VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----
-----
PHAN VĂN THUẬN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Hà Nội, năm 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----
-----
PHAN VĂN THUẬN
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ VĂN NHIÊM
Hà Nội, năm 2021
1
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính
quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra nhằm quản lý các lĩnh vực
của đời sống xã hội ở địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm
duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, đồng thời cung
ứng các hàng hóa, dịch vụ cho nhân dân địa phương, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước và điều hành các hoạt động phát triển kinh - xã hội trên địa
bàn, chăm lo đời sống nhân dân địa phương.
Chính quyền địa phương gồm 3 cấp, đó là: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp
xã. Sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống
nhân dân có vai trị rất quan trọng của chính quyền cấp xã, ảnh hưởng lớn tới
tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.
Chính quyền cấp xã đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống chính trị
cơ sở, là cấp gần dân nhất, nơi người dân có thể nêu lên những tâm tư, nguyện
vọng chính đáng và thực hiện nghĩa vụ cơng dân của mình, là nơi trực tiếp
giải quyết các yêu cầu chính đáng của người dân. Hiện nay, về tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương các cấp nói chung và Ủy ban nhân dân
phường nói riêng trong q trình hoạt động cịn bộc lộ những hạn chế, vướng
mắc nhất định, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cải cách
hành chính của đất nước.
Khẳng định tầm quan trọng của Ủy ban nhân dân phường trong hệ
thống chính trị ở nước ta, Đảng đề ra các nghị quyết nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của chính quyền cấp xã (trong đó có Ủy ban nhân dân
phường) như: Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 17-NQ/TW
2
ngày 01/8/2007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ
máy nhà nước trong đó có Ủy ban nhân dân phường. Hiến pháp 2013 tiếp tục
khẳng định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thơn, đơ thị, hải đảo,
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”, tiếp theo đó Quốc hội khóa
13 đã thơng qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (có hiệu lực ngày
01 tháng 01 năm 2016), trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban
nhân dân cấp xã “Xây dựng, trình HĐND xã quyết định các nội dung tại
khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của
HĐND xã; tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã”.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động của
Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận
văn thạc sĩ của mình, đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổ chức chính quyền đơ thị được nói đến nhiều trong thời gian qua, đặt
biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh thì tổ chức và hoạt động của chính quyền các
cấp với hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về tổ chức
và hoạt động về chính quyền địa phương các cấp, trong đó Ủy ban nhân dân
phường được quan tâm nghiên cứu, điển hình như:
Sách “Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương - Lịch sử và hiện
tại” (Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đồng Nai, 1997), Cơng trình đã nêu khái quát
khái niệm và phân tích về vị trí, vai trị của CQĐP, các bước phát triển trong
tổ chức và hoạt động của CQĐP; phân tích q trình hình thành và phát triển
của chính quyền nhà nước địa phương.
Sách “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trong tiến trình
cải cách hành chính” (Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, 2002), các tác
3
giả đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc tổ chức, hoạt động của bộ máy
chính quyền cấp xã, cần đổi mới tồn diện trong tiến trình cải cách hành chính
nhà nước; đồng thời phân tích rõ vị trí, vai trị của chính quyền xã trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Sách “Kinh nghiệm xây dựng và quản lý chính quyền các cấp trong lịch
sử” (Văn Tạo, Nxb Chính trị quốc gia, 2000), tác giả viết về lịch sử phát triển
của chính quyền cấp cơ sở; lý luận chung về CQĐP, kinh nghiệm về xây
dựng, quản lý chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện.
Sách “Một số vấn đề về xây dựng chính quyền đơ thị từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh” (Phan Xuân Biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2007), tác
giả đã hệ thống các bài tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên
gia đầu ngành về xây dựng chính quyền đơ thị thành phố Hồ Chí Minh.
Cơng trình của PGS.TS Bùi Tiến Quý và Dương Danh Mỵ, 2005, về
“Một số vấn đề hoạt động của tổ chức chính quyền địa phương hiện nay” đã
phân tích làm rõ thực tiễn hoạt động của chính quyền địa phương các cấp,
đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của chính
quyền địa phương.
Cơng trình “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở
phường” của ThS Trần Thị Phương Thảo. Cơng trình đã tập trung làm rõ quan
niệm, vị trí, vai trị và cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương; đánh giá
thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng
cao chất lượng hoạt động, từ đó có ý kiến về việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương.
Cơng trình “Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong điều
kiện không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường” của ThS Phạm
Quỳnh Anh; Cơng trình “Mơ hình chính quyền phường trong điều kiện khơng
tổ chức Hội đồng Nhân dân” của ThS Trần Thị Yến. Các công trình nêu trên
đã tập trung làm rõ vị trí, vai trị của mơ hình tổ chức chính quyền địa phương
4
trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân ở một số cấp hành chính, so
sánh, đánh giá hiệu quả khi có và khơng có hội đồng nhân dân. Đây là mơ hình
tổ chức chính quyền địa phương có nhiều ưu điểm, thể hiện quan điểm phân biệt
đơn vị hành chính tự nhiên mang tính cơ bản và đơn vị hành chính nhân tạo
mang tính trung gian (đã từng xuất hiện trong giai đoạn 1945 - 1959 ở nước ta).
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình, bài viết được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như: bài viết của PGS.TS Nguyễn Minh Phương “Về đổi mới
mơ hình tổ chức chính quyền đơ thị” 2006; bài viết của Th.s Đàm Bích Hiên
về “Đổi mới và tổ chức hoạt động của chính quyền phường ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay” 2006, các bài viết đã nêu lên thực trạng tổ chức chính
quyền phường hiện nay, sự cần thiết phải đổi mới và phương hướng, giải pháp
đổi mới; các đề tài Thạc sĩ đã được cơng bố. Tuy nhiên, các cơng trình, đề tài
nêu trên chưa thấy cơng trình hay đề tài nào đi sâu nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề
tài tuy khơng mới, nhưng rất cần thiết, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
đánh giá thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
Luận văn này sẽ kế thừa những thành tựu đã có và góp phần giải quyết những
vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra mà các cơng trình nghiên cứu khoa học, các
đề tài Thạc sĩ chưa có điều kiện giải quyết.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn nêu lên và phân tích làm rõ một số vấn đề mang
tính lý luận về mơ hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường;
phân tích, đánh giá cụ thể về thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân
dân phường ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm hồn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về vai trò, tổ
chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường; đánh giá đúng thực trạng, chỉ
5
rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tổ chức và
hoạt động của Ủy ban nhân phường hiện nay nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh. Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nâng cao
chất lượng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung
nghiên cứu các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình cải cách bộ máy nhà
nước ở nước ta.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý; thực
trạng về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường như: quy định của
pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, vị
trí, vai trị, chức năng và thực trạng tổ chức và hoạt động của các Ủy ban nhân
dân phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các số liệu, tư liệu điều tra,
khảo sát tập trung chủ yếu từ năm 2016 đến 2020 ở một số phường thuộc các
quận của Thành phố Hồ Chí Minh.
5.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp cụ thể như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp lý luận với thực
tiễn... để giải quyết các vấn đề đặt ra về tổ chức và hoạt động của Ủy ban
nhân dân phường.
6.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6
Một là, luận văn đã phân tích sự cần thiết đổi mới tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở
nước ta hiện nay cũng như góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.
Hai là, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề cịn hạn
chế, bất cập nhằm đề xuất các giải pháp để hồn thiện mơ hình tổ chức và
hoạt động của Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
trong tiến trình cải cách bộ máy nhà nước ở nước ta. Đồng thời, đề ra các giải
pháp phát huy ưu điểm đồng thời khắc phục các mặt còn hạn chế trong cơ cấu
tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
7.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường.
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Những giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả của Ủy
ban nhân dân phường từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
1.1.1. Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân phường
Chính quyền phường (hay cịn gọi là chính quyền cấp xã) có vị trí hết
sức quan trọng trong hệ thống chính trị của nhà nước ta, thực hiện quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phịng - an ninh ở địa
phương, là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân,
đảm bảo cho các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, được triển khai thực hiện trong cuộc sống.
Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở đơ thị, là một đơn vị hành chính
cấp thấp nhất của hệ thống hành chính Việt Nam hiện nay. Theo đặc điểm của
loại thành phố, thị xã mà phường trực thuộc có 3 loại: phường thuộc quận ở
các thành phố trực thuộc Trung ương; phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh
và phường thuộc các thị xã ở các tỉnh, thành phố.
Ủy ban nhân dân phường là một cơ quan hành chính nhà nước cấp xã
thuộc hệ thống hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ
quan thực thi pháp luật tại cấp xã. Hội đồng nhân dân phường bầu ra các chức
danh của Ủy ban nhân dân phường gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các
Ủy viên và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân.
“Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân tổ chức việc
thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết
8
của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp
trên giao” [14, Điều 114].
“Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân
cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân gồm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp do Chính phủ quy định” [15, Điều 8].
Ủy ban nhân dân phường là trụ cột của hệ thống chính trị ở phường vì
nó vừa là đại diện cho quyền lực của nhân dân trên địa bàn, đồng thời là thiết
chế chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư và của người
dân trên địa bàn; Ủy ban nhân dân phường là cấp hành chính thấp nhất, gần
dân nhất và được Hội đồng nhân dân bầu ra, chính vì vậy nó có vị trí, vai trị
rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, thực hiện ý chí chung
của nhân dân trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường,
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân phường; chịu
sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân
dân phường.
Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật và
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân quận trong phạm vi và mức độ phân cấp, phân quyền; điều hành các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an
ninh ở địa phương. Ủy ban nhân dân được tổ cức và hoạt động theo nguyên
tắc quyền uy và phục tùng, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục
tùng Trung ương và có nhiệm vụ bảo đảm quan hệ quyền lực và hành chính
được thực thi thống nhất và thơng suốt trong phạm vi toàn quốc.
9
Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, quản
lý tất cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, Ủy ban nhân dân ban hành các quyết định, chương trình, kế hoạch
tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
Pháp luật về Tổ chức chính quyền địa phương quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường:
-
Ủy ban nhân dân phường xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường
ban hành Nghị quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân
dân phường; Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn
phường theo quy định của pháp luật; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà
nước, điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê
chuẩn quyết toán ngân sách phường. Đồng thời tổ chức thực hiện nghị quyết
của Hội đồng nhân dân phường [15, Điều 63].
-
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
-
Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước cấp trên ủy quyền.
Ngoài các nhiệm vụ trên, Ủy ban nhân dân phường cịn có các nhiệm
vụ đặc thù như:
-
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh và quy hoạch đô thị;
-
Đảm bảo giữ gìn trật tự lịng, lề đường, trật tự cơng cộng; xây dựng
nếp sống văn minh đơ thị, giữ gìn vệ sinh, sạch đẹp khu phố và cảnh quan đơ
thị; phịng chống các tệ nạn xã hội;
-
Quản lý dân cư đô thị trên địa bàn phường;
-
Thực hiện quản lý nhà nước và bảo vệ cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên địa
bàn; ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm đối với cơ sở hạ tầng kĩ thuật theo
quy định của pháp luật;
10
-
Thực hiện kiểm tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường về lĩnh
vực trật tự xây dựng của; lập biên bản đình chỉ những cơng trình xây dựng,
sửa chữa, cải tạo khơng có giấy phép, sai giấy phép và báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyển xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
1.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
1.2.1. Thành viên của Ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
do Hội đồng nhân dân phường bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân phường, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân phường, cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên và Nhân dân địa phương [15, Khoản 1, Điều 8].
Ủy ban nhân dân phường có cơ cấu tổ chức gồm Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân (Ủy
viên phụ trách Quân sự, Ủy viên phụ trách Cơng an) [15, Điều 62]. Trong đó:
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: do Hội đồng nhân dân phường
bầu ra; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội
đồng nhân dân phường phải là đại biểu Hội đồng nhân dân phường; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội
đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giữ chức vụ không quá hai
nhiệm kỳ liên tục ở cùng một đơn vị hành chính [15, Khoản 5 Điều 83].
-
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Hội đồng nhân dân
phường thực hiện quy trình bầu chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường theo sự giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và chức
danh này không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban nhân dân
phường loại 1 có khơng q hai Phó Chủ tịch; phường loại 2 và loại 3 có một
Phó Chủ tịch.
-
Ủy viên Ủy ban nhân dân phường: gồm có Ủy viên phụ trách Quân
sự và Ủy viên phụ trách Công an do Hội đồng nhân dân phường bầu theo giới
11
thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, và các chức danh này không
nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
1.2.2. Các chức danh công chức phường và những cán bộ không
chuyên trách phường
Ủy ban nhân dân phường là đơn vị hành chính cơ sở nhỏ nhất trong hệ
thống hành chính quốc gia, khơng có các cơ quan chun mơn trực thuộc mà
chỉ có các chức danh cơng chức chuyên trách và các chức danh không chuyên
trách để giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực tại địa phương. Công chức phường thực hiện công tác chuyên môn
thuộc chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân phường, có trách nhiệm giúp
Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về các lĩnh vực mà mình phụ trách và thực
hiện các công việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường giao cho. Các chức
danh công chức này được điều chỉnh theo Luật cán bộ, công chức năm 2008
và trong các nghị định hướng dẫn thi hành, các nghị định đã có sự quy định rõ
về chức danh, số lượng, cách thức tuyển dụng và tiêu chuẩn của công chức
cấp xã chuyên trách và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Cụ thể: Nghị định
số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về
cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ
về cơng chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ,
chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày
08/4/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
-
Về chức danh công chức: Theo quy định, Ủy ban nhân dân phường có
các chức danh cơng chức sau: Văn phịng - thống kê; Tư pháp - hộ tịch; Địa
chính - xây dựng - đơ thị và mơi trường; Tài chính - kế tốn; Văn hóa - xã hội;
Chỉ huy trưởng Qn sự và Trưởng Công an phường.
12
-
Về tiêu chuẩn chức danh công chức: Công chức phải có trình độ lý
luận chính trị, chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu
nhiệm vụ, có đủ năng lực và sức khỏe để hồn thành cơng việc được giao; có
năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; hiểu biết
về pháp luật, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước. Ngồi những tiêu chuẩn trên, cơng chức
Trưởng Cơng an và Chỉ huy trưởng Qn sự cịn phải có khả năng phối hợp
với các lực lượng khác trên địa bàn tham gia giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự
an toàn xã hội; xây dựng nền quốc phịng tồn dân; bảo vệ Đảng, chính
quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước [13,
Khoản 3 Điều 61], [3, Khoản 2 Điều 3].
-
Về số lượng công chức và những cán bộ không chuyên trách của
UBND phường: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết
định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau: a) loại 1:
không quá 23 người; loại 2: không quá 21 người; loại 3: không quá 19 người.
Về số lượng người những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được
quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP như sau: loại 1
được bố trí tối đa khơng q 14 người; loại 2 được bố trí tối đa khơng q 12
người; loại 3 được bố trí tối đa không quá 10 người.
-
Về tuyển dụng công chức phường: Việc tuyển dụng công chức
phường được thực hiện chủ yếu thơng qua hình thức thi tuyển đối với các
chức danh công chức sau: Tư pháp - hộ tịch, Văn phịng - thống kê, Văn hóa xã hội, Tài chính - kế tốn, Địa chính - xây dựng - đơ thị và môi trường [4,
Điều 7]. Các trường hợp đặt biệt như: người có chun mơn, nghiệp vụ phù
hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng mà tốt nghiệp đại học đạt loại
khá trở lên ở nước ngoài và đạt loại giỏi trở lên ở trong nước; đối với các xã
13
vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người có trình độ đào tạo từ
đại học trở lên, có ít nhất 05 năm công tác (không kể thời gian tập sự, thử
việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứng được ngay yêu cầu của chức
danh công chức cấp xã cần tuyển dụng có thể được thực hiện thơng qua hình
thức xét tuyển [4, Điều 7 và Điều 21]. Đối với Chỉ huy trưởng Quân sự và
Trưởng Công an phường là hai chức danh được thực hiện thông qua xét tuyển
và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3. Các hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường được hiểu là những công việc
do các cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhằm một mục đích phục vụ hành
chính các mặt của đời sống xã hội. Ủy ban nhân dân phường hoạt động theo
chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường; các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường được thực hiện chủ yếu
thông qua các phiên họp, hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy
viên Ủy ban nhân dân phường. Cụ thể:
1.3.1. Phiên họp Ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường họp thường kỳ một lần trên tháng và họp bất
thường khi có yêu cầu. Phiên họp Ủy ban nhân dân phường chỉ được tiến
hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân phường
tham dự, đây là điều kiện để tiến hành phiên họp Ủy ban nhân dân phường
[15, khoản 3 Điều 114]. Phiên họp bất thường được tổ chức do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường quyết định, hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp trên trực tiếp; hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số
thành viên Ủy ban nhân dân phường [15, Điều 113].
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chủ tọa phiên họp, quyết định cụ thể
ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp; trách nhiệm của các thành viên
là phải tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân phường, nếu vắng mặt
phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Chủ
14
tịch Ủy ban nhân dân phường chủ tọa phiên họp cần bảo đảm những quy định,
chương trình phiên họp. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân phường phân công chủ tọa phiên họp khi Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường vắng mặt. Việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp
Ủy ban nhân dân phường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chủ trì hoặc
có thể phân cơng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chủ trì. [15, Điều
114 và Điều 115].
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề trong phiên họp bằng
hình thức biểu quyết (cơng khai hoặc bỏ phiếu kín). Nếu trường hợp khơng
cần thiết phải thảo luận đóng góp ý kiến tại phiên họp hoặc trường hợp cần
thiết, cấp bách mà không thể tổ chức phiên họp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân
có thể quyết định việc biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến, sau đó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thông báo kết quả tại phiên họp Ủy ban nhân dân
gần nhất.
Quyết định của Ủy ban nhân dân phường được thông qua nếu được quá
nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành (Thành viên có quyền tán thành,
khơng tán thành hoặc không biểu quyết); sẽ quyết định theo ý kiến biểu quyết
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nếu trường hợp số tán thành và số
không tán thành ngang nhau [15, Điều 117 và 118].
1.3.2. Hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
Chủ tịch là người đứng đầu Ủy ban nhân dân phường, lãnh đạo và điều
hành các hoạt động của đơn vị; chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân phường chịu trách
nhiệm về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước cơ quan nhà nước cấp trên và
trước Hội đồng nhân dân phường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ làm chủ tọa các phiên họp để điều khiển
và hướng nội dung thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc nội dung nghị
sự; chủ động dự kiến chương trình các phiên họp, quy định chương trình hoạt
15
động của Ủy ban nhân dân hàng tháng, hàng quý; phân cơng cho các Phó Chủ
tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chuẩn bị các báo cáo,
chương trình, kế hoạch cũng như những điều kiện chuẩn bị cho phiên họp của
Ủy ban nhân dân phường.
Chủ tịch sẽ triển khai thực hiện các quyết định mà tập thể Ủy ban nhân
dân phường đã thông qua; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quyết định, chỉ thị đối với các Phó Chủ tịch, thành viên Ủy ban và
cán bộ cơng chức phường. Ngồi ra, Chủ tịch cịn chỉ đạo, giải quyết các cơng
việc đột xuất, khẩn cấp trong cơng tác phịng chống cháy nổ, an ninh trật tự,
thiên tai dịch họa,… trên địa bàn phường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; lãnh đạo, điều hành hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường, các thành viên Ủy ban nhân dân phường;
phòng, chống quan liêu, tham nhũng; các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh,
đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh, phịng, chống tội phạm và các hành
vi vi phạm pháp luật khác; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản, tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân; thực hiện quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của
pháp luật; giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân
theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả cơng sở,
tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao; ủy quyền cho
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; chỉ đạo thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện
pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường; thực hiện
16
nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền; phối
hợp với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đơ
thị, xây dựng, giao thơng, phịng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường;…[15, Điều 64].
Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, pháp luật quy định rõ: cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân phường với cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trước
Nhân dân địa phương và trước pháp luật; chịu trách nhiệm cá nhân về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chỉ đạo trực tiếp để giải quyết hoặc
giao Phó Chủ tịch chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến các
ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân có thể thành lập các tổ tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết
công việc; khi vắng mặt, Chủ tịch có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân,
thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn,
kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương [15, Điều 121].
1.3.3. Hoạt động của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân khơng phải là một cấp của Ủy ban nhân
dân phường. Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, được phân công
thực hiện, phụ trách những mảng công việc hoặc công việc nhất định và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về phần công việc được giao.
Pháp luật quy định phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cụ thể như sau: Thực hiện các công việc, nhiệm vụ
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; tham dự đầy đủ các
phiên họp Ủy ban nhân dân; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu
17
quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân; ký ban
hành các quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân ủy nhiệm hoặc ủy quyền [15, Điều 122].
1.3.4. Hoạt động của Ủy viên Ủy ban nhân dân phường
Pháp luật quy định phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các
Ủy viên Ủy ban nhân dân phường như sau: Các ủy viên Ủy ban nhân dân
phường (thường là Ủy viên phụ trách Công an và Ủy viên phụ trách Quân sự)
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể
và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân phường, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác trước
Hội đồng nhân dân phường khi được yêu cầu; cùng các thành viên khác của
Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban
nhân dân phường; có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, thảo luận và
biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân
phường. Ủy viên Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân phường (Công an, Quân sự) chịu trách nhiệm và
báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực
[15, Điều 123].
1.4. Các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân phường
1.4.1. Đối với Đảng ủy cùng cấp
Các nhiệm vụ chính trị của chính quyền phường đều phải dựa trên
phương hướng lãnh đạo của Đảng ủy phường. Trên cơ sở Nghị quyết của
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân chuyển tải thành các chương trình, quyết định, kế
hoạch thực hiện. Ủy ban nhân dân phường phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo
của Đảng ủy khi thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên giao, đặc biệt là những
vấn đề liên quan trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, đến phong tục
tập quán của địa phương.
1.4.2. Đối với Hội đồng nhân dân cùng cấp
18
Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường là quan
hệ giữa hai cơ quan chính quyền địa phương cùng cấp, Ủy ban nhân dân
phường là cơ quan “chấp hành” của Hội đồng nhân dân phường, được giao
thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở phường. Mối quan hệ
giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là quan hệ giữa các cơ quan nhà
nước ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc khác
nhau. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và nghị quyết theo đa
số, còn Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết
hợp với trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, hiện đại, minh bạch phục vụ nhân dân và chịu
sự giám sát của nhân dân [15, Điều 5].
Hội đồng nhân dân phường có quyền giám sát đối với hoạt động của
Ủy ban nhân dân phường thông qua các hoạt động như xem xét các báo cáo
công tác, trả lời chất vấn của Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban
nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân phường;...
[15, Điều 87].
Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; cung cấp các tài liệu liên quan đến
hoạt động giám sát khi Hội đồng nhân dân có yêu cầu; báo cáo công tác trước
Hội đồng nhân dân phường và trước Ủy ban nhân dân quận. Căn cứ các nghị
quyết của Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban nhân dân tiến hành họp, bàn
bạc ra quyết định, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi
hành các nghị quyết để các chủ trương của Hội đồng nhân dân đi vào thực tế
cuộc sống.
1.4.3. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp
Nhằm thực hiện tốt các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ trong hoạt
động của mình, Ủy ban nhân dân phường phải ln phối hợp chặt chẽ với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như Đồn Thanh
19
niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... Chính nhờ sự phối hợp tốt
với các tổ chức trên nên Ủy ban nhân dân thực hiện tốt những nhiệm vụ tuyển
chọn và gọi công dân nhập ngũ, công tác phổ cập giáo dục, chương trình giảm
nghèo bền vững, hổ trợ khó khăn cho những gia đình neo đơn; động viên,
khuyến khích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh
vực mang lại nguồn thu nhập cao...
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phường là chỗ dựa
đáng tin cậy của Ủy ban nhân dân phường trong việc thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở hiện nay. Thông quan các tổ chức này, Ủy ban nhân dân phường
nhận được những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của nhân dân trong quá trình
quản lý, điều hành hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,
trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân có sự điều chỉnh, tuyên truyền, giải đáp, rút
kinh nghiệm cho hoạt động của mình.
1.4.4. Mối quan hệ với Ủy ban nhân dân quận
Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban
nhân dân cấp trên (Ủy ban nhân dân quận) và trước Hội đồng nhân dân
phường, đây là mối quan hệ phục tùng và mệnh lệnh, quan hệ trực tiếp trên
dưới. Ủy ban nhân dân phường là cấp cơ sở (cấp dưới), phải chấp hành các
quyết định, chỉ thị và các văn bản khác của Ủy ban nhân dân quận trong quá
trình điều hành hoạt động của mình; truyền đạt các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới nhân dân, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, xin ý kiến
Ủy ban nhân dân quận trong những vấn đề quan trọng, đột xuất.
Là cấp trên, Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm phê chuẩn nhân sự
của Ủy ban nhân dân phường, thực hiện sự chỉ đạo toàn diện mọi lĩnh vực
hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
Đối với cơng tác chun mơn, nghiệp vụ thì các bộ phận chuyên môn
của Ủy ban nhân dân phường ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo
trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường còn chịu sự chỉ đạo thực hiện
20
của các phịng, ban chun mơn Ủy ban nhân dân quận, đây là mối quan hệ
quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa phương trong hoạt động quản lý
nhà nước.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban
nhân dân phường:
1.5.1. Yếu tố chính trị - pháy lý:
Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, là Nhà nước của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân mà nền
tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức. Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của của Ủy ban nhân dân
phường đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này đã được ghi nhận
tại Điều 6 Hiến pháp 2013 “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến
pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng còn mở rộng
nội hàm của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: “Phát huy dân
chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ
vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân”. Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ phải là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước nói chung và Ủy ban nhân dân phường nói riêng góp
phần đảm bảo nghiêm kỷ luật trong bộ máy nhà nước, phát huy trí tuệ tập thể
trong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, tạo sự đồng thuận cao trong
Đảng và trong xã hội; khắc phục được những biểu hiện nghi kỵ, hiềm khích,
bằng mặt nhưng khơng bằng lịng, thiếu tơn trọng nhau trong sinh hoạt và
hoạt động.
Đảng thực hiện vai trị lãnh đạo tồn diện đối với Nhà nước thơng qua
đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác
nhau của quản lý hành chính nhà nước. Đảng lãnh đạo trong công tác cán bộ,
21
nhân sự nhà nước, cũng như toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo bằng
hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối chính sách. Đảng lãnh
đạo thơng qua vai trị tiên phong, gương mẫu của đảng viên làm việc trong bộ
máy hành chính nhà nước.
Pháp luật là cơ sở quan trọng cao nhất cho toàn bộ hoạt động quản lý
hành chính nói chung và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường nói riêng.
Pháp luật với tư cách là công cụ thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương,
Ủy ban nhân dân phường được tổ chức và hoạt động tuân theo những quy
định của Hiến pháp và pháp luật, đồng thời yêu cầu mọi công dân và tổ chức
trong xã hội phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân bằng pháp luật và theo
pháp luật, có nghĩa là một mặt Ủy ban nhân dân sử dụng pháp luật là công cụ
điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính bắt buộc đối với các đối tượng
quản lý; mặt khác, Ủy ban nhân dân cũng như cán bộ, công chức phải được tổ
chức và hoạt động theo pháp luật chứ không được tự do, tùy tiện vượt lên trên
hay đứng ngoài pháp luật.
1.5.2. Yếu tố tổ chức - cán bộ:
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy mọi hoạt động của Ủy ban
nhân dân phường đều bị chi phối bởi yếu tố này là rất lớn, nhất là vì Ủy ban
nhân dân phường là cấp gần dân nhất, nơi phải tiếp xúc và giải quyết các vấn
đề hằng này, nhỏ nhặt nhất liên quan đến đời sống của nhân dân, cường độ
làm việc của họ là rất lớn, vì vậy địi hỏi cán bộ phải là những người có tâm
quyết với cơng việc và phải là những người chun nghiệp thì mới tạo được
lịng tin với dân, từ đó dân mới tin vào Ủy ban nhân dân phường, tin vào sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ an tâm làm việc
và nhiệt huyết hơn với công việc.
22
1.5.3. Yếu tố về phân cấp, phân quyền, thực hiện chính quyền đơ
thị:
Việc phân cấp, phân quyền với tính cách là một nhiệm vụ quan trọng
của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước; phân cấp quản lý hành chính
nhà nước là một chủ trương lớn, một nội dung quan trọng được đề cập có tính
chất nhất qn trong các văn kiện của Đảng.
Phân cấp, phân quyền là một trong những nội dung cơ bản của tổ chức
nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề phân cấp, phân quyền
là một trong những điểm mới được quy định cụ thể ở Luật Tổ chức chính
quyền địa phương. Việc phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách
là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của q trình cải cách nền hành chính
nhà nước; phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một chủ trương lớn, một
nội dung quan trọng được đề cập có tính nhất qn trong các văn kiện của
Đảng.
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chính quyền đơ thị theo Nghị quyết
số 131/2020/QH14, ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức
chính quyền đơ thị tại Thành phố Hồ Chí Minh (có hiệu lực từ 01/7/2021): Ủy
ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc
tập trung dân chủ. Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
các công chức khác của Ủy ban nhân dân phường. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường là cơng chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban nhân dân phường, lãnh
đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và trước pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường; trực tiếp sử dụng, quản lý
công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân phường theo quy định của Chính phủ
và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp trên; ký văn bản của Ủy ban nhân dân phường.
23
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã phân tích những cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức và
hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, cụ thể: vị trí pháp lý, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường; cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy
ban nhân dân phường; các mối quan hệ của Ủy ban nhân dân phường. Qua
nghiên cứu trên có thể rút ra được những kết luận sau:
1.
Ủy ban nhân dân phường được xác định là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân cùng cấp và đồng thời là cơ quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chung thấp nhất ở địa phương.
2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường gồm Chủ tịch, Phó Chủ
tịch, các Ủy viên và cán bộ công chức Ủy ban nhân dân phường.
3.
Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường gồm: hoạt động của tập thể
Ủy ban nhân dân phường, hoạt động của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ủy viên
và các cơng chức của Ủy ban nhân dân phường.
4.
Ủy ban nhân dân phường có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội ở phường và Ủy ban nhân nhân
quận. Thông qua các mối quan hệ này giúp Ủy ban nhân dân phường thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của địa phương. Bên cạnh đó cịn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhan dân phường.
24