Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.23 KB, 5 trang )
Kháng sinh có chữa được cảm, cúm?
Không nên lạm dụng thuốc chữa cảm, cúm.
Không nên tự ý uống thêm các loại kháng sinh khi bị cảm cúm. Cần
phân biệt giữa bệnh cúm và cảm, sốt, mặc dù trong cộng đồng và ngay cả giới
chuyên môn, đôi khi người ta vẫn gọi chung là cảm cúm.
Cảm là tên gọi chung để chỉ tình trạng cơ thể bị sốt, có thể có ho, đau khắp
các cơ quan, mình mẩy do nhiều loại virut gây ra nhưng không lây lan nhanh như
cúm.
Còn bệnh cúm là do người bị nhiễm virut cúm (có rất nhiều chủng khác
nhau) có các triệu chứng như sốt cao, ho khan, nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ
mũi, nghẹt mũi, bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, có thể bị nôn hoặc tiêu chảy...
và đặc biệt là virut cúm rất dễ lây lan qua đường hô hấp với tốc độ nhanh.
Bệnh cúm thường xảy ra theo mùa vào một chu kỳ nhất định trong năm,
thường là mùa lạnh. Còn bệnh cảm sốt có thể mắc bất kỳ lúc nào, khi cơ thể bị
nóng lạnh đột ngột do thay đổi thời tiết như trời quá nắng nóng (cảm nắng) hoặc
sau một cơn mưa (cảm lạnh).
Hiện nay, các loại thuốc cảm, cúm có rất nhiều loại với các tên khác nhau
bán tự do trên thị trường mà không cần đơn.
Các thuốc này có thể là đơn chất hoặc phối hợp thuốc giảm đau, hạ sốt,
chống viêm với các hoạt chất chống dị ứng, kháng histamin, chống phù nề, sung
huyết.
Các thuốc như decolgen, tiffy, pamin... đều có chung một hoạt chất có tác
dụng hạ sốt, giảm đau là paracetamol. Mặc dù có thể mua không cần đơn song khi
sử dụng cần lưu ý là chỉ uống một loại thuốc có paracetamol để tránh quá liều có