Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Con bạn khi ngủ có nghiến răng không? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.91 KB, 4 trang )

Con bạn khi ngủ có nghiến răng không?








Một số bà mẹ rất lo lắng tìm hỏi ý kiến mọi người rằng,
gần đây con tôi không biết vì sao lúc ngủ hay nghiến
răng? Như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của
bé không? Làm thế nào để phòng và trị tật nghiến răng
của bé?


Trẻ em nghiến răng có thể do nhiều nguyên nhân như:
Do ký sinh trùng đường ruột:
Độc tố do con giun sinh ra kích thích đường ruột, sẽ khiến
tiêu hóa không tốt, xung quanh cuống rốn bị đau, trẻ ngủ
không ngon; nếu độc tố kích thích thần kinh, sẽ dẫn đến
nghiến răng. Con giun kim cũng tiết ra độc tố như vậy dẫn
đến trẻ bị ngứa hậu môn, khi ngủ phát ra âm thanh nghiến
răng. Thông thường cha mẹ đều biết rằng tật nghiến răng ở
trẻ đầu tiên là do ký sinh trùng, nhưng những năm gần đây
do thói quen và điều kiện vệ sinh được cải thiện, nghiến
răng do ký sinh trùng đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Do quá căng thẳng thần kinh
Không ít trẻ vào ban đêm xem TV nhiều, chơi quá nhiều
trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng.
Hoặc có một sự việc nào đó dẫn đến tiếng trách mắng kéo


dài của cha mẹ, trẻ bị ấm ức, lo âu… cũng là nguyên nhân
dẫn đến tật nghiến răng.
Do rối loạn chức năng tiêu hóa
Trẻ ăn quá no vào ban đêm, lúc ngủ trong ruột chứa quá
nhiều thức ăn, dạ dày không thể làm việc quá nhiều, sẽ dẫn
đến nghiến răng khi ngủ.
Dinh dưỡng không cân bằng
Một số trẻ có thói quen kén ăn, đặc biệt là không thích ăn
rau, dẫn đến dinh dưỡng không cân bằng, hàm lượng canxi,
phốt-pho, các loại sinh tố và nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt.
Khi ngủ các cơ hàm co lại, răng càng nghiến mạnh.
Răng mọc không đều:
Khi trẻ đến kỳ thay răng, dinh dưỡng không tốt…, khiến cho
răng phát triển không tốt, răng hàm trên và hàm dưới có
khớp cắn không đều nhau cũng là nguyên nhân gây nghiến
răng khi ngủ.
Trong giai đoạn trẻ đang phát triển, nếu không kịp thời
điều trị tật nghiến răng có thể sẽ dẫn đến những ảnh
hưởng sau:



• Khi lớn lên, nghiến răng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nghiến răng vào ban đêm có thể làm cho giấc ngủ của trẻ
trở nên ngắn hơn.
• Nghiến răng khiến trẻ mệt nhọc, trẻ bị ê răng..., làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
• Nghiến răng cũng sẽ khiến bản thân hàm răng bị tổn hại.
Men răng bị tổn hại, khi gặp nóng, lạnh, chua, cay thì sẽ hư
răng.

• Khi nghiến răng, cơ hàm sẽ không ngừng co lại, dần dần
to ra, hàm dưới trở nên to hơn, gò má của trẻ cũng bị biến
dạng, ảnh hưởng đến nét mặt của bé.

Có người khi còn nhỏ nghiến răng không được sửa, lớn lên
thành thói quen. Cho nên, nếu phát hiện trẻ có hiện tượng
nghiến răng phải nhanh chóng điều trị:


• Nếu trẻ có ký sinh trùng đường ruột (bị nhiễm giun sán),
phải kịp thời xổ giun sán cho trẻ.

• Nếu trẻ bị thiếu chất, phải kịp thời bổ sung canxi, sinh tố
D.
• Tạo môi trường, không khí gia đình hòa thuận để trẻ
không cảm thấy bị căng thẳng.
• Hạn chế cho trẻ xem TV, vui chơi (phấn khích) quá độ
vào buổi tối.
• Ăn uống nên kết hợp đủ chất, sửa đổi thói quen kén ăn,
bữa ăn tối nên là bữa ăn nhẹ.
• Đến bác sĩ kiểm tra xem có tật về khớp cắn hay không,
nếu có, cần có sự hướng dẫn điều trị thích hợp của bác sĩ.

×