Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tự ý truyền dịch coi chừng thiệt thân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.47 KB, 6 trang )

Tự ý truyền dịch coi chừng thiệt thân

Cứ thấy mệt mỏi, nhiều người lại đi truyền "nước
biển", song theo các bác sĩ, nếu không có chỉ
định hoặc thực hiện ở nơi không trang bị đủ điều
kiện chống sốc, việc truyền dịch có thể gây nguy
hiểm, ảnh hưởng tính mạng.

Sốc phản vệ khi truyền dịch là khả năng có thể xảy ra và khó lường trước
hậu quả, vì thế không nên tự ý truyền dịch. Ảnh: Corbis.com.
Quần quật với công việc buôn bán, mỗi lần thấy trong
người mệt mỏi, hoặc đau đầu, ăn không ngon là chị
Hà - một chủ hiệu tạp hóa ở chợ Phạm Thế Hiển,
quận 8, lại đi đến hiệu thuốc để được truyền dịch.

"Tác dụng đến bao nhiêu không biết, nhưng tôi thích
cảm giác mát lạnh khi truyền dịch. Hầu như tháng
nào tôi cũng đến nhà thuốc để vào ít nhất 4 chai
glucoza", chị Hà nói.

Cùng sở thích như chị Hà, ông Định (61 tuổi) nhà ở
quận Phú Nhuận nhờ hẳn một y tá đến truyền dịch tại
nhà. Theo cô con gái của ông Định, thay vì cố ăn
uống các loại thức ăn con cái mua cho, ông lại chỉ
trông chờ được vào "nước biển".

Anh Hải Nguyên, một dược sĩ phụ trách đại lý thuốc
tây trên đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, cùng một
số chủ phòng khám tư nhân cho biết, hiện tượng
người không bệnh tật gì đến đề nghị được truyền dịch
là phổ biến.



"Nhiều người chỉ bị đau đầu nhưng cứ nằng nặc đòi
vô nước biển. Chúng tôi khuyên không nên thì bị
phản ứng bằng cách bỏ đi nơi khác", anh Nguyên nói.

Một bác sĩ khoa khám Bệnh viện Nhân dân Gia Định
cho biết, sốc phản vệ khi truyền dịch là khả năng có
thể xảy ra và khó tiên lượng trước, do cơ thể là một
khối thống nhất hoàn hảo, việc tiêm truyền không phù
hợp sẽ gây các rối loạn.

"Trên thực tế, không ít trường hợp bị sốc khiến cơ thể
lạnh toát hoặc tím tái ngay sau khi truyền được vài
phút. Nặng hơn bệnh nhân có thể tử vong như
trường hợp vừa xảy ra tại Hóc Môn", một bác sĩ khác
đang công tác tại Bệnh viện Nguyễn Trãi cho hay.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Chánh thanh tra Sở Y tế TP
HCM cũng cho rằng, tỷ lệ người bị sốc do truyền dịch
không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. "Điều này rất dễ
lý giải bởi dịch truyền dù là đường glucoza thì cũng
thành chất lạ đối với cơ thể", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, ngoài việc người dân sính
truyền dịch, thì các hiệu thuốc, phòng khám chính là
nguyên nhân khiến tình trạng "vô nước biển" trở nên
tràn lan.

"Vì lợi nhuận, khi người bệnh muốn được vào nước,
thay vì tư vấn hoặc từ chối, hầu hết các hiệu thuốc,

phòng khám lại sẵn sàng phục vụ, thậm chí thấy
người bệnh thiếu hiểu biết, nhiều nơi còn gợi ý truyền
dịch bất chấp thăm khám", ông Hùng nói.

Việc truyền dịch theo bác sĩ Hùng, chỉ an toàn khi có
chỉ định của bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân
đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại
dịch truyền gì. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có đủ
các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người
truyền dịch cũng phải có trình độ chuyên môn.

"Cụ thể trong vụ sốc truyền dịch gây tử vong ở Hóc
Môn, người truyền dịch cho nạn nhân chỉ là một y sĩ y
học cổ truyền với công việc chính chẩn bệnh, kê toa,
bốc thuốc. Nơi truyền dịch là một chiếc giường nằm
chứ không có các phương án xử lý nếu có xảy ra
sốc", ông Hùng nói.

Nói về tác dụng của truyền dịch, hầu hết bác sĩ đều
khẳng định, loại dịch truyền glucoza phổ biến chỉ
cung cấp chất dinh dưỡng trong trường hợp suy kiệt,
ăn uống kém chứ không có khả năng chữa bệnh.
Lạm dụng truyền dịch, ngoài nguy cơ sốc phản vệ,
còn lãng phí tiền bạc và thời gian.

Hiện dung dịch glucoza do nhiều hãng sản xuất. Các
loại thường thấy là glucoza 5%, tức cứ 100 ml nước
chứa 5 g đường, 10%, 20% và 30%. Với chai glucoza
5%, người được truyền sẽ chỉ được cung cấp năng
lượng tương đương với việc ăn một bát cơm.


Ngoài glucoza, còn có các loại dịch khác chứa đạm,
béo và vitamin, tuy nhiên cũng chỉ được xem như
chất dinh dưỡng dùng truyền cho những người không
có khả năng ăn uống. Nhóm khác chứa các chất điện

×