Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Chức năng của đồ vật trong sáng tác n gogol và nguyễn tuân qua tập truyện peterburg và vang bóng một thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.21 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Cúc Anh

CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT
TRONG SÁNG TÁC N. GOGOL VÀ NGUYỄN TUÂN
QUA TẬP TRUYỆN PETERBURG
VÀ VANG BĨNG MỘT THỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Cúc Anh
CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT
TRONG SÁNG TÁC N. GOGOL VÀ NGUYỄN TUÂN
QUA TẬP TRUYỆN PETERBURG
VÀ VANG BĨNG MỘT THỜI

Chun ngành: Văn học nước ngồi
Mã số:

60 22 02 45
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGOÀI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHẠM THỊ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.

Người thực hiện

Lê Cúc Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học nước ngoài
với đề tài “Chức năng của đồ vật trong sáng tác N. Gogol và Nguyễn Tuân qua Tập
truyện Peterburg và Vang bóng một thời”, tôi đã nhận được sự quan tâm của Ban chủ
nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, của q thầy
cơ giảng dạy chun ngành Văn học nước ngồi. Đặc biệt, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tâm của PGS. TS. Phạm Thị Phương, người trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin được gửi lời tri ân chân thành nhất đến PGS. TS. Phạm Thị Phương,
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, q
thầy cơ và các phịng ban trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Bài viết sẽ khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp quý báu, sẻ chia và lượng thứ.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện

Lê Cúc Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................13
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................14
7. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................14
Chương 1. CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT TRONG VIỆC PHỤC DỰNG
THỜI ĐẠI, MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA ...................................................................16
1.1. Chức năng phục dựng thời đại ...................................................................18
1.1.1. Dấu vết thế kỉ xa xưa ..............................................................................18
1.1.2. Dấu ấn cuộc sống đương thời .................................................................29
1.2. Chức năng phục dựng mơi trường văn hóa ..............................................36
1.2.1 Mode thời thượng qua vật dụng ..............................................................36
1.2.2. Nếp sống và triết lí sống qua vật dụng .................................................42
Chương 2. CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT TRONG VIỆC TẠO DỰNG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ......................................................................................57
2.1. Đồ vật thơng tin về nhân vật .......................................................................57
2.1.1. Thơng tin bên ngồi ................................................................................57
2.1.2. Thông tin bên trong ................................................................................63


2.2. Chức năng thay thế người ...........................................................................68
2.2.1. Đồ vật thay người ...................................................................................68
2.2.2. Đồ vật là người .......................................................................................77
2.3. Người hóa đồ vật ..........................................................................................86
2.3.1. Người bị vật hóa .....................................................................................86
2.3.2. Người tự hóa vật .....................................................................................90
Chương 3. CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG
KẾT CẤU – CỐT TRUYỆN ....................................................................................102
3.1. Chức năng xây dựng kết cấu ....................................................................102
3.1.1. Chức năng xây dựng kết cấu nhiều tầng tư tưởng ................................102
3.1.2. Chức năng tạo dựng kết thúc mở .........................................................111
3.2. Chức năng xây dựng cốt truyện ...............................................................119
3.2.1. Chức năng liên kết sự kiện, xâu chuỗi nhân vật ...................................119
3.2.2. Chức năng phát triển cốt truyện ...........................................................124
KẾT LUẬN ................................................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................134
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………...134


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đồ vật chiếm giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống vật chất lẫn tinh

thần của con người. Nó “khơng chỉ được nhìn nhận về mặt giá trị sử dụng như sản
phẩm tiện ích, mà cịn được xem xét như giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ và triết học…
sở hữu nhiều phẩm chất và có tư cách đối thoại vơ tận với con người trong suốt hành
trình văn hóa nhân loại” [62].
Khơng chỉ gắn bó mật thiết với đời sống, đồ vật cịn chiếm giữ vị trí thiết yếu
trong bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào. Bởi “mọi nghệ sĩ đều nói bằng “ngơn ngữ”
đồ vật của thời mình” [62] nên việc nghiên cứu đồ vật và những chức năng của nó là
điều hết sức cần thiết để dõi theo “hành trình cách tân của nghệ thuật thế giới” [62].
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực. Và tất nhiên đồ vật trong cuộc sống cũng
được mời gọi, lũ lượt bước chân vào thế giới nghệ thuật. “Tác phẩm nghệ thuật nào
cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi
lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều mới mẻ, một lời nhắn nhủ...” [93, tr.12].
Tuổi thọ của một tác phẩm văn học tùy thuộc vào “điều mới mẻ” này. Đảm nhận trọng
trách làm nên “điều mới mẻ” ấy khơng thể xem vai trị của đồ vật trong tác phẩm là
thứ yếu. Được gọt giũa, nhào nặn bằng phong cách, cá tính sáng tạo, tất cả những đồ
vật dù ở độ nhỏ hay lớn được đưa vào tác phẩm văn học đều mang một sứ mệnh nhất
định theo dụng ý của nhà văn. Ở đây chúng tôi muốn nói đến “chức năng đồ vật” trong
việc tạo nên giá trị thẩm mĩ, chiều sâu nhân bản của tác phẩm.
Như trên đã nói, tuổi thọ của một tác phẩm văn học tùy thuộc vào “điều mới
mẻ” mà nhà văn đặt ra trong đấy. Có những “điều mới mẻ” có giá trị nhất thời, có
những “điều mới mẻ” chiếm trọn tình yêu độc giả qua bao thế kỉ; làm nhọc tâm, mệt
trí của các giới phê bình mà vẫn chưa khai thác, khám phá hết được giá trị của nó.
“Điều mới mẻ” từ những tác phẩm bất hủ ấy luôn thu hút những bước chân khám phá
không bao giờ biết mỏi. Tiếp tục cuộc hành trình khám phá thú vị, tìm hiểu nhiều góc
khuất cịn chìm sâu trở thành sự trăn trở trường sinh của độc giả bao thời, chúng tôi


2

quyết định bước vào khảo sát thế giới đồ vật trong tác phẩm của hai cây đại thụ tiêu

biểu, hai đại diện xuất sắc nhất đã mở ra một “trường phái đồ vật” cho riêng mình:
thiên tài Nikolai Vasilievich Gogol – Đại văn hào Nga thế kỉ XIX và nhà văn tài hoa
vào loại bậc nhất của văn đàn Việt Nam – Nguyễn Tuân để tìm hiểu “CHỨC NĂNG
CỦA ĐỒ VẬT TRONG SÁNG TÁC N. GOGOL VÀ NGUYỄN TUÂN QUA TẬP
TRUYỆN PETERBURG VÀ VANG BÓNG MỘT THỜI”.
2. Lịch sử vấn đề
Cả Gogol lẫn Nguyễn Tuân luôn là điểm sáng cho nhiều cơng trình nghiên
cứu. Dù vị trí của hai ơng trong tiến trình phát triển văn học nước nhà và thế giới đã
được khẳng định nhưng những vấn đề về sự nghiệp văn học của hai tác gia này vẫn
không ngừng được đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình sưu tầm tài liệu, chúng tôi thật sự
đã gặp một số khó khăn khi tìm kiếm những kiến thức liên quan đến đề tài. Bởi lẽ
“chức năng đồ vật” dường như là một vấn đề ít được khai thác khi nghiên cứu về
Gogol và Nguyễn Tuân. Trên cơ sở tìm kiếm những tài liệu ít nhiều có liên quan đến
đề tài, chúng tơi đã tổng hợp và chia thành ba nhóm cơng trình nghiên cứu ứng với ba
chương trong luận văn.
Đầu tiên, khi đề cập đến chức năng phục dựng thời đại, mơi trường văn hóa
của đồ vật, chúng tơi thu thập được một số cơng trình nghiên cứu sau:
Trước hết phải kể đến bài viết của Phạm Thị Phương đăng trên tạp chí Khoa
học Đại học Sài Gịn, niên san 2013 - 2014 với tựa đề “Khi đồ vật là nhân vật”. Bài
viết gồm bốn phần. Phần đầu tiên, tác giả đã xác định “đồ vật cũng là nhân vật văn
học” [62] và chứng minh bằng cách đề cập đến hành trình của đồ vật từ thời cổ xưa
đến hiện đại. Tiếp theo, tác giả đã lí giải khái niệm đồ vật trong văn học cũng như đưa
ra cái nhìn khác nhau về đồ vật của nhà khoa học và nhà nghệ sĩ. Cũng theo tác giả, đồ
vật “không bao giờ xuất hiện tình cờ” [62], mỗi một chi tiết đồ vật xuất hiện trong tác
phẩm đều là sự sắp xếp có chủ ý của tác giả. Đồ vật trong văn học ln là “hình ảnh
mở” và mang nhiều ý nghĩa. Bằng việc đưa ra những ví dụ điển hình, Phạm Thị
Phương đã khẳng định vai trị vơ cùng quan trọng của đồ vật trong văn học. Trong
phần ba của bài viết, tác giả đã xác định ba chức năng chính của đồ vật là chức năng
văn hóa – lịch sử, chức năng tính cách và chức năng kết cấu – cốt truyện, tác giả cũng



3

đã đưa các ví dụ dẫn chứng từ trong các tác phẩm văn học của các nhà văn lớn như
Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu hay Puskin, Gogol… Phần cuối, bài viết khẳng
định có một chủ nghĩa đồ vật trong văn học hiện đại và kết luận thế giới đồ vật là phần
thiết yếu của đời sống. Trong bài viết này, chúng tôi nhận thấy rằng phần quan trọng
nhất đối với chúng tơi là phần ba của bài viết vì phần này có đề cập đến ba chức năng
chính của đồ vật. Theo Phạm Thị Phương, chức năng đầu tiên của đồ vật trong tác
phẩm văn học là chức năng văn hóa – lịch sử. Tác giả xác định chức năng văn hóa –
lịch sử của đồ vật trong văn học khác với chức năng này trong khoa học lịch sử, khảo
cổ. Nếu trong khoa học lịch sử và khảo cổ, đồ vật là “những ghi chép khách quan,
trung thực” thì trong văn học, “thơng qua hình ảnh đồ trong tác phẩm văn chương,
người đọc suy tưởng về thế giới tinh thần của thời đại” [62]. Từ nhận định này của
Phạm Thị Phương, chúng tôi đã áp dụng vào luận văn của mình và nghiên cứu sâu
hơn, chi tiết hơn cho riêng hai tác phẩm là Tập truyện Peterburg và Vang bóng một
thời.
Bài viết “Gogol – thử cảm nhận một thế giới nghệ thuật” in trong tập tiểu luận
phê bình văn học “Sáng tạo và giao lưu” của Phạm Vĩnh Cư đã cung cấp cho chúng
tôi những thông tin quan trọng để nghiên cứu chức năng đồ vật trong sáng tác của
Gogol. Bài viết gồm năm phần, trong đó phần II và phần IV có khá nhiều kiến thức
liên quan đến chức năng phục dựng thời đại, mơi trường văn hóa của đồ vật. Trong
phần II: “Tiếng cười Gogol”, Phạm Vĩnh Cư đã xác định Gogol là “thiên tài của cái
hài”. Cái hài của Gogol không theo kiểu châm biếm, “u-mua” hài hước thơng thường,
nó khơng chỉ đả kích mà cịn lồng vào trong đó sự thương cảm, cay đắng, là cái hài lẫn
với cái bi, là “tiếng cười qua nước mắt”. “Tiếng cười Gogol phơi bày… chính cái bản
chất bất hồn thiện, khuyết tổn và suy thối của con người” [7, tr.347]. Kiến thức trên
đã giúp chúng tơi phân tích sự tác động của đồ vật đến giọng điệu của Gogol. Trong
phần IV: “Cái thật và cái ảo nơi Gogol”, Phạm Vĩnh Cư cho rằng thế giới vật trong
Tập truyện Peterburg là một thế giới “lạ lùng”, thật – ảo đan xen lẫn nhau. Cái chúng

ta cho là ảo trong thế giới văn minh lại là thực với Gogol và ngay trong cái thật không
thể chối cãi trước mắt chúng ta lại là cái ảo trong văn ông. Chứng minh nhận định này
của mình, tác giả đã đưa ra dẫn chứng trong truyện Cái mũi và cho rằng sự nắm tay


4

giữa cái “hoang đường phi lí” và hiện thực cuộc sống đã biến Cái mũi thành kiệt tác.
Nhận định này cũng đã giúp chúng tơi phân tích yếu tố thực – ảo đan xen qua hình
tượng đồ vật như là phong cách riêng của Gogol.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thảo ở trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Nghệ thuật trào phúng trong văn
xuôi Nikolai Vasilievich Gogol” đã cung cấp cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
liên quan đến đề tài. Luận văn chia làm bốn chương để giải quyết các vấn đề như: “đối
tượng trào phúng, nghệ thuật trần thuật trào phúng, thủ pháp trào phúng trong văn
xuôi N. V. Gogol”. Xác định đối tượng trào phúng trong văn xuôi Gogol tập trung ở
mặt “hiện thực xã hội” (những tệ nạn xã hội) và “hiện thực tinh thần” (tiếng cười umua giễu nhại cho những “căn bệnh trầm kha” trong xã hội), luận văn đã khẳng định
đặc trưng nổi bật của nghệ thuật trào phúng Gogol là “tiếng cười qua nước mắt” và
“tiếng cười vừa hạ huyệt vừa tái sinh” để phê phán cái “dung tục tầm thường” của con
người và mong muốn xã hội “tràn đầy tình yêu thương”. Luận văn đã giúp chúng tôi
xác định phong cách cũng như giọng điệu Gogol để từ đó thấy được sự ảnh hưởng của
đồ vật đến phong cách tác gia này.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn “Những bài giảng về tác gia văn học trong
tiến trình văn học hiện đại Việt Nam tập I (Nguyễn Tuân)” đã có những bài viết đặc
sắc về cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Tuân và bàn về những tác phẩm được in trong sách
giáo khoa của tác gia này. Quyển sách của Nguyễn Đăng Mạnh đã bổ sung kiến thức
cho chúng tơi trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua mảng
truyện “yêu ngôn” và những tác phẩm viết về cảnh sắc hương vị đất nước.
Sách “Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm” là một cơng trình đồ sộ nghiên
cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Tuân do Tơn Thảo Miên tuyển chọn và giới

thiệu. Ngồi bài khái quát về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, sách chia hai phần.
Phần 1: “Nguyễn Tuân – con người và tác phẩm” gồm các bài viết của những nhà
nghiên cứu tên tuổi nói về cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Tuân trên phương diện
nội dung và nghệ thuật. Phần 2: “Hồi ức và kỷ niệm về Nguyễn Tuân” gồm những bài
viết của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu về những kỉ niệm đã có với Nguyễn
Tuân. Cuối cùng là “Thư mục” tập hợp những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân. Trong


5

sách này, chúng tôi nhận thấy phần quan trọng nhất đối với chúng tôi là phần 1.
“Nguyễn Tuân – con người và tác phẩm”. Phần 1 được chia thành hai chương. Chương
1: “Quan điểm nghệ thuật và thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân – hành trình đi tìm cái
đẹp”. Chương 2: “Phong cách nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân”.
Những bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu tên tuổi về tác phẩm của Nguyễn
Tuân nói chung và Vang bóng một thời nói riêng như Thạch Lam, Hà Văn Đức, Phan
Cự Đệ, Phong Lê… tập hợp trong hai chương của phần 1 này đã cung cấp cho chúng
tôi những kiến thức vô cùng quan trọng để tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật lẫn phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Tn, từ đó nhìn thấy sự tác động của đồ vật đến sáng tác
của tác giả.
Bài viết “Nguyễn Tuân – nhà văn của hình dung từ” của Lã Nguyên trên trang
web là bài viết quan trọng, cung cấp những
thông tin cần thiết cho chúng tôi để tìm hiểu về triết lí dụng vật của Nguyễn Tn cũng
như những ảnh hưởng của đồ vật đến phong cách của nhà văn này. Trong phần 1 của
bài viết, Lã Nguyên cho rằng Nguyễn Tuân “giỏi mô tả hơn kể chuyện” và “chất liệu
chủ yếu” để “mơ tả hình tượng” là “hình dung từ”. Vì thế, Lã Nguyên đã xác định
Nguyễn Tuân là “nhà văn của hình dung từ”. Cùng kho “hình dung từ” phong phú,
“hình tượng tác phẩm” của Nguyễn Tuân dựa trên “bốn phạm trù quen thuộc với mĩ
học truyền thống phương Đơng: kì - qi - chí - tuyệt” [124]. Rất nhiều tác phẩm nhà
văn để lại tựu trung chỉ là “chỉnh thể của bốn văn bản truyện kể”. “Trước Chùa đàn

(1946), có truyện kì nhân và kì thú. Sau Chùa đàn có truyện kì quan và qi nhân”
[124]. Vì trong luận văn chúng tơi chỉ nghiên cứu tác phẩm Vang bóng một thời (sáng
tác trước 1945) của Nguyễn Tuân nên với bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát
mảng truyện về “kì nhân” và “kì thú”. Về “kì nhân”, Lã Nguyên đã xác định “kì nhân”
là “nghệ nhân, nghệ sĩ” và “có ba phạm trù hình dung từ được sử dụng như các vị ngữ
để triển khai truyện kể về các nghệ sĩ như những kì nhân: kì tài, tuyệt kĩ và kì vật”
[124]. Bên cạnh mảng truyện về “kì nhân” thường mở ra “nhánh truyện về kì vật” và
“số phận của mỗi kì vật bao giờ cũng gắn chặt với thân phận nghệ sĩ của các kì nhân”
[124]. Tiếp tục mạch truyện “kì nhân” là mảng truyện “kì thú” – mảng truyện kể trung
tâm của Nguyễn Tuân, mở ra nhiều “nhánh truyện mới về kì dun, kì ngộ, chí thành,


6

chí tình”. Theo Lã Ngun, “kì thú” có ba đặc điểm. Thứ nhất, nó là cái “chí linh, tuyệt
linh” và được mô tả như một “lễ nghi trang trọng, đầy bí ẩn”. Cũng vì là “cái chí linh
nên trước cái kì thú, người ta phải chí thành và chí tình”. Thứ hai, “kì thú” đã “xóa bỏ
khoảng cách xã hội” và vượt lên cả “sự đối lập thiện - ác”. Với Lã Nguyên, ông không
cho rằng đề tài về “thú ăn chơi” và “thú xê dịch” trong văn Nguyễn Tuân là sự thể hiện
ý muốn “đối lập chúng với đời sống tẻ nhạt… của xã hội đô thị đương thời”. Theo
ông, “trục đối lập của Nguyễn Tuân” là sự “đối lập hai thế giới: trong này và ngoài
kia” với “trong này là thế giới chính thống, quan phương, ngồi kia là vương địa của
cái ngoại biên, bên lề” [124]. Trong sáng tác của Nguyễn Tuân, chỉ ở “thế giới bên lề”
mới có “kì nhân, kì tài” và những người “chí thành, chí tình”. Thứ ba, “kì thú” là một
“khối cảm đau đớn” và chứa đựng trong “bản thân sức mạnh sinh thành”, cao hơn cả
sự sống, thậm chí có người “không màng tới sự sống… để đến với đam mê và lạc thú”
[124]. Cũng vì là “khối cảm đau đớn” nên tự nó cất lên tiếng “rên”, “thét” đầy “đau
đớn”, “si mê”. Từ đó, Lã Ngun khẳng định “kì thú” là yếu tố quan trọng hàng đầu, là
“điểm nhãn” trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước năm 1945. Trên cơ sở từ bài viết
này, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn để tìm hiểu mối liên kết mật thiết giữa “kì vật” với

“kì nhân” và “kì thú”. Đó chính là nét đặc trưng riêng của Nguyễn Tuân.
Luận văn Thạc sĩ “Chất văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Tuân” của Trần
Văn Minh, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh gồm
ba chương chính. Chương 1: “Văn hóa – một góc độ tiếp cận hiện thực của Nguyễn
Tuân”. Chương 2: “Chất văn hóa trong cách nghĩ của Nguyễn Tuân”. Chương 3: “Vẻ
đẹp trong cách viết của Nguyễn Tuân”. Luận văn đã cung cấp cho chúng tơi lượng
thơng tin khá bổ ích về vấn đề văn hóa trong sáng tác của Nguyễn Tuân cũng như
khẳng định văn hóa đối với Nguyễn Tn chính là cái đẹp. Đặc biệt khi viết Vang
bóng một thời, Nguyễn Tuân đã ý thức ca ngợi văn hóa cổ truyền của dân tộc để bộc lộ
tấm lịng thầm kín của mình đối với đất nước. Những nhân vật trong truyện, vì được
bao bọc trong “nếp” văn hóa truyền thống mà trở nên “miễn dịch” trước những tác
động tiêu cực của xã hội. Vì thế có thể hiểu cái thú chơi thanh cao của những con
người ấy được xem như một “hành vi văn hóa”. Vận dụng những kiến thức từ luận văn


7

trên, chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn chức năng đồ vật từ góc độ văn hóa để hiểu hơn về
triết lí dụng vật của Nguyễn Tn.
Thứ hai, khi nói đến chức năng tạo dựng hình tượng nhân vật của đồ vật,
chúng tôi thu thập được một số bài viết có liên quan đến vấn đề như sau:
Chức năng thứ hai của đồ vật trong tác phẩm văn học theo Phạm Thị Phương
là chức năng “khắc họa tính cách, tâm lí, cuộc đời con người”. Bằng việc đưa khá
nhiều dẫn chứng, tác giả bài viết đã khẳng định chính đồ vật đã phản ánh “địa vị xã
hội, thị hiếu, thói quen… của nhân vật” [62]. Không chỉ thế, “đồ vật cịn được coi là
dấu hiệu về sự phát triển tính cách, số phận của nhân vật” [62]. Lấy cơ sở từ nhận
định này, chúng tơi sẽ dựa vào đó để phân tích và mở rộng vấn đề.
Trong phần của 3 bài viết “Gogol – thử cảm nhận một thế giới nghệ thuật”:
“Hình tượng con người nơi Gogol”, bằng việc so sánh nhân vật Akaki trong Chiếc áo
khoác và Poprishin trong Nhật kí của một người điên, Phạm Vĩnh Cư đã chứng minh

“sự thống nhất sống động và phức hợp của các nguyên tắc mô tả con người nơi
Gogol” [7, tr.352]: vừa đả kích cái “dung tục tầm thường” của con người vừa xót
thương vơ bờ cho số phận của những “con người nhỏ bé” và niềm tin vào tính người
trong mỗi con người. Phạm Vĩnh Cư cũng khẳng định chính tiếng cười đã đồng hành
cùng Gogol khi phản ánh hình tượng con người. Gogol cười cho lối sống “dung tục
tầm thường”, cười cho những linh hồn “hóa thú” của con người nhưng ông vẫn tin
mãnh liệt vào khả năng phục sinh “những linh hồn chết” dưới ngịi bút của mình. Qua
“bộ sưu tập người” và “bộ sưu tập súc vật” trong văn Gogol, Phạm Vĩnh Cư nhận định
văn Gogol ẩn chứa “tình u nồng nàn đối với… lồi người cần lao” và “sự dửng dưng
ghẻ lạnh với những sinh linh phơ trương một cách lố bịch vị trí ưu đãi của mình trong
thiên nhiên và giữa đồng loại” [7, tr.368]. Kiến thức từ phần 3 của bài viết đã cho
chúng tơi những thơng tin hữu ích để khai thác sâu hơn tình trạng hóa vật của con
người ở chương 2.
Bài viết “Puskin và Gogol – hai kiểu sáng tác trong văn học Nga” của Đào
Tuấn Ảnh trên trang web đã so sánh phong cách sáng
tác của Puskin và Gogol từ đó đưa ra nhận định: sáng tác của Gogol “khơng có sự
chuyển động, khơng có sự sống… Những tác phẩm của Gogol là những liều thuốc tây


8

cực mạnh, đúng hơn, là cuộc đại phẫu thuật tài tình mà bác sĩ sát trùng, mổ xẻ khơng
chỉ một bộ phận mà là toàn cơ thể. Đau đớn khủng khiếp” [101]. Đào Tuấn Ảnh còn
cho rằng Gogol là “thiên tài cô độc giữa thế giới này. Cái thế giới mà ơng nắm trong
tay, lộn trái nó ra, chường ra ánh sáng những mảng tối đen đầy mùi xác chết của nó.
Nhưng cũng chính cái thế giới đó đã làm thương tổn sâu sắc tới tâm hồn nghệ sĩ vốn
thiên về cái Đẹp, cái Cao Cả của ông” [101]. Bài viết của Đào Tuấn Ảnh đã cung cấp
cho chúng tôi thơng tin để lí giải lí do tại sao Gogol lại sử dụng rất nhiều những hình
tượng đồ vật để thay thế con người trong sáng tác của mình cũng như hiểu thêm về
quan điểm nghệ thuật của ơng.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội có đăng bài dịch của Từ Thị Loan từ nguồn Viện
văn học về Gogol. Bài viết đã giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của
Gogol và phân tích những tác phẩm nổi tiếng của ông như Taras Bulba, Những linh
hồn chết và cả Tập truyện Peterburg. Qua việc phân tích những tác phẩm này, bài viết
đã xác định “Gogol là nhà văn vừa hiện thực vừa phi hiện thực. Ơng khơng nhìn hiện
thực như nó có” [118]. Bài viết cũng khẳng định cùng với Quan thanh tra và Những
linh hồn chết, Chiếc áo khốc là truyện có “ảnh hưởng lớn nhất đối với văn học”.
“Akaki Akakievich được mô tả như một con người đáng thương, nhẫn nhục và thiếu
giá trị, và câu chuyện trải ra thơng qua tồn bộ gam thái độ đối với ông – từ sự chế
nhạo giản đơn đến sự thương hại nhói buốt” [118]. Những thơng tin từ bài viết đã giúp
chúng tôi khai thác kĩ hơn mục đích dụng vật của Gogol trong Tập truyện Peterburg.
Đỗ Minh Hợp trong bài viết “Gogol – nhà tư tưởng độc đáo bị lãng quên” trên
trang web đã khẳng định Gogol là một “nhà tư tưởng vĩ đại” nhưng
“ít được biết tới”. Cuộc đời Gogol khát khao cái đẹp nhưng ông đau đớn nhận ra cái
đẹp khó có thể “hiệp thơng” với cái thiện. Sau những giày vị, trăn trở, Gogol đã tìm ra
cách “hiệp thơng” cái đẹp với cái thiện, đó là con đường tơn giáo. Với Gogol “tơn giáo
có nhiệm vụ cải biến bản tính con người, văn hóa và sáng tạo của con người… Tơn
giáo đem lại mọi sức mạnh siêu nhiên cho tâm thần, trái tim và lí trí con người” [111].
Bài viết trên đã giúp chúng tôi hiểu được sự đối lập giữa “nguyên tắc duy mĩ” và
“nguyên tắc duy luân lí” trong Đại lộ Nevsky để từ đó khai thác tốt hơn về quan niệm
nghệ thuật của Gogol.


9

Cũng trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thảo, ở chương 4: “Thủ
pháp trào phúng trong văn xuôi N. V. Gogol”, luận văn đề cập đến năm thủ pháp là
phóng đại, so sánh, vật hóa, nhân hóa, nghịch dị, trong đó thủ pháp phóng đại, nghịch
dị cung cấp kiến thức cho chúng tơi để tìm hiểu sâu hơn về chất hoang đường trong
hình tượng đồ vật của Gogol và thủ pháp vật hóa, nhân hóa cho chúng tơi thông tin về

sự xâm nhập của thế giới đồ vật trong việc tạo tiếng cười châm biếm cũng như sự sốn
ngơi người của đồ vật.
Nguyễn Thị Thanh Minh với chun luận “Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn
Tuân trong sáng tạo nghệ thuật” đã cung cấp cho chúng tôi những thơng tin cần thiết
để tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, từ đó có những căn cứ xác
đáng để tìm hiểu phong cách nghệ thuật của tác gia này. Chuyên luận chia làm ba
chương. Chương 1: “Nguyễn Tuân – người săn tìm cái đẹp”. Chương 2: “Quan niệm
về cái đẹp của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám”. Chương 3: “Quan niệm về
cái đẹp của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám”. Đặc biệt ở chương 2, dựa trên
những quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân mà Nguyễn Thị Thanh Minh đưa ra,
chúng tôi dựa vào đó để tìm hiểu vai trị quyết định của đồ vật đối với tư tưởng thẩm
mĩ của Nguyễn Tuân và so sánh với Gogol.
Luận văn Thạc sĩ “Cái đẹp trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân” của Bùi
Thanh Thảo đã khai thác cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân từ góc độ hình thức lẫn nội
dung. Đặc biệt ở chương 2: “Cái đẹp nhìn từ góc độ nội dung”, luận văn có đề cập đến
cái đẹp của những thú vui tao nhã, cái đẹp của con người và cái đẹp thiên nhiên.
Những kiến thức ở chương 2 đã giúp ích cho chúng tôi trong việc vận dụng quan niệm
về cái đẹp của Nguyễn Tuân để tìm hiểu chức năng đồ vật trong sáng tác của ơng, vì
đồ vật trong Vang bóng một thời hầu hết là những vật gắn với cái đẹp của những thú
chơi tao nhã và cái đẹp của phong cảnh thiên nhiên.
Trên trang web Đỗ Thị Mĩ Lợi có bài viết
“Chủ nghĩa duy mĩ trong truyện ngắn của Akutagawa và Nguyễn Tuân”. Bài viết tập
trung khai thác điểm giống và khác nhau giữa hai nhà văn duy mĩ này. Cùng với
chuyên luận “Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật” của


10

Nguyễn Thị Thanh Minh, chúng tôi đã vận dụng những kiến thức từ bài viết để khai
thác sâu hơn về chủ nghĩa duy mĩ của Nguyễn Tuân qua hình tượng đồ vật.

Chúng tôi cũng vận dụng lại những kiến thức từ sách “Những bài giảng về tác
gia văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam tập I (Nguyễn Tuân)” của
Nguyễn Đăng Mạnh, sách “Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm” và bài viết “Nguyễn
Tuân – nhà văn của hình dung từ” của Lã Nguyên để khai thác sâu hơn chức năng tạo
dựng hình tượng nhân vật của đồ vật.
Thứ ba, khi đề cập đến chức năng xây dựng kết cấu – cốt truyện của đồ vật,
chúng tơi thu thập được một số bài viết có liên quan đến vấn đề như sau:
Trong bài viết của Phạm Thị Phương, chức năng kết cấu – cốt truyện là chức
năng cuối cùng của đồ vật trong tác phẩm văn học. Cũng với nhiều dẫn chứng tiêu
biểu, tác giả bài viết chứng minh rằng đồ vật ln chiếm “vị trí trung tâm”, nó “mang
tính cốt truyện, là yếu tố xây dựng các mắt xích của chuỗi sự kiện, làm nên kết cấu tác
phẩm” [62]. Khơng những thế, đồ vật cịn “trở thành phương tiện thể hiện chiều kích
tâm linh, sự chiêm nghiệm về cuộc sống” [62]. Từ những kiến thức quý báu này, chúng
tôi sẽ khai thác sâu hơn, kĩ hơn vào hai tác phẩm mà chúng tôi khảo sát: Tập truyện
Peterburg và Vang bóng một thời.
Trong chun luận “Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn N. V. Gogol”, Nguyễn Huy
Hoàng đã khảo sát bốn vấn đề chính về thi pháp Gogol ấy là “Đặc thù tư duy nghệ
thuật của N. V. Gogol trong tập truyện Peterburg”; “Cấu trúc không gian – thời gian
của văn bản”; “Sự thống nhất của chủ đề, cốt truyện của các tác phẩm” và “Các sắc
thái cảm xúc, mỉa mai và grôtec”. Bốn phương diện này đã góp phần xác định đồ vật
chính là người bạn đồng hành với nhân vật trong Tập truyện Peterburg. Đặc biệt, ở
chương 3: “Sự thống nhất của chủ đề, cốt truyện của các tác phẩm”, Nguyễn Huy
Hoàng đã bàn đến đặc trưng của Peterburg – thành phố hai bộ mặt cũng như sự song
song về cốt truyện trong Đại lộ Nevsky. Kiến thức từ chuyên luận này đã giúp chúng
tôi nghiên cứu sâu hơn về chức năng xây dựng kết cấu – cốt truyện của đồ vật.
Trong bài viết “Yếu tố hoang đường trong Tập truyện Pêtécbua của N. V.
Gôgôn” đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 17
năm 2009, Trần Thị Quỳnh Nga đã xác định cái hư tồn tại song song với cái thực trong



11

Tập truyện Peterburg đã đưa người đọc vào “một thế giới lạ lùng”. Bằng việc phân
tích khá kĩ những chi tiết hoang đường xuất hiện trong các truyện Bức chân dung,
Chiếc áo khoác, Cái mũi, Trần Thị Quỳnh Nga cho rằng những chi tiết hoang đường
ấy có tác dụng rất lớn trong việc “khắc họa tính cách nhân vật”, “nhân lên mạnh hơn
tính chất hài hước, châm biếm, ý nghĩa đả kích sâu xa của truyện”, lại có “ý nghĩa
phản ánh hiện thực rất lớn” [48]. Không dừng lại ở đó, chi tiết hoang đường cịn có
“ý nghĩa kết cấu”, “sắp xếp các yếu tố nghệ thuật” trong truyện và góp phần “phát
triển cốt truyện”. Kết thúc bài viết, tác giả một lần nữa khẳng định yếu tố hoang đường
là “một đặc điểm thi pháp nổi bật” trong Tập truyện Peterburg, kết hợp cùng các chi
tiết hiện thực để làm bật lên giá trị tác phẩm. Kiến thức từ bài viết đã giúp chúng tôi
xác định tầm quan trọng của cái hư – cái thực trong Tập truyện Peterburg để từ đó
khai thác tốt hơn về yếu tố kì ảo xen lẫn hiện thực của hình tượng đồ vật và sự quyết
định của chúng đến kết cấu truyện.
Bài viết “Akaky trong “Chiếc áo khoác” và nhà văn Gogol” của Trần Thị
Phương Phương trên trang web đã cung cấp
cho chúng tơi những thơng tin quan trọng về hình tượng “con người nhỏ bé” và “bóng
ma” trong Chiếc áo khốc cũng như những kiến thức hữu ích về nguồn gốc cốt truyện
và “thủ pháp nhại thánh sử” của Gogol.
Trong sách “Lịch sử văn học Nga”, ở phần thứ nhất (Văn học Nga thế kỉ XIX),
Nguyễn Hải Hà là người phụ trách viết chương IV về N. V. Gogol. Chương này chia
làm 7 mục và trình bày khá rõ nét những vấn đề về Gogol như tiểu sử, sự nghiệp, phân
tích những tác phẩm chính, ngơn ngữ, giọng điệu… Đặc biệt trong phần hai của
chương, tác giả có đề cập đến Tập truyện Peterburg và nhận xét đây là tác phẩm
“đánh dấu bước phát triển lớn trong chủ nghĩa hiện thực của Gogol” [94, tr.164].
Bằng việc phân tích năm truyện trong tác phẩm, bài viết đề cao tâm hồn nhân đạo của
Gogol cũng như khai thác khá kĩ những “mặt trái của Peterburg” mà Gogol phản ánh
trong tác phẩm. Chương 4 về Gogol trong sách “Lịch sử văn học Nga” đã cung cấp
cho chúng tôi thông tin khái quát về Tập truyện Peterburg cũng như giới thiệu sơ nét

về tầm tư tưởng của Gogol.


12

Thụy Khuê với bài viết “Thi pháp Nguyễn Tuân” đã tập trung phân tích thi
pháp Nguyễn Tuân qua thể loại tùy bút và một số tác phẩm tiêu biểu khác. Đặc biệt,
bài viết có một phần đề cập đến tác phẩm Vang bóng một thời từ khía cạnh thi pháp và
đề cao nghệ thuật sống của những người tài tử. Kiến thức từ bài viết đã giúp chúng tôi
đưa ra những nhận định xác đáng hơn về tầm tư tưởng của Nguyễn Tuân.
Luận văn “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân” của Trần Văn Trọng chia ba
chương, trong đó chương 3. “Kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ”, tác giả xác định kết
cấu truyện ngắn Nguyễn Tuân là loại kết cấu tự do, phóng túng và kết cấu lồng ghép.
Tác giả cũng chứng minh rằng 12 truyện trong Vang bóng một thời hầu hết đều khơng
có cốt truyện và khẳng định mảng truyện “u ngơn” thường có kết thúc mở. Luận văn
này đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin bổ ích để tìm hiểu về chức năng xây
dựng kết cấu của đồ vật trong Vang bóng một thời.
Những nguồn tài liệu tham khảo trên đã tạo tiền đề cho chúng tơi bắt tay vào
tìm hiểu đề tài “Chức năng của đồ vật trong sáng tác N. Gogol và Nguyễn Tuân qua
Tập truyện Peterburg và Vang bóng một thời” trên cơ sở kế thừa, phát huy và sáng tạo.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khái quát được những chức năng chính
yếu của đồ vật trong sáng tác N. Gogol và Nguyễn Tuân, từ đó rút ra vai trị đặc biệt
quan trọng của đồ vật trong hai tập truyện nói riêng và trong văn học nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu ba chức năng chính của đồ vật
trong Tập truyện Peterburg của Gogol và Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân: chức
năng phục dựng thời đại, mơi trường văn hóa; chức năng tạo dựng hình tượng nhân vật
và chức năng xây dựng kết cấu – cốt truyện.
Khảo sát thế giới đồ vật của nhà văn Nga Nikolai Vasilievich Gogol – một

“thiên tài chưa mấy được tri ngộ” – chúng tôi chỉ giới hạn đi sâu vào tìm hiểu Tập
truyện Peterburg. Tuy khơng là tác phẩm đầu tay nhưng Tập truyện Peterburg (gồm 5
truyện, 244 trang) là đặc trưng cho phong cách cố định của Gogol. Còn với Nguyễn
Tuân, nhắc đến nhà văn tài hoa này thì khơng thể khơng nhắc đến Vang bóng một thời
(gồm 12 truyện, 197 trang), một văn phẩm “gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”, đã được


13

dư luận chung coi như một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng nhất của nền văn
chương Việt Nam. Đồ vật xuất hiện trong tác phẩm văn chương rất nhiều, nhưng luận
văn chỉ khảo sát loại được coi là đối tượng nghệ thuật, được nghệ sĩ có dụng ý đưa
vào mang tính sắp đặt, có ý nghĩa nội tại, nằm trong một hệ thống chứ không phải là
các yếu tố rời rạc, ngẫu nhiên (Xin xem phần “Phụ lục” trang 145).
Trong đề tài này, đối với những sáng tác của Gogol, chúng tôi chọn văn bản
“Bức chân dung – Tập truyện Peterburg” của N. Gogol do Văn Hoàng, Phạm Thủy Ba
dịch, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, năm 1971 để khảo sát. Cuốn sách này tập hợp đủ
năm truyện ngắn, được đánh giá cao về chất lượng dịch thuật. Cịn với Nguyễn Tn,
chúng tơi chọn văn bản Vang bóng một thời của nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2014
để khảo sát. Đây là ấn bản toàn vẹn, lấy lại toàn bộ những phần bị kiểm duyệt từ thời
Pháp thuộc nên sẽ giúp chúng tôi khảo sát được trọn vẹn tác phẩm này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó phải kể đến ba
phương pháp tiêu biểu là:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp xem xét những thành
quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích trong vấn đề
nghiên cứu. Đối với phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành tìm kiếm và chọn
lọc những bài viết, những cơng trình nghiên cứu, những chun luận về Gogol và
Nguyễn Tuân… để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu của mình.
- Phương pháp so sánh: Người nghiên cứu tiến hành so sánh, đối chiếu Tập

truyện Peterburg và Vang bóng một thời với nhau cũng như so sánh hai tập truyện trên
trong hệ thống các tác phẩm của Gogol và Nguyễn Tuân và kết hợp so sánh với các tác
phẩm của các tác gia khác cùng thời. Điều đó sẽ giúp người nghiên cứu làm nổi bật
vấn đề cần nghiên cứu và có cái nhìn khách quan hơn về tác phẩm.
- Phương pháp văn hóa – lịch sử: Phương pháp này giúp người nghiên cứu tìm
hiểu về Gogol và Nguyễn Tuân cùng các sáng tác của hai tác gia trong mối liên hệ mật
thiết với bối cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa. Đặt Gogol và Nguyễn Tuân vào
“dịng chảy” của lịch sử – văn hóa – văn học sẽ giúp người nghiên cứu “nhận diện”


14

được phong cách đặc trưng cũng như vị trí riêng biệt của hai tác gia trong nền văn học
Nga – Việt.
- Phương pháp thống kê: Người nghiên cứu tiến hành liệt kê hệ thống đồ vật
trong tác phẩm của Gogol và Nguyễn Tuân, phân tích bảng thống kê và đưa ra nhận
định nhằm phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Tập truyện Peterburg của Gogol và Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân là
đề tài thu hút nhiều sự quan tâm trong giới nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu chức năng đồ vật trong sáng tác của hai tác gia này vẫn chưa được tiếp cận
cách sâu sắc và tồn diện. Vì thế, luận văn của chúng tôi hướng đến việc khám phá
chức năng đồ vật trên ba phương diện: chức năng văn hóa – xã hội, chức năng xây
dựng nhân vật, chức năng xây dựng kết cấu – cốt truyện với hi vọng có được những
đóng góp sau:
- Khai thác ba chức năng của đồ vật để thấy được tầm quan trọng đặc biệt
khơng gì có thể thay thế của đồ vật trong sáng tác của Gogol và Nguyễn Tuân.
- Mở ra một hướng nhìn mới trong việc nghiên cứu đồ vật trong tác phẩm văn
học, đặc biệt là những tác giả gắn liền với “trường phái đồ vật” ở Việt Nam như
Nguyễn Tn, Tơ Hồi.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, 3 chương, Kết luận và Phụ lục.
Chương 1. Chức năng của đồ vật trong việc phục dựng thời đại, mơi trường
văn hóa: tập trung khám phá chức năng phục dựng thời đại lịch sử cũng như mơi
trường văn hóa của đồ vật trong Tập truyện Peterburg và Vang bóng một thời, cho
thấy hình tượng đồ vật của Gogol và Nguyễn Tuân đã phản ánh thật “chân xác” cả thời
quá vãng lẫn thời hiện tại ở Nga và Việt Nam cũng như phản ánh những yếu tố văn
hóa của hai quốc gia và lồng vào triết lí về đồ vật của tác giả.
Chương 2. Chức năng của đồ vật trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật:
chủ yếu khám phá chức năng thông tin về lai lịch, địa vị, sở thích đến cả tính cách, tâm
lí của nhân vật; đồng thời còn khai thác chức năng thay thế nhân vật của đồ vật, và tìm


15

ra khá nhiều những hình tượng người hóa vật trong sáng tác của Gogol, từ đó so sánh
với Nguyễn Tuân.
Chương 3. Chức năng của đồ vật trong việc xây dựng kết cấu – cốt truyện:
tập trung tìm hiểu vai trị quyết định của đồ vật đến kết cấu – cốt truyện trong tác
phẩm và nhận thấy đồ vật đã đóng vai trị chủ đạo, quyết định đến tồn bộ kết cấu
truyện lẫn cốt truyện trong Tập truyện Peterburg và Vang bóng một thời.


16

Chương 1
CHỨC NĂNG CỦA ĐỒ VẬT
TRONG VIỆC PHỤC DỰNG THỜI ĐẠI, MƠI TRƯỜNG VĂN HĨA
Để tìm hiểu về “Chức năng của đồ vật trong sáng tác N. Gogol và Nguyễn
Tuân qua Tập truyện Peterburg và Vang bóng một thời”, điều quan trọng đầu tiên

không thể bỏ qua là vấn đề khái niệm. Đồ vật là một khái niệm “đa nghĩa”, nó khơng
chỉ có giá trị đối với người sử dụng mà cịn mang trong mình những giá trị “văn hóa,
thẩm mĩ và triết học”. Hơn thế, đồ vật cịn có tư cách đối thoại với con người. Có thể
thấy rằng, mọi lĩnh vực khoa học trong xã hội đều có sự hiện diện của đồ vật. Đối với
sinh vật học, đối tượng quan sát chủ yếu của ngành khoa học này là những loài vật,
sinh vật – những thứ vốn dĩ là đồ vật. Trong lịch sử, đồ vật lại càng chiếm vị trí độc
tơn. Lịch sử của một đất nước, một dân tộc đều được tái hiện qua hình ảnh đồ vật. Lịch
sử thường được viết lại sau khi những sự kiện, sự việc đã diễn ra nên ít nhiều sẽ mang
ý kiến chủ quan của người viết. Thế nên ta chỉ có thể đọc lịch sử cách “trung thực”
nhất qua đồ vật mà thôi. Ấy thế mà trong những vật tưởng chừng như rất đỗi bình
thường, tưởng chừng như vơ tri vơ giác đó lại có trong nó “ngôn ngữ đáng tin cậy
nhất”. Không chỉ thế, đồ vật cịn chứa trong nó sức mạnh vơ biên đến mức có thể phản
ánh thậm chí tạo ra cả một nền văn minh nhân loại…
Đồ vật khơng chỉ chiếm vai trị vô cùng quan trọng trong các ngành khoa học
vừa nêu trên, mà ở những lĩnh vực khác, vai trò của đồ vật cũng ngày càng được khẳng
định. Là một bộ môn khoa học, văn học tiếp nhận đồ vật như một thứ chính yếu khơng
thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu các nhà khoa học “nhìn đồ vật như một khách thể” và “từ
chối nhập vai nó” thì nhà văn lại khác, họ sẵn sàng “nhập vai”, nhập hồn, biến mình
thành vật để chuyển tải những câu chuyện ẩn giấu phía sau mỗi hình tượng đồ vật.
Cùng chung việc đánh giá tầm quan trọng to lớn của đồ vật, nhưng văn học lại nhìn đồ
vật dưới một lăng kính đa sắc, đa chiều hơn…


17

Từ thời xa xưa, đồ vật đã xuất hiện trong văn học. Vật trở thành “mẫu gốc”
trong những câu chuyện thần thoại và từ đó sản sinh ra các biểu tượng. Đến thời trung
đại, dù chưa có ý thức xác định đồ vật là nhân vật chính nhưng vai trị của đồ vật nhân vật cũng được khẳng định qua biện pháp “tả cảnh ngụ tình”. Theo thời gian, đồ
vật ngày càng chứng minh tầm quan trọng của mình. Thế kỉ XX ghi dấu sự ra đời của
“Thuyết chức năng” đã đánh giá rất cao “công năng” của đồ vật. “Đến lúc này, nhân

vật - đồ vật xông lên “tiếm ngơi” nhân vật – người” [62]. Theo đó, văn học hiện đại
ngày càng đề cao xu hướng “vật hóa” và đưa đồ vật xuất hiện vào trong mọi ngõ ngách
của tác phẩm. Thế kỉ XX còn ghi dấu bi kịch tinh thần của con người trong “phép ẩn
dụ đồ vật - người” khi con người bị đồ vật sốn ngơi, khuynh lốt và có nguy cơ trở
thành nơ lệ của chính những đồ vật mình tạo ra. Có thể thấy, trong văn học, từng chi
tiết đắt giá đều có sự xuất hiện của đồ vật, từng thời đại lịch sử của dân tộc cũng được
tái hiện qua hình tượng đồ vật, đến tính cách, tâm lí, thị hiếu, thói quen, sở trường…
của nhân vật cũng có liên quan đến đồ vật nốt. Tóm lại, đồ vật có thể được xem như
một “nhân vật văn học… có sức sống và quyền năng đặc biệt” [62] cùng với nhân vật
- người ghi dấu sự cách tân, đổi mới trong văn học.
Chiếm giữ vai trị vơ cùng quan trọng như thế, đồ vật trong văn học là một
“thế giới đông đảo” những đồ vật “nhân tạo lẫn thiên tạo”, những vật “vô tri vơ giác
lẫn con vật”, thậm chí có thể là phong cảnh hoặc một “bộ phận” trên cơ thể con người.
Những đồ vật đó xuất hiện kèm theo nó hai đặc tính khơng thể bỏ qua là “tính hình
tượng” và “tính tượng trưng”. Với hai đặc tính này, đồ vật xuất hiện trong văn học sẽ
tạo ra những “hình ảnh ảo”, “hình ảnh mở” cùng những “nghĩa hàm ẩn” và những “cái
khả nhiên” chứ nó khơng phải là một bản copy “nguyên cảo” các đồ vật từ thế giới
thực tại. Đồ vật “khơng phải là bản thân chúng, mà là hình ảnh của chúng trong cái
nhìn của nhà nghệ sĩ về một hiện thực nào đó” [62].
Theo cách hiểu về khái niệm đồ vật và hình tượng đồ vật như thế, chúng tôi
xác định đồ vật trong Tập truyện Peterburg và Vang bóng một thời bao gồm: trang
phục của nhân vật, phong cảnh, con vật, “bức chân dung”, một “bộ phận cơ thể con
người” (mắt, mũi), những vật xa xưa gắn với thú chơi tao nhã của các nhà nho và
những vật gắn liền với quan điểm duy mĩ của Nguyễn Tuân. Các đồ vật xuất hiện


18

trong hai tác phẩm trên đều được tác giả chọn lọc kĩ lưỡng với rất nhiều dụng ý, nó
khơng chỉ phản ánh nhân vật và đời sống xã hội mà cịn chứa đựng tư tưởng, triết lí

của nhà văn.
1.1. Chức năng phục dựng thời đại
“Cống hiến cả cuộc đời cho việc nghiên cứu thế giới đồ vật của các nhà văn
kinh điển Nga, A. P. Chudakov đi đến một kết luận ngắn gọn, như một công thức:
“Mọi nghệ sĩ đều nói bằng“ngơn ngữ” đồ vật của thời mình”” [dẫn theo 62]. Quả vậy,
trong tác phẩm nghệ thuật, đồ vật có khả năng trình hiện chỉ số văn hóa, truyền thống
dân tộc của một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó. Khơng chỉ thế, đồ vật cịn đóng vai
trị dẫn nhập vào đời sống nghệ thuật, mở ra cho chúng ta những chân trời không gian,
thời gian cụ thể trong cái nhìn riêng của nhà nghệ sĩ.
1.1.1. Dấu vết thế kỉ xa xưa
Qua hình tượng đồ vật trong Tập truyện Peterburg, Gogol đã tái hiện lại được
sự vương vất phong vị đời sống quý tộc vàng son kéo dài từ thế kỉ XVIII sang thế kỉ
XIX (thời kì cuối chế độ phong kiến) ở Nga. Dấu vết thế kỉ xa xưa được tìm thấy trong
nghề vẽ chân dung truyền lại thần sắc của những chủ nhân quyền quý, hay nghề sao
chép giấy tờ của nhân viên Akaki đã có từ thời “cổ – trung đại”. Hay như các sĩ
quan hút thuốc bằng ống tẩu, một hình thức được sử dụng từ thế kỉ XVIII và phổ biến
rộng khắp cho đến đầu thế kỉ XX, khi mà thuốc điếu lan tràn… Trong Tập truyện
Peterburg, người đọc thường xuyên bắt gặp hình ảnh những nhà binh hút tẩu, Gogol
cũng đã nói: “vì thượng đế đã ban lệnh rằng, đâu có sĩ quan thì ở đấy phải có tẩu
thuốc lá” [17, tr.255]. Chiếc áo khốc thì đề cập đến trị chơi thẻ bài - trò chơi thịnh
hành từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Truyện đã hai lần nói đến chi tiết
những viên chức tụ họp lại để chơi bài uixt, cả ở tầng lớp trung lưu lẫn thượng lưu. Họ
uống sâm banh hoặc uống trà ăn bánh bích quy rẻ tiền tùy vào xuất thân của mình và
rít tẩu “dài ngoẵng”… Chính những chi tiết đồ vật ấy đã giúp ta thấy lại được một thời
quá khứ của người dân Nga ở Peterburg. Tuy nhiên, ngay từ tên tác phẩm: Tập truyện
Peterburg, ta biết được rằng hiện thực cuộc sống đương thời mới là chủ đề chính trong
tập truyện này. Vì thế, đồ vật trong Tập truyện Peterburg thường gắn bó nhiều hơn với


19


thời đại xã hội lúc bấy giờ nên chúng tôi sẽ khai thác chức năng phục dựng thời đại
này của đồ vật sâu hơn ở mục sau: “Dấu ấn cuộc sống đương thời”.
Khác Gogol, Vang bóng một thời là tập truyện ngắn thường xuyên đề cập đến
quá khứ. Ngay từ tên truyện, ta dễ dàng nhận thấy đồ vật xuất hiện trong tác phẩm đều
là những thứ thuộc về thời đã qua nay chỉ cịn “vang bóng”. Với mảng đề tài quá khứ,
Nguyễn Tuân đã tái hiện được những “vẻ đẹp xưa” qua những con người tài hoa,
những thú chơi thanh cao và đặc biệt là những kì vật xưa cũ, cổ kính. Trong bối cảnh
một xã hội mới, cụ Sáu xuất hiện như một bậc tiền nhân cổ xưa với cái thú chơi cũng
cổ: thưởng trà. Đi cùng thú chơi tao nhã đó là “những chiếc ấm đất” như “Thế Đức
màu gan gà, Lưu Bội, Mạnh Thần song ẩm” [84, tr.34], những loại trà cổ xưa như “Vũ
Di Sơn, Bạch Mao Hầu, Trảm Mã” [84, tr.33] mà cụ Sáu quý như tính mạng. Trong
Chén trà trong sương sớm, những dụng cụ dùng để uống trà như “đĩa dầm, chén tống,
chén quân, khay trà, ống nhổ, ấm đồng, hỏa lò đất, cái điếu bát vẽ Mai Hạc”… [84,
tr.125-127] của cụ Ấm cũng nhuốm màu quá khứ. Nguyễn Tuân đã dành hẳn một đoạn
văn dài để liệt kê những đồ vật xa xưa đó:
La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh, cụ Ấm đã bày lên đấy khay trà,
ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một
hồi rất giòn… Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ trên khay trà gỗ trắc có
chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm, chén tống, chén
quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc rờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh
càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng khơng một
chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa,
người thợ Tàu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay [84,
tr.125-127]…
Đó quả là những vật trân q khó mà tìm thấy được trong thời đại ngày nay. Và cùng
với những vật dụng cổ xưa đó là thú uống trà đã được nâng lên thành cái “đạo”.
Hương cuội cũng đã tôn cao một cái đạo của người tài tử thời xưa: đạo chơi
hoa. Vật - hoa, rượu, thơ trong truyện đã tái hiện lại được những thú chơi xa xưa của
bậc tiền nhân mà bây giờ hiếm thấy lại được. Tất bật trên đường đời những tháng năm

tuổi trẻ, quãng đời xế chiều cịn lại của mình, cụ Kép nguyện dành hết cho hoa. Từ khi


×