Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 70 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>
<span class='text_page_counter'>(2)</span>
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DÂN TỘC CHĂM. • Dân tộc Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm, • • •. Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời. Nhóm địa phương: Chăm H’roi, Chăm Pôổng, Chà và ku, Chăm Châu Đốc. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo Dân số: khoảng 132.873 người (năm 1999). Tập trung chủ yếu ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, An Giang, TP Hồ Chí Minh..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. KINH TẾ. • Hoạt động sản xuất chính của người Chăm là •. nông nghiệp và thủ công nghiệp. Về nông nghiệp: - Cây trồng chính là lúa ngoài ra họ còn trồng bắp, đậu, mè và các loại khoai, bầu bí trên các vùng đất cao ở chân núi, sườn đồi. - Phương pháp canh tác: dùng sức trâu, bò để kéo cày, bừa, trục. Ngoài ra, để phục vụ tưới tiêu họ đã xây dựng các đập nước ở đầu nguồn những con sông, suối.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐẬP NHA TRINH.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> • Về thủ công nghiệp: • Nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải bằng việc sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. - Hoa văn trên vải rất phong phú và đa dạng, nó phản ánh địa vị xã hội của người mặc. Địa vị xã hội càng cao thì quần áo của họ càng nhiều hoa văn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phụ nữ Chăm với tấm khăn do mình dệt.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thổ cẩm của người chăm.
<span class='text_page_counter'>(9)</span>
<span class='text_page_counter'>(10)</span> -. Nghề gốm: Được làm khá phổ biến vào thời gian nông nhàn của người Chăm mà lao động chính là phụ nữ. Hai khu vực sản xuất gốm của đồng bào Chăm là Bàu Trúc (Phan Rang-Ninh Thuận) và Trị Đức (Phan Rí-Bình Thuận). Sản phẩm tương đối phong phú về hình dạng gồm đồ đựng, đồ dùng nhà bếp và dùng để xây tường với những hoa văn trang trí phóng khoáng đơn giản.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nghề làm gốm truyền thống của dân tộc Chăm..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Gốm Chăm Bàu Trúc.
<span class='text_page_counter'>(13)</span>
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Cảnh nung gốm.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. VĂN HÓA VẬT THỂ 3.1. Làng bản và nhà cửa - “Làng” người Chăm gọi là pley ( không gọi là buôn hay bon như người Êđê hay Gia Lai..) - Pley được thiết lập trên những triền đất cao thoai thoải. Pley là đơn vị cư trú nhưng cũng là đơn vị xã hội cơ sở cổ truyền của người Chăm. Pley tương ứng với làng trước đây và nay là thôn của người Việt - “Nhà” Xưa kia người Chăm ở nhà sàn nhưng nay họ ở cả nhà sàn và nhà trệt. Tùy từng địa phương mà có những kiểu nhà phù hợp, được chia làm 2 loại chính nhà của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và nhà của người Chăm ở ĐB SCL.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3.1.1. Nhà người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận - Là một quần thể nhà trong một khuôn viên, xung quanh rào giậu bằng cây khô hoặc cây xương rồng. Nhà có 4 mái, khung nhà bằng tre nứa và đất sét, bùn trộn rơm rạ để xây tường nhà. - Mái nhà có 2 lớp: lớp dưới đắp lớp đất chống nóng, chống hỏa hoạn. lớp trên lợp ngói cỏ tranh, rơm rạ..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Khuôn viên nhà: - Nhà thang yơ (nhà tục) - Nhà thang Mưyâu - Nhà thang Kăn - Nhà thang Kinh - Nhà thang Tôn (nhà khách).
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Khu nhà của người Chăm.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nhà thang kinh (nhà bếp ).
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.1.2. Nhà của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long - Chủ yếu là nhà sàn 4 mái, hơi dốc.được làm bằng những nguyên liệu thô sơ, mái lợp bằng lá dừa nước hoặc ngói. - Nét đặc thù ở nhà sàn của người Chăm ở đây là của chính được trổ ngay nơi vách đầu hồi nhà, cầu thang nhà bắc ngay giữ mặt tiên nhà, thẳng vuông góc với hướng sông, rạch hoặc đường bộ. - Gian ngoài là phòng khách và không gian cho đàn ông trong nhà. Gian giữa là buồng riêng cho các cô con gái, gian trong cùng là nhà bếp và kho,cuối cùng là hiên sau để nước, nhà tắm và cầu thàng phụ. - Nội thất trong nhà rất đơn giản do giáo luật Islam tuyệt đối cấm thờ ngẫu tượng, không thờ tổ tiên..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nhà người Chăm ở Châu Đốc.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 3.2. Trang phục 3.2.1. Trang phục của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình thuận -Nữ phục: Áo dài bít tà với nhiều màu sắc như xanh, chàm lục, màu hồng. Áo may theo kiểu chui đầu, không xẻ ngực, dài đến đầu gối hoặc quá gối một chút. Phụ nữ Chăm đều đội khăn và được trang trí hoa văn vui tươi, dài hơn khăn nam giới. Váy có 2 loại, váy mở và váy kín có một màu hoặc có hoa văn hay pha thêm kim tuyến khi dệt. Đồ trang sức phổ biến là bạc như vòng cổ hay khuyên tai..
<span class='text_page_counter'>(23)</span>
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Nam phục Đàn ông thường mặc bộ y phục cổ truyền với xà rông và áo ngắn. Khăn, ngắn hơn của nữ, khăn của người có chức sắc thường có màu trắng có tua và viền ren chỉ màu đỏ, xanh. Áo Lakay là áo ngắn, cổ tròn, chùm đến hết mông xẻ tà ở hai bên sườn. ống tay rộng, dài. Xà rông là một tấm vải khổ rộng, có dùng 1 thắt lưng dệt bằng chỉ màu buộc lại và thả chùng xuống phía trước..
<span class='text_page_counter'>(25)</span>
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3.2.2 Trang phục của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long. - Nữ phục Khăn đội đầu (khănh pum) có hình chữ nhật dài, màu trắng, thêu viền quanh bằng họa tiết hoa bằng chỉ màu. Áo dài cổ truyền ( áo táh ) là áo chui đầu, dài quá gối, rộng, may bít tà, cổ áo hình trái tim khoét rộng, với nhiều màu như chàm, đen, xanh sậm. Váy ( khănh ) gồm váy mở và vay kín dài tận gót chân. - Nam phục Gồm có áo, mũ và xà rông.
<span class='text_page_counter'>(27)</span>
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3.3. Ẩm thực. - Thực phẩm chính của người Chăm là lúa gạo,. thức ăn của người Chăm sử dụng nhiều loại gia vị tạo mùi thơm và cay như: hành, tỏi, cà ri, các loại rau thơm…trong ăn uống của người Chăm có sự khác biệt do tôn giáo chi phối. 3.3.1. người Chăm theo đạo Bà là môn ỏ Ninh Thuận - Bình Thuận - Họ không được phép giết mổ, ăn thịt bò. Nên cá biển là thức ăn phổ biến, với nhiều cách chế biến mang tạo nét đặc sắc trong món ăn. - Thức uống chủ yếu là trà ngoài ra họ cũng uống rượu, hút thuốc và ăn trầu..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bánh Gừng Của Người Chăm - Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận, bánh gừng chính là loại bánh mang một âm hưởng truyền thống độc đáo. Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 3.3.2. Người Chăm theo đạo hồi ở đồng bằng sông Cửu Long - Họ kiêng ăn thịt lợn và một số loài động vật khác. - Họ dùng tay phải để bốc thức ăn nên thức ăn chủ yếu là thức ăn khô. Ẩm thực của họ chịu ảnh hưởng của món ăn Ấn Độ, sử dụng nhiều gia vị cay và béo. - Đặc điểm về ăn uống thể hiện sự chi phối của tôn giáo Islam đối với người Chăm.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> Món cơm nị. Món cà ri bò của người Chăm An Giang.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> Món tung lò mò (lạp xưởng bò). Món Cà ri chà.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 4. Văn hóa phi vật thể 4.1. Chữ viết. - Chữ viết Chăm là hệ thống chữ viết để thể hiện tiếng Chăm, một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 4.2 Tôn giáo tín ngưỡng 4.2.1. Tôn giáo - Một nét quan trọng trong cơ cấu xã hội hiện nay của người Chăm được thể hiện trong những mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng tôn giáo : nhóm Bàlamôn, nhóm Bà ni, nhóm Islam. - Các tôn giáo tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của người Chăm, trở thành đặc trương văn hóa tộc người. - Người Chăm chịu ảnh hưởng của các tôn giáo như : phật giáo, đạo Bà La Môn, Hồi giáo. . ..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> Di tích tu viện Đồng Dương (Quảng Nam ).
<span class='text_page_counter'>(36)</span> Thánh đường Hồi Giáo của người Chăm Châu Đốc.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 4.2.2. Tín ngưỡng. - Tín ngưỡng phổ biến là tín ngưỡng của cư dân. -. nông nghiệp. Các thần trong tín ngưỡng của người Chăm như: pô Inư Nưgar, pô yang In, pô Rôme… Tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng thờ mẫu Tín ngưỡng về hồn lúa và các nghi thức cầu mùa Tín ngưỡng tô tem Tín ngưỡng về ma thuật làm hại, bùa, ngải và chữa bệnh bằng phù phép..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tháp Nhạn ở Phú Yên thể hiện tín ngưỡng phồn thực.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Nghi lễ cúng hồn lúa của người Chăm (Phú yên). Tín ngưỡng thờ Mẫu( nữ thần Pô Nưgar.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 4.3. LẾ HỘI 4.3.1. Lễ hội Katê Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà la môn ở Ninh Thuận. Thời gian tổ chức từ mùng 1 đến mùng 3 tháng 7 Chăm lịch hàng năm tại các điểm tháp Chàm, tháp Bà. Là dịp để tưởng nhớ các vị Nam thần như PooKlong Garai, Pôrômê, tưởng nhớ về tổ tiên, và cũng là dịp để những người đi xa về đoàn tụ cùng gia đình..
<span class='text_page_counter'>(41)</span>
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 4.3.2. Lễ hội Rija Inưgar Còn được gọi là lễ hội múa Tống Ôn đầu năm, được tổ chức mỗi năm một lần vào thượng tuần trăng tháng giêng Chăm lịch. Rija Inưgar diễn ra trong một nhà lễ ở một bãi đất trống đầu thôn. Ngày đầu là cúng cho các thần mới đến ngày cuối cùng thì cúng thần cũ. Các lễ vật dâng cúng là các sản phẩm nông nghiệp như gà, dê, cơm, bánh trái, trầu cau, rượu. Ngoài ra còn có hai lễ vật quan trọng là lửa và nước thể hiện hai thế cực âm và dương..
<span class='text_page_counter'>(43)</span>
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 4.3.3. Tết của người Chăm theo đạo Bà la môn Tết của người Chăm theo đạo Bà la môn gọi là Yêu ly thay và được cử hành vào hai dịp: tết chính được gọi là Bang Ca Tê, cử hành vào tháng 7 Chăm lịch. Tết phụ gọi là Cha Bur tiến hành vào tháng 9 Chăm lịch. - Tết chính Bang Ca Tê: Tổ chức các cuộc tế lễ từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 Chăm lịch tại các đền để cầu an khang, thịnh vượng. Trong ngày Tết không có tiệc tùng và những cuộc viếng thăm họ hàng, bạn bè..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Tết phụ Cha Bur Là cái Tết dành riêng để tổ chức tại gia đình. Tết Cha Bur bắt đầu từ 15 đến 30 tháng 9 Chăm lịch. Tuy các cuộc tế lễ trong Tết này dành riêng cho gia đình nhưng vẫn là các cuộc tế lễ tại các đền Chăm vào ngày rằm. Sau cuộc lễ chung này, mọi người mới kéo nhau về nhà để thưởng thức Tết tại gia đình..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> 4.3.4 Tết của người Chăm theo đạo Hồi: Đối với người Chăm theo đạo Hồi ngày Tết là ngày con cháu trả ơn tổ tiên do đó ngày Tết được gọi là Bang Mu cay. Đây là dịp tổ chức những sinh hoạt văn hóa tại các đền, chùa để cảm tạ thần linh, tổ tiên, cầu khẩn sự an khang thịnh vượng. Lễ Nao Khôn, viếng mộ tổ tiên được tổ chức trong dịp này. Mộ của ông bà tổ tiên được sửa sang sạch sẽ. Nhà cửa được trang hoàng, nợ nần phải trả trước Tết, xóa bỏ hận thù, những người đi xa sắp xếp trở về nhà..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Ngày thứ nhất của Tết, gia đình sum họp tổ chức ăn uống. Nhưng tuyệt đối kiêng thịt lợn. Ngày thứ hai, mọi người đi thăm viếng, chúc tụng lẫn nhau, mời ăn uống Ngày thứ ba đi lễ đền gọi là Mu Than Mung Ky. Tại đây các Bo Chan (là các tu sĩ cao niên) làm lễ, dân chúng mang lễ vật tới tham dự theo đúng phong tục hồi giáo..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> 4.4. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC - Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia kí… - Người Chăm nổi tiếng với việc xây dựng các đền, tháp theo lối kiến trúc Ấn Độ bao gồm: 1 tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, xung quanh là các tháp nhỏ tượng trưng cho các lục địa, phần ngoài cùng tượng trưng cho đại dương. - Các đền tháp tiêu biểu: Tháp Mỹ sơn, Trà kiệu, Pokuang Garai( Ninh Thuận), Po Sah Inư( Bình Thuận)….
<span class='text_page_counter'>(49)</span> MỘT SỐ HÌNH ẢNH KIẾN TRÚC CHĂM. Tháp Hòa Lai( Ninh Thuận). Tháp Kluang Garai( Phan Rang).
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Điêu khắc Chăm thể hiện được vẻ đa dạng và độc đáo. - Đề tài của điêu khắc chăm là những tượng thờ thần shiva, thần vishnu, thần Brahman, thờ linga và yoni… - Các tác phẩm điêu khắc chăm nổi tiếng: Tượng Vũ nữ Trà Kiệu( Apsara), tượng bò thần nandin, bệ thờ Mỹ sơn E1.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> Khu di tích Mỹ Sơn( Quảng Nam).
<span class='text_page_counter'>(52)</span> HÌNH ẢNH ĐIÊU KHẮC CHĂM. Tượng vũ nữ Trà Kiệu. Tượng thờ thần bò Nandin.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 4.5. ÂM NHẠC VÀ VĂN HỌC DÂN GIAN Là loại hình nghệ thuật quan trọng phản ánh nhận thức, quan niệm, thẩm mỹ của người Chăm. Hát có thể loại hát ru con, hát đối đáp, hát lễ. Các bài hát lễ thường là sử thi được các tu sĩ lưu truyền ca ngợi công đức của các vị thần, các vị anh hùng dân tộc..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> 4.5.1. NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG. • Trống Baranưng Là trống một mặt làm bằng da nai, được sử dụng để đệm phần mở đầu cho một điệu nhạc hoặc giữ nhịp cho cả dàn nhạc..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> • Trống Ginăng Một mặt làm bằng da trâu, một mặt làm bằng da nai. Có thể chơi bằng tay hoặc dùi. Một bộ trống gồm 2 chiếc..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> • Kèn Saranai được sử dụng trong hầu hết các nhạc lễ của lễ hội dân gian Chăm Thuận Hải gồm 3 phần: dăm kèn, thân kèn và loa kèn..
<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tiếng kèn Saranai không thể thiếu trong nhiều điệu múa Chăm.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Đàn Kanhi: Là loại đàn kéo một dây tương tự như đàn nhị của người Kinh. Thân đàn Kanhi được làm bằng mai rùa vàng. Trên thân mai rùa vàng có gắn một đoạn tre nhỏ đặc cỡ ngón chân cái, dài khoảng 0,65cm. Ở đầu đoạn tre này có hai cần để kéo dây gọi là hai tai Kanhi. Từ hai cần kéo (hai tai) nối xuống với cây tre bằng một sợi là dây đàn chính của Kanhi. Ngoài ra cần kéo này nối với cây tre bằng lông đuôi ngựa uốn cong như cánh cung. Đây chính là dây kéo của đàn Kanhi để tạo ra âm thanh..
<span class='text_page_counter'>(59)</span> Đàn Kanhi.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> 4.5.2. Múa truyền thống. - Nghệ thuật múa truyền thống có 3 hình thái:. -. múa dân gian như ( điệu múa đạp lửa, múa dội nước ); múa tôn giáo, tín ngưỡng và múa cung đình (múa chim công ) Múa và âm nhạc truyền thống đóng vai trò quan trọng trong văn hóa của tộc người Chăm, Là linh hồn của các buổi lễ trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm..
<span class='text_page_counter'>(61)</span>
<span class='text_page_counter'>(62)</span>
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 4.5.3 văn học dân gian. -. Văn học dân gian Chăm phát triển thao nhiều thể loại và phản ánh nhiều nội dung về tâm lý dân tộc và các khía cạnh xã hội gồm: Về thần thoại truyền thuyết:nói về vũ trụ, con người, nguồn gốc dân tộc. Tiêu biểu như truyền thuyết về pônưgar (mẹ xứ sở ). Cổ tích: phong phú và đa dạng về đề tài phản ánh nhiều mặt của xã hội như Sọ dừa, chuyện tình Chăm Bà nì. Trường ca: Sakukay, Ramayana... Ca dao tục ngữ: Là những câu nói ngắn gon, khuyên răn con người.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> 5. PHONG TỤC TẬP QUÁN 5.1. Hôn nhân: Thường có 3 lễ là lễ đi chơi, lễ hỏi, lễ cưới 5.1.1. Lễ cưới của người Chăm theo đạo Bà Ni Có tục rước rể về nhà trước 1 ngày và một số nghi thức xin xá tội hay rửa tội cầu cho đôi vợ chồng sống đầu bạc răng long. 5.1.2. Lễ cưới của người Chăm Bà La Môn Có phần đơn giản hơn của người Chăm Bà Ni 5.1.3. Hôn lễ của ngườ Chăm Islam Do ảnh hưởng của tôn giáo mà hôn nhân thường do cha mẹ quyết định, bị giàng buộc bởi quy định hà khắc của Hồi giáo..
<span class='text_page_counter'>(65)</span>
<span class='text_page_counter'>(66)</span> 5.2. Tang ma Có 2 hình thức hỏa táng và thổ táng 5.2.1. Người Chăm theo đạo Bà La Môn Lễ hỏa táng gọi là Dông thiêu ngày thiêu phải được chọn là ngày tốt để linh hồn trong sạch hết tội lỗi, tang lễ diễn ra trong 4 ngày và phân làm 3 hạng đẳng cấp: người chết thuộc dòng tu sĩ, quý tộc, trí thức phải có 4 thầy lễ 2 thầy cho dân thường tang lễ của người nghèo tôi tớ không có thầy Ngoài ra còn có quy định về vải liệm Điểm chú ý: tuy hỏa táng nhưng vẫn thờ cúng tổ tiên bằng cách lập kút (nghĩa địa).
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Kút của người Chăm.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> 5.2.2. Người Chăm theo đạo Hồi Thường tiến hành thổ táng, đám tang tiến hành lặng lẽ, không kèn trống khóc lóc. Chôn người chết càng sớm thì càng tốt theo quan niệm của đạo Hồi linh hồn sẽ càng sớm trở về với Thánh. 5.2.3. Người Chăm Bà Ni Họ coi nghĩa địa có ý nghĩa tinh thân rất lớn là nơi chôn cất những người có cùng huyết thống. Nghi lễ tang ma quan trong người chủ lễ, sau lễ tang có lễ làm tuần cho người chết vào các ngày thứ 3, 7, 10, 30, 40, 50, và một năm sau..
<span class='text_page_counter'>(69)</span>
<span class='text_page_counter'>(70)</span> XIN CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!.
<span class='text_page_counter'>(71)</span>