Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KT VAN 8 TIET 42 DE 1 NAM HOC 1213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.74 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 42:. KIỂM TRA VĂN Thời gian: 10 phút. Điểm: Lời phê: Họ và tên HS: ………………………………………………. Lớp: 8…… Đề I/ Trắc nghiệm : (3đ). Khoanh tròn chữ cái cho là đúng: 1/ Văn bản “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng được viết theo thể lọai nào? A . Bút kí B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn trữ tình D. Hồi kí 2/ Theo em , nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì ? A. Cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ . B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ . C Sự xảo quyệt độc ác của bà cô. D. Gồm Avà B . 3/ Em hiểu từ “rất kịch” trong câu văn “ Nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia , tôi cúi đầu không đáp” Nghĩa là gì ? A. Đẹp B. Hay C. Giả dối D. Độc ác . 4/ Theo em nhân vật bé Hồng được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào ? A. Lời nói B. Tâm trạng C. Ngoại hình D. Cử chỉ 5/ Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí ? A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến . B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình. C. Là những sự kiện do nhà vă hư cấu dựa trên tưởng tượng, suy đoán của ông về tương lai. D. Cả A, B, C đều đúng . 6/ Mục đích chính của tác giả khi viết : “ Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì? A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ . B. Nói lên tâm trạng tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức ,căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình. C. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình . D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình . 7/ Những câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả trạng thái tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ mình ? “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mậu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi […] . Và cái lần đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước mắt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” . ( Trong lòng mẹ ) A. Nhân hóa B. Tương phản C. Ẩn dụ D. So sánh . 8/ Nhân vật chính trong tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ” là ai ? A. Người mẹ B. Chị Dậu C. Lão Hạc D. Bé Hồng 9/ Qua sự miêu tả của nhà văn, giữa tên cai lệ và người nhà lý trưởng có điểm gì giống nhau nhất về mặt nhân cách ? A. Cùng bất nhân tàn ác . B. Cùng là nông dân . C. Cùng làm tay sai . D. Cùng ghét vợ chồng chị Dậu 10/ Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” Trích trong hồi kí “ Những ngày thơ ấu” : A. Đúng B. Sai. 11/ Theo em , vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám? A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay. B. vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay . C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều khổ cực nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp. D. Vì chị Dậu là người phụ nữ luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến . 12/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết ? A. Lão Hạc ăn phải bả chó . B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu vàng . C. Lão Hạc không muốn liên lụy đến mọi người . D. Lão Hạc rất thương con ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KIỂM TRA VĂN. Tiết 42:. Điểm:. Lời phê:. Họ và tên HS: ………………………………………………. Lớp: 8…… II/ Tự luận : ( 7đ ) 13/ Nêu những nét tiêu biểu về Thanh Tịnh (1,0đ) 14/ Nêu tâm trạng của lão Hạc trước và sau khi bán cậu vàng? (1,0đ) 15/ Truyện ngắn “ Lão Hạc” cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam sống trong xã hội phong kiến ? (1,5đ) 16/ Nêu những điểm giống ở các văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc . (2,5đ) 17/ Tại sao nói:Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình? (1,0đ) ĐÁP ÁN I/ Trắc nghiệm : (2đ) Mỗi câu 0,25đ 1 D. 2 C. 3 C. 4 B. 5 A. 6 B. 7 D. 8 B. 9 A. 10 B. 11 C. 12 D. II/Tự luận: Câu 13. 14. 15. 16. 17. Đáp án Những nét tiêu biểu về Thanh Tịnh: Thanh Tịnh(1911-1988) tên thật Trần Văn Ninh. Quê ở ngoại ô thành phố Huế.6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh. Năm 1933 ông bắt đầu dạy học và sáng tác.Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Tâm trạng của lão Hạc trước và sau khi bán cậu vàng: - Trước khi bán lão đắng đo , suy tính thiệt hơn. - Sau khi bán lão lại ăn năn ,day dứt đau khổ vì trót lừa con vật mà lão yêu thương như đứa cháu. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về phẩm chất của người nông dân sống trong xã hội phong kiến nêu được những ý sau : -Họ giàu lòng tự trọng ,không muốn làm phiền đến hàng xóm láng giềng kể cả lúc chết . -Giàu lòng yêu thương con , giàu lòng nhân hậu , đức vị tha,( được thể hiện qua tình cảm đối với chồng ,con và vật nuôi ).( -Cuộc đời sống chắt chiu , tần tiện . Những điểm giống nhau của ba văn bản : Tức nước vỡ bờ, Trong lòng mẹ,Lão Hạc : Đều là văn tự sự giai đoạn (30-45) là truyện kí hiện đại. Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả. Đều đi sâu vào số phận con người bị vùi dập Chan chứa tinh thần nhân đạo, giàu lòng yêu thương con Có lối viết chân thực, gần gũi với đời sống ,rất sinh động. Nói chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình vì: - Dưới xã hội phong kiến người nông dân nói chung , phụ nữ nói riêng sống chỉ biết phục tùng, không tự định đoạt được việc gì trong cuộc sống kể cả cuộc đời của họ. Thế mà chị Dậu lại là người phụ nữ quyết định lo toan mọi công việc trong gia đình. -Trong tình thế bế tắt chị dám phản kháng mạnh mẻ với bọn tay sai để bảo vệ tính mạng cho chồng cũng như gia đình.. Điểm (1,0) 1,0 (1,0) 0,5 0,5 (1,5) 0,5 0,5 0,5 (2,5) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 (1,0) 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KIỂM TRA VĂN. Tiết :42 Khung ma trận: Tên chủ đề ( Nội dung ) Chù đề 1 : Văn học .- Văn học hiện đại. Câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2 : Tiếng việt Câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 3: Tập làm văn. Câu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %. Nhận biết TN TL. Thông hiểu TN TL. Vân dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao. Nắm tên Nét tiêu Nội dung Nội tác giả , biểu về dung khái niệm tác giả phương thức biểu đạt C1,10 C13 C2,3,4,5,6,8,9,11,12 C 14 2 1 9 1 0,5 đ 1đ 2,25 đ 1đ 5% 110% 22,5% 10% Nhận biết nghệ thuật: so sánh C7 1 0,25 đ 2,5%. 13 4,75đ 47,5%. 1 0,25 đ 2,5% So sánh nhận ra những điểm giống trong các văn bản. Tạo lập đoạn văn nghị luận. C16 1. C15,17 2. 2,5đ 25% 3. 1 1,25 đ 12,5%. 9 1đ 10%. 1 2,25 đ 22,5%. 1 1đ 10%. Cộng. 3 2,5 đ 25%. 2 2,5 đ 30%. 5đ 50% 17. 2,5đ 30%. 10đ 100%.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết 42:. KIỂM TRA VĂN Điểm:. Lời phê:. Họ và tên HS: ………………………………………………. Lớp: 8…… II/ Tự luận : ( 7đ ) 13/ Nêu những nét tiêu biểu về Thanh Tịnh (1,0đ) 14/ Nêu tâm trạng của lão Hạc trước và sau khi bán cậu vàng? (1,0đ) 15/ Truyện ngắn “ Lão Hạc” cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam sống trong xã hội phong kiến ? (1,5đ) 16/ Nêu những điểm giống ở các văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ , Lão Hạc . (2,5đ) 17/ Tại sao nói:Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình? (1,0đ) ĐÁP ÁN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×