Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu ý khi chăm sóc răng cho bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.48 KB, 5 trang )

Lưu ý khi chăm sóc răng cho bé

Muốn chất lượng răng của bé tốt, ngay từ khi mang thai, các bà mẹ phải có chế
độ ăn uống đủ chất.
Trong suốt cả cuộc đời chúng ta có 2 loại răng: răng sữa và răng vĩnh
viễn.Răng có chất lượng tốt phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng của các
bà mẹ trong khi mang thai và cách chăm sóc răng trong thời kỳ răng sữa.
Chăm sóc từ trong... bụng mẹ
Bất luận là răng sữa hay răng vĩnh viễn, trong quá trình phát triển của răng
đều không thể thiếu những nguyên tố: Ca và P (có nhiều trong sữa, thịt cá và hải
sản); Vitamin D (có nhiều trong cá, trứng và nấm hương); Vitamin C (có nhiều
trong các loại rau xanh, hoa quả và thịt); Vitamin B (có nhiều trong chanh, ngũ
cốc và khoai); Vitamin A (có nhiều trong cà rốt, ớt cay xanh).
Vì vậy những bà mẹ đang trong thời kỳ thai nghén và cho con bú, và cả
những em bé đang trong thời kỳ mọc răng, đều nên ăn những thức ăn có nhiều
hàm lượng chất phong phú nói trên để đảm bảo giúp cho răng của trẻ mạnh khoẻ,
phát triển.
Với răng sữa của trẻ, thường tồn tại trong 6-10 năm. Trong khoảng thời
gian này cũng là giai đoạn đỉnh điểm để răng phát triển.
Nếu răng phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp, tiêu hoá chất
dinh dưỡng, gây trở ngại cho sựphát triển của trẻ.
Ngoài ra, răng phát triển như thế nào còn ảnh hưởng đến dung mạo và phát
âm của trẻ.
Vì vậy bạn cần phải chú ý giữ vệ sinh răng hàng ngày cho trẻ. Bạn nên chú
ý những bước sau:
Duy trì khoang miệng sạch sẽ
Trẻ em còn bé, mặc dù không dùng bàn chải đánh răng, nhưng mỗi lần sau
khi ăn hoặc trước khi đi ngủ nên cho trẻ uống một ít nước lọc để có tác dụng làm
sạch những thức ăn còn lưu lại trong khoang miệng.
Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn nên cho trẻ ăn những bữa phụ, dung nạp đầy đủ dinh dưỡng để đảm


bảo cho hình dáng, cấu tạo của răng phát triển và nâng cao sức đề kháng của răng.
Những thức ănnhư thịt, trứng, sữa, cá có lượng Ca và P phong phú sẽ thúc
đẩy cho răng phát triển, giảm bớt được khả năng nhiễm bệnh ở răng.
Bạn nên cho trẻ sưởi nắng, kịp thời bổ sung Vitamin D để giúp cho canxi
hấp thụ trong cơ thể.
Nếu thiếu vitamin C sẽ ảnh hưởng đến “sức khoẻ” của các bộ phận xung
quanh răng. Do vậy, bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả.
Hình thành tư thế uống sữa đúng
Khi cho trẻuống sữa, do tư thế uống sữa của trẻ em không đúng hoặc vị trí
bình sữa không thích hợp sẽ hình thành nên răng khấp khểnh.
Trẻ thường xuyên ngậm bình sữa không chứa sữa sẽ làm cho hàm ếch trên
khoang miệng nhô lên, làm cho những chiếc răng mọc sau chen lên phía trước.
Như thế, không những ảnh hưởng đến dung nhan của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự
phát triển của hệ thống nhai.
Vì vậy, khi cho trẻ uống sữa cần phải cho trẻ nằm ngửa, bình sữa vuông
góc 90 độ so với miệng của bé.
Tập thể dục cho răng
Trẻ em mới mọc răng rất thích cắn, thích gặm những đồ vật cứng. Đấy là
do khi răng mọc lên chèn ép xung quanh, khiến trẻ thấy bị đau, ngứa ở lợi. Trẻ
phải “gặm nhấm” vật cứng để dễ chịu hơn.
Vì vậy, các ông bố bà mẹ hãy thường xuyên cho trẻ ăn những đồ ăn cứng
như bánh quy, bánh mỳ nướng, táo, cà rốt để luyện tập cơ nhai, giúp cho răng và
xương hàm phát triển mạnh khoẻ.
Nếu ăn những thức ăn quá mềm, hàm nhai không được luyện tập, xương
hàm không thể phát huy hết khả năng nhưng răng thì vẫn cứ mọc lên. Như thế, trẻ
sẽ dễ bị mọc răng lộn xộn, cái trước cái sau không đồng đều hoặc răng biến dạng.
Phòng chống răng đổi màu
Thông thường răng trẻ mới mọc có màu trắng, nhưng một thời gian sau thì
răng chuyển thành màu vàng.
Nguyên nhân có thể là do Tetracycline. Mức độ răng vàng có liên quan trực

tiếp đến thời gian và lượng thuốc mà trẻ uống. Vì vậy, phụ nữ có thai và trẻ em
dưới 8 tuổi đều nghiêm cấm dùng các loại thuốc Tetracycline.
Một nguyên nhân nữa có thể là do chứng răng Fluor. Răng đổi màu là do
uống nước có chứa hàm lượng Flour quá cao làm tổn thương đến lớp men cứng
bên ngoài của răng, làm cho bề mặt răng chuyển thành màu trắng đục hoặc có
những chấm chàm vàng. Nghiêm trọng thì cả hàm đều bị.
Vì vậy, cần tránh không cho trẻ dùng kem đánh răng có chứa Flour và hạn
chế uống nước có chứa nhiều Flour.

×