Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các loại rau trị mất ngủ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.19 KB, 5 trang )

Các loại rau trị mất ngủ

Hoa thiên lý

Dưới đây là những món ăn bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả từ những loại rau
quen thuộc.
Rau nhút
Có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, điều hòa tạng phủ, thông
lợi trường vị, tiêu thũng, mát gan, giải nhiệt độc, làm mạnh gân cốt. Ngày dùng
50-100gr tươi. Thường dùng để ăn như rau. Nếu ăn sống, nên hái đọt non, nhặt bỏ
rễ và lớp bao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá. Người Nam bộ có món
canh cá rô rau nhút, mùi thơm ngon đặc trưng mà lại có tác dụng bổ dưỡng khí
huyết, mạnh gân cốt, ích tỳ vị, nhuận trường, an thần, giải nhiệt. Rất tốt cho người
suy nhược cơ thể, ăn uống kém, mất ngủ, suy nhược thần kinh, gân cốt yếu mỏi.
Cá rô 300gr làm sạch, luộc chín, vớt ra gỡ lấy thịt, ướp với nước mắm,
muối, tiêu. Phần xương cá có thể đem giã nhỏ, lọc lấy nước nấu chung.Rau nhút
300gr bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, cắt khúc 3-4cm. Nấu nước luộc
cá sôi, cho thịt cá vào, đến khi sôi lại thì cho rau nhút vào. Nêm gia vị. Ăn nóng.
Cá rô còn gọi là quyết ngư, tên khoa học Siniperca chualsi (Basilewsky). Thịt cá
có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, rất tốt cho người khí huyết
hư, cơ thể suy nhược, tỳ vị yếu, ăn uống không tiêu, mất ngủ.
Người có tạng hàn, dễ tiêu chảy và trẻ nhỏ không nên ăn rau nhút.
Hoa thiên lý
Vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng an thần, mát gan, làm sáng mắt, thanh
nhiệt, giải độc, làm mau lên da non. Thường dùng làm thức ăn bổ mát, chữa mất
ngủ, giải nhiệt độc, đau mắt do nhiệt, giun kim. Ngày dùng 20-30gr tươi hoặc 10-
15gr khô.
Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt heo nạc
hoặc với cá giếc. Nếu mất ngủ thường xuyên, có thể thêm lá vông nem 30 - 50gr,
rửa sạch xắt nhỏ cho vào nấu canh chung để ăn liên tục 4 - 6 ngày.




Rau nhút


Cây rau diếp quắn
Còn gọi là rau diếp quăn, xà lách Đà Lạt. Tuy nguồn gốc của rau diếp quắn
chưa được xác định, nhưng các nhà nghiên cứu Hy Lạp và La-tinh đã sử dụng loại
rau này từ lâu đời, để làm thực phẩm và thuốc chữa mất ngủ, chữa bệnh gan…Rau
diếp quắn có tính mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, kích thích tiêu hóa (khai vị),
cung cấp nhiều loại chất khoáng, gây ngủ, giảm đau, làm êm dịu sự căng thẳng
thần kinh, chống ho, ngừa đái tháo đường, lợi sữa, dẫn mật, nhuận trường…
Được dùng làm thuốc trong các trường hợp: thần kinh dễ bị kích thích, suy
nhược tâm thần, đau dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý, mất ngủ, thiếu chất
khoáng, ho suyễn, đái tháo đường, thống phong, sởi, viêm thận, hành kinh đau
bụng, vàng da, sung huyết gan, táo bón…
Có thể dùng rau diếp quắn dưới nhiều dạng khác nhau nhưng cần đảm bảo
vệ sinh, rau phải được ngưng phun thuốc trừ sâu 10 ngày trước khi thu hoạch, khi
ăn nên tách rời từng lá ra khỏi thân, rửa thật sạch và ngâm lâu trong nước muỗi
loãng. Bài thuốc chữa mất ngủ lâu ngày: rau cần tây 50gr, rau diếp quắn 100gr,
bắp cải 100gr, ba thứ rửa sạch, xắt nhỏ. Ớt tây một trái xắt nhỏ. Chuối chín một
trái (chuối xiêm hay chuối già đều được) xắt nhỏ. Cho tất cả vào máy xay, ép lấy
nước , chia 2-3 lần uống trong ngày, lúc đói.
Lá vông nem

Có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ.
Canh lá vông, cá giếc: Lá vông nem 50gr, cá giếc 300gr, hoa thiên lý 50gr.
Gia vị vừa đủ. Ăn nóng vào buổi chiều. Liên tục trong 5 ngày.
Trà lá vông: Lá vông 20gr, lá sen khô 10gr, hạ khô thảo khô 10gr. Ba loại
rửa sạch cho vào nồi nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong

ngày.
Có thể bào chế thành cao lỏng hoặc xi-rô, mỗi ngày 4-6gr lá khô hoặc 5-10
lá tươi nấu ăn như canh. Phối hợp với lạc tiên, lá dâu tằm, tim sen, dạng cao lỏng,
mỗi ngày uống 10-15ml.

×