Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VINH BIET CUUTRUNG DAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.16 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần:17 - Tiết:65.66.67 NS : ND :. Đọc văn :. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng). I. Mức độ cần đạt : Giúp HS - Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.. II. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, GA, Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng.. III. Cách thức tiến hành : 1. Phương pháp : Đọc phân vai, vấn đáp, gợi ý, phân tích, thảo luận. 2. Tích hợp : Khái niệm về thể loại kịch. Các loại bi kịch, hài kịch, kịch lịch sử. “ Rô-mê -ô và Giu -li- ét” ( Sếch-xpia).. IV. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cần chú ý những vấn đề gì? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG I. Tìm hiểu chung: * Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn. - GV: Gọi HS đọc và trả lời : Hãy khái quát một vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng? - HS: Làm việc cá nhân, khái quát. - GV: Bổ sung, nhấn mạnh. Bình sinh Nguyễn Huy Tưởng luôn khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, khao khát được nói lên những khát vọng có tầm triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. - GV:Hãy khái quát về vở kịch “Vũ Như Tô” và nêu xuất xứ của đoạn trích? - HS: Làm việc cá nhân, khái quát - GV: Bổ sung, nhấn mạnh. -GV: Phân vai để HS đọc tác phẩm -GV: Dẫn dắt: về thể tài của vở kịch có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng Vũ Như Tô là kịch lịch sử nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là vở bi kịch. Từ một sự kiện lịch sử xảy ra ở TK XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tạo nên vở kịch đặt ra những vấn đề sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. Đúng là vở kịch Vũ Như Tô có yếu tố lịch sử nhưng cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không phải. 1. Tác giả:Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) - Quê quán : Dục Tú- Từ Sơn- Bắc Ninh (Đông Anh- Hà Nội) - Xuất thân: Gia đình nhà Nho. - Là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết, thể loại kịch. - Văn phong trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm và sâu sắc. 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác - Xuất xứ: - Kịch Vũ Như Tô được sáng tạo từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. - Vở kịch viết xong vào mùa hè năm 1941, ban đầu có 3 hồi, sau đổi thành 5 hồi. b. Tóm tắt tác phẩm : ( SGK). 3. Một số đặc điểm của thể tài kịch: a) Khái niệm: Bi kịch là một thể của loại hình kịch, thể hiện sự diễn biến gay gắt của mâu thuẫn, thường kết thúc bằng sự thất bại, hi sinh của nhân vật chính. b) Đặc điểm:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> dựng lại, làm sống dậy một sự kiện lịch sử nên không thể gọi nó là kịch lịch sử. Vì vậy nên Vũ Như Tô là một vở bi kịch. - GV : Bi kịch là gì? Bi kịch có đặc điểm như thế nào? - HS: Làm việc cá nhân, phát biểu - GV: Giảng rõ, kết luận. + Nhân vật bi kịch là những con người có những say mê, khát vọng lớn, đôi khi còn có những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm, số phận của nhân vật chính thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của con người. + Bi kịch là thể loại nghiêm ngặt đến khắc nghiệt, nó miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bảo hòa và căng thẳng đến cực hạn, mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật. * Hoạt động 2 :Đọc- hiểu văn bản. Hỏi : Các mâu thuẩn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V? HS: Thảo luận, trao đổi, phát biểu GV: Nhận xét, giảng rõ - Mâu thuẫn 1: vốn có từ trước nhưng đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn ấy ngày càng căng thẳng: tăng sưu thuế, bắt thợ, tróc nã, hành hạ, chém giết...dân căm phẫn Vua vì làm cho dân cùng nước kiệt → lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Trịnh Duy Sản kẻ phản nghịch của triều đình đã dấy binh nổi loạn, làm phản giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài → như vậy, mâu thuẫn này đến hồi V đã trở thành cao trào, lên đỉnh điểm ở hồi cuối và đã được giải quyết. - Mâu thuẫn 2: có nguồn gốc từ nguyên nhân sâu xa: người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão và tâm huyết không thể đem tài năng của mình để làm đẹp cho đời, không đem lại niềm tự hào cho dân tộc trong một chế độ thối nát, trong một đất nước mà nhân dân còn phải sống trong cảnh lầm than đói khổ. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, có khả năng, có khát vọng lớn nhưng hoàn cảnh đất nước không cho phép ông thực hiện điều ấy vì vậy phải mượn quyền uy của một tên hôn quân để thực hiện khát vọng đó, chính niềm khao khát được cống hiến ấy đã đẩy Vũ Như Tô vào một tình trạng đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của. - Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, khắc phục mâu thuẫn là sự diệt vong của những giá trị quan trọng. - Nhân vật chính của bi kịch là người anh hùng. 4. Đoạn trích : a. Vị trí đoạn trích : « Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài » trích ở hồi thứ V của vở kịch Vũ Như Tô. b. Đại ý : Sự lựa chọn không đúng đắn của Vũ Như Tô đã dẫn đến kết cục bi thảm của người nghệ sĩ và cả công trình nghệ thuật. Đồng thời thể hiện mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến và nhân dân lao động.. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Nội dung : a. Xung đột chính của hồi kịch: * Mâu thuẫn 1: Nhân dân lao động, đau khổ, lầm than >< giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc -> Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân ( giết Lê Tương Dực ) => Mâu thuẫn này vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ như Tô xây Cửu Trùng đài thì mâu thuẫn càng gay gằt, căng thẳng. * Mâu thuẫn 2: Quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời >< lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân -> Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát => Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân. - Nguồn gốc sâu xa: Người nghệ sĩ thiên tài đầy hoài bão, tâm huyết cũng không thể thi thố tài năng của mình đem lại cái đẹp cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, nhân dân đói khổ lầm than. - Vũ Như Tô nghe theo lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm - người bạn tri kỉ - mượn tiền bạc và uy quyền của vua Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão lớn lao: xây dựng cho đất nước và dân tộc một toà nhà nguy nga vĩ đại. → Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính và con đường thực hiện mục đích. - Chính khao khát đó đã đẩy Vũ Như Tô vào tình trạng đối nghịch trực tiếp với nhân dân. - Muốn thực hiện lí tưởng thì sẽ đi ngược lại.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhân dân. - GV: Hãy phân tích các mâu thuẫn để làm rõ bi kịch của Vũ Như Tô? GV: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một mâu thuẫn HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. - GV: Qua nội dung tóm tắt vở kịch em thấy Vũ Như Tô có những tính cách gì đáng quý? HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát GV: Giảng rõ, kết luận - Thiên tài Vũ Như Tô chủ yếu được thể hiện ở những hồi trước của vở kịch hoặc là qua những lời nhận xét của những nhân vật khác: Thiên tài của VNT “Ngàn năm chưa dễ có một”, “chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công”, có thể “sai khiến gạch, đá như viên tướng cầm quân, có thể xây lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ” - Nhân cách của VNT còn thể hiện ở chỗ: bị Lê Tương Dực dọa giết nhưng vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài, ông cũng không phải là người hám lợi (khi Vua ban thưởng vàng bạc, lụa là ông đem chia hết cho thợ). - GV: Nội dung đoạn trích đã thể hiện diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô như thế nào? - HS: Thảo luận nhóm 2 em, phân tích - GV: Nhấn mạnh, kết luận : Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô là chân chính nhưng là lí tưởng cao siêu, thuần túy của muôn đời, thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử- xã hội, xa rời với đời sống hiện thời của nhân dân lao động. Vì quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện mà ông không nhận ra một thực tế tàn nhẫn: Cửu Trùng đài xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân. - GV: Bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch gì? Vì sao nói Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch? - HS: Thảo luận nhóm, giải thích Nhân vật VNT là nhân vật bi kịch bởi vì ông đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.. quyền lợi trực tiếp của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng → Tấn bi kịch không lối thoát của nghệ sĩ thiên tài Vũ Như Tô. => Hai mâu thuẫn trên có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau.. b. Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô: * Tính cách: - VNT là một kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp. - Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao. - Là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân.. * Tâm trạng: - Say sưa với ước mơ, quên thực tại : ông tin động cơ và việc làm của mình là quang minh chính đại. - Căng thẳng vì phải tìm kiếm câu trả lời: xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội? - Bừng tỉnh, đau đớn, kinh hoàng : thực tại là sự đổ nát, tàn nhẫn và mọi việc không diễn ra như ảo tưởng của Vũ Như Tô.. * Bi kịch của Vũ Như Tô: Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính đặt không đúng chỗ, lầm thời, xa rời thực tế → trả giá bằng sinh mệnh của chính mình..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV: Kết luận. - GV: Tính cách và tâm trạng của Đan Thiềm được miêu tả như thế nào trong đoạn trích? - HS: Làm việc cá nhân, phân tích. - GV: Bổ sung, giảng rõ. + Vì mê cái tài hoa siêu việt nên đã khuyên Vũ Như Tô mượn quyền lực và tiền bạc để thực hiện khát vọng sáng tạo nghệ thuật của mình. Đan Thiềm luôn khích lệ VNT xây dựng cửu trùng đài. + Vì có tấm lòng liên tài nên đã mách nước để ông chạy trốn.... * Hoạt động 3 : Tìm hiểu nghệ thuật. - GV: Những giá trị về nghệ thuật của hồi kịch ? - HS: Làm việc cá nhân, phát biểu . - GV: Nhận xét, nhấn mạnh.. c. Tính cách và tâm trạng của Đan Thiềm: - Là người trân trọng, đam mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là bệnh Đan Thiềm – bệnh mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo cái nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài. - Luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh, lo lắng cho tính mệnh của Vũ Như Tô. - Bi kịch, nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống.. 2. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh. - Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ và hành động. - Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch. - Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính.. III. Ý nghỉa văn bản : - GV : Qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài tác giả muốn đặt ra vấn đề gì ? - HS : suy nghĩ, phát biểu. - GV : Chốt lại nội dung bài học.. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả còn bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.. 4. Củng cố : - Tính cách, tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô ? - So sánh tính cách và tâm trạng của nhân vật Đan Thiềm ? - Theo em, việc làm của VNT là đúng hay sai, có tội hay không có tội ?. 5. Dặn dò : - Hướng dẫn tự học : - Học bài và tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô. - Phân tích, so sánh hai tính cách VNT và Đan Thiềm. - Chuẩn bị bài mới :Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×