Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp nâng cao chất lượng âm nhạc ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.92 KB, 22 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc trong xã hội chúng ta hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống tinh thần của tất cả mọi người. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ
thuật ngôn ngữ biểu hiện của âm thanh mà Âm nhạc đã lôi cuốn con người, mang
đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý, làm cho con người sảng
khối, thích thú, tâm hồn tình cảm được nâng cao, trí tuệ được sáng suốt, con người
trở nên tốt đẹp và cao thượng.
Bên cạnh đó, Âm nhạc là một trong những môn học nhằm giáo dục thẩm mỹ,
phát huy tính sáng tạo và làm giàu đời sống tinh thần cho học sinh, giúp các em
phát triển toàn diện vốn kiến thức và nhân cách một cách tích cực.
Vì vậy mục tiêu giáo dục môn âm nhạc ở Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh
những cơ bản ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể
chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để
đi vào cuộc sống lao động”. Âm nhạc có vai trị tích cực trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức
thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát, tập đọc
nhạc, nghe nhạc và được nghe những câu chuyên âm nhạc về tác dụng kì diệu của
âm nhạc hay cuộc đời của các nhạc sĩ... các em còn biết được một số kiến thức về
âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng
nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều
kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.
Hơn nữa, khi lớn lên các em sẽ càng hiểu biết hơn về những nét đặc sắc trong
văn hố Âm nhạc của dân tộc và của lồi người. Từ đó các em biết trân trọng, giữ
gìn và phát huy những di sản văn hoá âm nhạc mà cha ơng ta đã để lại, góp phần hỗ
trợ cho việc học các mơn học khác.
Xuất phát từ những lí do trên ngay từ đầu năm tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện
pháp nâng cao chất lượng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc trong nhà trường, giúp học sinh chú ý
nhiều và ham thích môn học Âm nhạc và thấy được ý nghĩa của Âm nhạc đối với


đời sống tinh thần của con người. Bên cạnh đó cũng góp phần phát triển tồn diện
nhân cách cho học sinh.
Tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ mơn này. Qua thực tế giảng dạy từ
những năm trước đây, đặc biệt là những năm gần đây các em được học chương
trình sách giáo khoa Âm nhạc mới. Tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài
tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm
được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận ban
đầu của mình về giai điệu các bản nhạc, người giáo viên cần có một phương pháp
1


truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, chính vì lẽ đó tơi
mạnh dạn trình bày một số phương pháp nhằm giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh
nhất kiến thức bài học của bộ môn Âm nhạc.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng là học sinh từ khối 1 đến khối 5
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy như sau:
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp giảng giải
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp trực quan
Phương pháp tư vấn
Phương pháp khảo sát điều tra
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Về cơ sở lý luận của đề tài:
Trong nhà trường Tiểu học, bộ môn Âm nhạc chính là bộ mơn góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục tồn diện nhân cách học sinh. Thơng qua lời ca tiếng hát
qua giai điệu mượt mà của bài hát, giúp cho các em thêm yêu cuộc sống, yêu thiên

nhiên đất nước. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi
Tiểu học ở nước ta. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan
trọng, điều đó khơng chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính
vừa sức, xoay vịng mà cịn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy.
Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm
sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đọc
đúng độ cao, trường độ, tiết tấu của các nốt nhạc trong một bài Tập đọc nhạc, cảm
thụ một bản nhạc khi nghe hay hiểu được một câu truyện âm nhạc? Trước tiên phải
xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân
biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn khác nhau để phát triển năng lực
nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc. Ngoài việc xác định tầm cữ giọng phù hợp cho học
sinh, để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có
một tâm thế thoải mái, một sự thích thú say sưa khi học Âm nhạc. Để làm được
việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải nắm vững và
truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, bài tập đọc nhạc. Phải giúp các em hiểu
được ý nghĩa lời ca, cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh
hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, bài tập đọc nhạc.

2


Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian trực
tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình,
bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy
thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức
đọc, ghi chép và cảm thụ âm nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng
túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm
hướng dẫn các em học các phân môn trong bộ môn Âm nhạc ở trường Tiểu học.
2. Thực trạng

a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Quảng Thịnh là một trường nằm ở cửa ngõ phía Nam Thành
Phố Thanh Hóa, tiếp giáp với huyện Quảng Xương. Điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường tương đối đầy đủ, phần nào nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa
văn nghệ của nhà trường nói chung và của địa phương nói riêng. Mơn Âm nhạc là
một trong những môn học cũng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà
trường cùng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sự ủng hộ của hội cha mẹ học sinh.
Đa số các em HS u thích bộ mơn âm nhạc, thích ca hát.
Nhà trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất. Số phòng học 14/14 lớp đủ điều
kiện cho 100% lớp học 2 buổi/ ngày. Phòng chức năng đầy đủ theo quy định, có
khu giáo dục thể chất nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS.
Trang thiết bị phịng Âm nhạc cũng tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và
học mơn âm nhạc.
b. Khó khăn:
Với học sinh lớp 1 bước đầu mới làm quen môn Âm nhạc, đầu năm học nhiều
em còn chưa biết đọc, hát còn ngọng khơng chính xác, rụt rè nhút nhát trong giờ
học. Các em chưa làm quen hát kết hợp gõ đệm theo 3 cách, chưa phân biệt được
từng cách gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca khác nhau như thế nào
trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc
hát sai giai điệu của bài hát.
Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ mơn này, địi hỏi người
giáo viên phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng
thú cho các em với môn học. Đại bộ phận các em học sinh do ít được tiếp xúc với
các loại hình nghệ thuật nên cịn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát
tự do theo cảm tính... Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em nắm
được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát từ đó giúp các em có được sự tự
tin, phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các tính chất Âm nhạc.
Đầu năm học 2016 – 2017 tôi đã khảo sát chất lượng môn âm nhạc của học sinh
các khối trong toàn trường. Kết quả đạt được như sau:


3


Hoàn
Khối

Hoàn

Chưa

Sĩ số

thành tốt

%

thành

%

HT

%

1

92

39


42,4

49

53,3

4

4,3

2
3
4
5

92
102
53
86
425

42
48
24
42
195

45,6
47,1
45,3

48,8
45,9

47
51
27
43
217

51,1
50.0
51,0
50,0
51,1

3
3
2
1
13

3,3
2.9
3,7
1,1
3,0

Tổng số

Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự u

thích học tập bộ mơn của các em chưa cao lắm. Vì thế tơi tiếp tục nghiên cứu bổ
sung “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu
học ”.
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1. Nội dung chương trình:
Cấu trúc chương trình của môn Âm nhạc:
Âm nhạc ở Tiểu học gồm các mạch nội dung như: Học hát, phát triển khả năng
nghe nhạc, Tập đọc nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 Học hát và Phát triển khả năng nghe nhạc.
Qua học hát, HS được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm
và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ, trường độ. Học kì II lớp 3
HS được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc. Đến lớp 4, 5 bổ sung
thêm nội dung Tập đọc nhạc. Âm nhạc được tách riêng thành một mơn học có SGK
cho HS và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.
Học hát:
Học sinh Tiểu học được học từ 10 đến 12 bài hát trong một năm học. HS cần hát
đúng cao độ, trường độ và phát âm rõ lời, chính xác. Tiếng hát phải có sức biểu
cảm với những trạng thái khác nhau như: vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh ...
Dạy hát gồm các bước sau: giới thiệu bài, hát mẫu, đọc lời ca, khởi động giọng,
dạy hát từng câu, hát cả bài, hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ, hát kết hợp vận
động phụ hoạ.
Phát triển khả năng nghe nhạc:
Học sinh được nghe Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc nhạc
không lời. Nghe kể chuyện Âm nhạc. Được nghe, xem giới thiệu hình dáng một vài
nhạc cụ trong và ngoài nước. Nghe âm sắc qua băng đĩa các trích đoạn nhạc được
diễn tấu bằng các loại hình nhạc cụ này.
Tập đọc nhạc:
Ở lớp 4, 5 các em được làm quen với 8 bài TĐN, giọng Đô trưởng, nhịp 2/4, 3/4
gồm 5 âm Đô-Rê-Mi-Son-La hoặc 7 âm: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si với hình nốt

4



đen, nốt trắng, móc đơn, trắng chấm dơi, đen chấm dôi, dấu lặng đen và dấu lặng
đơn.
Khi dạy TĐN, giáo viên cho các em nhận biết tên nốt, hình nốt và từ nốt thấp
đến nốt cao trong bài. Tập lần lượt cao độ, tiết tấu riêng. Sau đó đàn giai điệu vài
lần cho các em đọc theo từng câu ngắn. Khi đã đọc đúng giai điệu thì cho HS ghép
lời. Trong khi đọc GV nhắc các em gõ phách đều đặn, nhịp nhàng.
3.2. Biện pháp giúp HS học tốt môn Âm nhạc:
Việc giảng dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học đối tượng bao gồm tất cả các học
sinh có năng khiếu hay khơng có năng khiếu Âm nhạc và để có một tiết học Âm
nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên là một giáo viên trực tiếp giảng
dạy phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên, xác định tầm cữ giọng
phù hợp, tạo tâm thế thoải mái, truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, bài tập
đọc nhạc ....., để dần khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại. Vì vậy, giáo
viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên như: xác định thái độ, ý
thức học tập đối với môn Âm nhạc, tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng,
quan sát, lắng nghe và cảm nhận âm sắc, giai điệu, phải nắm vững các phương pháp
và các bước trong giảng dạy để truyền thụ cho các em các kiến thức của bài học
cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. .
Biện pháp 1: Luyện hát đúng giai điệu
Giới thiệu bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh. Các em
nghe hát mẫu và đọc lời ca.
Ví dụ: Trong bài “Thật là hay” (Nhạc và lời của Hoàng Lân).
Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau:
Nghe véo von / trong vòm cây/ họa mi với chim Oanh/…
Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc
câu theo mẫu. Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các
em khởi động giọng.
Ví dụ :


Khi tập cần sự đồng đều hịa giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái
khác nhau. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên đàn, hát mẫu.
Việc tập hát từng câu và tập hát theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca
và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp
các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán
nản khi chưa thực hiện được bài học.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm
Việc sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây
hứng thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh.
5


Thơng thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm
theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng
cho phù hợp.
Ví dụ: Bài “ Bầu trời xanh ” ( Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ )
Sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào
bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau.
*Gõ theo tiết tấu:

Đọc:
Gõ:

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x…

*Gõ đệm theo phách:

Đọc:
Gõ: x

x

x


x x…

Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu “x” tương ứng với tiếng được
gõ theo ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng
dẫn học sinh cách tự xác định tiết tấu, phách ở những câu còn lại trong bài hát.
Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực
hiện gõ một cách, khi đã gõ và được nghe các em nhận biết được điểm khác nhau
của hai cách gõ trên.
Ví dụ: Bài hát : “ Xoè hoa ” ( Dân ca Thái, lời mới: Phan Duy )
Để các em hát và gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu thì lần lượt cho học sinh nêu 3
cách gõ đệm với câu hát 1.
*Gõ đệm theo tiết tấu:

Đọc:
Gõ:

x

x

x

x

x

x

x


x

x…
6


*Gõ đệm theo phách:

Đọc:
Gõ:

x

x

x

x

x

x...

*Gõ đệm theo nhịp 2:

Đọc:
Gõ:

x


x

x…

Để củng cố kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm.
Bằng cách chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cánh gõ. Hát
theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu
hay phách. Nhằm tạo một khơng khí sơi động khi các em hát và tạo điều kiện cho
học sinh nắm vững giai điệu cho bài hơn.
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 có 3 phách trong một ơ nhịp thì giáo viên
chọn cho học sinh cách gõ theo phách là phù hợp, thông qua 2 cách gõ sau để giữ
vững phách.
Ví dụ: Bài “ Con chim non” lớp 3.
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất:
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/4 nên mỗi phách được
tính bằng một nốt đen. Tiếng “Bình” là phách lấy đà tay mở ra.
Tiếng “minh” phách thứ nhất phách mạnh hai tay vỗ vào nhau, tiếng “lên”
phách thứ 2 phách mạnh vừa - hai tay úp xuống, 2 tiếng “ có con” phách thứ 3,
phách nhẹ hai tay mở ra cứ như vậy cho học sinh thực hiện đến hết bài.
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ hai:
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ theo lời ca, phách 1 hai
tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của mình và bạn sẽ chạm vào nhau.
Thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát, đồng thời
góp phần tạo thêm sự hào hứng cho học sinh.
7


Khơng phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau mà cịn có
những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ơ nhịp

Ví dụ: bài “ Tập tầm vơng“ ở lớp 1. Có đảo phách chỗ tiếng “vó tay”.
*Gõ đệm theo phách:

Giáo viên hướng dẫn HS hát 2 tiếng “vó tay” liền nhau thật chính xác sau mới
kết hợp gõ đệm theo. Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Để
dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải
hướng dẫn và giải thích cho học sinh biết cách gõ đệm theo 3 cách khác nhau trong
một bài.
Biện pháp 3: Luyện hát thể hiện tính chất bài hát, kết hợp vận động
Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Phát hiện những câu, từ trong bài các
em hát chưa đúng để sửa. Giáo viên đàn đúng theo câu nhạc khoảng 2 lần, hát mẫu
lại câu hát đó và bắt nhịp cho học sinh hát theo.
Ví dụ: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách
hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2
rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể chỉ cho các em gõ theo tiết tấu của bài
hát.
Các hình thức luyện tập vừa hiệu quả lại vừa thu hút học sinh tham gia.
Trong khi dạy tôi luôn mở rộng hiểu biết xung quanh bài hát như giới thiệu về
tác giả, về nội dung, liên hệ với các lĩnh vực văn hoá, lịch sử, địa lý, giới thiệu các
bài hát khác viết cùng chủ đề...Đặc biệt, tôi luôn chú trọng đến nội dung của bài hát
nhằm liên hệ thực tế để giáo dục tình u q hương, đất nước, u ơng bà cha mẹ,
u thầy cơ, u bạn bè, đồn kết giúp bạn. . .
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Những bơng hoa những bài ca ”
( Nhạc và lời: Hồng Long )

8


Tôi sẽ treo tranh và giới thiệu cho các em biết ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam.
Qua giai điệu và ca từ của bài hát, tơi giáo dục lịng kính u và lịng biết ơn đối

với những người dạy dỗ, chăm lo cho các em. Ngồi ra tơi cịn giới thiệu những bài
hát cùng chủ đề Lòng biết ơn đối với thầy cô giáo như: Thầy cô cho em mùa xuân,
Bông hồng tặng cô, Bụi phấn, Cô giáo, Em yêu trường em…
3.3 Biện pháp luyện tập, củng cố bài cũ
Thơng thường, trong chương trình học hát ở Tiểu học, việc dạy một bài hát
từ đầu đến khi hoàn chỉnh phải thơng qua 2 tiết học. Thậm chí có bài đến 3
tiết học. Trong đó, tiết đầu dạy bài mới, tiết 2 ôn tập bài; sửa chữa cao độ lời
ca của tiết trước; dạy tiếp lời ca còn lại (nếu có lời 2) và luyện tập củng cố
cách gõ đệm theo tiết tấu; theo phách; theo nhịp (tuỳ theo từng bài) và tập
vận động, động tác phụ hoạ theo lời ca, tập trình bày bài hát. Sau tiết thứ hai,
bài hát đó thỉnh thoảng được ơn tập lại kết hợp với nội dung khác.
Thông thường sau tiết 1 các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng
thời gian 1 tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học
sinh nào cũng làm được. Lúc này, người giáo viên phải lấy giọng cho các em,
phải thực hiện hát mẫu lại hoặc cho các em nghe bài hát qua băng để các em
nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu
tiên là phát hiện những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa
sai cho các em. Khi các em đã thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài
hát, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần đưa ra
những yêu cầu, phải nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi
luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng nhóm rồi từng bàn thậm chí từng cá
nhân. Giáo viên lắng nghe, sửa từng lỗi sai nhỏ của các em, cũng có thể dùng
đàn tấu các câu các em hát chưa đúng để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình.
Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát,
mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho 1 em.
VD: Trong bài “ Em vẫn nhớ trường xưa” câu hát thứ hai các em hay hát
sai cao độ như sau:
+ Hát đúng bản nhạc:

9



+ Hát sai bản nhạc:

Như vậy, các tiếng “ Nhịp cầu tre lối về nhà em” các em đã hát chênh lên một
cung, tức là nhầm với câu hát thứ nhất của bài. Giải quyết vấn đề này, giáo viên chỉ
cần đàn đúng theo bản nhạc cho học sinh nghe khoảng 3 lần, sau đó hát mẫu lại câu
hát đó và bắt nhịp cho học sinh tập lại theo đúng bản nhạc. Giáo viên cũng có thể
đàn theo cao độ các em hát sai và đàn theo đúng bản nhạc để các em so sánh nhiều
lần. Làm như vậy sẽ giúp các em tự nhận biết và sửa lỗi cho mình.
Việc củng cố lại bài hát khơng chỉ ở việc hát lại lời hát mà còn thực hiện theo
một số phương pháp khác, như gõ đệm nhạc cụ nhẩm theo theo tiết tấu, giáo viên
đàn giai điệu, học sinh gõ, nhẩm theo tiết tấu. Nhắc lại tính chất nhạc điệu của bài.
Hát, gõ đệm nhạc cụ theo nhiều âm sắc. Các hình thức luyện tập này vừa hiệu quả
lại vừa thu hút học sinh tham gia. Yêu cầu là giáo viên phải nêu và giao rõ nhiệm
vụ cho các em.`
VD: Giáo viên đàn lại bài hát, yêu cầu học sinh gõ đệm theo nhịp, theo phách
hoặc tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh hát câu 1, nhẩm và gõ theo phách câu 2
rồi lại hát câu 3, gõ đệm câu 4... cũng có thể cho nhóm 1, 2 gõ trống và vỗ tay theo
phách mạnh, nhóm 3 và 4 gõ thanh phách, song loan theo phách.
Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu của bài hát rồi, để khắc
sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em. Một trong những yếu tố cũng góp phần
quan trọng trong một bài hát đó là phụ họa và biểu diễn khi hát. Đối với học sinh
tiểu học tính ngộ nghĩnh và hồn nhiên thể hiện rất rõ song giáo viên ln cần có sự
động viên khuyến khích và khen ngợi thật khéo để các em tự bộc lộ khả năng và
cách biểu diễn của mình với mỗi bài hát .

10



Luôn động viên các em bằng những tràng vỗ tay hoặc những lời động viên
khích lệ, như vậy tạo hứng thú cho các em được vô tư hồn nhiên và mạnh dạn hơn
khi biểu diễn trước lớp, để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động, giáo viên phải
hướng dẫn các em thực hiện phụ hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ cho bài
phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và
nhịp của bài. Tuy nhiên, do các em còn nhỏ nên các động tác đưa vào phụ hoạ
khơng nên tìm động tác q khó, chỉ cần đơn giản nhưng phï hợp thì hiệu quả đem
lại mới cao. Đồng thời trong tiết học này, nếu có điều kiện giáo viên nên tổ chức
cho các em thi đua biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân, điều đó khích lệ khả
năng sáng tạo của các em. Đồng thời giúp các em tích cực, hứng thú hơn nữa trong
giờ học Âm nhạc nói riêng và trong các hoạt động âm nhạc nói chung.
Tóm lại: phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ theo
từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương pháp
thích hợp, duy chỉ có điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo viên
vẫn phải ln sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm nhận thực
sự những âm thanh và đặc biệt là gây sự hứng thú cho các em.
3.4 Biện pháp dạy Tập đọc nhạc
Cách dạy tốt nhất là giáo viên kết hợp việc sử dụng nhạc cụ và hướng dẫn học
sinh luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ để các em biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp
gõ phách hoặc đánh nhịp. Mối liên hệ giữa luyện tập tiết tấu và tập đọc nhạc là rất
cần thiết. Nhiều giáo viên vẫn quen với cách dậy truyền khẩu nên bỏ qua 2 khâu
quan trọng là luyện tiết tấu và cao độ để dậy từng câu nhạc. Đây là nguyên nhân
làm cho các em không vững tiết tấu, hát cuốn nhịp, sai nhịp. Vì vậy việc luyện tập
tiết tấu là hoạt động cần thiết không thể bỏ qua khi dậy tập đọc nhạc cho học sinh
tiểu học.
Tập đọc nhạc có thể bao gồm những bước sau:
Bước 1: Giới thiệu bài Tập đọc nhạc
Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc
Bước 3: Luyện tập cao độ
Bước 4: Luyện tập tiết tấu

Bước 5: Tập đọc từng câu ngắn
Bước 6: Tập đọc cả bài
Bước 7: Ghép lời ca
Bước 8: Củng cố, kiểm tra
Cụ thể :
Bước 1: Giới thiệu bài Tập đọc nhạc
+ Giáo viên treo bài tập đọc nhạc lên bảng
+ Giới thiệu về bài nhạc ( tác giả )
+ Nghe toàn bộ bài nhạc
Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc
11


Giáo viên hướng dẫn học sinh nói tên nốt ( cá nhân hoặc tập thể )
* Lưu ý: Tập nói tên nốt nhạc khác với việc đọc nhạc. Nói tên nốt gồm tên nốt
( cao độ ) và hình nốt ( trường độ ). Ví dụ: Son đen, la móc đơn… Còn đọc nhạc là
học sinh thể hiện đúng cao độ và trường độ ( giống như hát ), diễn tả được giai điệu
của bản nhạc.
Bước 3: Luyện tập cao độ
Luyện tập tiết tấu nhằm luyện cho học sinh khả năng nghe, ghi nhớ và tái hiện
tiết tấu giúp các em có nền móng vững chắc về nhịp điệu, tạo khơng khí học tập sơi
nổi.
+ Giáo viên cho học sinh quan sát thang âm từ thấp đến cao.
+ Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ của thang âm theo chiều đi lên hoặc đi
xuống.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu
+ Học sinh quan sát hình tiết tấu chủ đạo của bài.
+ Giáo viên gõ mẫu tiết tấu và hướng dẫn học sinh thực hiện
Bước 5: Tập đọc từng câu ngắn
+ Giáo viên đàn giai điệu bài tập đọc nhạc 1-2 lần cho cả lớp nghe.

+ Giáo viên đàn giai điệu từng câu ngắn để học sinh nhẩm theo.
+ Giáo viên đàn để học sinh đọc từng câu ngắn.
+ Cả lớp đọc nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau ( cá nhân, tập thể…)
Bước 6: Tập đọc cả bài
+ Giáo viên đàn giai điệu và cho học sinh đọc cả bài
+ Học sinh đọc bằng nhiều hình thức
+ Học sinh tự nhận xét lẫn nhau
Bước 7: Ghép lời ca
+ Giáo viên đàn giai điệu nhóm đọc nhạc, nhóm ghép lời (cũng có thể cho cá
nhân khá tự ghép lời )
+ Giáo viên cho học sinh nhận xét và hướng dẫn sửa chỗ sai
+ Học sinh hát kết hợp gõ phách.
Bước 8: Củng cố, kiểm tra
+ Giáo viên cho học sinh đọc nhạc, hát lời bằng nhiều hình thức kết hợp với gõ
đệm theo nhiều cách khác nhau.
+ Kiểm tra theo cá nhân, tổ, nhóm, dãy…
+ Có thể tổ chức trị chơi cho học sinh theo nội dung tập đọc nhạc.
*Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi trình tự bước 3-4.
3.5. Biện pháp kể chuyện âm nhạc
Dạy kể chuyện Âm nhạc là một việc không thuận lợi với rất nhiều giáo viên nên
việc đưa ra một quy trình là điều cần thiết. Tuy nhiên cũng khơng lấy đó làm điều
bắt buộc bởi mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, đối tượng học

12


sinh cũng khác nhau. Quy trình dạy kể chuyện Âm nhạc của tôi đưa ra sau đây đã
được tôi áp dụng và đem lại hiệu quả rất tốt đối với học sinh của mình.
Quy trình dạy kể chuyện Âm nhạc gồm 6 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu khái quát về câu chuyện

Bước 2: Giáo viên kể chuyện theo tranh minh họa
Bước 3: Củng cố nội dung
Bước 4: Học sinh tập kể chuyện
Bước 5: Giáo dục thái độ
Bước 6: Nghe nhạc
Cụ thể:
Bước 1: Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giáo viên cần giới thiệu tên, xuất sứ về câu chuyện
Bước 2: Giáo viên kể chuyện theo tranh minh họa
+ Giáo viên kể chuyện đến đâu thì treo tranh minh họa đến đó để tăng sự tị mị,
thích thú của các em.
+ Giáo viên có thể treo tranh để học sinh tự nói nội dung của đoạn truyện tiếp
theo nhằm phát huy sự tư duy của các em.
Bước 3: Củng cố nội dung
+ Giáo viên đặt một vài câu hỏi để kiểm tra khả năng tiếp nhận nội dung câu
chuyện của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy kể chuyện Chàng c Phê và cây đàn lia giáo viên có thể hỏi:
+ Tiếng đàn của Chàng Oóc Phê được diễn tả hay như thế nào ?
+ Vì sao Chàng c Phê lại cảm hóa được lão lái đị và Diêm Vương
+ Vì sao lão lái đị lại khơng cho c Phê quay trở lại chết cùng vợ…
Bước 4: Học sinh tập kể chuyện
+ Giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập kể chuyện theo nhóm.
+ Giáo viên mời học sinh lên kể tóm tắt câu chuyện ( nên để cho học sinh kể
chuyện theo từng đoạn ngắn)
+ Giáo viên cho học sinh nghe nhạc minh họa.
Bước 5: Giáo dục thái độ
Mỗi câu chuyện đều ẩn chứa những nội dung giáo dục sâu sắc về khả năng kì diệu
của Âm nhạc.
+ Giáo viên khái quát lại nội dung câu chuyện
+ Nêu vai trò của Âm nhạc trong câu chuyện

+ Liên hệ thực tế để học sinh thấy được tác dụng của Âm nhạc trong đời sống từ
đó u thích và ham học bộ mơn Âm nhạc.
Bước 6: Nghe nhạc
+ Cho học sinh nghe trích đoạn nhạc để minh họa

13


+ Giáo viên có thể dùng đàn phím điện tử đánh một bản nhạc có liên quan đến
nội dung câu chuyện cho học sinh kiểm nghiệm lại những gì mà câu chuyện đã thể
hiện.
3.6. Biện pháp phát triển và khả năng nghe nhạc
Nhằm phát triển khả năng tư duy Âm nhạc, những kĩ năng Âm nhạc và đây
cũng là nội dung quan trọng giúp học sinh thẩm định lại những gì mà các em đã
học được từ mơn Âm nhạc.
Quy trình dạy nghe nhạc có thể được tiến hành gồm 4 bước:
Bước 1: Giới thiệu bài hát, bản nhạc
Bước 2: Nghe lần thứ nhất
Bước 3: Trao đổi về bài hát, bản nhạc
Bước 4: Nghe lần thứ hai
Cụ thể:
Bước 1: Giớ thiệu bài hát, bản nhạc
Giới thiệu khái quát cho học sinh vè tên bài hát, bản nhạc, tác giả
Bước 2: Nghe lần thứ nhất
+ Giáo viên có thể tự trình bày hoặc mở băng, đĩa nhạc cho học sinh nghe.
+ Khuyến khích các em khi nghe nhạc kết hợp với các hoạt động.
Bước 3: Trao đổi về bài hát, bản nhạc
+ Giáo viên cho học sinh trao đổi hoặc đặt câu hỏi về bài hát, bản nhạc ( câu hỏi
ngắn gọn, dễ hiểu, khơng mang tính kỹ thuật).
Ví dụ: Cảm nhận của em: bài hát, bản nhạc vui hay buồn? tha thiết hay nhanh,

chậm…
- Giọng hát trong băng là giọng nam hay nữ?
- Hình thức trình bày ( đơn ca hay tốp ca…)?
- Đó là âm thanh của loại nhạc cụ nào?...
+ Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận.
Bước 4: Nghe lần thứ hai
+ Giáo viên mở băng đĩa hoặc tự biểu diễn tác phẩm vùa giới thiệu; học sinh
nghe lại để cảm nhận sâu sắc hơn
+ Giáo viên khuyến khích các em khi nghe nên kết hợp với các hoạt động ( gõ
đệm, vận động hoặc chơi trị chơi…)
* Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi trình tự các bước 1-2 để phù hợp
với thực tế giảng dạy.
3.7. Biện pháp ghi chép nhạc
Không là một phân môn riêng nhưng việc ghi chép lại các bài nhạc đó được hỗ
trợ rất nhiều cho các em trong việc học hát và học tốt phân môn Tập đọc nhạc, giúp
các em nắm chắc vị trí các nốt trên khng cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã
học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó cịn phụ thuộc
vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn.
14


Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên,
đơn giản khơng có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc
kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó địi hỏi
phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khng nhạc, quan trọng hơn nữa
là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào,
cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào.
Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các
kiến thức đó bổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu
của tác giả.

VD: Cách sử dụng dấu luyến, dấu tăng trường độ, dấu quay lại, dấu hồi đoạn,
dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu...
Việc ghi chép nhạc là cơng việc địi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một
cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay
tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp, giáo viên chỉ hướng dẫn các em
cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn
việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện về nhà
3.8. Biện pháp giới thiệu nhạc cụ.
Quy trình dạy giới thiệu nhạc cụ gồm 3 bước
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ
Bước 2: Nghe âm sắc
Bước 3: Củng cố
Cụ thể:
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ
+ Giáo viên sử dụng nhạc cụ thật hoặc tranh, ảnh để giới thiệu tên, hình dáng,
đặc điểm của từng nhạc cụ.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên nhạc cụ, nếu là nhạc cụ nước ngồi.
Ví dụ: Sáo Phơ-Lt (Flute); kèn Cờ-la-ri-nét (Clarinette); kèn Tờ-rom-pét
(Trompette); kèn Sắc-xô-phôn (Saxophone)…
+ Giới thiệu về tư thế biểu diễn của nhạc cụ.
Bước 2: Nghe âm sắc
+ Giáo viên giới thiệu âm sắc của từng nhạc cụ để giúp học sinh nhận ra sự khác
nhau trong từng âm sắc của từng nhạc cụ.
+ Giáo viên dùng nhạc cụ thật hoặc minh họa âm sắc thật trên băng, đĩa tiếng đã
được Bộ Giáo dục phát hành để diễn tả âm sắc của nhạc cụ được giới thiệu cũng có
thể dùng đàn phím điện tử để mô phỏng âm sắc của từng nhạc cụ.
Bước 3: Củng cố
Củng cố giúp học sinh nắm vững về hình dáng, âm sắc của từng nhạc cụ, bước
này nên kết hợp với trò chơi.
+ Yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh, ảnh hoặc nhạc cụ thật.


15


4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một thời gian thực hiện “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Âm
nhạc ở Trường Tiểu học” tôi đã thu được những kết quả sau:

Khảo sát Tháng 4/ 2017
Hồn
Khối
1

92

thành tốt
61

2
3
4
5

92
102
53
86
425


58
75
37
64
295

Tổng số

Sĩ số

Hồn

Chưa

%
66,3

thành
31

%
33,7

HT
0

63,0
73,5
69,8
74,4

69,4

34
27
16
22
130

37,0
26,5
30,2
25,6
30,6

0
0
0
0
0

%

Qua q trình giảng dạy và khảo sát cuối năm học, tôi nhận thấy kết quả HK II
đạt được như trên là rất khả quan. So với HK I thì HK II số học sinh hồn thành tốt
mơn Âm nhạc tăng 23,5 %. Hồn thành giảm 20,5 %. Khơng cịn tình trạng học
sinh chưa hồn thành. Các đồng nghiệp trong trường tán thành với nội dung đề tài
tôi đưa ra, bản thân tôi tránh được những thắc mắc lúng túng khi giảng dạy âm
nhạc. Kết quả tiết dạy được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh u thích phân mơn
âm nhạc, các em đã biết hát kết hợp gõ đệm, phân biệt được các cách gõ đệm khác
nhau như: Gõ theo tiết tấu lời ca, theo nhịp, theo phách trong cùng một bài hát và

diễn đạt tốt những giai điệu, tình cảm bài hát một cách thuyết phục. Các giờ học
trên lớp của các em đã thực sự thoải mái, tiếp thu bài một cách dễ dàng và nhẹ
nhàng hơn, dễ hiểu hơn. Niềm thích thú học giờ âm nhạc được thể hiện ngay trên
nét mặt của từng học trị, các em đã có thể tự tin hát và biểu diễn trước các bạn. Vì
vậy qua đây tơi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các anh, chị, bạn
bè đồng nghiệp để đưa ra được những phương pháp tối ưu nhất, giúp học sinh có
hứng thú và ham mê học Âm nhạc. Từ đó giáo dục óc thẫm mỹ cho các em, giúp
các em hiểu được cái hay, cái đẹp của tình yêu quê hương, đất nước và con người.
Để từ đó hướng tới những điều tốt lành trong cuộc sống là điều mà chúng ta luôn
quan tâm.
*Bài học kinh nghiệm:

16


Được sự giúp đỡ của BGH nhà trường, tổ chuyên mơn cùng với nỗ lực của bản
thân. Trong q trình thực hiện “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn
Âm nhạc ở Trường Tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
-Trước hết, người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ. Rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế khi ca
hát, cách cầm nhạc cụ gõ.
- Phải hiểu rõ trình độ và năng khiếu, hồn cảnh và sở thích của từng em cũng
như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích
lệ kịp thời.
- Giáo viên phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa
học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau.
Phối hợp hoạt động của Âm nhạc với các hoạt động ngồi giờ lên lớp để làm
phong phú hình thức, nội dung học tập, đồng thời phát hiện khả năng âm nhạc của
từng học sinh.
III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Qua q trình giảng dạy, bằng những vốn kinh nghiệm tích luỹ, học tập của thầy
cô giáo, đồng nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong 16 năm công
tác, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Để dạy tốt mơn Âm nhạc giáo viên cần có
lịng u nghề, mến trẻ có ý thức trách nhiệm, phải đầu tư phương pháp giảng dạy
một cách tích cực nhất, nghiên cứu hệ thống chương trình tồn cấp Tiểu học, giáo
viên Tiểu học phải hướng các em tới con đường tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ
đó tạo lịng u thích say mê Âm nhạc. Học sinh hát đúng giai điệu cảm nhận tốt sẽ
u thích mơn học. Qua đó nắm bắt được những kiến thức về tự nhiên, xã hội, bồi
dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
2. Kiến nghị, đề xuất:
2.1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo Thành phố
- Đề nghị cho giáo viên dạy môn Âm nhạc được giao lưu trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm từ các trường bạn.
- Cấp thêm một số đồ dùng dạy học cho bộ môn như: Tranh, ảnh, băng đĩa nhạc.
2.2. Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện về kinh phí và đầu tư nhiều hơn nữa về mơn Âm nhạc để các em
có nhiều cơ hội giao lưu và biểu diễn.
Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Âm nhạc ở Trường
Tiểu học ” tôi đã rút ra được từ thực tế giảng dạy hàng ngày tuy nhiên đây mới chỉ
là cách nhìn chủ quan của bản thân đối với học sinh Trường Tiểu học. Chắc chắn
17


vẫn cịn nhiều thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của Hội đồng khoa học để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hồn thiện
góp phần nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc ở Trường Tiểu học ngày càng đạt
kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hố, ngày 10 tháng 4 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Thanh Huê

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Phương pháp dạy học âm nhạc – Hoàng Long – Hoàng Lân, NXB Đại học
Sư phạm.

18


3. Đọc - ghi nhạc, Phạm Thanh Vân – Nguyễn Hồnh Thơng, NXB Đại học Sư
phạm
4. SGK Âm nhạc lớp 4, 5 NXB Giáo dục
5. SGV Âm nhạc lớp 4, 5 NXB Giáo dục
6. Tập bài hát lớp 1, 2, 3 NXB Giáo dục
7. SGV nghệ thuật lớp 1, 2, 3 NXB Giáo dục
8. Dự thảo phương pháp dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học – NXB Giáo dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh Huê

Chức vụ và đơn vị công tác: GV Âm nhạc - Trường Tiểu học Quảng Thịnh

19


Kết quả

Cấp đánh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO THANH
đánh giáHOÁNăm học

TT

1.
2.

giá xếp loại
PHÒNG
TẠO đánh giá xếp
Tên đề tài
SKKN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
xếp loại
(Phịng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Mợt sớ biện pháp giúp học
Phòng XL

A
sinh học tốt môn âm nhạc ở
2012 - 2013
Sở XL
C
trường Tiểu học
Một số phương pháp tổ chức
các trò chơi dân gian cho HS

Phòng XL
B
SÁNG
khối 5 trong tiết hoạt
động KIẾN KINH NGHIỆM

2015 -2106

ngoại khóa

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC”

Người thực hiện: Trần Thị Thanh Huê
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Thịnh
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Âm nhạc

20

THANH HỐ NĂM 2017



MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1
2
3
4
5

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, đối tượng, phương pháp nghiên cứu đề tài.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Cơ sở lí luận

1
1
1-2
2
2
21


8

2. Thực trạng
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Nội dung chương trình


3
4
4

9

3.2. Biện pháp giup HS học tốt môn Âm nhạc

5

10
11
12
13
14
15
16
17

3.3. Biện pháp luyện tập, củng cố bài cũ
3.4. Biện pháp dạy Tập đọc nhạc
3.5. Biện pháp Kể chuyện Âm nhạc
3.6. Biện pháp phát triển khả năng nghe nhạc
3.7. Biện pháp ghi chép nhạc
3.8. Biện pháp giới thiệu nhạc cụ
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

9
11

13
14
14
15
16
17

18
19

1. Kết luận
2 Đề xuất, kiến nghị

17
17

6
7

22



×