Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh thái thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học của loài cáp ba gân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DỊCH THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI,
THÀNH PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA LOÀI CÁP BA GÂN (Capparis trinervia Hook.ex Thoms.)
THU THẬP TẠI HUYỆN MÊ ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DỊCH THỊ PHƯƠNG ANH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI,
THÀNH PHẦN HĨA HỌC TINH DẦU VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA LOÀI CÁP BA GÂN (Capparis trinervia Hook.ex Thoms.)
THU THẬP TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Sinh thái học
Mã ngành: 8.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. SỸ DANH THƯỜNG


THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Ngun, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Dịch Thị Phương Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tại khoa
Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo
PGS. TS. Sỹ Danh Thường, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về kinh phí trong q trình
điều tra thực địa thu thập mẫu vật; phân tích thành phần hóa học và thử hoạt tính
sinh học của tinh dầu thuộc đề tài Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ Quốc
gia (Nafosted), mã số 106.03-2019.10.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh học,
bộ phận đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Ngun đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã ln cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2020
Học viên

Dịch Thị Phương Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Khái quát về họ Màn màn............................................................................. 3
1.1.1. Vị trí và phân loại họ Màn màn ................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái của họ Màn màn ......................................................... 4
1.1.3. Giá trị của họ Màn màn ............................................................................. 4
1.1.4. Các công trình nghiên cứu họ Màn màn trên thế giới và ở Việt Nam ...... 7
1.2. Tổng quan về chi Bạch Hoa (Capparis) ....................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm hình thái chi Bạch hoa ............................................................... 9
1.2.2. Giá trị của chi Bạch hoa .......................................................................... 10
1.3. Những nghiên cứu về mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của cây thuốc ....... 11

1.4. Những nghiên cứu về loài Cáp ba gân ở trên thế giới và ở Việt Nam ....... 12
1.5. Những nghiên cứu hoạt tính sinh học về tinh dầu của cây thuốc............... 13
1.6. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............................ 15
1.6.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15
1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 16
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 18
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 18
2.2. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 18
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 18

iii


2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 18
2.4.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC) ........................ 18
2.4.2. Phương pháp thu mẫu thực vật ................................................................ 19
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu vật .............................................................. 19
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu cấu tạo biểu bì và khí khổng .......................... 19
2.4.5. Phương pháp xác đinh mật độ cây........................................................... 19
2.4.6. Phương pháp xác định mật độ cây tái sinh, chất lượng, nguồn gốc và
tổ thành cây tái sinh ........................................................................................... 20
2.4.7. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu........................... 21
2.4.8. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học ........................................... 22
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25
3.1. Đặc điểm hình thái cây Cáp ba gân ............................................................ 25
3.1.1. Đặc điểm hình thái ngồi ......................................................................... 25
3.1.2. Đặc điểm cấu tạo biểu bì và khí khổng ................................................... 26
3.2. Mật độ phân bố, khả năng tái sinh tự nhiên của loài Cáp ba gân ............... 29

3.2.1. Mật độ phân bố ........................................................................................ 29
3.2.1. Khả năng tái sinh tự nhiên (số lượng, cấu trúc tổ thành, nguồn gốc,
mật độ, chất lượng) của loài Cáp ba gân ........................................................... 29
3.3. Thành phần hóa học tinh dầu của cây Cáp ba gân ..................................... 32
3.3.1. Thành phần hóa học tinh dầu lá cây Cáp ba gân ..................................... 32
3.3.2. Thành phần hóa học tinh dầu thân cây Cáp ba gân ................................. 33
3.4. Hoạt tính sinh học về tinh dầu trên một số dòng tế bào ung thư ................ 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 45
1. Kết luận .......................................................................................................... 45
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 476
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 50

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CTHH

Viết đầy đủ
Công thức hóa học

Nxb

Nhà xuất bản

ODB

Ơ dạng bản


OTC

Ơ tiêu chuẩn

RT

Retention Time

TBUT

Tế bào ung thư

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mật độ loài cây Cáp ba gân ............................................................... 29
Bảng 3.2. Cấu trúc tổ thành loài cây ................................................................. 30
Bảng 3.3. Nguồn gốc, mật độ và chất lượng cây tái sinh của Cáp ba gân ........ 31
Bảng 3.4. Thành phần hóa học trong tinh dầu lá cây Cáp gân tan trong

n-

Hexan ...................................................................................................... 32
Bảng 3.5. Thành phần hóa học trong tinh dầu thân cây Cáp gân tan trong nHexan............................................................................................... 33
Bảng 3.6. Kết quả thử hoạt tính của tinh dầu trên 5 dòng tế bào ung thư ......... 35

vi



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Hình thái ngồi cây Cáp ba gân ......................................................... 26
Hình 3.2. Hình cấu tạo giải phẫu biểu bì mặt trên lá cây Cáp ba gân ............... 27
Hình 3.3. Hình cấu tạo giải phẫu biểu bì mặt dưới lá cây Cáp ba gân .............. 27
Hình 3.4. Các dạng khí khổng ........................................................................... 28
Hình 3.5. Hình ảnh giếng tế bào dưới tác động của mẫu nghiên cứu (Ảnh
chụp tế bào dưới kính hiển vi soi ngược Olympus với vật kính
10X, độ phóng đại 100) đối với dịng tế bào Hela: Tế bào ung
thư cổ tử cung ở người (human cervix carcinoma) ........................... 38
Hình 3.6. Hình ảnh giếng tế bào dưới tác động của mẫu nghiên cứu (Ảnh
chụp tế bào dưới kính hiển vi soi ngược Olympus với vật kính
10X, độ phóng đại 100) đối với dịng tế bào HepG2 - Tế bào
ung thư gan ở người (human hepatocarcinoma) ............................... 40
Hình 3.7. Hình ảnh giếng tế bào dưới tác động của mẫu nghiên cứu (Ảnh
chụp tế bào dưới kính hiển vi soi ngược Olympus với vật kính
10X, độ phóng đại 100) đối với dòng tế bào KB: Tế bào ung thư
biểu mô ở người (human carcinomas in the mouth) ......................... 42

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét
độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đã thực sự ưu đãi cho đất nước và con
người Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng với nhiều loài sinh vật,
đặc biệt một tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc đây là nguồn dược liệu
quan trọng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho con người. Theo những nghiên

cứu mới đây ở Việt Nam có khoảng hơn 12000 lồi thực vật, trong đó có trên
5000 loài cây được dùng làm thuốc [3], [4], [14].
Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc ở nước ta cũng có vốn tri thức bản
địa sử dụng các lồi thực vật làm thuốc. Đây là lĩnh vực được các nhà khoa
học coi là một tiềm năng trong việc tìm kiếm nghiên cứu tạo ra những loại
thuốc mới, có hiệu lực điều trị cao trong tương lai.Việc nghiên cứu này đem
lại nhiều hiểu biết về giá trị cây thuốc ít được sử dụng, cung cấp thêm nguồn
thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Các số liệu cho thấy, có khoảng 60% dược
phẩm được dùng để trị bệnh hiện nay hoặc đang thử lâm sàng đều có nguồn
gốc từ thiên nhiên.
Trong hệ thực vật Việt Nam, có nhiều lồi cây thuộc họ Màn màn
(Capparaceae Juss.) có giá trị sử dụng cao, được dùng làm thuốc chữa bệnh theo
kinh nghiệm dân gian. Nhưng các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm thực vật
học và hoạt tính sinh học của các cây thuộc họ này ở nước ta hầu như rất ít, có
cây cịn chưa được nghiên cứu.
Cáp ba gân (Capparis trinervia Hook. f. & Thoms.) là loài thực vật phân
bố phổ biến ở nhiều tỉnh của Việt Nam. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây
của loài này được dùng làm hương. Từ trước đến nay vẫn chưa có một cơng
trình nào đi sâu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ về đặc điểm hình thái
đặc biệt là hình thái giải phẫu, sinh thái, thành phần hóa học tinh dầu và hoạt
tính sinh học của loài Cáp ba gân để định hướng khai thác và phát triển, cũng

1


như sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng này.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái, sinh thái, thành phần hóa học tinh dầu và hoạt tính sinh học về của
lồi Cáp ba gân (Capparis trinervia Hook.ex Thoms. ) thu thập tại huyện Mê

Linh, thành phố Hà Nội”.
2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2019 đến
tháng 7 năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm thực vật
học, sinh thái, thành phần hóa học tinh dầu, hoạt tính sinh học của lồi Cáp ba
gân (Capparis trinervia Hook.ex Thoms.) thu thập tại huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội ”.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về họ Màn màn
Họ Màn màn (Capparaceae) phân bố khắp các vùng nhiệt đới và các vùng
có khí hậu nóng ẩm trên thế giới. Ở Việt Nam, họ Màn màn là một họ khơng lớn
lắm (với khoảng 55 lồi và thứ) nhưng lại là họ có ý nghĩa kinh tế về nhiều mặt
như: phần lớn các loài trong họ được sử dụng làm thuốc, làm thức ăn (rau ăn, lấy
quả) cho người và động vật, lấy gỗ, làm cảnh vì có hoa đẹp... Bên cạnh đó, họ
Màn màn cịn có giá trị khoa học như được sử dụng nhiều trong nghiên cứu di
truyền học, tế bào học, bào tử phấn hoa học…[20].
1.1.1. Vị trí và phân loại họ Màn màn
Trước khi họ Màn màn thành lập, Linnaeus (1753) đã đặt tên cho một số
chi và loài mà sau này được sắp xếp trong họ Màn màn như chi Capparis,
Crateva và Cleome. [22]
Jusseu (1789) chính thức đặt tên cho họ Màn màn là Capparaceae Juss,
gồm các chi: Cleome, Cadaba, Capparis, Sodada, Crateva, Morisonia. Sau đó,
có nhiều hệ thống phân loại đề cập đến vị trí phân loại họ Màn màn trong các
taxon trên bộ như: Bentham & Hoker (1862) xếp trong phân lớp Polypetalae

(nhiều cánh hoa), Thalamiforae (liên bộ hoa dưới bầu (bầu trên)); Dalla Torre &
Harms (1900-1907) và Melchior (1964) xếp tron phân lớp Archichlamydeae
(gồm các đại diện khơng có tràng và tràng phân); Hutchinson (1969) xếp trong
Lignosae (cây thân gỗ cơ bản); Dahlgren & Thome (1983) xếp trong bộ Hoa tím
(Violiflorae). Các hệ thống của Cronquist, Heywood, Takhtajan, Young xếp
trong phân lớp (Dilleniidae) phân lớp sổ. [22]
Hầu hết các hệ thống phân loại đều xếp họ Màn màn thuộc bộ Màn màn
(Caparales) và có quan hệ gần gũi với họ Cải (Brassicaceae) và họ Chùm gây
(Moringaceae) [22].

3


Một số hệ thống phân loại mới về sinh học phân tử hiện nay lại xếp họ
Màn màn (Capparaceae) thuộc họ Cải (Brassicaceae) và trở thành phân họ
(Capparoideae) của họ này [40].
1.1.2. Đặc điểm hình thái của họ Màn màn
Đặc điểm hình thái của họ Màn màn tương đối đa dạng thể hiện ở nhiều
đặc điểm. Một số đặc điểm chính của họ là: dạng sống thường là cây bụi đứng
hoặc trườn, đôi khi là cây gỗ hoặc cây thảo; thường có lá kèm, dạng gai, thành
từng cặp ở hai bên cuống lá. Lá đơn hoặc lá kép chân vịt, 3-7 lá chét, mọc cách
hoặc mọc đối. Hoa thường xếp thành hàng trên nách lá, hợp thành cụm hoa chùm,
chùm kép, ngù, tán, tán tập hợp thành chùy hoặc đôi khi hoa mọc đơn độc ở nách
lá. Đài 3-8, xếp thành một vòng hoặc 2 vòng. Tràng gồm 4-8 cánh hoặc khơng
có tràng (Stixis, Tirania), một số đại diện phần gốc cánh tràng thót lại thành
cuống rõ (Cleome, Crateva). Có cuống nhị nhụy (Cleome, Stixis) hoặc cuống bầu
(Capparis, Cleome, Crateva, Stixis), cuống bầu thường dài bằng chỉ nhị. Nhị 6
đến nhiều (150). Bầu thường 1 ô, đôi khi 3-6 ô. Quả mọng, quả hạch hoặc quả
nang. Hạt 1đến nhiều, thường có hình thận [21].
1.1.3. Giá trị của họ Màn màn

Họ Màn màn có nhiều giá trị sử dụng, tập trung các nhóm giá trị chính
như sau [20]:
Làm thuốc
Họ Màn màn có 19 lồi và thứ được sử dụng làm thuốc, chiếm 35% tổng
số lồi của họ. Có thể nói, đây là một trong những họ có tỷ lệ lồi cây làm thuốc
khá cao. Trong đó phải kể đến một số loài như:
- Capparis micracantha DC. - Cáp gai nhỏ: Các bộ phận của lồi này đều
có thể làm thuốc như: rễ lợi tiểu và kháng viêm, dùng làm thuốc điều kinh; gỗ
nghiền thành bột, cuốn như điếu thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm
niêm mạc mũi, chữa hen suyễn và đau tim; hạt rang khô dùng chữa ho. Mặt khác,
quả lồi này có thể ăn được.

4


- Cleome gynandra L. - Màn màn trắng: Loài này có tác dụng trị các bệnh
như viêm đau khớp do phong thấp, lao xương, dùng ngoài đắp rút mủ mụn nhọt
độc và trị phong thấp tê đau. Dân gian dùng lá nghiền ra với củ hành để đắp vào
bụng dưới làm dịu cơn đau thận; nó có tác dụng như là thuốc chuyển máu. Người
ta còn đắp lá này vào thái dương trị đau đầu. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ cây sắc
uống trị sốt. Lá dùng đắp trị phong thấp; dịch lá dùng làm thuốc trị đau tai; hạt
dùng trị giun, cả cây dùng trị bọ cạp đốt và dầu hạt được dùng làm cứng tóc, hạt
được dùng để duốc cá và diệt chấy rận; hạt đặt vào lỗ tai sẽ hồ tan ráy tai nên
có thể lấy ráy tai dễ dàng.
- Cleome viscosa L. - Màn màn vàng: Lá làm chuyển máu, gây phồng, làm
ra mồ hôi. Hạt lợi trung tiện, trị giun. Toàn cây nấu nước xông chữa nhức đầu.
Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng làm thuốc chữa đau tai. Rễ có tính kích
thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng. Quả non ăn kích thích
tiêu hố. Hạt dùng làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp và cũng dùng trị giun. Ở Ấn
Độ, lá dùng đắp vết thương, dịch lá dùng trị đau tai.

- Crateva religiosa Forst. f. - Bún lợ: có cơng dụng chữa một số bệnh
như đau đầu, đau tai, táo bón. Lá và vỏ giã đắp chữa thấp khớp. Vỏ thân và rễ
làm thuốc nhuận tràng, chống các cơn đau bụng và hạ sốt. Ngoài ra, Bún lợ
cịn có cơng dụng làm cảnh, lấy gỗ, thực phẩm (rau ăn, lấy quả), vỏ quả dùng
để nhuộm.
Thực phẩm
Có tới 16 loài trong họ Màn màn được sử dụng làm thực phẩm như:
+ Làm rau ăn: Có nhiều bộ phận của cây được sử dụng làm rau ăn: lá
(Capparis flavicans - Cáp vàng, Crateva religiosa - Bún lợ), hoa và nụ hoa
(Crateva magna - Bún, Capparis flavicans - Cáp vàng), ngọn non (Capparis
tonkinensis - Cáp bắc bộ, Cleome gynandra - Màn màn trắng, Cleome viscosa Màn màn vàng, Crateva magna - Bún).

5


+ Cho quả ăn: Nhiều lồi trong họ có quả ăn được, nhưng đáng lưu ý là
quả ăn ít khơng sao nhưng khi ăn nhiều có thể bị ngộ độc như: Capparis
micracantha - Cáp gai nhỏ, Capparis pyrifolia - Cáp lá xá lị, Capparis thorelii
var. pranensis - Dây quần quân (quả lồi này ăn được nhưng ăn nhiều có thể bị
say), Capparis zeylanica - Cáp gai đen (quả loài này ăn được nhưng ăn nhiều có
thể bị say), Capparis khuamak - Khua mật, Capparis sikkimensis - Cáp sikkim,
Cleome viscosa - Màn màn vàng (quả loài này ăn khai vị), Crateva religiosa Bún lợ, Crateva roxburghii - Ngư mộc, Stixis fasciculata - Dây tấm cám, Stixis
suaveolens - Tôn nấm.
Lấy gỗ
Họ Màn màn cịn có 6 lồi cho gỗ có giá trị như Cáp to (Capparis grandis
- Cáp to), gỗ có màu trắng, cứng và bền được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ nội thất, tạc tượng, chế tạo các công
cụ… Một số loài khác như Crateva religiosa - Bún lợ, gỗ màu vàng nhạt đến
nâu, thớ mịn, dùng làm nhạc cụ, tạc tượng. Crateva roxburghii - Ngư mộc, gỗ
mềm dùng làm nhạc cụ và đóng đồ gỗ thơng thường.

Làm cảnh
Cần kể đến 3 loài quan trọng trong chi Màn màn (Cleome) như: Cleome
speciosa Raf. – Màn màn đẹp: có hoa đẹp, nguyên sản ở Trung Mỹ và được nhập
trồng làm cảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Lạt, Đà Nẵng; Cleome spinosa Jacq. – Màn màn gai: có cụm hoa cao đến 40cm,
cánh hoa màu hồng hay hồng nhạt phớt trắng, cũng có nguồn gốc từ miền nhiệt
đới Châu Mỹ và được nhập trồng làm cảnh ở Đà Lạt.
Các cơng dụng khác
Ngồi các giá trị nêu ở trên, có 5 lồi trong họ Màn màn có một số cơng
dụng khác như: vỏ dùng làm nhang (Capparis grandis – Cáp to), vỏ quả dùng để
nhuộm (Crateva religiosa - Bún lợ).

6


1.1.4. Các cơng trình nghiên cứu họ Màn màn trên thế giới và ở Việt Nam
* Trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về họ Màn màn tương đối đa dạng. Một số
nghiên cứu về hệ thống học họ Màn màn đã được công bố trong bộ thực vật chí
của một số quốc gia như:
Jacobs (1960) khi nghiên cứu họ Màn màn ở Malaysia đã xây dựng khóa
định loại và mơ tả 5 chi, 38 lồi và 1 phân lồi thuộc họ này [32].
Backer & Bakhuizen (1963) đã mơ tả kèm theo khóa định loại cho 4 chi
và 23 lồi thuộc họ Màn màn ở đảo Java (Inđơnêxia) [25].
Jacobs (1963-1965) trong tạp chí “Blumea” đã giới thiệu chi tiết về hệ
thống phân loại chi Crateva, Stixis trên toàn thế giới và chi Capparis ở khu vực
Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đây có thể nói là tài liệu chun khảo nhất về họ này
ở khu vực châu Á [36].
Hewson (1982) [32] khi nghiên cứu họ Màn màn ở Australia đã xây dựng
khóa định loại cho 5 chi, 30 lồi.

Grierson (1984) [32] khi nghiên cứu hệ thực vật ở Bhutan cũng đã xây
dựng khóa định loại, mơ tả đặc điểm của 4 chi, 11 loài thuộc họ Màn màn.
Chayamarit (1991) [29] khi nghiên cứu họ Màn màn ở Thái Lan đã mơ tả
đặc điểm của họ, xây dựng khóa định loại, kèm theo một số hình vẽ và ảnh màu
minh họa cho 5 chi và 35 loài của họ này.
Raghvan (1993) [38] trong "Flora of India" đã mô tả đặc điểm hình thái,
xây dựng khóa định loại cho 7 chi, 55 loài và 2 thứ ở Ấn Độ.
Zhang Mingli & Gordon C. Tucker (2008) [42] đã xây dựng khóa định
loại cho 4 chi và 46 loài thuộc họ Màn màn ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, cịn có một số cơng trình nghiên cứu riêng lẻ về một số
taxon thuộc họ này về các lĩnh vực khác nhau, cụ thể như:
Abdul Ameer A. Allaith (2014) đã đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của
quả lồi Capparis spinosa L. tại Bahrain. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng

7


chống oxy hóa có mối tương quan với tổng số phenol tự do, tổng số flavonoid và
tổng số carotenoid [25].
Azzurra Stefanuccia và cộng sự (2018) đã so sánh hàm lượng phenolic và
rutin từ chồi của loài Capparis spinosa L. được thu thập ở ba nước khác nhau là
Ma Rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mẫu Ma rốc có hàm
lượng phenolic cao nhất, tiếp đến là mẫu thu thập ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu thu
ở Ý có hàm lượng rutin cao nhất. Các mẫu thu thập tại Ma Rốc thể hiện hoạt
động cao nhất theo phương pháp chiết Soxhlet. Kết quả nghiên cứu của nhóm
tác giả chứng minh được rằng, hàm lượng và hoạt tính các chất phụ thuộc vào
nơi thu mẫu và phương pháp chiết xuất [26].
Rana Arslan và cộng sự (2010) khi nghiên cứu về hoạt tính của dịch chiết
methanol từ quả của loài Capparis ovata trên chuột đã chỉ ra rằng: ở các liều
lượng thí nghiệm (50, 100 và 200 mg /kg) đều thể hiện hoạt tính chống ung thư

trên chuột thí nghiệm [39].
* Ở Việt Nam
Các nghiên cứu về họ Màn màn ở Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là
các cơng trình về hệ thống học và liệt kê giá trị tài nguyên của họ này, một số
cơng trình đáng chú ý như:
Loureiro (1790) trong “Flora cochinchinensis - Thực vật chí Nam Bộ” đã
liệt kê tên Việt Nam, mơ tả một số đặc điểm tóm tắt và phân bố của một số loài
trong họ Màn màn ở miền nam Việt Nam [37].
Gagnepain (1908) trong “Flore general de L’ Indochine” tác giả đã xây
dựng khóa định loại, mơ tả đặc điểm hình thái cho 8 chi, 46 loài và 2 thứ thuộc
họ này [25]. Đến năm 1943 trong “Supplement Flore general de L’ Indochine”,
Gagnepain đã chỉnh lí và bổ sung thêm một số thông tin liên quan đến phân bố
và một số giá trị sử dụng của các loài. Số lượng taxon thuộc họ này là 7 chi, 48
loài và 1 thứ [31].

8


Đỗ Tất Lợi (1995) trong “Những cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam” đã
mơ tả lồi Stixis scandens thuộc chi Trứng quốc (Stixis Lour.), họ Màn màn có
khả năng làm thuốc. Tác giả đã liệt kê tên Việt Nam của loài, phân bố, thu hái và
chế biến, thành phần hóa học, cơng dụng và liều dùng của lồi. [12]
Phạm Hồng Hộ (1999) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã mơ tả ngắn gọn đặc
điểm hình thái, phân bố ở các tỉnh, cơng dụng và kèm theo lồi hình vẽ của 52
thuộc họ Màn màn [9].
Nguyễn Tiến Bân & V. I. Dorofeev (2003) trong “Danh lục các loài thực
vật Việt Nam” đã trích dẫn một số thơng tin ngắn gọn về đặc điểm các loài ở
Việt Nam bao gồm: Tên Việt Nam thường dùng, tên địa phương, các tên đồng
nghĩa, phân bố ở Việt Nam và thế giới, dạng sống và sinh thái, cơng dụng của
các lồi [1].

Sỹ Danh Thường (2009) trong báo cáo khoa học “Giá trị tài nguyên của
họ Màn màn (Capparaceae) ở Việt Nam” tại Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3 đã trình bày về giá trị tài nguyên của họ Màn
màn bao gồm: 19 loài làm thuốc, 16 loài sử dụng làm thực phẩm, 6 loài lấy gỗ,
3 lồi trồng làm cảnh và 5 lồi có các công dụng khác như vỏ dùng làm nhang,
dùng để nhuộm. [20].
Sỹ Danh thường, Trần Thế Bách (2013) trong báo cáo khoa học “Đặc điểm
hình thái các chi thuộc họ Màn màn (Capparaceae Juss.) ở Việt Nam” tại hội
nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 đã giới
thiệu một số đặc điểm hình thái quan trọng để nhận biết các chi thuộc họ Màn
màn ngoài thiên nhiên. [21]
1.2. Tổng quan về chi Bạch Hoa (Capparis)
1.2.1. Đặc điểm hình thái chi Bạch hoa
Chi Bạch hoa thường là các cây gỗ hay cây bụi nhỏ, mọc đứng hay trườn,
thường có gai. Lá thường mọc cách, nguyên, dày và dai. Cụm hoa chùm, tán,
ngù, chùy, mọc đơn độc ở nách lá hoặc xếp thành hàng (thường từ 1-4 hoa) ở

9


trên nách lá. Hoa trắng, cặp cánh hoa trên thường có bớt tím hoặc vàng. Lá đài
4, 4 cánh hoa, nhị nhiều, bầu có 1 ơ. Quả mọng. Hạt từ 1 đến nhiều.
Chi Bạch hoa có khoảng 250 lồi, phân bố ở các vùng nhiệt đới và
nóng, một số ít ở vùng ơn đới. Ở Việt Nam hiện nay có 36 loài, 3 phân loài
và 2 thứ. [22]
1.2.2. Giá trị của chi Bạch hoa
Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Bạch hoa được thống kê theo các giá
trị sau đây [22]:
Làm thuốc: Chi Bạch hoa có 8 lồi được sử dụng làm thuốc đó là Cáp
vàng (Capparis flavicans Kurz), Cáp to (Capparis grandis L.), Cáp gai nhỏ

(Capparis micracantha DC.), Cáp lá xá xị (Capparis pyrifolia Lamk.), Cáp hàng
rào (Capparis sepiaria L.), Cáp xiêm (Capparis siamensis Kurz), Cáp sikkim
(Capparis sikkimensis Kurz) và Cáp gai đen (Capparis zeylanica L.). Đặc biệt là
các loài:
- Cáp gai đen (Capparis zeylanica L.): Vỏ rễ có vị đắng, có tác dụng làm
dịu, lợi tiêu hố, lợi mật. Lá chống kích thích. Vỏ rễ được sử dụng làm thuốc về
đường tiêu hoá và trị ỉa chảy. Lá dùng đắp trị nhọt, sưng phù và trĩ.
- Cáp hàng rào (Capparis sepiaria L. ): Ở Campuchia, thân cây được dùng
làm thuốc điều hoà kinh nguyệt. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây làm thuốc hạ nhiệt,
chuyển hoá tăng cường sức khỏe và dùng trị các bệnh ngoài da.
- Cáp to (Capparis grandis L.): Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ và lá pha uống
chữa phù và phát ban.
- Cáp vàng (Capparis flavicans Kurz): Người ta dùng hoa tươi làm rau ăn.
Gỗ nghiền thành bột dùng để xông khói chữa bệnh cho người bị chống váng.
Lá làm tăng sự tiết sữa.
Thực phẩm: Chi Bạch hoa có 9 lồi được sử dụng làm thực phẩm: Cáp
vàng (Capparis flavicans Kurz), Khua mật (Capparis khuamak Gagnep.), Cáp
gai nhỏ (Capparis micracantha DC.), Cáp lá xá xị (Capparis pyrifolia Lamk.),

10


Cáp sikkim (Capparis sikkimensis Kurz), Dây quần quân (Capparis
thorelii var. pranensis Gagnep.), Cáp bắc bộ (Capparis tonkinensis Gagnep.),
Cáp gai đen (Capparis zeylanica L.). Cần lưu ý nhiều lồi có quả ăn được nhưng
ăn nhiều có thể bị ngộ độc.
Lấy gỗ: Chi Bạch hoa có 2 lồi cho gỗ có giá trị như Cáp to (Capparis
grandis L.) và Cáp vàng (Capparis flavicans Kurz), gỗ có màu trắng, cứng và
bền được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dùng trong xây dựng, đóng
đồ gỗ nội thất, tạc tượng, chế tạo các công cụ…

Công dụng khác: vỏ cây được sử dụng để làm nhang là Cáp to (Capparis
grandis L.)
1.3. Những nghiên cứu về mật độ và khả năng tái sinh tự nhiên của cây thuốc
Lê Đình Phương (2013) khi nghiên cứu đặc điểm về nơi mọc và tái sinh
của loài giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev) tại vườn quốc gia Bến En,
Thanh Hóa đã chỉ ra rằng: Giổi ăn hạt có khả năng tái sinh từ hạt và chồi gốc.
Khả năng tái sinh chồi gốc của Giổi ăn hạt rất tốt, tuy nhiên mật độ cây tái sinh
từ hạt còn rất thấp, chỉ từ 30-40 cây/ha. Hơn nữa tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng
thấp [15].
Võ Đại Hải (2010) khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối
thuốc (Schima wallichii Choisy) ở các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại huyện
Lục Ngạn và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã xác định: vối thuốc là loài cây bản
địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có khả năng tái sinh tự nhiên từ chồi và hạt rất tốt. Vối
thuốc là lồi có khả năng tái sinh rất mạnh với hệ số tổ thành có nơi lên tới 5,3
đối với trường hợp Vối thuốc tái sinh dưới tán rừng trạng thái IIa và biến động
từ 2,1-3,0 đối với trạng thái rừng IIb; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trung bình
đạt 56%; tỷ lệ cây Vối thuốc tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ
rất cao từ 86%-100%; cây tái sinh có chiều cao dưới 1m chiếm tỷ lệ 48%-53%;
mạng hình cây tái sinh có phân bố đều. [7]

11


Hoàng Lộc (2017) đã nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Lười
ươi (Scaphium macropodim) dưới tán rừng kín thường xanh trên núi thấp tại
vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Đặc điểm tái sinh của
cây Lười ươi là: mật độ cây tái sinh 14.375 cây/ha. Trong thành phần cây tái
sinh, cây Lười ươi 4.875 cây chiếm 33,91%, cây mục đích gồm những cây có giá
trị: Giổi, Sao, Gõ, Dẻ, Dó trầm, Bời Lời.... là .6.375 cây chiếm 44,35%, các cây
khác như Trâm, Cày... đóng góp 3.125 cây chiếm 21,74%. Trong tổng số 4.875

cây tái sinh/ha: số cây có chiều cao (H) ≤ 1m là 2.750, H: từ 1- ≤ 2m là 1.250, H
từ: 2- ≤ 3m là 500 và H > 3m là 375 cây. Cây có chất lượng tốt và trung bình
tương đối cao là 3.500 cây, chiếm tỷ lệ 71,79%. Phân bố cây tái sinh của cây
Lười ươi trên mặt đất là phân bố cụm. Kiểu phân bố này có mối liên hệ với kiểu
cách phát tán quả trong phạm vi hình chiếu tán cây mẹ, sự không đồng nhất của
môi trường cũng như sự phát triển mạnh của cây cỏ và cây bụi. [11]
1.4. Những nghiên cứu về loài Cáp ba gân ở trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới và ở Việt Nam, các nghiên cứu về loài Cáp ba gân cịn tương
đối ít, chủ yếu được liệt kê hoặc mơ tả trong các cơng trình về thực vật chí của
một số quốc gia, cụ thể như:
Gagnepain (1908) [30] trong “Thực vật chí đại cương Đơng Dương” đã
mơ tả một số đặc điểm hình thái cơ bản kèm theo thơng tin về sinh học, phân bố
của lồi ở ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).
Jacobs (1960) trong “Thực vật chí Malaysia” cũng giới thiệu các tài liệu
gốc, mơ tả chi tiết đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái của lồi Cáp ba gân.
Bên cạnh đó, tác giả cịn lập bản đồ phân bố của lồi này ở Malaysia. Năm 1965
khi nghiên cứu toàn bộ chi Capparis ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Jacobs cung cấp thêm các thơng tin về lồi thực vật này bao gồm: các tài liệu mô
tả liên quan, tên đồng nghĩa, mẫu type, đặc điểm hình thái, sinh thái kèm theo
các thơng tin về mẫu nghiên cứu của lồi này ở các nước thuộc khu vực châu Á

12


- Thái Bình Dương. Đây có thể coi là các dẫn liệu đầy đủ nhất về mặt hình thái
học của loài này từ trước đến nay [35][36].
Phạm Hoàng Hộ (1999) [9] trong “Cây cỏ Việt Nam” đã giới thiệu các đặc
điểm nhận biết chính kèm theo hình vẽ minh họa của loài Cáp ba gân.
Năm 2003 trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, Nguyễn Tiến Bân
& V. I. Dorofeev đã giới thiệu tóm tắt tên khoa học, tên Việt Nam, phân bố chi

tiết đến các tỉnh của Việt Nam, phân bố trên thế giới kèm theo các thông tin về
cơng dụng của lồi này ở Việt Nam [2].
Đinh Thị Huyền Chuyên (2017) mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cấu tạo
hiển vi (rễ, thân và lá), xây dựng bản đồ phân bố, mật độ và đánh giá hoạt tính
kháng khuẩn trên 4 chủng vi khuẩn [gồm 2 chủng gram dương là S.a
(Staphylococcus aureus), B.s (Bacillus subtilis); và 2 chủng gram âm là P.a
(Pseudomonas aeruginosa), E.coli (Escherichia coli)] của loài Cáp ba gân thu
thập tại tỉnh Thái Nguyên [5].
1.5. Những nghiên cứu hoạt tính sinh học về tinh dầu của cây thuốc.
Nguyễn Văn Lợi (2013) trong đề tài “Nghiên cứu tách chiết và xác định
hoạt tính sinh học của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ Bưởi và vỏ
Cam của Việt Nam” đã chỉ ra rằng: để tách chiết các thành phần tạo hương trong
tinh dầu vỏ bưởi Đoan Hùng và cam sành Hàm Yên, sử dụng hệ dung môi nhexane, Diethel ether với tỷ lệ 1:1, tương ứng với 320 ml đối với tinh dầu vỏ bưởi
Đoan Hùng, đồng thời thu được 0,16 ml nhóm thành phần tạo hương có màu vàng
đậm, mùi thơm đặc trưng. Với tinh dầu vỏ cam sành Hàm Yên, lượng dung môi
cần sử dụng là 310 ml và thu được 0,14 ml nhóm thành phần tạo hương có màu
vàng đậm, mùi thơm đặc trưng. Bằng phương pháp GC-MS đã xác định được 8
thành phần hóa học trong dịch màu vàng đậm của tinh dầu vỏ bưởi Đoan Hùng và
5 thành phần hóa học trong dịch màu vàng đậm của tinh dầu vỏ cam sành Hàm
Yên. Kết hợp với phương pháp phân tích cảm quan đã xác định được đây chính là
những thành phần tạo mùi đặc trưng của tinh dầu vỏ bưởi Đoan Hùng và tinh dầu

13


vỏ cam sành Hàm Yên. Bằng phương pháp DPPH đã xác định được hoạt tính
chống oxy hóa của các thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ bưởi Đoan Hùng:
45,34 ± 0,22 % và trong tinh dầu vỏ cam sành Hàm Yên: 43,02 ± 0,16 %. Bằng
phương pháp khuếch tán thạch đã xác định được khả năng kháng khuẩn của các
thành phần tạo hương trong tinh dầu vỏ bưởi Đoan Hùng và vỏ cam sành Hàm

Yên trên các chủng vi sinh vật kiểm định [13].
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2011) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu công nghệ chiết tách tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ hoa và quả hạt
dẻ”. Sau 2 năm nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả: Trong hoa hạt dẻ
ngoài thành phần giá trị nhất là tinh dầu, cịn có các thành phần khác như tinh
bột, protein và xenluloza. Vỏ quả hạt dẻ có các thành phần polyphenols tổng,
xenluloza, tinh bột, protein; trong đó xenluloza chiếm hàm lượng lớn nhất, nhưng
thành phần có giá trị nhất là các hoạt chất sinh học, chủ yếu là các hợp chất
polyphenols. Đã phân tích và xác định được hàm lượng các thành phần chính của
hoa và vỏ quả hạt dẻ. Xây dựng được 02 quy trình cơng nghệ khai thác tinh dầu
từ hoa hạt dẻ ở quy mô xưởng thực nghiệm, bằng phương pháp chưng cất, với
hiệu suất thu nhận tinh dầu đạt 92,8% và phương pháp ngâm chiết kết hợp trích
ly động, với hiệu suất thu nhận tinh dầu đạt 95,7%. Xây dựng quy trình cơng
nghệ chiết tách và tinh chế các hoạt chất sinh học từ vỏ quả hạt dẻ với hiệu suất
trích ly là 4,59%, độ tinh khiết của sản phẩm đạt 96,2%. Phân tích chất lượng
của sản phẩm tinh dầu hoa hạt dẻ và các hoạt chất sinh học từ vỏ quả hạt dẻ cho
thấy sản phẩm của đề tài đạt tiêu chuẩn đề ra, có chất lượng cao, có thể ứng dụng
trong sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Ứng dụng tinh dầu hoa hạt dẻ để sản xuất
các sản phẩm như chè túi lọc, tinh dầu hạt dẻ, rượu hạt dẻ, hoạt chất sinh học từ
vỏ quả hạt dẻ, thạch hạt dẻ [24].
Nguyễn Thị Hoàng Lan (2015) [10] đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn
của tinh dầu lá Tái Tô đối với 8 chủng vi khuẩn gây hư hỏng và ngộ độc thực
phẩm bao gồm: Escherichia coli, Salmonella, Pseudomonas fluorescens, P.

14


aeruginosa VTCC-B657, Bacillus cereus, B. subtilis, Staphylococcus aureus,
Streptococcus feacium. Kết quả cho thấy tinh dầu lá tía tơ có khả năng kháng
khuẩn đối với tất cả các chủng vi khuẩn nghiên cứu ngoại trừ P. aeruginosa. Tác

động của tinh dầu lá tía tơ lên vi khuẩn gram dương mạnh hơn lên vi khuẩn gram
âm. Tinh dầu nguyên chất ức chế hoàn toàn 4 chủng vi khuẩn gram dương nghiên
cứu là Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus
feaium (vi khuẩn không mọc trên toàn đĩa thạch) và 1 chủng vi khuẩn gram âm
là P. Fluorescens. Tinh dầu lá tía tơ 5% ức chế mạnh các chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus, P. fluorescens với đường kính vịng kháng tương đối lớn
lên đến 14,12 mm và 9,58 mm, trong khi đó lại có tác dụng kém hơn trên các
chủng vi khuẩn Bacillus cereus, Bacillus subtilis và Streptococcus feaium với
đường kính vịng kháng tương đối nhỏ. Nồng độ tinh dầu tối thiểu ức chế sự phát
triển của các chủng vi khuẩn nghiên cứu từ 1.024 - 4.096 µg/ml và cao hơn ở 2
chủng Escherichia coli và Salmonella là > 8.192 µg/m, nằm ngồi dãy nồng độ
thử nghiệm. [7]
1.6. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.6.1. Điều kiện tự nhiên [43]
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, giáp tỉnh Vĩnh
Phúc, cách trung tâm Hà Nội 30km, diện tích tự nhiên là 14.246 ha. Phía bắc
giáp thành phố Phúc Yên; phía tây giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xun;
phía Nam giáp huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; phía đơng giáp huyện
Đơng Anh và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
* Địa hình
Mê Linh là huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương
đối bằng phẳng, thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam theo hướng ra sông Hồng,
chia làm 3 tiểu vùng: Tiểu vùng đồng bằng chiếm 47% diện tích tự nhiên, tiểu
vùng ven đê sông Hồng chiếm 22% và tiểu vùng trũng chiếm 31% diện tích tự
nhiên.

15


* Địa chất, thổ nhưỡng

Huyện Mê Linh có các tài ngun đất chính là: đất phù sa sơng Hồng được
bồi đắp hàng năm có diện tích 2.160,63; đất phù sa khơng được bồi đắp hàng
năm, có diện tích 2.162,37ha; đất bạc màu trên phù sa cũ có diện tích 2.403,24ha;
đất Feralit vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quaztzit cuội kết,
đăm kết có diện tích 140,98ha; đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù
sa cổ có diện tích 1.976,9ha.
* Khí hậu, thủy văn
Mê Linh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với bốn mùa trong
năm; phân biệt rõ 2 mùa: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 11; mùa lạnh từ tháng
12 đến tháng 3. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450-1.550 giờ, nhiệt
độ trung bình đạt 23,30C, lượng mưa trung bình đạt 1.135-1.650mm. Độ ẩm trung
bình 84 - 86%, thấp nhất vào tháng 2 là 79-80%. Hướng gió chủ đạo từ tháng 4
đến tháng 9 là gió Đông Nam, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là gió Đơng Bắc
có kèm theo sương muối.
Về cơ bản, khí hậu của huyện Mê Linh tương đối thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông, hồ, kênh và đầm trên địa bàn huyện khá
phong phú (với tổng diện tích trên 200ha), có tác động lớn về mặt thủy lợi, tạo
điều kiện quan trọng cho giao lưu phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó,
lớn nhất là sông Hồng - tuyến đường thủy nối Hà Nội với các tỉnh đồng bằng
sơng Hồng, chảy qua phía Nam của huyện với chiều dài 19km, lưu lượng nước
bình quân đạt 3.860m3/s. Sông Cà Lồ là phụ lưu cấp 1 của phần lưu vực sơng
Thái Bình, chảy qua phía Bắc và Đơng Bắc huyện Mê Linh, có chiều dài 8,6km;
lịng sơng rộng trung bình 50-60cm, lưu lượng nước trung bình đạt 30m3/s, đóng
vai trị quan trọng trong việc tiêu úng mùa mưa.
1.6.1. Điều kiện kinh tế - xã hội [43]
* Nông nghiệp thủy sản
Tốc độ tăng trưởng khá 5,7% theo GDP. Cơ cấu có xu hướng chuyển
dịch theo hướng tăng sản phẩm ngành trồng trọt, vật ni. Bước đầu hình

16



×