Nhân bản địa chỉ MAC trong Hyper-V
Ngu
ồn : quantrimang.com.vn
Robert Larson
Quản Trị Mạng - Windows Server 2008 Hyper-V cung cấp sự hỗ trợ cho việc sử
dụng Virtual LAN (VLAN) trên các phân vùng cha và con (host và các máy ảo).
Bài này sẽ giới thiệu cho các bạn về cách làm việc của VLAN ở mức cao, các
yêu cầu của hệ thống cho cơ sở hạ tầng để hỗ trợ VLAN gắn thẻ, cách cấu hình
hỗ trợ VLAN cho các phân vùng cha và con, ví dụ về cách sử dụng việc gắn thẻ
VLAN giữa các host trong các bài test các mạng con biệt lập.
Giới thiệu về VLAN
Chuẩn IEEE 802.1Q đối với việc gắn thẻ VLAN đã được tạo để cho phép bạn sử
dụng kết nối mạng vật lý và truyền tải đa luồng đối với lưu lượng mạng. Các
luồng được cách ly một cách ảo hóa với nhau để máy tính trên VLAN1 và máy
tính trên VLAN2 không thể thấy các gói của nhau trừ khi có một router kết nối cả
hai VLAN và đang thực hiện việc định tuyến giữa các VLAN. Sơ đồ phía bên trái
trong hình dưới thể hiện rằng một cáp mạng vật lý có thể có nhiều VLAN lưu
thông bên trong nó cũng như lưu lượng non-VLAN, điều này được nhắc đến như
“trunking”. Trong khi sơ đồ phía trái là một sơ đồ mang tính khái niệm của sự
cách ly lưu lượng thì sơ đồ phía bên phải lại thể hiện rằng các gói là một phầ
n
của một luồng và rằng chỉ có máy tính với tư cách là một phần của cùng VLAN
mới có thể thấy các gói trên VLAN đó và rằng máy tính không có VLAN ID sẽ
không thể thấy bất kỳ gói nào dù là một phần của VLAN đó.
Hình 1
Vậy cách làm việc của VLAN như thế nào? Có hai phương thức cơ bản về cách
làm việc của VLAN. Phương thức đầu tiên liên quan đến việc cấu hình tĩh VLAN
trên mạng vật lý
ở mức cổng của một switch mạng. Trong cấu hình này, bạn gán
VLAN với một cổng switch và bất cứ lưu lượng nào luân chuyển trong công đó
đều được gắn thẻ bằng một số nhận dạng của VLAN (gọi là VLAN ID). Phương
pháp này nhằm tránh tình trạng thiết bị kết nối với cổng có thay đổi giá trị VLAN
ID, điều đó có nghĩa nếu thiết bị chuyển từ một cổng này sang một cổng khác thì
một cổng mới sẽ phả
i được cấu hình lại đúng cho VLAN. Phương pháp này
nhằm ngăn chặn việc nhiều thiết bị kết nối với cổng là các thành viên của các
VLAN khác nhau.
Phương pháp thứ hai liên quan đến thiết bị được gán động với một VLAN ID
trước khi nó truyền tải các gói dữ liệu. Trong phương pháp này, thiết bị cuối có
thể dễ dàng trong việc chuyển từ một VLAN này sang một VLAN khác mà không
cần yêu cầu bất cứ sự thay
đổi nào về cổng switch vật lý. Phương pháp này yêu
cầu thiết bị phải biết đến việc gắn thẻ VLAN IEEE 802.1Q. Nó cần biết về cách
gắn thể, cách truyền tải các gói được gắn thẻ và cách mở một gói đã được gắn
thẻ.
Cấu hình VLAN tĩnh an toàn hơn so với việc gắn thẻ VLAN động vì thiết bị mạng
không thể dễ dàng chuyển đổi từ một VLAN này sang một VLAN khác mà không
chuyển các cổng switch phía sau một cửa bị khóa chặn.
Yêu cầu về hệ thống
Để hỗ trợ cho việc gắn thẻ VLAN (động hoặc tĩnh) bạn cần những yêu cầu sau:
•
Các máy chủ Hyper-V cần các adapter mạng có sự hỗ trợ IEEE 802.1Q.
Với việc gắn thể động, các adapter cần hỗ trợ việc xử lý các gói được gắn
thẻ VLAN cho dù là drvier không được cấu hình cho việc hỗ trợ VLAN.
•
Các chuyển đổi (switch) mạng cần hỗ trợ IEEE 802.1Q
•
Các router cần sự hỗ trợ IEEE 802.1Q cho việc định tuyến các gói gắn
thẻ.
Cấu hình Partition cha để sử dụng VLAN
Partition Hyper-V cha có thể là một thành viên của một VLAN. Thông thường thì
điều này được thực hiện để phân biệt lưu lượng quản lý của Hyper-V đối với
phần lưu lượng con. Mỗi adapter mạng vật lý đều có thể được cấu hình cho
VLAN hỗ trợ gắn thẻ. Với các adapter mạng không
được cấu hình với các mạng
ảo Hyper-V thì cấu hình của VLAN ID sẽ được thực hiện ở mức driver trong các
thiết lập tiên tiến. Hình dưới đây thể hiện một adapter mạng Broadcom với VLAN
hỗ trợ gắn thẻ. Mặc định, VLAN ID được thiết lập bằng 0. Việc thay đổi giá trị
này thành một giá trị VLAN ID được cấu hình trong mạng của bạn sẽ gắn tất cả
các gói từ partition cha đ
ang sử dụng adapter này với VLAN ID đó.
Hình 2
Với các adapter mạng được cấu hình với các mạng ảo, việc cấu hình của VLAN
ID cho partition cha sẽ được thực hiện bên trong giao diện điều khiển Hyper-V
Manager. Để cấu hình VLAN ID bằng 200 cho partition cha trên một adapter
mạng có mạng ảo ngoài đã được cấu hình, bạn phải thực hiện những trình tự
dưới đây:
•
Mở giao diện điều khiển Hyper-V Manager
•
Bên phía phải của panel có nhiều mục, kích vào mục có tên gọi Virtual
Network Manager.
•
Đánh dấu mạng ảo mà bạn muốn thay đổi, cho ví dụ External. Bạn sẽ thấy
tùy chọn Enable virtual LAN identification for parent partition, tích vào
hộp kiểm và nhập vào giá trị 200 cho VLAN ID.
Hình 3
•
Nhấn Ok để lưu các thay đổi
Lúc này tất cả lưu lượng cho partition cha hoạt động trong adapter mạng này
đều sẽ được gắn thẻ VLAN ID bằng 200.
Bạn cũng có thể thay đổi thiết lập của các mạng ảo bên trong để cho phép VLAN
gắn thẻ của lưu lượng partition cha. Quá trình cũng hoàn toàn tương tự như
trên, chỉ khác ở bước chọn Internal thay cho External. Các mạng riêng ảo không
hỗ trợ việc gắn thẻ VLAN cho lư
u lượng.
Cấu hình các Partition con để sử dụng VLAN
Các partition cha cũng hỗ trợ cấu hình VLAN gắn thẻ. Cấu hình được thực hiện
trên adapter mạng trong các thiết lập cấu hình máy ảo. Điều này cho phép một
máy ảo có thể được cấu hình với nhiều VLAN mặc dù sử dụng một adapter
mạng. Do máy ảo có thể sử có một số lượng tối đa lên đến 12 adapter mạng
(trong đó có 4 kế thừa), nên sẽ có tối đa 12 VLAN trên một máy ảo.
Nếu bạn muốn cấu hình một máy ảo để kết nối với VLAN 200 trên mạng ảo có
tên External, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
1. Mở giao diện điều khiển Hyper-V Manager
2. Đánh dấu máy ảo mà bạn muốn cấu hình cho VLAN có gắn thẻ lưu lượng.
3. Ở bên phái tay phải của panel có các mục cho máy ảo, kích vào mục có
tên gọi Settings.
4. Tìm adapter mạng được kết nối với mạng External và đánh dấu entry
adapter mạng ảo trong phần hardware. Phía bên phải, bạn sẽ thấy tùy
chọn Enable virtual LAN identification, tích vào hộp kiểm đó và nhập
vào giá trị 200 cho VLAN ID.
Hình 4
5. Nhấn Ok để lưu các thay đổi
Lúc này các lưu lượng hoạt động bên trong adapter mạng được kết nối với mạng