có nghĩa ở đây chỉ có sự khớp
đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó : " Tiếng
trống thu khơng trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tếng một vang xa để gọi buổi chiều". Cái lõi ngữ
pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau, nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự được khởi
hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này cái đáng chú ý cịn có từ "gọi". Nó
xác lập một tương quan mới (dù vơ hình) giữa các sự vật mà từ báo hiệu chẳng hạn không nói lên
được. Dĩ nhiên câu văn vừa nêu khơng chỉ Thạch Lam mới viết nổi. Nhưng điều quan trọng là nó xuất
hiện có quy luật chứ khơng ngẫu nhiên, nhằm nhấn mạnh một điều gì khác hơn những sự kiện nổi trên
bề mặt. Xin chú ý thêm hai câu văn khác đứng kề nhau: " Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng
vẳng tếng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Trong câu đầu dường như thừa
một chữ "chiều", xét theo góc độ thơng tn bình thường. Nhưng thực ra ở đây cịn có thơng tn về tâm
trạng mà riêng hai chữ "chiều rồi" chưa truyền tải được (do thiếu vắng nhịp điệu). Mặt khác, nếu
định từ "khơng" đã "bẫy" họ sa vào một khơng khí bất định, mơng lung. Độc giả cứ ngỡ mình đang cùng
nhà văn theo dõi nhân vật, nhưng thật sự họ đã bị lây nhiễm chính cảm giác của nhân vật và không thôi
thao thức. Càng cố gắng hiểu những điều nhân vật "khơng hiểu" để phân biệt với nó, anh ta càng rơi
sâu vào khơng khí của truyện đến nỗi mất cả đường ra, trong khi tác giả vẫn khơng ngừng tả, kể để trói
anh ta chặt hơn vào câu chuyện mà ơng "bịa" ra.
Truyện tuy rất ít hành động nhưng vẫn thấp thoáng những lời đối thoại. Chúng được phân bố rất đều
trong tác phẩm và xuất hiện giữa những đoạn miêu tả cảnh vật - một khung cảnh lặng lẽ, êm đềm, có
phần hiu hắt, buồn bã. Chính khơng khí ấy quy định sắc điệu của lời đối thoại, trong khi bản thân lời
đối thoại cũng mang tính chất lơ lửng, khơng gây nên sự đột biến nào của mạch truyện. Những câu hỏi
nêu ra có thể trả lời cũng được mà khơng cũng được. Nó khơng nhằm mục đích tìm biết mà chỉ chờ
đợi một sự phụ hoạ, xác nhận điều người nói nghĩ và thậm chí cả sự hiện tồn mờ nhạt của họ nữa :
- Em thắp đèn lên chị Liên nhé !
- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
- Cịn cơ chưa dọn hàng à?
- Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phịng khơng ?
- A, cơ bé làm gì thế ?
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ ?
Trước những câu hỏi ấy người đối thoại thường là "mãi rồi mới chép miệng trả lời", ngẫm nghĩ rồi đáp
hoặc có đáp cũng "đáp vẩn vơ", thậm chí "khơng đáp", "khơng cần ngoảnh mặt ra". Một số người khi
- Kìa, hàng phở của bác Siêu đã đến kia rồi.
- Đèn ghi đã ra kia rồi.
Nhưng những tếng reo đó đã nhanh chóng phơ ra tính chất tội nghiệp của chúng, niềm vui mới nhóm
lên đã bị triệt têu bởi lời kể nhẩn nha vơ tình mà thật "ác nghiệt" : " An và Liên ngửi thấy mùi phở
thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu bán là một thứ quà xa xỉ, nhiều tền , hai chị em không
bao giờ mua được " và "chuyến tàu hôm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như
kém sáng hơn". Đúng là mong đợi chỉ để mà mong đợi, reo lên chỉ để rồi buồn tếc và thất vọng hơn.
Cảm giác thất vọng của nhân vật chắc chắn là sâu sắc. Nhưng đâu chỉ nhân vật, độc giả cũng thất vọng
khơng kém. Bị trói chặt bởi nhịp cầu lê thê của câu chuyện, họ đã chờ đợi bao nhiêu ở những tếng reo
kia. Thật ra, niềm thất vọng này chính là hiệu quả nghệ thuật của truyện. Sau sự hụt hẫng này, độc giả
sẽ vỡ ra những ý nghĩa của đời sống mà truyện muốn hướng tới. Nghệ thuật khơng phải là nói thẳng
mà nói vịng, cịn độc giả thì có được cảm giác thật như người trong truyện. Cùng với nhân vật, họ tự
nghiệm sinh các giá trị của đời.
Hình ảnh thiên nhiên trong truyện đã gây cho người đọc những ấn tượng sâu đậm. Sự êm ả đượm
buồn mà ta nhận thấy một phần là của thiên nhiên với tư cách là chất liệu, vật liệu, một phần là của
văn. Những bức tranh nho nhỏ được gài xen kẽ với nhũng mẫu đối thoại rời rạc, khơng hồn chỉnh.
Chúng lấp đầy những khoảng trống của lời nói và cầm giữ nhịp điệu của thiên truyện. Giả sử tác giả
vai...Tuy nhiên, việc đánh lạc hướng kia chỉ diễn ra từng lúc một, và nhân vật của truyện lại trở về với
thực tại túng thiếu, lam lũ, để tếp đó rơi vào trạng thái chập chờn nửa mơ , nửa thức, khắc khoải chờ
mong, hi vọng ( dẫu chẳng biết hi vọng ở cái gì). Truyện sở dĩ khơng rơi vào nhàm tẻ dù đối tượng hàm
chứa sự tẻ nhàm, chính một phần nhờ lối tả, kể xen kẽ, chắp nối đó.