Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Thành ngữ tiếng anh và thành ngữ tiếng việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.3 MB, 219 trang )



Mục lục
DẪN NHẬP ............................................................................................................................. 1 
Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 
Lịch sử vấn đề..................................................................................................................... 2 
Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 5 
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 6 
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu ........................................................................ 6 
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 7 
Ý nghĩa khoa học của nội dung nghiên cứu..................................................................... 8 
Về mặt lí luận .................................................................................................................. 8 
Về mặt thực tiễn .............................................................................................................. 9 
Bố cục của luận án ...........................................................................................................10 
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .....................................................................12 
1.1. Thành ngữ, nhận diện và phân loại.........................................................................12 
1.2. Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ ...................................................14 
1.3. Các quá trình tri nhận cơ bản trong bộ não người ...............................................18 
1.4. Hoạt động tổ chức và phân loại tri thức trong bộ não người ...............................20 
1.4.1. Hoạt động ý niệm hóa ........................................................................................20 
1.4.2. Dữ liệu cảm nhận vận động và các cấu trúc tiền ý Diệm .................................21 
1.4.3. Mơ hình tri nhận lí tưởng hóa ..........................................................................23 
1.5. Miền ý niệm ...............................................................................................................25 
1.6. Vai trị của miền ý niệm trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm ......................................28 
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ Ý NIỆM VÀ HOÁN DỤ Ý NIỆM .................................................34 
2.1. Cấu trúc ẩn dụ ý niệm ..............................................................................................34 
2.1.1. Ẩn dụ ý niệm cấu trúc ........................................................................................39 
2.1.2. Ẩn dụ ý niệm định hướng ..................................................................................40 
2.1.3. Ẩn dụ ý niệm bản thể ..........................................................................................41 
2.1.4. Ẩn dụ ý niệm ống dẫn.........................................................................................43 
2.2. Cấu trúc hoán dụ ý niệm ..........................................................................................44 


2.2.1. Hoán dụ ý niệm tuyến tính .................................................................................44 
2.2.2. Hốn dụ ý niệm tiếp hợp ....................................................................................45 
2.2.3. Hốn dụ ý niệm bao gộp.....................................................................................47 
2.3. Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm: hai chiến lược tri nhận khác nhau .................50 
2.3.1. Ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trên cấu trúc hai trục của ngôn ngữ ...........50 
3


2.3.2. Quan hệ tương đồng và quan hệ tương cận .....................................................51 
2.3.3 Hiện tượng chiếu xạ miền ý niệm và làm nổi miền ý niệm .............................54 
2.4. Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người từ góc nhìn ẩn dụ ý niệm và
hốn dụ ý niệm .................................................................................................................57 
2.4.1. Tính tổ hợp qua lăng kính tri nhận ...................................................................58 
2.4.2. Vai trị của ẩn dụ ý niệm ....................................................................................59 
2.4.3. Vai trị của hốn dụ ý niệm ................................................................................63 
CHƯƠNG 3: ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI...............................................................65 
3.1. Bộ phận cơ thể người được xem là vật chứa đựng ................................................65 
3.1.1. Yếu tố ĐẦU .........................................................................................................65 
3.1.2. Yếu tố MẮT .........................................................................................................67 
3.1.3. Yếu tố TRÁI TIM ................................................................................................69 
3.2. Bộ phận cơ thể người với quyền lực và sự kính trọng...........................................70 
3.2.1. Nắm cái gì đó trơng tay là có quyền kiểm sốt ..................................................70 
3.2.2. Khn mặt là danh dự của con người ...............................................................72 
3.2.3. Giương mũi lên là thể hiện niềm tự hào ...........................................................75 
3.3. Bộ phận cơ thể người và tính cách con người ........................................................76 
3.3.1. Đôi tay sach hay bẩn là biểu hiện của tính cách ..............................................76 
3.3.2.Tính cách là chất liệu ..........................................................................................77 
3.3.3. Tính cách là hình dạng đơi mắt .........................................................................79 
3.4. Các loại ẩn dụ ý niệm khác ......................................................................................80 

3.4.1. Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố đầu ..................................................................80 
3.4.2. Thị giác cũng là xúc giác ...................................................................................81 
3.4.3. Thị giác là nguồn gốc của nhận thức................................................................83 
3.4.4. Các loại ẩn dụ ý niệm về yếu tố mặt ..................................................................85 
3.4.5. Bắt tay nhau biểu hiện cho sự hợp tác ..............................................................86 
CHƯƠNG 4: HOÁN DỤ Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
VIỆT CÓ YẾU TỐ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI ....................................................88 
4.1. Bộ phận cơ thể biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách ........................88 
4. 1.1. Hoán dụ ý niệm về cái đầu ................................................................................88 
4. 1. 2. Hốn dụ ý niệm về đơi mắt...............................................................................90 
4. 1 .3. Hốn dụ ý niệm về khn mặt .........................................................................92 
4.1.4. Hốn dụ ý niệm về cái mũi .................................................................................94 
4.1.5. Hoán dụ ý niệm về đôi tay ..................................................................................95 
4


4.2. Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kỹ năng .......................................................98 
4.2.1. Mắt biểu trưng cho kĩ năng ...............................................................................98 
4.2.2. Cái mũi biểu trưng cho kĩ năng .........................................................................99 
4.2.3. Bàn tay biểu trưng cho kĩ năng .......................................................................100 
4.2.4. Tai biểu trưng cho kĩ năng...............................................................................103 
4.3. Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự nhận thức ............................................103 
4.3.1. Mắt biểu trung cho sự nhận thức ....................................................................103 
4.3.2. Cái mũi biểu trưng cho sự tò mọc, tọc mạch ..................................................106 
4.3.3. Đôi tai biểu trưng cho sự nhận thức ...............................................................107 
4.4. Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm.................................109 
4.4.1. Cái đầu biểu trưng cho tình cảm, thái độ........................................................109 
4.4.2. Khuôn mặt biểu trưng cho tâm trạng con người ............................................110 
4.4.3. Mắt biểu trưng cho tình cảm ...........................................................................112 
4.5. Các loại hoán dụ ý niệm khác ................................................................................116 

4.5.1. Cái đầu biểu trưng cho sự thông minh ...........................................................116 
4.5.2 Cái đầu biểu trưng cho sự sống ........................................................................119 
4.5.3. Cái đầu biểu trưng cho trật tự trên dưới .........................................................121 
4.5.4. Tay biểu trưng cho hoạt độngcủa con người ..................................................122 
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH NGŨ DƯỚI GÓC
ĐỘ TRI NHẬN VÀO VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH............................................124 
5.1. Tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong dạy tiếng ......................124 
5.2. Một số ứng dụng trong giảng dạy thành ngữ .......................................................126 
5.2.1. Hiện trạng .........................................................................................................126 
5.2.2. Giải pháp ..........................................................................................................128 
5.3. Ẩn dụ ý niệm và việc giảng dạy đọc hiểu ..............................................................133 
5.4. Một vài giải pháp giảng dạy ngữ pháp theo hướng tri nhận .............................136 
KẾT LUẬN .........................................................................................................................145 
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...............................................147 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .................................................................148 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................150 

5


DẪN NHẬP
Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong bất kì ngơn ngữ của dân tộc nào trên thế giới.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành ngữ được xem là một trong những chìa khóa để đi vào
kho tàng ngơn ngữ và văn hóa của một cộng đồng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các
cơng trình nghiên cứu thành ngữ ln thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học và chiếm
số lượng đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình nghiên cứu thành ngữ đến nay chủ yếu
tập trung vào việc tìm hiểu cấu trúc hay khía cạnh văn hóa của thành ngữ. Số lượng các cơng
trình nghiên cứu thành ngữ theo hướng tri nhận vẫn cịn ít, đặc biệt là lớp thành ngữ có chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các q trình ý niệm

hóa thế giới khách quan trong tư duy của con người, ngôn ngữ học tri nhận đang hé mở nhiều
phát hiện thú vị về ngôn ngữ và tư duy. Chính vì vậy, việc khảo sát thành ngữ dưới góc độ
ngơn ngữ học tri nhận hứa hẹn đem lại những phát hiện mới và giải quyết thêm những vấn đề
cịn tồn tại trong các cơng trình nghiên cứu thành ngữ trước đây.
Ở Việt Nam, từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay phong trào học tập
tiếng Anh và nhu cầu dịch thuật các tài liệu, ấn phẩm văn hóa tiếng Anh phát triển rất mạnh
mẽ. Để có thể học tập, giảng dạy và dịch thuật bất kì một ngơn ngữ nào một cách hiệu quả thì
ngồi yếu tố ngơn ngữ chúng ta cũng cần phải quan tâm đến yếu tố văn hoá và tư duy. Hơn
nữa, việc giảng dạy và dịch thuật thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt luôn là công việc khó
khăn mà rào cản lớn nhất trong việc hiểu đúng và trọn vẹn chúng là nghĩa ẩn dụ. Các lí thuyết
ngơn ngữ học và phương pháp giảng dạy ngơn ngữ truyền thống vẫn còn để ngỏ một số câu
hỏi về việc học tập và giảng dạy ngoại ngữ Chẳng hạn như việc người bản xứ dùng lẫn lộn
các thì tiếng Anh khi giao tiếp, việc phân tích nghĩa của giới từ tiếng Anh sao cho Rõ ràng,
việc giảng dạy nghĩa của những tổ hợp từ đa nghĩa v.v... Các vấn đề tồn tại này phần lớn gắn
liền với hoạt động tri nhận và quá trình tư duy của con người. Chính vì vậy, câu trả lời thỏa
đáng cho những vấn đề trên khơng nằm ngồi các vấn đề nghiên cứu của ngôn ngữ học tri
nhận. Các nhà giáo học pháp trong giới giảng dạy tiếng Anh gần đây đã nhận ra tiềm năng to
lớn của ngôn ngữ học tri nhận trong việc giải quyết những khó khăn khi dạy học ngôn ngữ
cho học viên. Điều này thể hiện qua việc các sách chuyên khảo và bài báo khoa học về việc
1


ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy tiếng Anh trên thế giới xuất hiện ngày
càng nhiều. Như vậy, một cơng trình đối chiếu thành ngữ tiếng Anh với thành ngữ tiếng việt
theo góc độ ngơn ngữ học tri nhận sẽ có giá trị đối với cơng tác giảng dạy cũng như dịch thuật
tiếng Anh ở Việt Nam.
Dù mới xuất hiện hơn hai mươi năm nay nhưng những lí luận của ngơn ngữ học tri nhận đã
làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề ngôn ngữ học đặc biệt là trong lĩnh vực thành ngữ học. Ngoài
ra, do nhu cầu học tập và giao lưu văn hóa với khối các nước có nói tiếng Anh đang phát
triển mạnh ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học so sánh đối chiếu đang thu hút sự quan tâm ngày

càng nhiều trong giới nghiên cứu. Việc bắt buộc giảng dạy bộ môn ngôn ngữ học so sánh đối
chiếu cho tất cả sinh viên chuyên ngữ ở các trường đại học từ năm 2007 cho thấy vai trò quan
trọng của ngành học này trong tình hình mới. Bên cạnh đó. bộ mơn ngơn ngữ học tri nhận
cũng đang được đưa vào giảng dạy cho sinh viên ngữ văn của các trường đại học. Tuy nhiên,
các tài liệu phục vụ việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận bằng tiếng việt hiện nay còn rất
thiếu. Giáo trình phục vụ việc nghiên cứu ngơn ngữ học tri nhận của sinh viên Việt Nam chủ
yếu vẫn chỉ có nguồn từ tiếng Anh hoặc tài liệu dịch. Đến giữa năm 2008, ở Việt Nam mới
chỉ có hai quyển sách bàn về ngôn ngữ học tri nhận là "Ngơn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết
đại cương đến thực tiễn tiếng việt" của tác giả Lý Toàn Thắng (2005) [70] và "Ngôn ngữ học
tri nhận: ghi chép và suy ngẫm" của tác giả Trần Văn Cơ (2007) [7]. Như vậy, về mặt khoa
học, luận án khơng chỉ đóng góp vào vốn hiểu biết về thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt mà
còn làm phong phú thêm kho tàng lí luận ngơn ngữ học so sánh đối chiếu nói chung và bổ
sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu ngơn ngữ học tri nhận nói riêng.
Lịch sử vấn đề
Do có vị trí quan trọng trong kho tàng ngơn ngữ của các dân tộc, thành ngữ đã thu hút sự quan
tâm và chú ý rất lớn của các nhà nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực ngôn ngữ học mà còn
ở các lĩnh vực khác như văn học, dân tộc học. văn hóa dân gianv.v... Số lượng các ấn phẩm
về thành ngữ trên thế giới cũng như ở Việt Nam là rất lớn. Theo Cowie (1998) [98], thành
ngữ học đã được giới nghiên cứu của Liên Xô và Đông Âu khám phá mạnh mẽ từ thập niên
50 của thế kỉ trước. Trong hơn ba mươi năm trở lạiđây, thành ngữ học đã trở thành lĩnh vực
thu hút rất nhiều sự chú ý của giới học giả không chỉ ở Tây Âu mà cả ở Hoa Kỳ. Điều này thể
hiện qua việc nhiều hội thảo quốc tế về thành ngữ đã đuợc tổ chức. Bên cạnh đó, các dự án

2


nghiên cứu thành ngữ trên qui mô lớn trong cả lĩnh vực ngơn ngữ học lí thuyết và ngơn ngữ
học ứng dụng đã được triển khai.
Sự quan tâm của giới nghiên cứu phương tấy đối với thành ngữ xuất phát từ những thay đổi
trong quan điểm đối với vai trò của thành ngữ trong việc giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật.

Nếu trước đây. theo trường phái tạo sinh, người ta xem ngơn ngữ là một hệ thống có thể giải
thích được dựa trên một hệ thống các qui tắc mang tính phổ qt thì hiện nay ngày càng có
nhiều bằng chứng cho thấy việc thông thạo một ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
sử dụng thành thục các tổ hợp từ cố định gọi là "prefabricated uníts" hay -prerabs" (Bolinger
1976 [93]; Pavvley 1985 [162]). Mối quan tâm đối với thành ngữ không chỉ thể hiện ở số
lượng các cơng trình khoa học về thành ngữ mà cịn ở số lượng từ điển thành ngữ chuyên
dụng được phát hành như "Longman Diclionary of English Idioms" (Long, 1979 [147]),
"English Idioms and How to Use them" (Me MoI’die. 1978 [153]). "Selected English
Collocations"

(KozIowska & Dzierzanowska, 1982 [130]), "Le

Dictionnaire de collocations" (Hausmann. 1979 [205]), "Collocations dans une base de
données terminologique et lexicale" (Heid & Preibott, 1991 [206]) v.v...
Số lượng cơng trình nghiên cứu về thành ngữ hiện nay rất lớn nhưng phần lớn các cơng
trình này đều khảo sát thành ngữ dưới góc độ ngơn ngữ học cấu trúc với quan điểm chung coi
thành ngữ là những tổ hợp bền vững về cấu trúc, ổn định về ngữ nghĩa và nghĩa của thành
ngữ tốt ra từ tồn khối. Nói một cách khác là nghĩa của thành ngữ khó có thể suy ra được từ
các đơn vị cấu thành. Tuy nhiên ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nghĩa của các đơn
vị cấu thành có đóng góp một cách hệ thống vào nghĩa của thành ngữ. Chẳng hạn như trong
trường hợp của thành ngữ "take the bull by the horn" (giải quyết vấn đề tận gốc) người ta có
thể phần nào suy được nghĩa của thành ngữ từ các đơn vị như "bull và "horn". Nếu đưa thành
ngữ tiếng Pháp "le ceour du pays" cho một người Việt Nam không hề biết tiếng Pháp và giải
thích nghĩa "coeur" là "tìm" và "pays" là '"đất nước" thì gần như ai cũng suy được nghĩa của
thành ngữ này là "trung tâm của đất nước". Điều đó cho thấy là trong tư duy có một hoạt động
giải mã mà trong chừng mực nào đó có thể nói là giống nhau giữa các dân tộc; nó giúp chúng
ta thực hiện được việc suy nghĩa trên. Ngôn ngữ học tri nhận ra đời chủ yếu là để khám phá
hoạt động tư duy ấy. Một loat các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận nổi tiếng như George
Lakoff, Mark Johnson và Raymond Gibbs đã đánh giá lại quan điểm truyền thống về bản chất
của ngữ nghĩa, vai trị của ẩn dụ cũng như hốn dụ, vấn đề phạm trù hóa ngơn ngữ và các mối

3


quan hệ giữa cấu trúc với ngữ nghĩa. Từ những cơng trình nghiên cứu này một bộ khung lí
thuyết phong phú về cách thức con người cảm nhận, ý niệm hóa và phạm trù hóa thế giới đã
được xây dựng. Trong một chuyên khảo mang tên "Thành ngữ: Một cách nhìn từ góc độ ngơn
ngữ học tri nhận", Kovecses và Szabo (1996) [ 129] đã so sánh cách nhìn thành ngữ từ quan
điểm truyền thống và quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Theo các tác giả này, quan điểm
truyền thống cho rằng thành ngữ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt không liên quan đến hệ
thống ý niệm của con người và nghĩa của thành ngữ không thể suy ra được từ các đơn vị cấu
thành.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ngơn ngữ học tri nhận thì hầu hết thành ngữ là sản phẩm của
hệ thống ý niệm. Thành ngữ không chỉ đơn thuần là vấn đề của ngơn ngữ mà cịn là vấn đề
của tư duy. Nghĩa của thành ngữ có mối liên hệ với các đơn vị cấu thành và có nguồn gốc từ
q trình ý niệm hóa thế giới của con người. Cùng quan điểm với Kovecses và Szabo, Lakoff
(1987) [135] cho rằng trong bộ não của mỗi người chúng ta đều có một tập hợp lớn các hình
ảnh qui ước về thế giới xung quanh. Các hình ảnh này cũng phụ thuộc vào mơi trường văn
hóa - xã hội mà mỗi cá nhân là thành vìên. Những hình ảnh qui ước này là nền tảng cho hoạt
động ý niệm hóa và tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
Như vậy, theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, nghĩa của thành ngữ có mối liên
hệ với các đơn vị cấu thành và có thể suy luận được. Tuy nhiên, nghĩa ẩn dụ của thành ngữ
cũng có quan hệ chặt chẽ với q trình ý niệm hóa mang những đặc trưng của mơi trườngvăn
hóa - xã hội của một cá nhân. Do đó. khả năng suy nghĩa ở các lớp thành ngữ khác nhau tùy
thuộc vào mức độ tương đồng và dị biệt trong hoạt động ý niệm hóa giữa các nền văn mình.
Thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những lớp thành ngữ cho thấy
nhiều điểm tương đồng giữa các nền văn mình. văn hóa và ngơn ngữ. Chẳng hạn như đa số
các nền văn hóa đều tri nhận cái đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, tay phải quan
trọng hơn tay trái, đôi mắt là nơi thể hiện tình cảm, trái tim là trung tâm của sự sống v.v...
Việc nghiên cứu quá trình ý niệm hóa thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về điểm chung giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên, số lượng cơng trình

nghiên cứu về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người vẫn cịn ít so với tổng số cơng
trình nghiên cứu về thành ngữ nói chung. Rải rác trên intenet, chúng ta có thể tìm được các
bài viết hay luận văn bàn về thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người của Ning Yu
(2007) [157], Bilkova (2000) [90], Janyan và Andonova (2000) [121], Stracker (1993) [178]
4


... Các sách chuyên khảo về thành ngữ của Pemando (1997) [108], Langlotz (2006) [145],
Glucksberg (2001) [116] V.V.. cũng có đề cập đến thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể
người nhưng nhìn chung là ít phân tích mà chỉ dùng lớp thành ngữ này để minh họa cho các
luận điểm nêu ra trong sách.
Ở Việt Nam, thành ngữ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngơn ngữ.
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu thành ngữ ở Việt Nam cho đến nay vẫn chủ yếu đi theo
huớng ngôn ngữ học chức năng hoặc ngôn ngữ học cấu trúc. Đi theo hướng miêu tả cấu trúc
hình thái và đặc điểm ngữ nghĩa của một số loại thành ngữ riêng biệt như thành ngữ đối, thành
ngữ so sánh có Bùi Khắc Việt (1981), Trương Đơng San (1974), Hồng Văn Hành (1976),
Chu Bích Thu (1994), Phan Văn Quế (1995) (dẫn theo Đào Thị Dung, 2004 [20]). Theo
hướngnghiên cứu thành ngữ trong khuôn khổ phân định ranh giới với các đơn vị khác như từ
ghép, quán ngữ, tục ngữ có các cơng trình của Nguyễn Văn Tu (1960. 1968, 1976), Đỗ Hữu
Châu (1962, 1981, 1986), Nguyễn Kim Thản (1963), Cù ĐInh Tú (1973, 1982), Nguyễn Văn
Mệnh (1972, 1986), Nguyễn Thiện GÌáp (1975, 1985), Hồ Lê (1976), Trương Đơng San
(1976) (dẫn theo Hồng Ọuốc, 2003 [61]). Các cơng trình nghiên cứu thành ngữ từ góc độ tri
nhận đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng vẫn chủ yếu ở đăng các bài báo đăng
trên tap chí. Theo khảo sát của chúng tôi, đến thời điểm đầu năm 2008, ở Việt Nam vẫn chưa
có luận án hay cơng trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện hệ thống
thành ngữ chứa yếu tố bộ phận cơ thể người tiếng Anh và tiếng việt từ góc độ ngơn ngữ học
tri nhận.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khả năng suy nghĩa thành ngữ và các tổ hợp
ngữ cố định từ những đơn vị cấu thành của chúng. Do thành ngữ là một bộ phận của từ vựng

có số lượng rất lớn trong các ngôn ngữ, nên trong khuôn khổ luận án này của chúng tơi, sẽ
chỉ có những thành ngữ (của tiếng Anh và tiếng việt) có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
được tập trung nghiên cứu.
Để phục vụ việc nghiên cứu khả năng suy nghĩa của thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố
định từ những đơn vị cấu thành của chúng, chúng tôi dựa vào bộ khung lí thuyết của ngơn
ngữ học tri nhận. đặc biệt là lí thuyết về ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm. Vì vậy, vai trị của
ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo lậpnghĩa cho thành ngữ vừa là căn cứ lý luận,
lại vừa là mục tiêu nghiên cứu quan trọng của luận án.
5


Để phục vụ việc giảng dạy và học tập tiếng Anh, một mục đích khác mà luận án cũng
nhắm tới là đưa ra những đề xuất về cách thức giảng dạy và học thành ngữ cũng như các tổ
hợp ngữ cố định trong tiếng Anh một cách hiệu quả. Tại đây, chúng tôi cũng sẽ đề xuất một
số ứng dụng của bộ khung lí thuyết ngơn ngữ học tri nhận vào cơng tác giảng dạy tiếng Anh
nói riêng.
Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận án thể hiện ở những vấn đề được đặt ra qua các câu hỏi
nghiên cứu quan trọng mà chúng tơi tập trung phân tích, giải đáp là:
1. Liệu nghĩa của thành ngữ. đặc biệt là thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
của tiếng Anh và tiếng việt, có thể suy ra được từ các đơn vị cấu thành của chúng hay khơng?
Để suy nghĩa của thành ngữ được thì cần có những u cầu gì?
2.Ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm có vai trị như thế nào trong việc tạo nghĩa của thành
ngữ?
3.Thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người có những
điểm giống và khác nhau nào? Nguồn gốc của những điểm tương đồng hay dị biệt này là ở
đâu?

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu
Để đạt được mục tiêu của luận án, hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi

đặt ra là quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể hơn là ngữ nghĩa học tri nhận đối với
các tổ hợp ngữ cố định. trong đó có thành ngữ. Trong phần nghiên cứu lí luận của ngơn ngữ
học tri nhận, chúng tơi tập trung vào vấn đề ẩn dụ ý niệm và
hoán dụ ý niệm bởi vì đây là hai cơng cụ quan trọng nhất của ngôn ngữ học tri nhận
được dùng trong việc khảo sát các tổ hợp ngữ cố định, nhất là thành ngữ.
Đối tượng nghiên cứu quan trọng của luận án là lớp thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận
cơ thể người trong tiếng Anh và tiếng việt Trong khn khổ của luận án, chúng tơi tập trung
phân tích sâu vai trị các ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm trong việc tạo nghĩa cho lớp thành
ngữ này. Để đảm bảo được mục tiêu này, luận án cũng khơng khảo sát tồn bộ các ẩn dụ ý
niệm và hốn dụ ý niệm có liên quan mà tập trung khảo sát những bộ phận quan trọng, xuất
6


hiện thường xuyên trong lớp thành ngữ được khảo sát. Các thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt
có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được thống kê đầy đủ nhưng trong phần phân tích và
khảo sát chúng tôi cũng chỉ tập trung vào những phần quan trọng của lớp thành ngữ này như
thành ngữ có chứa yếu tố "đầu", "mắt", "mặt", "tay", "tìm" V.V..
Đế đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của luận án, chúng tôi tổng hợp tư liệu nghiên cứu từ
nhiều nguồn khác nhau. Thành ngữ tiếng việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được
thống kê và tổng hợp từ các nguồn sau:
- Thành ngữ tiếng việt năm 1978 của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang và Nguyễn Đăng
Châu [43].
- Từ điển thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam năm 2000 của Vũ Dung, Vũ Thủy Anh và Vũ
Quang Hào [22].
- Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam năm 2003 của Việt Chương [5], [6].
Thành ngữ tiếng Anh có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người được thống kê từ các
nguồn:
- Oxford Idioms dictionary for leamers of English (Oxford, 2004) [ 159].
- Longman American Idioms (Urbom, 2000) [186].
- A Dictionary of American Idioms (Makkai, Boatner và Gates, 2004) [151].

Ngồi các từ điển kể trên chúng tơi cũng sử dụng các từ từ điển khác và cả từ điển trực
tuyến khi cần thìết. Tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Anh và tiếng
việt mà chúng tôi thống kê được lần lượt là 722 và 914.
Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu của luận án được thực hiện bằng cách kết hợp giữa phân tích miêu tả
định tính lẫn định lượng. Qua khảo sát các từ điển thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt, chúng
tôi lập bảng kiểm đếm tất cả các thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận
cơ thể người. Cả hai danh sách này chúng tơi đều phân loại thành các nhóm thành ngữ theo
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể. Riêng đối với bảng danh sách thành ngữ tiếng Anh. Để thuận lợi
cho việc tra cứu và học tập tiếng Anh, chúng tôi đưa cả phần giải nghĩa và ví dụ cụ thể.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của luận án là xác định vai trò của Ẩn
dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc tạo ra nghĩa hàm ẩn của thành ngữ. Để thực hiện
nhiệm vụ này, chúng tơi sử dụng các thao tác phân tích ngơn ngữ học thơng thường áp dụng
cho những nhóm thành ngữ khác nhau. Đối với mỗi ẩn dụ ý niệm hay hoán dụ ý niệm được
7


đưa ra để khảo sát, chúng tơi phân tích miền ý niệm nguồn và miền ý niệm đích để chỉ ra mỗi
liên hệ giữa miền ý niệm đích với nghĩa hàm ẩn. Đối với mỗi nhóm thành ngữ cùng có nguồn
gốc từ một ẩn dụ hay hoán dụ ý niệm, chúng tơi tập trung phân tích một vài thành ngữ tiêu
biểu để làm nổi bật vai trò của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm trong việc suy nghĩa của thành
ngữ. Sau mỗi phần phân tích, chúng tơi sẽ tổng kết lại vai trò của ẩn dụ và hốn dụ ý niệm
đối với từng nhóm thành ngữ được khảo sát.
Xuyên suốt luận án, phương pháp so sánh - đối chiếu có vai trị nổi bật và đặc biệt quan
trọng. Trên cơ sở phân tích các thành ngữ được khảo sát. phương pháp so sánh - đối chiếu
cho phép xác định những điểm tương đồng và dị biệt trong cách tư duy, phương phức ý niệm
hóa thế giới và cả cấu trúc ngôn ngữ của người Anh và người
Việt. Việc xác định được những tương đồng và dị biệt giữa thành ngữ của hai ngôn
ngữvề phương diện này sẽ giúp ích nhiều cho cơng tác giảng dạy và dịch thuật. Những kết
luận rút ra được từ việc so sánh - đối chiếu cũng là tiền đề cho việc ứng dụng ngôn ngữ học

tri nhận vào giảng dạy tiếng Anh được trình bày ở chương cuối cùng của luận án.
Ý nghĩa khoa học của nội dung nghiên cứu
Về mặt lí luận
Việc tập hợp và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu lí luận của ngơn ngữ học tri nhận,
đặc biệt là quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận đối với các tổ hợp ngữ cố định sẽ góp phần
bồ sung thêm lí luận và tư liệu cho việc nghiên cứu ngơn ngữ học tri nhận vốn cịn khá mới
mẻ ở Việt Nam. Lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm của ngơn ngữ học tri nhận được
trình bày trong luận án khơng chỉ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu thành ngữ mà cịn có
tiềm năng to lớn trong các nghiên cứu về tâm lý học, ngôn ngữ học tâm lý và các ngành có
nghiên cứu về hoạt động tư duy của con người.
Khảo sát thành ngữ từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận là một hướng đi mới mẻ cho phép
các nhà nghiên cứu đi xa hơn. sâu hơn trong việc giải quyết những vướng mắc và tồn tại trong
những nghiên cứu về thành ngữ trước đây. Với luận điểm nghĩa từ điển của từ vựng chỉ là
"điểm truy cập " đưa chúng ta đến với hệ thống nghĩa bách khoa tồn thư, ngơn ngữ học tri
nhận đã có những bổ sung quan trọng đối với cách nhìn về nghĩa thành ngữ của ngơn ngữ học
truyền thống. Việc phân tích vai trị của ẩn dụ ý niệm, hốn dụ ý niệm và tri thức qui ước
trong sự hình thành nghĩa hàm ẩn cũng có những đóng góp đáng kể vào việc xác định nghĩa
8


hàm ẩn của thành ngữ. Do đó, luận án cũng sẽ có những bổ sung về mặt lí luận trong kho tàng
lí luận về thành ngữ và các tổ hợp ngữ cố định.
Lí thuyết về ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm được trình bày trong luận án cịn có những
đóng góp quan trọng về mặt lí luận cho chuyên ngành phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Việc chỉ ra được mối liên hệ giữa tư duy và các tổ hợp từ cố định cũng như cách thức xử lí
chúng trong hoạt động tư duy của con người có thể giúp cho các nhà giáo học pháp có thêm
cơ sở lí luận để đưa ra những phương pháp và cách thức giảng dạy hiệu quả, giúp cho người
học thực sự hiểu vấn đề và ghi nhớ lâu.
Về mặt thực tiễn
Việc phân tích những tương đồng và dị biệt trong đặc điểm cấu trúc cũng như đặc điểm văn

hóa giữa hai lớp thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt trước hết giúp cho học viên tiếng Anh ở
Việt Nam hiểu tốt hơn những khác biệt về văn hóa giữa người Anh với người Việt. Một khi
có được kiến thức văn hóa vững chắc về ngoại ngữ mình đang học tập thì khả năng phạm lỗi
sẽ ít hơn và học viên cũng có khả năng phân tích, xử lí các vấn đề ngơn ngữ hiệu quả hơn.
Luận án có những đóng góp mang tính thực tiễn đối với cơng tác giảng dạy và biên soạn giáo
trình tiếng Anh ở Việt Nam. Các khung lí luận của ngơn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm và
hốn dụ ý niệm cịn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu dịch thuật và biên soạn từ
điển.
Luận án cũng cung cấp một kho tư liệu phong phú cho việc nghiên cứu thành ngữ có
chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Trong tiếng Anh, lớp thành ngữ này xuất hiện thường
xuyên và được sử dụng phổ biến. Hai bảng danh sách thành ngữ trong luận án sẽ hỗ trợ đáng
kể cho việc học và giảng dạy lớp thành ngữ có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người.
Một trong những trở ngại cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam hiện
nay là chưa có được hệ thống thuật ngữ thống nhất tương đương với hệ thống thuật ngữ tiếng
Anh. Những thuật ngữ như "mơ hình tri nhận lí tưởng hóa", "hốn dụ ý niệm tiếp hợp", "hoán
dụ ý niệm bao gộp", "miền ý niệm", "cấu trúc tiền ý niệm" v.v... được chúng tôi mạnh dạn
đưa ra trên cơ sở nghiên cứu cách Sử dụng
trong những tài liệu khác nhau để dịch các thuật ngữ tương ứng trong tiếng Anh. Trước
khi có được một hệ thống thuật ngữ và tên gọi thống nhất, việc đưa ra các thuật ngữ này sẽ
phần nào giải quyết những khó khăn trong việc dịch thuật tài liệu ngôn ngữ học tri nhận sang
tiếng việt.
9


Bố cục của luận án
Phần chính văn của luận án được chia thành năm chương.
Chương một "Một số vấn đề lí luận"
Nội dung chương một trình bày những vấn đề lí luận cơ bản nhất của ngơn ngữ học tri
nhận có liên quan trực tiếp đến việc khảo sát thành ngữ tiếng Anh và tiếng việt ở các chương
tiếp theo. Các vấn đề chính được trình bày trong chương một là quan điểm của ngôn ngữ học

tri nhận về thành ngữ, hoạt động tri nhận trong tư duy của con người và miền ý niệm.
Chương hai "Ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm"
Chương này tập trung phân tích cấu trúc của ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm để tạo tiền
đề cho việc phân tích các cơ chế tri nhận này trong những chương sau. Tại đây, sự khác biệt
và mối liên hệ giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm cũng được phân tích làm rõ. Vai trị của
ẩn dụ ý niệm và hốn dụ ý niệm đối với q trình tạo nghĩa hàm ẩn cho thành ngữ cũng được
đề cập. Đây là chương lí luận có vai trị chủ chốt trong các phân tích và kết luận mà luận án
đưa ra.
Chương ba "Ẩn dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng
Anh và tiếng việt"
Chương này trình bày những ẩn dụ ý niệm thường gặp nhất trong thành ngữ có chứa
yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người tiếng Anh cũng như tiếng việt. Ba nhóm ẩn dụ ý niệm được
trình bày trong chương này là:
• "Bộ phận cơ thể người là vật chứa đựng"
• "Bộ phận cơ thể người với quyền lực và sự kính trọng"
• "Bộ phận cơ thể người và tính cách con người"
Một số ẩn dụ ý niệm khác có liên quan cũng được phân tích thêm để làm rõ vai trò của
ẩn dụ ý niệm đối với việc tạo nghĩa hàm ẩn cho thành ngữ.
Chương bốn "Hoán dụ ý niệm trong thành ngữ chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người
tiếng Anh và tiếng việt"
Chương này trình bày những hốn dụ ý niệm thơng dụng nhất trong thành ngữ tiếng
Anh và tiếng việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Các nhóm hốn dụ ý niệm được
thảo luận trong chương này là:
• "Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho con người và đặc điểm tính cách"
• "Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kĩ năng"
10


• "'Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho sự nhận thức"
• "Bộ phận cơ thể người biểu trưng cho tâm trang, tình cảm"

Các hốn dụ ý niệm quan trọng khác cũng được khảo sát để làm rõ vai trò của hoán dụ
ý niệm đối với việc tạo nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
Chương năm "ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận trong giảng dạy tiếng Anh'"
Chương này trình bày những tiềm năng ứng dụng của ngôn ngữ học tri nhận trong các
lĩnh vực khác nhau. đặc biệt là lĩnh vực phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Dựa trên cơ sở lí
luận được trình bày trong bốn chương trước của luận án, chương này trình bày những ứng
dụng thực tiễn của ngôn ngữ học tri nhận vào việc giảng dạy tiếng Anh, cụ thể là day thành
ngữ, đọc hiểu và ngữ pháp.
Ngồi phần chính văn, luận án có 4 phụ lục. Hai phụ lục đầu tiên trình bày các thuật
ngữ Anh-Việt và Việt-Anh được sử dụng trong luận án. Do hệ thống thuật ngữ dùng trong
ngôn ngữ học tri nhận hiện nay chưa thống nhất và còn thiếu nhiều nên chúng tôi đưa phụ lục
này vào để tiện việc đối chiếu của người đọc. Phụ lục thứ ba là bảng danh sách các thành ngữ
tiếng việt có chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Phụ lục thứ tư là bảng danh sách các thành
ngữ tiếng Anh chứa yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người. Để tiện cho việc học tập và nghiên cứu
thành ngữ tiếng Anh, chúng tơi đưa ln cả nghĩa và ví dụ cho từng thành ngữ trong bảng
danh sách này.

11


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Trong chương 1, chúng tơi trình bày những vấn đề lí luận chính của ngơn ngữ học tri nhận
có liên quan trực tiếp đến nội dung khảo sát của luận án. Các vấn đề trọng tâm được trình bày
trong chương này là quan điểm tri nhận về thành ngữ, các quá trình hình thành ý niệm và cấu
trúc miền ý niệm.
1.1. Thành ngữ, nhận diện và phân loại
Mặc dù thành ngữ là một khái niệm rất quen thuộc trong từ vựng học, được nghiên cứu từ
nhiều góc độ và phương diện nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất giữa
các nhà nghiên cứu.
Đối với thành ngữ tiếng việt, đã có hàng chục quan niệm của các nhà nghiên cứu được phát

biểu. Nói chung, tất cả các ý kiến đó đều đề cập đến hai đặc điểm thuộc hai bình diện căn bản
của thành ngữ (đồng thời lấy đó làm căn cứ để nhận diện chúng) là:
- Đặc điểm về cấu trúc hình thức
- Đặc điểm về nội dung ý nghĩa
Những dị biệt nhỏ của các ý kiến chủ yếu tập trung ở các đặc điểm phụ hoặc những đặc
điểm chức năng mà các tác giả muốn nhấn mạnh, ví dụ:
- Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Tu, Đái Xn Ninh. Đỗ Việt Hùng, Lê Hữu Tính
có nêu đặc điểm về vai trò ngữ nghĩa của các yếu tố cấu tạo thành ngữ. Theo các nhà nghiên
cứu này, các thành tố cấu tạo nên thành ngữ đã mất hẳn hoặc gần như mất hẳn tính độc lập
trong khả năng tạo dựng nghĩa và giúp nhận ra nghĩa của cả tổ hợp. Trong khi đó. các nhà
nghiên cứu khác lại không đề cập đến đặc điểm này.
- Chức năng tương đương với từ về phương diện định danh, về sự biểu thị khái niệm của
thành ngữ được đề cập trong phát biểu của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Thiện Giáp,
Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Công Đức, Vũ Đức Nghiêu v.v...
Nếu nhìn một cách khái quát, những đặc điểm căn bản của thành ngữ được hầu hết các
nhà nghiên cứu nhất trí bao gồm:
1. Thành ngữ là một cụm từ (ngữ) cố định. là đơn vị ngôn ngữ được làm sẵn và có khả
năng tham gia cấu tạo câu như từ.
2. Có kết cấu hình thức vững chắc, ổn định.
12


3. Có chức năng định danh.
4. Có ý nghĩa hịan chỉnh, mang tình hình tuợng cao.
Tuy nhiên, thực tiễn ngơn ngữ cho thấy việc nhận diện, phân biệt thành ngữ với các đơn
vị lân cận như: quán ngữ, tục ngữ, những đơn vị mà trước nay vẫn được gọi là từ ghép ...
không phải lúc nào cũng đạt được sự nhất trí hoặc khơng có những trường hợp ngoai lệ rất
khó quyết đáp.
Đối với sự phân biệt thành ngữ và qn ngữ, vấn đề hình như có vẻ khá Rõ ràng. Thành
ngữ có chức năng định danh, gọi tên sự vật một cách gợi cảm, bóng bẩy, có tính hình tượng;

còn quán ngữ là những cụm từ cố định được dùng trong các loại văn bản để thực hiện các
chức năng liên kết, tạo lập văn bản, các chức năng ngữ nghĩa, dụng học của câu (nhấn manh,
lịch sự, phủ định, bác bỏ, nói dối, mỉa mai...). Ví dụ: chẳng có lí do gì, của đáng tội, tóm lại,
thiết nghĩ. đáng chủ ý là v.v...
Tuy nhiên, sự phân biệt thành ngữ với từ ghép và tục ngữ thì tình hình phức tạp hơn và
hiện nay vẫn chưa hết tranh luận (Xem Nguyễn Văn Tu, 1976; Hồ Lê, 1976; Đái Xuân Ninh,
1976; Trương Đơng San, 1976; Cù Đình Tú, 1982; Nguyễn Thiện Giáp, 1985; Đỗ Hữu Châu,
1986; Nguyễn Văn Mệnh, 1986; Vũ Đức Nghiêu, 1991, 2008 ...). Ví dụ, các đơn vị như: đen
thui, trẻ măng, dẻo kẹo ... người thì coi là từ ghép,người thì bảo là thành ngữ rút gọn (Trương
Đông San Chẳng hạn ); các đơn vị như; được đằng chân. lân đằng đầu; có chí làm quan. có
gan làm giàu: cờ đến tay ai người ấy phất... có tác giả coi là thành ngữ, có tác giả lại xác định
là tục ngữ (cũng là đơn vị làm sẵn, có tính cố định nhưng thường biểu thị một phán đoán. kết
luận, một kinh nghiệm sống, một triết lý nhân sinh ...)■
Đối với tiếng Anh, các thành ngữ của nó cũng là đối tượng được nhiều người nghiên
cứu và nghiên cứu trên khá nhiều phương diện. Cũng như trong tiếng việt và nhiều ngôn ngữ
khác, vấn đề nhận diện và phân loại thành ngữ tiếng Anh không kém phần phức tạpvà rất đa
dạng về các ý kiến (Langlotz 2006) [145]. Bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu Pellbaum (1993
dẫn theo Langlotz 2006) [145] đã phải thốt lên: "Việc phân tích thành ngữ về mặt hình vị, từ
vựng hay cấu trúc đều địi hỏi một nỗ lực cực kì lớn" (a very considerable underlaking).
Đứng trước tình hình như vừa trình bày trên đây. xuất phát từ mục tiêu và đối tượng
nghiên cứu của mình, chúng tơi khơng chủ trương đi sâu vào xác định về mặt lý luận các tiêu
chí nhận diện và phân định thành ngữ so với các đơn vị khác. Chấp nhận một quan niệm được
đa số đồng thuận trong các cơng trình đi trước nghiên cứu và phân loại thành ngữ từ góc độ
13


ngôn ngữ học cấu trúc và chức năng, đồng thời dựa trên các từ điển hiện biết, chúng tôi quan
niệm: Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc, hồn chỉnh,
bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày. đặc biệt là trong khẩu
ngữ.

Trên cơ sở quan niệm như vậy, chúng tôi khảo sát những từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng
Anh và tiếng việt có tiếng, được nhiều người chấp nhận để rút lấy khối ngữ liệu nghiên cứu
cho mình. Trong khối ngữ liệu đó có cả một số ít đơn vị có thể còn phải tranh biện thêm về
tư cách thành ngữ của chúng, tùy theo quan niệm của người nghiên cứu; nhưng để đảm bảo
có một nhãn quang về tư liệu rộng rãi và đầy đủ hơn, chúng tôi vẫn đưa vào khối ngữ liệu
khảo sát. Nói chung là những đơn vị ứng với thuật ngữ thành ngữ và idiom.
1.2. Quan điểm ngôn ngữ học tri nhận về thành ngữ
Trong khi các nhà nghiên cứu thành ngữ theo quan điểm truyền thống tập trung khảo sát các
khía cạnh cấu trúc và hình thức của thành ngữ thì một số nhà ngơn ngữ học tri nhận lại có
quan điểm khác hẳn. Những nhà ngôn ngữ học tri nhận nổi tiếng như George Lakoff và Mark
Johnson (1999) [140], Raymond GÌbbs (1997) [I 15] đã xem xét lại một cách hệ thống về bản
chất của ngữ nghĩa trong thành ngữ và mối quan hệ giữa cấu trúc với ngữ nghĩa của thành
ngữ. Họ đã đưa ra những lí thuyết quan trọng về ngữ nghĩa của từ vựng dựa trên cách chúng
ta tri nhận, khái niệm hóa và phân loại thế giới xung quanh. Theo những cơng trình khảo sát
ngơn ngữ theo hướng mới này thì thành ngữ Rõ ràng là một đối tượng nghiên cứu khơng thể
xem nhẹ. Với ngun lí ngơn ngữ khơng phải là một khả năng tri nhận tự trị (autonomous),
các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã đưa ra một cách nhìn mới so với ngữ pháp tạo sinh về bản
chất ngôn ngữ: "Tri thức ngôn ngữ (tức là tri thức về ý nghĩa và hình thức) về cơ bản là cấu
trúc ý niệm và biểu hiện ngữ nghĩa về cơ bản là biểu hiện ý niệm... các biểu hiện về cú pháp,
từ pháp và âm vị học về cơ bản cũng mang tính ý niệm; bởi vì các âm thanh và các phát ngôn
phải được tạo sinh ở đầu ra và nhận hiểu ở đầu vào của các quá trình tri nhận chi phối sự nói
viết và sự nghe đọc - vốn là hai quá trình đều liên quan đến trí não" (Lý Tồn Thăng, 2005)
[70]. Chính từ quan điểm cơ bản này, những người theo trường phái ngôn ngữ học tri nhận
cho rằng hầu hết thành ngữ là sản phẩm của q trình ý niệm hóa và nó khơng chỉ thuần túy
là vấn đề ngôn ngữ. Gibbs (1997) [115] khẳng định "thành ngữ không tồn tại với tư cách là
những đơn vị nghĩa độc lập trong hệ thống từ vựng mà về bản chất chúng là những bộ phận
của hệ thống các khái niệm đã được ẩn dụ hóa". Giải thích cho điều này, Gibbs cho rằng
14



nghĩa ẩn dụ của các thành ngữ và nghĩa hiển ngon liên hệ với nhau qua những cơ chế tri nhận
như ẩn dụ, hốn dụ và tri thức nền. Chính vì vậy, thành ngữ hình thành cùng với quá trình
hình thành các khái niệm trong tư duy của con người.
Một tiền đề quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận là "khi tham gia vào bất kì hoạt động ngơn
ngữ nào, chúng ta cũng đều huy động một cách vô thức rất nhiều khả năng tri nhận và tri thức
văn hóa. thiết lập những mối liên hệ chằng chịt, xử lí những lượng thơng tin rất lớn"
(Pauconnier, 2004) [107]. Bản thân ngơn ngữ khơng thể hiện nghĩa mà nó chỉ kích hoạt q
trình tạo lập nghĩa trong những văn cảnh nhất định với sự hỗ trợ của các khả năng tri nhận và
mơ hình văn hóa nhất định. Quan niệm trên đã đặt ra một số câu hỏi quan trọng cho việc đi
sâu nghiên cứu bản chất của thành ngữ. Nếu cho rằng thành ngữ chính là khái niệm đã được
ẩn dụ hóa thì nghĩa ẩn dụ của nhiều thành ngữ có thế suy ra được bằng cách lập lược đồ tri
nhận về mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích. Khi làm được điều này thì ta có thể
miêu tả chi tiết và Rõ ràng hơn nghĩa ẩn dụ của nhiều thành ngữ trong gần như tất cả các ngơn
ngữ. Điều này sẽ rất có ích cho quá trình học ngoại ngữ bởi vì thành ngữ ln là những đơn
vị ngơn ngữ gây khó khăn nhiều nhất cho người học. Một khi lập được bản đồ tri nhận về mối
liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích thì chúng ta lại có thể nghĩ đến việc tìm những nét
tương đồng giữa các dân tộc trong việc thiết lập mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm
đích. Nói cách khác là nếu khảo sát thành ngữ theo hướng mới này chúng ta có thể dựa trên
những nét tương đồng trong cách tri nhận thế giới của các dân tộc để đoán được nghĩa ẩn dụ
trong ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau.
Cùng có quan điểm trên, Steen (1997) [176] cho rằng trong bộ nhỏ của mỗi người đều tồn tại
một tập hợp rất lớn các hình ảnh về thế giới xung quanh. Tập hợp hình ảnh này sẽ có những
điểm khác nhau tùy theo từng mơi trường cụ thể mà người đó sống. Ví dụ như đối với người
Việt Nam thơng thường những hình ảnh như ơng Bụt. chùa bà Đanh. vua Hùng, cây tre, rau
muống, áo dài là khá quen thuộc trong khi người Anh thì lại rất khó hình dung cũng những
sự vật cụ thể nêu trên. Những hình ảnh như vậy được hình thành từ quá trình tri nhận thế giới
và tạo thành cái mà Lakoff (1987) [135] gọi là "image schorna" (lược đồ hình ảnh ). Cũng
theo Steen, những lược đồ hình ảnh tri nhận này khơng bị chi phối bởi ngữ cảnh mà nằm
trong tiềm thức của mỗi người. Ví dụ như chúng ta rất ít sử dụng hình ảnh ơng bụt trong bộ
nhớ của mình nhưng hình ảnh này vẫn tồn tạirất lâu trong trí nhớ của chúng ta và khi cần là

nó sẽ tự hiện lên.
15


Hình ảnh tri nhận chính là cơ sở hình thành các thành ngữ mới và giúp cho chúng ta suy được
nghĩa của các thành ngữ cũ. Lakoff (1987) [135] gọi những thành ngữ này là thành ngữ có
mang hình ảnh (imageable idioms) và cho rằng trong rất nhiều trường hợp. nghĩa của thành
ngữ khơng khó suy đốn. Quan điểm này có điểm khác với quan điểm truyền thống vốn coi
thành ngữ là là những tổ hợp bền vững mà giữa những đơn vị cấu thành và ý nghĩa thực tế
dường như khơng có bất kì mối liên hệ nào cả. Nói một cách khác là chúng ta khơng thể suy
đốn nghĩa của thành ngữ vì nghĩa của thành ngữ là hồn tồn võ đốn. Cũng cần nói thêm
rằng Lakoff khơng có ý khẳng định là nghĩa của tất cả các thành ngữ có thể suy ra được từ
nghĩa của những đơn vị từ cấu tạo nên chúng. Tuy nhiên trong những trường hợp hình ảnh
tri nhận về cùng một sự vật hay hiện tượng ở các dân tộc khác nhau trùng khớp với nhau thì
khả năng suy được nghĩa của thành ngữ là khá cao.
Một ví dụ là cách chúng ta tìm hiểu nghĩa của câu thành ngữ tiếng Anh "to do something with
one's eyes shut". Đề giải nghĩa câu thành ngữ này, việc trước tiên chúng ta cần làm là tìm từ
khóa quan trọng trong thành ngữ, nói cách khác là từ có mang hình ảnh tri nhận. Trong trường
hợp này, từ có mang hình ảnh tri nhận chính là từ "eye". Chính kiến thức nền và vốn kinh
nghiệm cho chúng ta biết rằng khi làm điều gì đó mà nhắm cả hai mặt lại có nghĩa là làm việc
không cần chú ý cẩn thận, không cần quan sát. Kết quả của tâm lý học thực nghiệm và sinh
lý học thần kinh cao cấp cho biết rằng 90% thông tin con người thu nhận được trong điều kiện
bình thường là qua con đường thị giác. Từ đó ta có thể suy ra nghĩa của câu thành ngữ trên là
làm một việc gì đó rất dễ dàng khơng tốn nhiều công sức. Thế nhưng tại sao trong câu thành
ngữ trên từ "eye" lại được sử dụng chứ không phải một từ nào khác như "mouth" Chẳng hạn
. Có phải chăng là vì trong tư duy của chúng ta, hình ảnh mắt được khái niệm hoá, biểu trưng
cho sự quan sát, sự chú ý và cẩn thận. Nếu ta nhắm mắt lại có nghĩa là chúng ta khơng cần
quan sát gì cả. Như vậy chính việc tri nhận mắt biểu trưng cho sự quan sát, sự chú ý và cẩn
thận giúp chúng ta giải mã được nghĩa của câu thành ngữ trên.
Cũng giống như các đơn vị từ vựng khác trong ngơn ngữ. thành ngữ được tạo lậptừ những

hình ảnh ngơn ngữ qui ước. Lakoff (1987) [135] đã đưa ra cách giải thích về q trình tạo
lập thành ngữ như sau: "Mối quan hệ giữa A và B chỉ có thể thiết lập trong trường hợp có một
mối liên hệ độc lập L để từ đó bộ A - L - B gắn kết với nhau. L giúp chúng ta hiểu được mối
quan hệ giữa A và B."

16


Để minh họa cho định nghĩa này. Lakoff lấy câu thành ngữ "to keep someone at arm's length"
làm ví dụ. Ong giải thích rằng nghĩa của thành ngữ này được tạo lập nhờ một hình ảnh qui
ước và hai ý nghĩa ẩn dụ tồn tại độc lập trong hệ thống tư duy của chúng ta. Hai ẩn dụ ý niệm
"gần nhau có nghĩa là thân nhau" và "mối đe dọa về thể chất cũng là mối đe dọa về tinh thần"
gắn nghĩa đen (A): đứng cách xa ai đó một cánh tay để bảo vệ chính bản thân mình khơng bị
xâm phạm với nghĩa ẩn dụ (B): tránh quá thân mật với ai đó để khơng bị người đó làm hại".
Một lần nữa ví dụ này cho thấy là ở nhiều thành ngữ, nghĩa trừu tượng và nghĩa cụ thể được
gắn kết với nhau bởi các ý niệm ẩn dụ và hốn dụ. Chính điều này giúp cho chúng ta hiểu
được nghĩa ẩn dụ của thành ngữ.
Trong một số thử nghiệm của mình nêu trong bài báo “ Thành ngữ và hình ảnh tâm lí: Cơ sở
ẩn dụ cho nghĩa của thành ngữ” đăng trên tap chí Cognítion, Gibbs (1997) [115] đã chứng
minh rằng trong một tổ hợp thành ngữ, các đơn vị từ cấu tạo có tham gia đóng góp một cách
hệ thống về mặt nghĩa đối với nghĩa ẩn dụ của toàn bộ khối thành ngữ. Để chứng minh quan
điểm của mình, hai tác giả đưa ra ví dụ trong tiếng Anh là thành ngữ "to spill the beans". Theo
hai tác giả, nghĩa ẩn dụ của thành ngữ này có thể suy ra được bởi vì từ "beans" mang ý nghĩa
là những điều bí mật và hành động “ spill ” (làm chảy) mang ý nghĩa là làm lộ một bí mật.
Tương tự như thế trong tiếng việt, chúng ta có thể suy được nghĩa ẩn dụ của nhiều thành ngữ
kiểu như "giết gà dùng dao mổ trâu" bằng việc phân tích nghĩa của các đơn vị cấu thành.
Chúng ta đều biết rằng "dao mổ trâu" là loại dao lớn chuyên dùng để giết thịt các loại gia súc
lớn trong khi đó "gà" lại là loại gia cầm rất nhỏ. Việc dùng "dao mổ trâu" để giết "gà" là một
việc làm mâu thuẫn với logic thông thường:
Tốn quá nhiều công, của để giải quyết một việc nhỏ, không xứng tầm. Như vậy ta có thể thấy

quan niệm truyền thống cho rằng nghĩa của thành ngữ toát ra từ tồn khối và khó có thể suy
ra từ các đơn vị cấu thành là cần phải xem xét lại. Gibbs (1997) [115] cũng cho rằng chúng
ta có sẵn những tri thức tiềm ẩn đề giải mã các cơ chế ẩn dụ. Vì thế các thành ngữ sử dụng
cùng một cơ chế ẩn dụ cho dù về hình thức có khác nhau thì nghĩa của hình ảnh ẩn dụ vẫn
được người nói tri nhận giống nhau. Chẳng hạn người Anh tri nhận nghĩa ẩn dụ của hai câu
thành ngữ "to spill the beans" và "to let the cat out of the bag" đều là tiết lộ bí mật mặc dù
nghĩa ẩn dụ được xây dựng từ hai hình ảnh rất khác nhau. Hai nhà ngôn ngữ học người
Bungari, Janyan và Andonova (2000) [121], cũng đã tiến hành thí nghiệm khả năng nhận biết
nghĩa của các thành ngữ là ở sinh viên Bungari và cũng rút ra kết luận tương tự: giữa nghĩa
17


ẩn dụ của thành ngữ chưa biết và hình ảnh tâm lí mà nó gợi lên có mối liên hệ rất chặt chẽ.
Việc tạo được hình ảnh tâm lí sẽ giúp rất nhiều cho quá trình giải mã nghĩa ẩn dụ.
Tóm lại, theo quan điểm của ngơn ngữ học tri nhận, thành ngữ là sản phẩm có từ q trình ý
niệm hóa thế giới của con người. Do các đơn vị cấu thành của thành ngữ có mối liên hệ với
hoạt động tư duy nên nghĩa của thành ngữ có thể được tạo ra từ nghĩa của các đơn vị cấu
thành thông qua các cơ chế tri nhận chi phối hoạt động ý niệm hóa.
1.3. Các q trình tri nhận cơ bản trong bộ não người
Con người thường dựa vào một số quá trình tri nhận cơ bản để lĩnh hội, sắp xếp. lưu trữ và
xử lí thơng tin. Trong các q trình này, bộ não con người khơng giống như một cái hộp chứa
đựng các ý tưởng và khái niệm mà là một mạng lướiphức tạp được tạo lập, chỉnh sửa rồi thay
đổi nhiều lần. Quan điểm xem hoạt động tri nhận của con người như một mạng lưới phức tạp
gần đây được các nhà tâm lí học và sinh lí học thần kinh thừa nhận. Theo đó thì thông tin
trong bộ não người được truyền đi, lưu lại hay xử lí nhờ những tập hợp tế bào thần kinh và
những tập hợp tế bào thần kinh này lại là những nốt mang con của một hệ thống mạng lưới
lớn hơn. Những mạng lưới này chứa đựng hàng tỉ nốt mạng và liên hệ chằng chịt lẫn nhau
thông qua các mạng dây thần kinh. Hoạt động tư duy của con người có được là nhờ mối liên
hệ, tác động và ảnh hưởng liên tục lẫn nhau của các nốt mạng này. Nói một cách khác thì tri
thức được sinh ra từ quá trình tương tác lẫn nhau trong hệ thống các nốt và dây thần kinh. Các

nhà ngôn ngữ học tri nhận đã vận dụng quan điểm hệ thống mạng tương tác lẫn nhau của hệ
thần kinh để giải thích các q trình tri nhận, trong đó bao gồm cả hoạt động ngôn ngữ.
Dựa trên quan điểm trên về hoạt động tư duy của con người, Langacker (1987:100) [141] đã
coi trải nghiệm tinh thần (mental experience) của mỗi người là một tập hợp vô số những dữ
kiện tri nhận tạm thời hay cố định. Một dữ kiện, theo quan điểm của Langacker, có thể là bất
kì kết quả nào của q trình vận hành hệ thần kinh. Đó có thể chỉ đơn thuần là một kích thích
ở một nơron thần kinh hoặc cũng có thể là loạt các tín hiệu thần kinh được truyền đi ào ạt trên
qui mô lớn. Để hệ thống hóa được những trải nghiệm tinh thần này, các dữ kiện tri nhận cần
phải được sắp xếp một cách trật tự. Langacker gọi quá trình sắp xếp lại các dữ kiện tri nhận
như vậy là quá trình củng cố (entrenchment). Trong quá trình củng cố ấy các dữ kiện có thể
được điều chỉnh, thay đổi hoặc củng cố thêm. Để hoạt động tri nhận đat được kết quả thì
những dữ kiện thu được khơng chỉ được điều chỉnh hay củng cố thêm mà còn phải kết nối với
nhau để tạo thành những tiểu hệ thống(substructure).
18


Q trình so sánh giúp con người có thể đo lường một dữ kiện phức tạp này với một dữ kiện
khác và tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt giữa các tiểu hệ thống và cả bên trong
mỗi tiểu hệ thống nữa. Quá trình so sánh các dữ kiện tri nhận có vai trị rất quan trọng trong
hoạt động nhận thức của con người bởi vì nhờ quá trình này mà chúng ta thiết lập được ranh
giới giữa các sự kiện hay nói cách khác là nhờ nó mà con người có khả năng phân chia hiện
thực khách quan (Langacker 1987:101) [141].
Nếu quá trình củng cố, kết nối và so sánh dữ kiện giúp con người tao được những biểu trưng
tinh thần (mental representation) Rõ ràng và có độ phức tạp cao thì q trình trừu tượng hóa
cho phép chúng ta cảm nhận được các biểu tượng tinh thần ấy ở nhiều cấp độ khác nhau. Để
minh họa cho điều này, Langacker (1998:5, dẫn theo Langlotz 2006) [145] có đưa ra ví dụ
sau để cho thấy rằng cùng một dữ kiện có thể có những mức độ xử lí khác nhau:
1. This black silk Armani shirt costs 2000$ (Chiếc áo sơ mi đen Armani này giá 2000
đô la)
2. This shirt is very expensive (Chiếc áo sơ mi này đắt tiền)

3. The thing is expensive (Vật này đắt tiền)
Ví dụ trên cho thấy con người có thể rút ra những lược đồ (schemas) từ những dữ kiện tri
nhận cụ thể tùy theo khả năng lược đồ hóa (schematicíty) của dữ kiện đó đến mức nào. Theo
định nghĩa của Langacker [141] thì lược đồ có thể xem là một mạng tinh thần cao cấp rất phức
tạp được xây dựng từ những dữ kiện cụ thể. Trong ba câu ví dụ trên thì câu thứ ba được
Langacker xem là lược đồ được tạo ra từ câu thứ nhất và câu thứ hai. Các lược đồ có vai trị
quan trọng đối với việc tổ chức và diễn giải những dữ kiện con người thu thập được. Các
lược đồ có thể được phóng chiếu (projected) lên các cấu trúc tinh thần ít phức tạp hơn để từ
đó tổ chức lại những cấu trúc này thành một cấu trúc tinh thần khác. Chẳng hạn như khi nhìn
nhận một cách khách quan thì người ta sẽ thấy ba đường gấp khúc ở hình bên cạnh chẳng có
mối liên hệ nào với nhau.
Nhưng bộ não của chúng ta lại có xu hướng tổ chức lại những
dữ kiện thu được từ quá trình tri nhận thành một cấu trúc có
nghĩa nên chúng ta vơ thức kết nối cả ba đường gấp khúc này
lại với nhau và tri nhận nó là chỉnh thể có nghĩa: một hình tam giác
Q trình tri nhận này có thể được lí giải nhờ các quá trình tri nhận đề cập đến ở trên. Việc
tri nhận từng phần của hình ảnh mang lại cho chúng ta ba đường gấp khúc tách rời nhau. Để
19


tổ chức lại các dữ kiện hình ảnh này, một cấu trúc tinh thần được tạo ra trên cơ sở quá trình
củng cố và tương tác giữa các dữ kiện. cấu trúc tinh thần mới này được Langacker (1987)
[141] gọi là tiêu chí và nó được sử dụng để đánh giá kinh nghiệm vừa mới được tạo. Lược đồ
hình ảnh về tam giác trên chứa một tiêu chí như vậy. Do quá trình tổng hợp tất cả các đường
gấp khúc tạo nên một cấu trúc nằm trong lược đồ hình ảnh về tam giác nên lược đồ này được
kích hoạt. Khi nhìn tổng thể ba đường gấp khúc thì lược đồ về các đường gấp khúc này kết
nối với nhau và làm cho ta tri nhận được nó là một tam giác. Dựa trên mô tả này, Langacker
[141] đưa ra một quá trình nữa trong hoạt động tri nhận là q trình phóng chiếu (projection).
Phóng chiếu là q trình tổng hợp trong đó một tiêu chí đã được củng cố S (entrenched
standard) chiếu lên một đích tri nhận T (Cognitive target). Q trình phóng chiếu này chỉ diễn

ra khi tiêu chí S được kích hoạt dựa trên cơ sở các tiểu hệ thống gắn liền với cả S và T. Việc
phóng chiếu các lược đồ để phân nhóm các đích tri nhận chính là một phần quan trọng của
q trình phạm trù hóa (categorisation). Thơng qua q trình phạm trù hóa, dữ kiện được tổ
chức thành những nhóm có các điểm giống nhau bằng cách loaị bớt các dị biệt riêng lẻ.
Phương pháp tiếp cận q trình phạm trù hóa của Langacker đã tổng hợp cả quan điểm của lí
thuyết điển dạng(prototype theory) và các mơ hình phân loại truyền thống. Mơ hình mà
Langacker đưa ra dựa trên hai mối liên hệ phạm trù tuy tách rời nhưng có liên quan với nhau
là q trình phạm trù hóa thơng qua lược đồ (categorisation by schema) và q trình phạm trù
hóa thông qua điển dạng(categorisation by prototype).
Như vậy. theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận trong bộ não của con người cùng lúc diễn
ra các hoạt động tri nhận phức tap. Việc hình thành tri thức của con người là một quá trình
tổng hợp nhiều giai đoan nối tiếp nhau như củng cố, kết nối, so sánh, trừu tượng hóa và phóng
chiếu. Thơng qua các q trình này mà dữ kiện từ môi trường xung quanh được chuyên thành
tri thức của con người. Một khi các dữ kiện này đi vào ngơn ngữ chúng được cơ lập hóa thơng
qua các hoạt động tư duy mà chúng tôi sẽ phân tích ở các phần sau.
1.4. Hoạt động tổ chức và phân loại tri thức trong bộ não người
1.4.1. Hoạt động ý niệm hóa
Theo quan điểm của khoa học tri nhận thì tri thức chính là những cấu trúc ý niệm được lưu
trữ trong bộ não người và được phóng chiếu lên những sự kiện hay hiện tượng mà người ta
đã trải qua để hiểu tri thức ấy rõ hơn (Langlotz 2006:61) [145]. Để hệ thống tư duy hoạt động
thì cần có cơ chế phân loại một số lượng rất lớn các kích thích từ mơi trường bên ngồi mà
20


×