Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.45 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA HỌC KỲ I : 2009 – 2010 Môn: Ngữ Văn lớp 7 Thời gian: 90 phút Đề lẻ. (Không kể thời gian phát đề.). I. Đề ra: Câu 1: (2.5 điểm) So sánh sự khác nhau của cụm từ " ta với ta"trong hai bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nha (Nguyễn Khuyến) Câu 2: (7.5 điểm) Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” (Xuân Thủy dịch, trong thơ Hồ Chủ tịch NXB Văn học, Hà Nội, 1967). II/ Đáp án và biểu điểm Câu 1: (2,5 điểm) Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong hai bài thơ: - Trong bài Qua đèo Ngang: (1.25 điểm) + Hai đại từ ''ta'' dùng ở ngôi thứ nhất (chỉ tác giả).(0.25 điểm) + Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình.(0.5 điểm) + Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la.(0.5 điểm) - Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà: (1.25 điểm) + Đại từ "ta'' thứ nhất dùng với ngôi thứ nhất (chỉ tác giả), "ta'' thứ hai dùng với ngôi thứ hai (chỉ bạn của tác giả) (0.25 điểm) + Chỉ tác giả với người bạn. (0.5 điểm) + Sự chan, hòa chia sẻ ấm áp của tình bạn bè thắm thiết.(0.5 điểm) Câu 2: (7.5 điểm) 1. Yêu cầu : - Học sinh xác định đúng kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ để phát biểu cảm nghĩ - Nắm được ý nghĩa, chủ đề bài thơ. - Trình bày rõ ràng đầy đủ các mục bài làm. - Tình cảm chân thật, văn phong sáng sủa. 2. Biểu điểm :.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> a. Mở bài : (1.0 điểm) - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.(0.5 điểm) - Nêu tình cảm khái quát về bài thơ. (0.5 điểm) b. Thân bài : (4.0 điểm) - Phân tích vẻ đêm trăng xuân, không gian mùa xuân rộng lớn đầy sức xuân (trăng xuân, sông xuân, nước xuân, bầu trời xuân). Vẻ đẹp thanh tịnh, lộng lẫy trong đêm khuya.(1.0 điểm) - Không gian đó Bác và các chiến sĩ bàn bạc việc nước, một sự lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của cách mạng Việt Nam. (1.5 điểm) - Kết hình ảnh trăng ngân đầy thuyền đẹp lãng mạn. Sự tự tin của người chiến sĩ, hoà hợp trong tâm hồn của người thi sĩ. (1.5 điểm) c. Kết bài : (1.5 điểm) - Khẳng đình tình cảm của mình, yêu thiên nhiên yêu Bác. (0.75 điểm) - Khái quát lên chủ đề bài thơ. (0.75 điểm) * Chữ viết đẹp, văn phong rõ ràng, trình bày sạch sẽ.( 1,0 điểm). Ký duyệt của tổ chuyên môn.. Người ra đề. Hoàng Thế Hiến. Ký duyệt của Hiệu trưởng. KIỂM TRA HỌC KỲ I: 2009 – 2010.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Môn: Ngữ Văn lớp 7 Đề chẵn. Thời gian: 90 phút. (Không kể thời gian phát đề.). I. Đề ra: Câu 1: (2.5 điểm) Thế nào là phép điệp ngữ? Điệp ngữ có những dạng nào? Với mỗi dạng điệp ngữ cho một ví dụ? Câu 2: (7.5 điểm) Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” (Xuân Thủy dịch, trong thơ Hồ Chủ tịch NXB Văn học, Hà Nội, 1967). II/ Đáp án và biểu điểm Câu 1: (2,5 điểm) - Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. (1.0 điểm) - Có 3 dạng điệp ngữ cơ bản: (1.5 điểm) + Điệp ngữ cách quãng: (0.5 điểm) * VD: ...Nghe xao động nắng trưa, Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) + Điệp ngữ nối tiếp: (0.5 điểm) * VD: Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt. (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ) + Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng) (0.5 điểm) * VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngan dâu Ngan dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn) Câu 2: (7.5 điểm).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. Yêu cầu : - Học sinh xác định đúng kiểu bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học - Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ để phát biểu cảm nghĩ - Nắm được ý nghĩa, chủ đề bài thơ. - Trình bày rõ ràng đầy đủ các mục bài làm. - Tình cảm chân thật, văn phong sáng sủa. 2. Biểu điểm : a. Mở bài : (1.0 điểm) - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ.(0.5 điểm) - Nêu tình cảm khái quát về bài thơ. (0.5 điểm) b. Thân bài : (4.0 điểm) - Phân tích vẻ đêm trăng xuân, không gian mùa xuân rộng lớn đầy sức xuân (trăng xuân, sông xuân, nước xuân, bầu trời xuân). Vẻ đẹp thanh tịnh, lộng lẫy trong đêm khuya.(1.0 điểm) - Không gian đó Bác và các chiến sĩ bàn bạc việc nước, một sự lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của cách mạng Việt Nam. (1.5 điểm) - Kết hình ảnh trăng ngân đầy thuyền đẹp lãng mạn. Sự tự tin của người chiến sĩ, hoà hợp trong tâm hồn của người thi sĩ. (1.5 điểm) c. Kết bài : (1.5 điểm) - Khẳng đình tình cảm của mình, yêu thiên nhiên yêu Bác. (0.75 điểm) - Khái quát lên chủ đề bài thơ. (0.75 điểm) * Chữ viết đẹp, văn phong rõ ràng, trình bày sạch sẽ.( 1,0 điểm). Ký duyệt của tổ chuyên môn.. Người ra đề. Hoàng Thế Hiến Ký duyệt của Hiệu trưởng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>