Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn đầu sử dụng của lợn đực giống landrace yourshire duroc nuôi tại trung tâm giống vật nuôi tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN CHIẾN

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG GIAI ĐOẠN HẬU BỊ
VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH GIAI ĐOẠN ĐẦU
SỬ DỤNG CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG LANDRACE,
YORKSHIRE, DUROC NI TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG VẬT NI TỈNH HỊA BÌNH
Chun ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 8 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Tường

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của Lãnh đạo nhà trường, phòng Đào tạo và khoa Chăn nuôi - Thú y; sự hướng dẫn,
chỉ bảo của các thầy cô và sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, người thân và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Tường, người đã
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như
trong q trình hồn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Chăn ni - Thú y đã tận
tình dạy dỗ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tâp tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật của
Trung tâm Giống vật ni tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q
trình nghiên cứu tại cơ sở.
Tơi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành bản
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày….tháng ...... năm 2019
Học viên

Phạm Văn Chiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ......................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực ................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong, ngồi nước .................................................. 13
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 13
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 17
1.3. Đặc điểm các giống lợn được sử dụng trong nghiên cứu ........................ 20
1.3.1. Lợn Yorkshire ....................................................................................... 20
1.3.2. Lợn Landrace ........................................................................................ 20
1.3.3. Lợn Duroc ............................................................................................. 21
1.3.4. Lợn CP40 .............................................................................................. 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 25
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 25
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.3. Điều kiện nghiên cứu ............................................................................... 25
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4.1. Đánh giá kết quả nuôi lợn đực giống Landrace, Yorkshire và
Duroc ở giai đoạn hậu bị và giai đoạn kiểm tra .............................................. 26
2.4.2. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire và Duroc sau khi kết thúc nuôi kiểm tra ........................................ 26
2.4.3. Đánh giá kết quả phối giống của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire và Duroc ......................................................................................... 26
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.5.1. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................... 26
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 33
3.1. Kết quả nuôi lợn đực Landrace, Yorkshire và Duroc trong giai
đoạn hậu bị ...................................................................................................... 33
3.1.1. Kết quả theo dõi sinh trưởng của lợn đực ở giai đoạn hậu bị ............... 33
3.1.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn đực hậu bị ....................................... 43
3.1.3. Độ dày mỡ lưng của lợn hậu bị ở thời điểm kết thúc ........................... 45
3.1.4. Kết quả kiểm tra phẩm chất tinh dịch trong 5 lần khai thác đầu tiên ... 47
3.1.5. Kết quả chọn lọc lợn đực hậu bị đủ tiêu chuẩn đưa vào sử dụng ......... 52
3.2. Kết quả kiểm tra, đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống

Landrace, Yorkshire, Duroc ở giai đoạn đầu khai thác .................................. 53
3.3. Kết quả phối giống bằng tinh dịch lợn đực giống ngoại Landrace,
Yorkshire, Duroc ở tháng khác nhau sau khi đưa vào khai thác .................... 60
3.3.1. Tỷ lệ thụ thai của lợn nái khi phối giống bằng tinh dịch lợn đực
khai thác ở các tháng khác nhau...................................................................... 60
3.3.2. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở đàn con của lợn đực giống
Yorkshire, Landrace, Duroc ở các tháng khác nhau sau khi đưa vào sử dụng ... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CS

:


Cộng sự

D

:

Ducroc

ĐB

:

Đại Bạch

KL

:

Khối lượng

KT

:

Kiểm tra

L

:


Landrace

SS

:

Sơ sinh

TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn

TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Y

:

Yorkshire

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Khối lượng của lợn đực hậu bị Landrace, Yorkshire và
Duroc ở các thời điểm khảo sát (kg)......................................... 34

Bảng 3.2.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn đực hậu bị Landrace,
Yorkshire và Duroc (g/con/ngày) ............................................. 36

Bảng 3.3.

Sinh trưởng tương đối của lợn đực hậu bị Landrace,
Yorkshire và Duroc (%)............................................................ 41

Bảng 3.4.

Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng của lợn đực hậu bị
trong thời gian kiểm tra (kg) ..................................................... 43

Bảng 3.5.

Độ dày mỡ lưng của lợn đực Landrace, Yorkshire và
Duroc khi kết thúc giai đoạn hậu bị (mm) ................................ 46

Bảng 3.6.


Phẩm chất tinh dịch của lợn đực kiểm tra trong 5 lần khai
thác đầu tiên .............................................................................. 48

Bảng 3.7.

Kết quả chọn lọc đực hậu bị đủ tiêu chuẩn đưa vào sử dụng ........ 52

Bảng 3.8.

Lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh của lợn đực
Landrace, Yorkshire và Duroc (ml) .......................................... 53

Bảng 3.9.

Hoạt lực tinh trùng của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire, Duroc (%) ............................................................... 54

Bảng 3.10.

Mật độ tinh trùng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire,
Duroc (triệu/ml) ........................................................................ 55

Bảng 3.11.

Sức kháng của tinh trùng trong tinh dịch của lợn đực
giống Landrace, Yorkshire, Duroc (lần) ................................... 56

Bảng 3.12.


Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần phóng tinh (VAC) của
lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc (tỷ) ....................... 57

Bảng 3.13.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch của lợn đực giống
Landrace, Yorkshire, Duroc (%) .............................................. 58

Bảng 3.14.

pH tinh dịch của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc ....... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Bảng 3.15.

Tỷ lệ thụ thai của lợn nái Landrace khi phối giống bằng
tinh dịch lợn đực giống khai thác ở các tháng khác nhau ........ 60

Bảng 3.16.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ở đàn con của lợn đực
Landrace ở tháng khác nhau ..................................................... 62

Bảng 3.17.


Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu một số chỉ tiêu ở đàn con
của lợn đực Yorkshire ở tháng khác nhau ................................ 62

Bảng 3.18.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu một số chỉ tiêu ở đàn con
của lợn đực Duroc ở tháng khác nhau ...................................... 62

Bảng 3.19.

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu một số chỉ tiêu ở đàn con
của lợn đực Landrace, Yorkshire và Duroc ở trung bình
ba tháng ..................................................................................... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn đực Landrace,
Yorkshire và Duroc từ 4 tuần tuổi - 32 tuần tuổi...................... 36

Hình 3.2.


Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire và Duroc từ 4 tuần tuổi - 32 tuần tuổi .............................39

Hình 3.3.

Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire và Duroc từ 4 tuần tuổi - 32 tuần tuổi .............................42

Hình 3.4.

Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn đực
hậu bị Landrace, Yorkshire và Duroc từ 4 tuần tuổi đến
32 tuần tuổi ............................................................................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành nông nghiệp là một ngành quan trọng trong tất cả các ngành
trên thế giới, vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Ở nước
ta, nông nghiệp lại càng quan trọng hơn khi trên 80% dân số cả nước làm
nghề nông và chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong cơ cấu
nơng nghiệp của nước ta, trong đó chăn ni lợn chiếm một vị trí quan trọng
trong việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, phân bón cho ngành
trồng trọt và cho xuất khẩu.
Chính vì vậy, mà người chăn ni luôn quan tâm là làm thế nào để đàn

lợn thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc cao nhất. Hiện nay, bên
cạnh các phương pháp như nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc, kết hợp chăm
sóc ni dưỡng và hiện đại hóa chuồng trại… thì việc tạo ra những tổ hợp lai
trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm của mỗi giống, mỗi dòng và đặc biệt
việc sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn là rất cần thiết.
Những tổ hợp lai nhiều dòng giống khác nhau đều làm tăng số con sơ
sinh/ổ, nâng cao tốc độ sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn/1kg khối lượng,
nâng cao năng suất và chất lượng thịt nạc, thời gian ni ngắn… Vì vậy việc
sử dụng tổ hợp lai để sản xuất lợn thịt thương phẩm đã được áp dụng rộng rãi.
Ở nước ta, ngoài những giống lợn địa phương cịn có các giống lợn ngoại
có năng suất thịt cao đã được nhập về và sử dụng rộng rãi như Landrace, Duroc,
Yorkshire, Pietrain… Các giống lợn này đã được lai tạo với nhau nhằm tạo ra
các tổ hợp lai thương phẩm có ưu thế lai cao đáp ứng được mục đích nâng cao
năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Do đó, việc theo dõi, đánh giá chất lượng tinh dịch của lợn đực giống là
một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi lợn
hướng nạc thương phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đạt được trên thì
chúng ta cần phải có các quy trình kỹ thuật về chăm sóc, ni dưỡng và khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




2
thác lợn đực giống một cách hợp lí, khoa học nhằm đạt được năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hồ Bình có nhiệm vụ sản xuất lợn đực
giống và tinh dịch cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn. Việc
đánh giá chất lượng đàn lợn đực giống được sản xuất ra tại Trung tâm này về sinh

trưởng và khả năng sản xuất là cần thiết. Với mục đích đó, chúng tơi tiến hành đề
tài: “Đánh giá sinh trưởng giai đoạn hậu bị và chất lượng tinh dịch giai đoạn
đầu sử dụng của lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc nuôi tại Trung tâm
Giống vật nuôi tỉnh Hịa Bình”.
2. Mục đích của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được chất lượng lợn đực hậu bị các giống Landrace, Yorkshire
và Duroc nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Hồ Bình.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đưa ra được những khuyến cáo
thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đực giống được đưa vào phục
vụ sản xuất lợn con giống.
2.2. Mục tiêu của cụ thể
Đánh giá được năng suất sinh trưởng của lợn đực Landrace, Yorkshire
và Duroc nuôi tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Hồ Bình.
Đánh giá được số lượng và chất lượng tinh dịch và kết quả phối giống
của đực giống ở giai đoạn đầu sử dụng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp tư liệu về sinh trưởng, khả năng sản xuất tinh dịch và phối
giống của lợn đực Landrace, Yorkshire và Duroc nuôi tại Trung tâm Giống
vật ni tỉnh Hịa Bình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá đúng thực trạng của đàn lợn đực
giống Landrace, Yorkshire và Duroc ni tại Trung tâm để xác định biện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

pháp kỹ thuật thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện
chăn nuôi tại địa phương.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ, là sự tăng lên về
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con
vật trên cơ sở bản chất di truyền của đời trước qui định.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Khi đánh giá sinh trưởng, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu:
+ Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước của con vật tại các
thời điểm khảo sát.
+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước cơ thể tăng lên trong
một đơn vị thời gian.
+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước
tăng thêm so với trung bình của giai đoạn khảo sát.
- Các quy luật sinh trưởng
Q trình sinh trưởng của vật ni tn theo những quy luật nhất định.
+ Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Vật nuôi sinh trưởng nhanh nhất vào thời kỳ sơ sinh, sau đó giảm dần
và chấm dứt ở tuổi trưởng thành. Sinh trưởng theo giai đoạn không chỉ là đặc
trưng của tồn bộ cơ thể mà cịn là của từng bộ phận và từng hệ cơ quan.
(Trần Đình Miên và cs, 1985).
Sinh trưởng chia làm 2 giai đoạn chính: Bào thai (trong cơ thể mẹ) và
ngoài bào thai. Theo Trần Đình Miên và cs (1997), sự tăng trưởng ở giai đoạn
bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của cơ thể mẹ, cịn giai đoạn ngồi bào thai
chịu ảnh hưởng của tính di truyền đời trước nhiều hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4
Tính chất giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nguyễn Ân và cs (1994) cho rằng: Thời gian của từng giai đoạn, số lượng giai
đoạn, sự đột biến sinh trưởng ở từng giai đoạn của từng cá thể trong phạm vi
giống đều khác nhau.
Giai đoạn bào thai: Được tính từ lúc hợp tử hình thành đến khi con vật
non được sinh ra. Trong giai đoạn này, cả 2 quá trình sinh trưởng và phát dục
đều rất mạnh mẽ. Bào thai được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thơng qua hệ
thống mạch máu nhau thai. Q trình sinh trưởng và phát dục của thai trải qua
3 thời kỳ: Phôi; tiền thai và thai nhi. Giai đoạn bào thai có vị trí quan trọng,
vì ở giai đoạn này hình thành tất cả các cơ quan, bộ phận, hệ thống, xác
định cơ chế thích ứng của cơ thể với các điều kiện ở giai đoạn sau.
Giai đoạn ngoài bào thai: Được tính từ khi con vật sinh ra đến khi già
cỗi. Giai đoạn này gồm các thời kỳ: Bú sữa, sau cai sữa, trưởng thành và già
cỗi. Ở mỗi thời kỳ, quá trình sinh trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu dinh
dưỡng cũng khác nhau. Thời gian sinh trưởng dài ngắn tùy thuộc loài, giống
gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt
động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể.
Thời kỳ bú sữa: Sinh trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt.
Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non hoàn toàn phụ thuộc vào khả
năng cho sữa của mẹ. Ở thời kỳ này, gia súc có mức tăng khối lượng cao nhất,
nếu ni dưỡng tốt có thể đạt 1.000 g/ngày đêm.
Thời kỳ sau cai sữa: Sinh trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua kiểu
hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.
Tính giai đoạn trong sự phát triển khơng chỉ biểu hiện ở tăng sinh khối
mà còn biểu hiện ở sự hoàn chỉnh dần các chức năng. Thời kỳ này nhất thiết

nối tiếp thời kỳ kia, không đi ngược lại.
+ Quy luật sinh trưởng khơng đồng đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
Sinh trưởng - phát dục của toàn bộ cơ thể gia súc hay ở từng cơ quan,
bộ phận có sự thay đổi theo tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất
nhanh và chậm dần ở các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận
trong cơ thể cũng phát triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau.
Ngoài ra, sự phát triển khơng đồng đều cịn thể hiện ở sự trao đổi chất và
q trình tích lũy vật chất khơng giống nhau ở các giai đoạn. Trước khi sinh,
mô xương phát triển mạnh nhất. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm
dần nhưng mô cơ và mô mỡ tăng. Ở cơ thể non, cường độ tích lũy protein
mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm và tích luỹ mỡ tăng.
Tính khơng đồng đều cịn thể hiện ở sự phát triển của bộ xương qua các
lứa tuổi. Trước khi sinh, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục, sau khi
sinh, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Khi còn non, gia súc phát
triển nhanh về chiều dài, tiếp theo là chiều sâu và cuối cùng là chiều rộng.
Các cơ quan, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển khơng đều phụ thuộc
vào vị trí, chức năng và vai trò của chúng.
+ Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ
Q trình sinh trưởng mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ thể hiện trong sự
tăng sinh của tế bào có lúc mạnh, có lúc yếu, sau đó lặp lại. Sự lặp lại đó một
cách nhịp nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và các chu kỳ nối tiếp
nhau (Nguyễn Ân và cs, 1994).
Tính chu kỳ còn thể hiện trong hoạt động sinh lý của cơ thể.Tính chu
kỳ trong hoạt động của hệ thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn

khi ức chế. Sự hưng phấn và ức chế đó cũng liên quan đến q trình đồng hố
và dị hố của cơ thể. Hoạt động sinh dục ở gia súc cái mang tính chu kỳ.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Sinh trưởng của vật ni là tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình (P)
của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng bao gồm giá trị kiểu gen (G) và sai
lệch mơi trường (E).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
P=G+E
Trong đó

P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value).
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value).
E: Sai lệch môi trường (Enviromental deviation).

+ Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
Trong chăn nuôi lợn, yếu tố dòng, giống ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất sinh trưởng và sinh sản. Các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng
khác nhau. Tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc được thể hiện qua
hệ số di truyền.
Theo Hazen (1993), ở lợn bú sữa h2 = 0,15, sau cai sữa h2 cao hơn.
Triebler (1982) cho rằng : Hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh và sinh trưởng
trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05 - 0,021, thấp hơn so với ở thời kỳ sau
cai sữa, vỗ béo. Hệ số di truyền về tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn, đều
phụ thuộc vào giống, quần thể. Theo Busse và cs (1986), hệ số di truyền về
sinh trưởng ở giai đoạn 20 - 100 kg là 0,50, biến động 0,30 - 0,65. Sinh trưởng

tuyệt đối (g/ngày) có h2 = 0,15 (0,10 - 0,20). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng từ 30 - 100 kg có h2 = 0,47. Driox (1994) cho biết: Hệ số di truyền của
một số tính trạng năng suất sinh trưởng như sau: Tăng khối lượng (g/ngày) có
h2 = 0,3 - 0,4 ; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có h2 = 0,25 - 0,35.
+ Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối thúc đẩy quá trình sinh trưởng và ngược
lại. Vật nuôi sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức
ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, thời gian ni được rút ngắn. Trong chăn ni
lợn, chi phí thức ăn chiếm 70 - 80 % giá thành sản phẩm, do đó tiêu tốn thức
ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Giữa tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch, do đó khi
nâng cao mức tăng khối lượng sẽ giảm chi phí thức ăn.
+ Ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, quản lý và thời tiết, khí hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
Điều kiện chuồng trại, chăm sóc, quản lý ảnh hưởng không nhỏ tới sinh
trưởng của lợn ở bất kỳ giai đoạn nào.
Thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lợn. Theo
Trần Cừ và cs (1975), nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn nái mới đẻ là 30 320C, lợn có khối lượng 30 kg là 260C, lợn có khối lượng 50 kg là 190C, lợn
có khối lượng > 50 kg là < 190C.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn đực
Hoạt động sinh dục là q trình sinh lí quan trọng và cơ bản của gia súc
trong việc duy trì nịi giống. Nghiên cứu đặc điểm sinh lí sinh dục giúp chúng
ta đưa ra các biện pháp kĩ thuật ni dưỡng, chăm sóc và sử dụng hợp lý,
nâng cao sức sản xuất của lợn đực giống.

1.1.2.1. Đặc điểm của tinh dịch lợn
- Tinh dịch: Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực, gồm 2
phần: Tinh trùng và tinh thanh
+ Tinh trùng: Thành phần quan trọng nhất trong tinh dịch là tinh trùng
(Signret, 1971). Khi lợn đực đến tuổi thành tuổi thành thục về tính, dịch hồn
bắt đầu sản sinh ra tinh trùng. Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kì
phân chia giảm nhiễm, đã thành thục và có khả năng gây thụ thai”.
Dưới kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 2.000 - 3.000 lần có thể
quan sát thấy tinh trùng có dạng nịng nọc, chiều dài đầu gần gấp đôi chiều
rộng, chiều dày không đáng kể, do đó đầu có dạng một tấm bầu rộng. Bên
ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bán thấm Lipoprotein dày 80 - 120 Ao
Tinh trùng được chia làm 3 phần: Đầu, cổ - thân và phần đuôi.
Đầu tinh trùng gồm 2 phần: Nhân và Acrsome. Nhân tinh trùng chiếm
hầu hết phần đầu (76,7 - 80,3%) chứa các yếu tố di truyền. Bản chất hoá học
của nhân là Nucleoprotit. Nucleoprotit gồm 2 thành phần cơ bản là Histin và
Nucleic được nối với nhau bởi cầu nối NH2-P. Mạch này dễ bị đứt bởi các tác
động ngoại cảnh như cơ giớí, nhiệt độ, hố chất,... Acrosome chứa Enzim thuỷ
phân, đặc biệt Hyaluronidaza có tác dụng làm tan rã màng phóng xạ của tế bào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
trứng để tinh trùng dễ dàng tiếp cận với noãn hồng trong q trình thụ tinh.
Phần cổ - thân tinh trùng chứa hầu hết nguyên sinh chất và các bào
quan quan trọng của tế bào sinh dục đực.
Phần cổ - thân chủ yếu cấu tạo bởi:
Hạt trung tâm: Có 2 hạt nằm trong hố tinh dưới đáy đầu tinh trùng, là
nơi xuất phát của 2 sợi trục trung tâm đi về phía đi.

Hạt bên: Gồm 9 cặp hạt bên bao quanh hai hạt trung tâm, 9 hạt bên gần
trung tâm gọi là 9 hạt bên gần và 9 hạt bên cịn lại ở vịng ngồi là 9 hạt bên
xa. Các hạt bên là nơi xuất phát của các sợi bên đi về phía đi theo những
vịng xoắn lị xo đồng tâm quấn quanh hai sợi trung tâm.
Ở nhân cổ - thân có chứa các ti thể (Mitocondrias) có hình bầu dục, từ
vỏ có các vách ngăn đi vào trong tạo ra những túi nhỏ trong ti thể. Trong các
túi nhỏ đó có chứa nhiều men giúp cho tinh trùng trong q trình
oxyphotphoryl hố. Một số các men cịn bám ở ngoài ti thể.
Trong nguyên sinh chất của phần cổ - thân có chứa một lượng lipoit
đáng kể. Lipoit đó là Plasmalogen. Plasmalogen là một photpholipit chứa một
phân tử của axit béo, 1 andehyd của axit béo và 1 glyxerin photphoryl choline, có tác dụng tạo ra các chất xúc tác cung cấp năng lượng cho q trình
hơ hấp bên trong tinh trùng.
Ở phần cổ - thân có chứa một lượng lớn ATP: 85% lượng ATP của tinh
trùng được dự trữ tại đây. ATP có tác dụng cung cấp năng lượng cho tinh
trùng hoạt động.
Phần đuôi chiếm 2/3 đến 3/4 chiều dài của tinh trùng. Đuôi được chia
làm 3 phần: Đuôi trung đoạn, đi chính và đi phụ. Bao quanh đi là
màng chung của tinh trùng, màng bám thấm lipoprotein. Phần protit khá bền
vững, gần giống như keratin và có chứa 1% lưu huỳnh.
Đi chính có màng lipoprotein, đi phụ có chùm tơ đuôi không bị
màng bao phủ được tự do hoạt động như mái chèo giúp tinh trùng vận động.
Đuôi tinh trùng có kết cấu vững chắc bởi các sợi fibrin, ở giữa là hai
sợi trục và quấn quanh là những sợi bên quấn theo kiểu lò xo thành hai lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




9
trong, ngồi theo những vịng xoắn đồng tâm đi từ đầu đến cuối đi sau đó

các vịng xoắn duỗi ra tạo thành “chùm tơ đi”.
Từ sợi trung tâm có các sợi tơ rất nhỏ liên hệ với các sợi bên tạo thành
mối liên hệ “nan hoa” và từ các vòng trịn đồng tâm cũng có những sợi tơ rất
nhỏ liên hệ với nhau tạo thành mối liên hệ “bắt tay”. Đuôi tinh trùng giúp tinh
trùng vận động. Năng lượng vận động được cung cấp tại chỗ từ việc cắt mạch
nối cao năng của ATP ở phần đuôi và phần thân của tinh trùng.
+ Tinh thanh
Tinh thanh chiếm từ 95 - 97% tinh dịch lợn đực. Tinh thanh được hình
thành khi con đực đạt được hưng phấn cao độ và có phản xạ xuất tinh. Tinh
thanh được tiết ra từ các tuyến sinh dục phụ và kết hợp với tinh trùng tạo
thành tinh dịch. Theo Reichart (2001), tuyến phụ dịch hoàn tiết ra 2 - 5%;
tuyến tinh nang 10 - 20% và tuyến Cowper tiết 10 - 25%; tuyến tiền liệt và
đường niệu đạo tiết 55 - 57% lượng tinh thanh.
Trong quá trình giao phối tự nhiên giữa lợn đực và lợn cái, tinh thanh có
tác dụng rửa đường niệu đạo - sinh dục. Đồng thời, tinh thanh là môi trường
nuôi sống tinh trùng ngồi cơ thể và có khả năng hoạt hoá, thúc đẩy tinh trùng
tiến lên đường sinh dục cái. Tinh thanh chiếm tỷ lệ lớn trong tinh dịch và chỉ là
môi trường để tinh trùng hoạt động và sống, Do vậy, lượng tinh thanh là chỉ
tiêu chỉ có ý nghĩa trong pha loãng và quyết định chất lượng tinh dịch.
Thành phần chủ yếu của tinh thanh là nước (80 - 93%). Phần cịn lại là
vật chất khơ, trong đó chủ yếu là Protit và chỉ có một lượng rất nhỏ đường,
mỡ, chất khống, men và vitamin. Ngồi ra, trong tinh thanh cịn có các axit
Citric, Choline, đường Fructoza, Innositol, axit Ascobic.
1.1.2.2. Hoạt động sinh dục ở đực giống
- Thành thục về sinh dục (thành thục về tính)
Sự thành thục về sinh dục của lợn đực được xác định khi tinh hồn có
khả năng sản xuất tinh trùng thành thục có khả năng gây thụ thai. Sự sinh tinh
(Spermatogenesis) ở lợn đực bắt đầu rất sớm, trước 3 tháng tuổi ở các giống
lợn nội như Ỉ, Móng Cái,… Lợn đực 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành thục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





10
có hoạt lực đạt 0,6 - 0,7. Đến 50 - 55 ngày tuổi, lợn đực đã có khả năng giao
phối và gây thụ thai. Ở lợn đực lai có pha máu ngoại, sự xuất hiện tinh trùng có
khả năng gây thụ thai thường chậm hơn (Lê Xuân Cương, 1986). Sự thành thục
sinh dục chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh và hormone, đồng thời cũng
chịu ảnh hưởng của kiểu di truyền và mơi trường. Do đó, ở các giống lợn khác
nhau, mơi trường khác nhau thì độ tuổi và khối lượng cơ thể khi thành thục
sinh dục cũng khác nhau (Trần Cừ, 1975; Lê Xuân Cương, 1986).
- Các phản xạ sinh dục ở đực giống
Sau khi thành thục về tính, ở con đực xuất hiện các phản xạ sinh dục.
Đó là các phản xạ khơng điều kiện, gồm một chuỗi các phản xạ phức tạp, liên
hoàn, xuất hiện kế tiếp nhau theo trình tự: Ham muốn, cương cứng dương vật,
nhảy, giao phối và phóng tinh.
- Thụ tinh
Q trình thụ tinh xảy ra khi tinh trùng gặp trứng. Như vậy q trình
thụ tinh và sinh sản khơng chỉ liên quan đến con đực mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào con cái.
1.1.2.3. Khả năng sinh sản của đực giống và các yếu tố ảnh hưởng
- Khả năng sinh sản của đực giống
Khả năng sinh sản của đực giống không chỉ được đánh giá qua phẩm
chất tinh dịch, khả năng phối giống mà còn được đánh giá qua tỷ lệ thụ thai
và đàn con sinh ra. Khả năng sinh sản của lợn đực giống được đánh giá qua
những con cái được phối với nó, chủ yếu qua 2 chỉ tiêu chính: Tỷ lệ thụ thai
và kết quả sinh sản ở lợn nái được phối giống.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của lợn đực
Lợn đực giống phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng sử dụng

thức ăn tốt và có độ dày mỡ lưng mỏng. Lợn phải có thân hình khoẻ mạnh,
săn chắc, khơng béo hoặc q gầy, hoạt động sinh dục bình thường. Năng suất
và chất lượng tinh dịch phụ thuộc vào các yếu tố như: Giống, dinh dưỡng,
chăm sóc, chế độ khai thác và sử dụng…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




11
+ Những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của lợn đực hậu bị
Năng suất của lợn đực hậu bị được đánh giá bởi tốc độ sinh trưởng, khả
năng sử dụng thức ăn và độ dày mỡ lưng. Năng suất này chịu ảnh hưởng của
các yếu tố sau:
* Giống: Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất của lợn
đực hậu bị. Các giống khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Có sự khác
nhau rõ rệt giữa các giống lợn ngoại và lợn nội. Lợn ngoại tăng khối lượng 600
- 800 g/ngày, trong khi các giống lợn nội chỉ 300 - 400 g/ngày. Lợn ngoại chỉ
tiêu tốn 3 - 3,2 kg, trong khi lợn nội tiêu tốn 5 - 5,5 kg TĂ/kg tăng khối lượng.
Lợn ngoại thường có độ dày mỡ lưng mỏng hơn các giống lợn nội ở (13 - 15
mm so với 35 - 40 mm. Tuy nhiên, lợn ngoại các giống khác nhau có năng suất
khác nhau. Các giống có tỷ lệ nạc cao có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, tiêu tốn
thức ăn ít hơn và độ dày mỡ lưng mỏng hơn.
* Thức ăn và dinh dưỡng: Là yếu tố quan trọng, là tiền đề để giống
phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Khi thức ăn thiếu năng lượng, protein,
vitamin và khoáng, lợn sinh trưởng chậm, tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng
cao. Chất lượng khẩu phần ăn ảnh hưởng lớn đến độ dày mỡ lưng. Khẩu phần
ăn có hàm lượng protein cao sẽ làm giảm độ dày mỡ lưng.
* Điều kiện tiểu khí hậu chuồng ni: Cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
sinh trưởng của lợn đực hậu bị. Chuồng nuôi rộng rãi, sạch sẽ, mát mẻ, thơng

thống tạo điều kiện cho lợn sinh trưởng nhanh. Ngược lại, nếu chuồng ni
ẩm thấp, nhiệt độ khơng thích hợp, độ thơng thống kém, lợn sẽ sinh
trưởng chậm và tiêu tốn thức ăn cao.
* Bệnh tật: Bệnh tật ảnh hưởng đến sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch
của lợn đực. Lợn bị bệnh, đặc biệt là bệnh đường sinh dục sẽ ảnh hưởng đến
phẩm chất tinh dịch.
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống
Phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống chịu ảnh hưởng của các yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
như: Giống, ni dưỡng, chăm sóc. chế độ sử dụng, mùa vụ và lứa tuổi…
- Giống: Lợn đực các giống khác nhau có phẩm chất tinh dịch khác
nhau. Lợn các giống chưa được cải tiến có phẩm chất tinh dịch kém hơn so
với các giống đã được chọn lọc, cải tiến. Ở lợn đực nội như Mường Khương,
Móng Cái, chỉ tiêu V.A.C chỉ đạt từ 8 - 10 tỷ tinh trùng/ lần xuất tinh. Trong
khi đó, các giống lợn ngoại nuôi ở nước ta như Yorkshire, Landrace,… chỉ
tiêu này đạt 25 - 30 tỷ, đặc biệt có thể đạt 70 - 90 tỷ tinh trùng.
- Dinh dưỡng: Là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất tinh dịch của
lợn đực. Trong tinh dịch có đầy đủ các ngun tố hố học trong cơ thể sống
(Serghin, 1967). Theo Nguyễn Tấn Anh (1998), nếu hàm lượng protein thô
trong thức ăn dưới 100g/ 1 đơn vị thức ăn, mật độ tinh trùng giảm xuống 20 25 triệu /ml. Trekaxova và cs (1978) nhận thấy: Nếu thức ăn thiếu dinh
dưỡng, tinh trùng ít hoặc khơng có và lợn đực có hiện tượng miễn cưỡng khi
giao phối. Khẩu phần ăn thiếu Ca, Na, P sẽ làm giảm nồng độ tinh trùng. Nếu
thiếu vitamin A, E, lúc đầu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng, sau đó tuyến sinh dục
bị teo lại và thối hố, con đực dần dần mất phản xạ sinh dục. Mặt khác, thừa
dinh dưỡng, đặc biệt là năng lượng và thiếu vận động, hoạt động sinh dục ít sẽ

thúc đẩy tích mỡ trong cơ thể, tình trạng đó được gọi là “liệt dục do ăn uống”.
Như vậy, cân bằng dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo phẩm chất
tinh dịch của lợn đực giống.
* Điều kiện khí hậu: Có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch.
Theo Signoret (1971) nhiệt độ 17 - 18o C thuận lợi cho quá trình sinh tinh
hơn so với 25o C. Theo Trekaxova (1978), nhiệt độ cao làm giảm số lượng
và chất lượng tinh dịch, giảm phản xạ sinh dục. Khi lợn đực chưa thích
nghi với mơi trường có nhiệt độ cao có thể mất hồn tồn phản xạ sinh dục,
tình trạng này được gọi là “liệt dục do khí hậu”. Trong các yếu tố mơi
trường, nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt và khó khắc phục bởi vì lợn hầu như
khơng có tuyến mồ hơi nên chịu nóng kém. nhiệt độ thích hợp đối với lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
đực là 10 - 20oC và độ ẩm tối ưu là 70%. Người ta nhận thấy: Thời gian
chiếu sáng/ ngày cũng có ảnh hưởng đáng kể, nhất là khi kết hợp với nhiệt
độ cao. Do vậy, đối với lợn đực thời gian chiếu sáng không nên kéo dài quá
10 giờ/ngày (Lê Xuân Cương, 1986).
* Chế độ sử dụng, khai thác: Chế độ khai thác hợp lý, đúng quy trình
sẽ duy trì được phẩm chất tinh của lợn ổn định. Ngược lại, chế độ sử dụng
không hợp lý sẽ làm giảm rõ rệt phẩm chất tinh.
Ngoài ra, tuổi lợn cũng ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch: Tuổi càng
cao, phẩm chất tinh dịch càng giảm. Phẩm chất tinh dịch đạt cao nhất và ổn
định khi lợn đực trưởng thành (Trekaxova, 1978). Lợn nội ở giai đoạn từ 8 18 tháng tuổi cho phẩm chất tinh tốt nhất, lợn ngoại từ 2 - 3 năm tuổi (Lê
Xuân Cương, 1986). Sau 7 - 10 năm tuổi, hoạt động sinh dục giảm, phản xạ
sinh dục và chất lượng tinh kém, quá trình tạo tinh trùng chậm lại.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong, ngồi nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Lê Thanh Hải (1994) cho biết: Lợn Yorkshire tăng khối lượng 532,2
g/ngày; tiêu tốn 3,68 kg thức ăn/kg tăng KL, dày mỡ lưng là 16,20 mm.
Phạm Hữu Doanh (1995) kiểm tra năng suất cá thể lợn đực hậu bị nuôi
tại Trạm Khảo sát Viện Chăn nuôi trong 2 năm 1986 - 1987 cho biết: Lợn
Landrace Bỉ tăng KL 532 g/ngày, Landrace Nhật là 473 g/ngày, còn Yorkshire
Nhật là 477 g/ngày. TTTA/kg tăng KL tương ứng là 3,96; 3,97 và 3,78.
Đinh Văn Chỉnh và cs (1999) kiểm tra năng suất cá thể lợn đực giống
Đại Bạch, đực lai F1 (LR x ĐB) và Landrace nuôi tại Trung tâm Giống gia súc
Hà Tây cho biết: Lợn đực lai F1 (LR x ĐB) đạt 90 kg ở 203,7 ngày tuổi, tăng
KL 629,7 g/ngày và TTTĂ là 3,39 kg/kg tăng KL. Ở đực Đại Bạch và
Landrace thuần, các chỉ tiêu đạt thấp hơn: Tuổi đạt 90 kg là 227,5 ngày; tăng
KL 558,5 g/ngày và TTTĂ 3,4 kg/kg tăng KL ở Đại Bạch, các chỉ tiêu tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
ứng ở Landrace là 209; 531,3 và 3,43.
Đinh Văn Chỉnh và cs (1999) cho biết: Ở lợn Landrace mức tăng KL
đạt 540,49 g/ngày, tiêu tốn 2,79 kg thức ăn/kg tăng KL. Tương ứng ở lợn
Yorkshire là 527,79 g/ ngày; 3,01 kg.
Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) thông báo kết quả kiểm tra
năng suất cá thể 55 lợn đực hậu bị Landrace nuôi tại Trạm kiểm tra năng suất
giống lợn An Khánh như sau: Tăng KL bình quân 405,28 g/ngày; tiêu tốn
4,21 kg thức ăn/ kg tăng KL; độ dày mỡ lưng 18,30 mm. Nguyễn Văn Đức và
cs (2000) cho biết: Tăng KL của lợn Landrace và Yorkshire là 578,28 và
597,76 g/ngày. Năm 2010 tác giả này công bố thêm tăng KL của lợn

Landrace và Yorkshire có thể đạt 674,27 và 675,60 g/ngày..
Phan Xuân Hảo (2007) nghiên cứu trên lợn Landrace và Yorkshire cho
biết: Tăng KL là 710,56 và 664,87 g/ngày, tỷ lệ nạc 56,17 và 53,86%;
TTTA/kg tăng KL 2,91 và 3,07 kg.
Nguyễn Hữu Tỉnh và cs (2013) cho biết: Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ của
lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire tại Trung tâm Giống vật ni Sóc
Trăng đạt 67,96; 67,01 và 62,17 kg.
Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hào và cs (2015) tại Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Chăn ni heo Bình Thắng, Cơng ty cổ phần Chăn
nuôi Đông Á và Trung tâm Giống vật nuôi Sóc Trăng cho thấy: Tăng KL/
ngày giai đoạn 20 - 100 kg của lợn Duroc là 743,48 và lợn Landrace là 705,23
g/ngày. Theo Nguyễn Văn Hợp và cs (2015) tăng KL/ngày của lợn Piestrain
là 621,22 và Landrace 705,24 g/ngày. Ngô Thị Kim Cúc và cs (2015) nghiên
cứu trên 282 lợn Duroc; 140 Piestrain và 945 Landrace tại Trung tâm nghiên
cứu Lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi và Trung tâm Giống vật nuôi Thái
Nguyên cho thấy: Tăng KL/ ngày đạt tương ứng là: 755,06; 732,42 và 732,60
g/ngày; độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 là 10,85; 9,71 và 11,76 mm.
Trinh Hồng Sơn và cs (2012) cho biết: Độ dày mỡ lưng của tổ hợp đực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
lai PiDu và DuPi là 11,28 và 11,15 mm. Hà Xuân Bộ và cs (2013) cho biết:
Độ dày mỡ lưng lợn đực Piestrain kháng stress là 8,00 mm.
1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu về tinh dịch
Các nghiên cứu về sinh học tinh dịch của lợn đã được các tác giả trong
và ngoài nước tiến hành như: Nguyễn Xuân Hoàn và cs, 1978; Xuxoep, 1985;
Nguyễn Tấn Anh, 1995,...

Nguyễn Tấn Anh (1979) cho biết: Tổng số tinh trùng /lần xuất của lợn
Landrace nuôi tại Hà Nội vào các tháng 12,1,2 là 55,4; 39,1 và 40,7 tỷ, các
tháng 8, 9 là 27,3 - 28,7 tỷ; các tháng 6 và 7 giảm xuống cịn có 16,2 - 20,6 tỷ
Theo Lê Xuân Cương (1986) các giống lợn nội có mật độ tinh trùng 20
- 50 triệu, các giống ngoại từ 170 - 500 triệu/ml.
Theo Dương Đình Long (1997) chất lượng tinh dịch lợn đực Duroc là:
V:145,8 ml; A:0,78; C:194,13 triệu/ml; VAC: 22,07 tỷ; R: 41,33; K: 9,45%.
Đinh Văn Chỉnh và cs (1999) cho biết phẩm chất tinh dịch của lợn đực
giống Landrace và Yorkshire như sau: Dung lượng là 223,45 và 210,29 ml; Hoạt
lực 0,73 và 0,70; mật độ 248,75 và 249,06 triệu/ml; VAC 40,19 và 36,73 tỷ.
Theo Nguyễn Văn Đồng và Phạm Sỹ Tiệp (2001) mật độ tinh trùng của
lợn Landrace là 168,31 triệu/ml, Yorkshire 180,81 triệu/ml.
Phan Xuân Hảo (2007) cho biết: Tinh dịch của 486 lợn Landrace nghiên
cứu có V là 199,05 ml; A là 0,76; C 267,61 triệu/ml; VAC là 39,78 tỷ…
Lê Thanh Hải (1981) tiêm vitamin A, D, E cho 8 lợn đực có chất lượng
kém, sau một tuần mật độ tinh trùng tăng từ 100,25 lên 240,78 triệu/ml; VAC
từ 4,87 lên 34,70 tỷ và tỷ lệ thụ thai từ 65,28% lên 82,50%.
1.2.1.3. Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản
Đinh Văn Chỉnh và cs (1999) cho biết: Nái Landrace có số con sơ sinh
sống là 9,00 - 9,83, số con cai sữa/ổ 8,27 - 8,73 con. Đặng Vũ Bình (1999)
cho biết: Lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trại Mỹ Văn số con sơ sinh
sống/ổ tương ứng là 10,01 và 10,00 con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




×