Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

SINH 12 DE HSG BAC LIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.07 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU. KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBSCL LẦN THỨ 16. (Gồm 2 trang) Môn thi: Sinh học 12 Ngày thi: 03/01/2009 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thới gian giao đề) ĐỀ Câu 1 (4 điểm): Sinh học tế bào a. Mặc dù có những sự khác biệt rõ rệt về cấu trúc tế bào giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng chúng có cùng một tổ tiên chung. Dựa vào cấu trúc tế bào, hãy chứng minh điều đó. b. Giải thích cơ chế dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở sinh vật. c. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn. Hãy xác định số loại hợp tử tối đa được tạo ra chứa 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “ông nội” và 3 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ “bà ngoại”? Tỉ lệ phần trăm các loại hợp tử này? Câu 2 (2 điểm): Sinh học vi sinh vật a. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể đa bào như thế nào? b. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao. Câu 3 (2 điểm): Sinh học cơ thể động vật Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau: Thứ tự Điều kiện thí nghiệm Enzim Cơ chất thí nghiệm Nhiệt độ (oC) pH 1 Amilaza Tinh bột 37 7-8 2 Amilaza Tinh bột 97 7-8 3 pepsin Lòng trắng trứng 30 2-3 4 pepsin Dầu ăn 37 2-3 5 pepsin Lòng trắng trứng 40 2-3 6 Pepsinogen Lòng trắng trứng 37 12-13 7 Lipaza Dầu ăn 37 7-8 8 Lipaza Lòng trắng trứng 37 2-3 a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm. b. Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm1 và 2 - Thí nghiệm 3 và 5 - Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7 - Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8 Câu 4 (2 điểm): Sinh học cơ thể thực vật.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trong tế bào thực vật có hai quá trình chuyển hoá vật chất kèm theo chuyển hoá năng lượng, tuy trái ngược nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau. a. Mỗi quá trình được gọi với 2 tên gọi khác nhau. Hãy viết lại các tên gọi đó. b. Ghép các ý sau đây vào từng quá trình trên sao cho phù hợp 1 – cần oxi phân tử 5 – là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử 2 – sử dụng nước 6 – xảy ra ở matrix 3 – tạo ra ATP và NADH 7 – có enzim ATP synthetaza 4 – cần RiDP 8 – có sản phẩm trung gian là AlPG. Câu 5 (6 điểm): Di truyền học a. Khi tổng hợp nhân tạo đoạn pôlipettit gồm 5 axit amin từ các loại axit amin tự nhiên (trừ axit amin mở đầu). Có tối đa bao nhiêu loại đoạn pôlipettit được tổng hợp? b. Một quần thể ngẫu phối, xét 4 gen không alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau: gen thứ nhất có 4 alen, gen thứ hai và ba có 3 alen, gen thứ tư có 2 alen. Hãy dự đoán quần thể có tối đa: bao nhiêu kiểu tổ hợp giao tử? bao nhiêu loại kiểu gen? c. Ở một loài cây, gen A: thân cao trội hoàn toàn so với gen a: thân thấp, gen B: lá nguyên trội hoàn toàn so với gen b: lá chẻ, gen D: hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen d: hoa trắng. 3 cặp gen nằn trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Trong phép lai phân tích cây dị hợp cả về 3 cặp gen thu được kết quả : 148 cây thân cao, lá nguyên, hoa đỏ ; 67 cây thân cao, lá nguyên, hoa trắng ; 63 cây thân thấp, lá chẻ, hoa đỏ ; 6 cây thân cao, lá chẻ, hoa đỏ ; 142 cây thân thấp, lá chẻ, hoa trắng ; 4 cây thân thấp, lá nguyên, hoa trắng ; 34 cây thân cao, lá chẻ, hoa trắng ; 36 cây thân thấp, lá nguyên, hoa đỏ. Hãy xác định khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể và hệ số trùng hợp. Câu 6 (2 điểm): Tiến hoá Các bằng chứng địa lí sinh vật học, phôi sinh học, sinh học tế bào và sinh học phân tử đã giúp cho các nhà khoa học nhận biết điều gì liên quan đến sự tiến hoá của sinh vật trên Trái đất? Câu 7 (2 điểm): Sinh thái học Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài côn trùng ở Nước ta, Các nhà khoa học đã thu được bảng số liệu sau: Nhiệt độ Thời gian phát triển (ngày) (độ C) Loài A Loài B Loài C 15 31.4 30.65 20 14.7 14.65 16.0 25 9.6 9.63 10.28 30 7.1 7.17 7.58 35 chết chết Chết a. Từ bảng số liệu trên, ta rút ra được những nhận xét gì? b. Nếu nhiệt độ trung bình mùa đông ở miền Bắc Nước ta từ 10 – 150C thì 3 loài nói trên có hiện tượng đình dục hay không? Vì sao? ---Hết---.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×