Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi tô hoài giai đoạn trước cách mạng tháng tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. Hồ CHÍ MINH
***************************************

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XI TƠ
HỒI GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN: DƯƠNG THỊ HỒNG HIẾU

KHĨA 9
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2002


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................3
T
4

T
4

DẪN NHẬP................................................................................................6
T
4

T


4

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 6
T
4

T
4

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ...................................................................................... 6
T
4

T
4

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9
T
4

T
4

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
T
4

T
4


4.1.PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG .......................................................... 10
T
4

T
4

4.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – SO SÁNH .................................... 10
T
4

T
4

4.3.PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN LOẠI .................................... 10
T
4

T
4

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .............................................................. 11
T
4

T
4

6.KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................ 11
T

4

T
4

Chương 1: TÁC PHẨM VĂN XI CỦA TƠ HỒI GIAI ĐOẠN
T
4

TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ...............................................12
T
4

1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ ......................................................................... 12
T
4

T
4

1.2 TÁC PHẨM VĂN XI CỦA TƠ HỒI GIAI ĐOẠN TRƯỚC CÁCH
T
4

MẠNG THÁNG TÁM. ................................................................................ 14
T
4

1.2.1. THẾ GIỚI TUỔI THƠ ................................................................... 14
T

4

T
4

1.2.1.1 Thế giới những loài vật quen thuộc. ........................................ 15
T
4

T
4

1.2.1.2 Ký ức thời thơ ấu .................................................................... 23
T
4

T
4

1.2.2 CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG Ở MỘT VÙNG QUÊ ................ 26
T
4

T
4

Chương 2 : NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN VÀ MIÊU
T
4


TẢ PHONG TỤC ....................................................................................32
T
4

2.1 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN .......................................... 32
T
4

T
4

2.2 NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ PHONG TỤC ............................................. 40
T
4

T
4


Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT .......................62
T
4

T
4

3.1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT - CON NGƯỜI ................ 62
T
4


T
4

3.1.1 XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA MIÊU TÀ TÂM LÝ .................. 63
T
4

T
4

3.1.2 XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA MIÊU TẢ NGOẠI HÌNH, HÀNH
T
4

ĐỘNG, NGÔN NGỮ ............................................................................... 71
T
4

3.1.3 XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA MIÊU TẢ PHONG TỤC .......... 75
T
4

T
4

3.1.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT T
4

CON NGƯỜI ........................................................................................... 78
T

4

3.2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT - LOÀI VẬT .................... 84
T
4

T
4

3.2.1 NHỮNG LOÀI VẬT SỐNG TRONG TỰ NHIÊN ........................ 85
T
4

T
4

3.2.2. NHỮNG LỒI VẬT NI QUEN THUỘC ............................... 97
T
4

T
4

3.2.3 CÁI NHÌN TINH TẾ, HĨM HỈNH, DÍ DỎM ĐỐI VỚI LỒI VẬT
T
4

T
4


................................................................................................................ 108

Chương 4 : NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ .............................................113
T
4

T
4

4.1 CHẤT KHẨU NGỮ TRONG LỜI VĂN NGHỆ THUẬT .................. 114
T
4

T
4

4.1.1 NHỮNG YÊU TỐ KHẨU NGỮ CHUNG ................................... 115
T
4

T
4

4.1.2 LƯỢNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ............................................ 117
T
4

T
4


4.1.3 NHỮNG YẾU TỐ KHẨU NGỮ ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT VÙNG
T
4

QUÊ ........................................................................................................ 120
T
4

4.2 SỰ SÁNG TẠO VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG LỜI VĂN NGHỆ
T
4

THUẬT TƠ HỒI ..................................................................................... 124
T
4

4.2.1 SỰ SÁNG TẠO TRONG LỜI VĂN NGHỆ THUẬT ................. 125
T
4

T
4

4.2.1.1 Những cách sử dụng sáng tạo từ ngữ vốn có ......................... 126
T
4

T
4


4.2.1.2 Những từ ngữ mới mẻ ............................................................ 129
T
4

T
4

4.2.2 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG LỜI VĂN NGHỆ THUẬT ........... 133
T
4

T
4


KẾT LUẬN ............................................................................................136
T
4

T
4

THƯ MỤC THAM KHẢO ..................................................................140
T
4

T
4

PHỤ LỤC ...............................................................................................145

T
4

T
4

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................ 145
T
4

T
4

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................ 155
T
4

T
4


DẪN NHẬP
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tơ Hồi là tác giả có nhiều đóng
góp quan trọng. Trong q trình hơn sáu mươi năm sáng tác liên tục và bền bỉ,
đến nay ông đã có trên 150 đẩu sách được ấn hành thuộc về nhiều đề tài khác
nhau (cách mạng và đời thường, hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền
xi, nơng thơn và thành thị, đời sống nhân dân và hồi ức cá nhân, truyện cho
người lớn và truyện cho thiếu nhi,...) với nhiều thể loại khác nhau (tiểu thuyết,
truyện ngắn, ký, kịch. Lý luận - kinh nghiệm sáng tác). Đây quả là một khối

lượng sáng tác đồ sộ hiếm có ai trong các nhà văn Việt Nam hiện đại so sánh
được. Đặc biệt, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị. Được bạn đọc đánh giá
cao. Cho đến hôm nay, nhiều cuốn sách của Tơ Hồi vẫn liên tục được tái bản
trên khắp ba miền đất nước. Ông đã và vẫn đang là nhà văn quen thuộc, đáng
mến của nhiều người, nhiều giới.
Q trình sáng tác của Tơ Hồi được chia làm hai giai đoạn, trước và sau
Cách mạng tháng Tám. Có thể nói, ở cả hai giai đoạn ơng đều gặt hái được
những thành công đáng kể. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu, dù lúc ấy nhà văn tuổi
đời còn rất trẻ, lại vừa mới vào nghề nhưng cũng đã sớm thành công, tạo được
chỗ đứng riêng trên văn đàn. Nhiều tác phẩm như Dế Mền phiêu lưu ký, tập
truyện ngắn o chuột, Nhà nghèo… cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, được
bạn đọc quan tâm, yêu mến. Chọn đề tài tìm hiểu về những đặc điểm nghệ
thuật trong văn xi của Tơ Hồi giai đoạn này, người viết muốn có điều kiện
đi sâu nghiên cứu nhừng yếu tố đã góp phần làm nên chân dung Tơ Hồi người đã cùng với Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi Hiển... tạo nên nét đặc sắc
riêng cho văn học nước ta những năm 1940 -1945. Đồng thời qua đó, người
viết cũng muốn đóng góp một phần vào cơng trình nghiên cứu chung về sự
nghiệp của nhà văn rất thân quen này.

2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi từ lâu đã trở thành


đề tài quen thuộc của giới phê bình, nghiên cứu. Trong đó, mảng tác phẩm
trước Cách mạng tháng Tám của ơng đã được đánh giá, phân tích từ nhiều góc
độ, cấp độ khác nhau qua nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu lớn, nhỏ... Đặc
biệt, vấn đề những đặc điểm nghệ thuật của mảng tác phẩm này cũng đã được
đề cập tuy mức độ đậm nhạt có khác nhau.
Ngay từ trước Cách mạng, năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà
phê bình Vũ Ngọc Phan cũng đã nhận xét rằng, cùng với năng lực miêu tả tinh
tế thế giới lồi vật thì Tơ Hồi cịn là nhà văn có biệt tài viết về cảnh nghèo nàn

của dân quê. Đồng thời, ông cũng sớm phát hiện ra chất giọng "trào lộng và
khinh bạc" ở cây bút trẻ này.
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, số lượng bài viết, công trình
nghiên cứu về Tơ Hồi càng ngày càng nhiều hơn. Trong đó có khơng ít bài nói
đến giai đoạn sáng tác trước Cách mạng cùng những thành công về nghệ thuật
mà ơng đạt được. Tiêu biểu có thể kể là các bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh,
Phong Lê, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá, Vân Thanh, Vũ Quần Phương, Võ
Xuân Quế... Ngồi ra, cịn có khá nhiều các luận văn, luận án của các sinh viên,
học viên cao học và các nghiên cứu sinh...
Ở mỗi một bài viết, một công trình nghiên cứu, tùy thuộc vào phạm vi và
dụng ý riêng của từng tác giả mà vấn đề những đặc điểm nghệ thuật trong văn
xi của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được đề cập đến với
những mức độ đậm nhạt, nhiều, ít khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung, các nhà
nghiên cứu đều nhận thấy Tơ Hồi có sở trường về việc miêu tả phong tục, đặc
biệt là phong tục của làng quê ngoại thành Hà Nội. Trong bài viết của mình,
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "Tơ Hồi thường nhìn nơng thơn
nghiêng về phía phong tục với cặp mắt hóm hỉnh sắc sảo" (46, 51). Trần Hữu
Tá cũng nhận thấy: "Tơ Hồi có một nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén,
sắc sảo" (52, 160). Ơng nhận thấy trước Cách mạng tháng Tám Tơ Hoài đã
giúp độc giả hiểu biết nhiều về những tục lệ của một vùng ngoại thành Hà Nội
qua nhiều truyện dài, truyện ngắn. Qua bài "Tơ Hồi - 60 năm viết..." nhà
nghiên cứu Phong Lê cũng viết: "Dấu ấn phong tục là nét nổi trội trong văn Tô


Hoài khiến cho hứng thú đọc truyện của chúng ta luôn được tác giả dẫn dắt đi
vào nhiều ngõ ngách bất ngờ" (52, 27).
Không chỉ đạt những thành công trong việc miêu tả phong tục như một
nét phong cách nghệ thuật riêng, các nhà nghiên cứu còn nhận ra ở Tơ Hồi
những đặc sắc khác về nghệ thuật được thể hiện trong các tác phẩm giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám như nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật

xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng và sáng tạo ngôn từ,...Trong bài viết
trên, nhà nghiên cứu Nguvễn Đăng Mạnh cũng nhận xét Tơ Hồi là "nhà văn
có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa hiểu theo nghĩa
vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận các cảnh vật bên ngoài với tất cả
hình dáng, sự hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nó. Ơng cũng có một
trí tưởng tượng mạnh mẽ giúp ơng rất nhiều khi miêu tả lồi vật và viết truyện
cho thiếu nhi, đồng thời có một vốn ngơn từ giàu có mà ơng đã cần cù tích lũy
để tạo nên những bức tranh chân thật, sóc cạnh và đầy hương sắc" (46, 54).
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Tơ Hồi, Hà Minh Đức cũng nhận thấy truyện
của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám thiên nhiều về cuộc sống ở
làng quê với nhiều kiểu nhân vật sinh động và phong tục tập quán lâu đời.
Truyện của ơng thường mang phong vị riêng độc đáo. ''Ơng giỏi miêu tả nhân
vật, miêu tả khơng khí của là làng q" (27, 20). Cịn Phong Lê thì phải thốt
lên: "Ở tuổi hai mươi, ngịi bút Tơ Hồi thật đã xiết bao linh hoạt. Quan sát kỹ
lưỡng và tinh tế. Ngơn từ tự nhiên mà giàu có. Thiên nhiên thống đãng mà thơ
mộng. Nhân vật có dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét."(52, 21)
Ở các luận văn, luận án viết về Tơ Hồi, dù các tác giả khơng trực tiếp tập
trung vào nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật trong mảng văn xuôi giai
đoạn trước Cách mạng tháng Tám của ông, nhưng ở một mức độ phù hợp, đa
số đều bàn đến vấn đề này. Trong đó, nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật miêu tả
nhân vật, đặc biệt là nhân vật loài vật, được chú ý đánh giá cao.(Ví dụ: Cao
Minh Hằng với luận văn thạc sĩ "Nhà văn Tơ Hồi với mảng "truyện lồi vật",
Nguyễn Thị Tâm với luận văn tốt nghiệp Đại học "Góp phần tìm hiểu truyện
lồi vật của Tơ Hồi"...). Như vậy, nhìn chung, các bài viết, các ý kiến của các


nhà nghiên cứu tuy cũng có chỗ khác nhau nhưng đều thông nhất đánh giá khá
cao tài năng nghệ thuật của nhà văn trẻ Tơ Hồi trong những năm đầu sáng tác.
Trong đó, đặc sắc nhất, thành cơng nhất, có thể tạo nên dấu ấn phong cách đặc
trưng cho Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả (miêu tả phong tục, miêu tả thiên

nhiên...) và nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngơn từ.
Tuy vậy, nhìn lại tồn bộ các bài nghiên cứu về Tơ Hồi, đặc biệt là về
những đặc điểm nghệ thuật trong văn xuôi của ông giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám, ta thấy thiếu một công trình mang tính tồn diện, sâu sắc, có hệ
thống. Các ý kiến đánh giá, những nhận định về vấn đề này thường chỉ được
các nhà nghiên cứu đề cập trong bài viết của mình với một dung lượng nhỏ để
kết hợp lý giải, phân tích những vấn đề có tính bao quát, tổng hợp khác. Tuy
nhiên, những ý kiến, nhận định ấy đều xác đáng, và do đó, có thể làm cơ sở để
triển khai những đề tài khoa học sâu hơn.
Trên tinh thần kế thừa học tập những người đi trước, chúng tôi đã tổng
hợp những tài liệu phong phú có liên quan, đi vào tìm hiểu một cách kỹ lưỡng,
có hệ thống những đặc điểm nghệ thuật trong văn xi của Tơ Hồi giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám nhằm phát huy và mở rộng ở cả chiều sâu lẫn
chiều rộng của vấn đề thành một luận văn nghiên cứu khoa học.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tơ Hồi là một nhà văn có nhiều cống hiến cho nền văn xi nước nhà.
Ơng có những đóng góp quan trọng trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau
Cách mạng tháng Tám. Đặc biệt là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, tuy
chỉ có dăm năm nhưng đa số đều là tác phẩm hay, khá đều tay. Tác phẩm của
ông thành công ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật, cả hai bổ sung
cho nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau. Do vậy, khi bàn về những thành cơng tạo
nên giá trị cho văn Tơ Hồi, khơng thể xem nhẹ bất cứ phương diện nào. Tuy
nhiên, do thời gian, tư liệu và tầm hiểu biết có hạn nên khi thực hiện đề tài này,
chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu những thành cơng về mặt nghệ thuật
trong văn xuôi của ông giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, chúng
tôi chỉ xin tập trung vào ba phương diện nghệ thuật tiêu biểu bao gồm nghệ


thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả phong tục, nghệ thuật xây dựng nhân vật

và nghệ thuật ngôn từ - những phương diện mà qua đó có thể thấy được những
đóng góp đặc sắc nhất tạo nên dấu ấn phong cách riêng cho nhà văn này.
Hơn nữa, để có thể làm rõ những nét đặc sắc và đóng góp riêng của Tơ
Hồi về mặt nghệ thuật qua mảng tác phẩm giai đoạn này, chúng tôi sẽ đối
chiếu, so sánh với một số tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác sau Cách mạng
tháng Tám của ông cũng như một số tác phẩm của các nhà văn khác cùng thời:
Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nam Cao, Bùi Hiển...

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:

4.1.PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG
Luận văn sử dụng phương pháp này để xác lập tính nhất quán trong
phong cách nghệ thuật của tác giả. Những đặc điểm nghệ thuật được nghiên
cứu không chỉ tồn tại trong một tác phẩm mà còn hiện diện trong nhiều tác
phẩm đương thời của Tơ Hồi, tạo nên đặc trưng phong cách của ông trên văn
đàn giai đoạn này.

4.2.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH – SO SÁNH
Phương pháp này được áp dụng để làm rõ những thành cơng về nghệ
thuật của Tơ Hồi trong các tác phẩm giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
Trong khi phân tích ,chúng tơi cố gắng so sánh với những tác phẩm ở giai đoạn
sáng tác sau Cách mạng của ông để thấy được sự kế thừa, phát huy, đồng thời
so sánh với những tác phẩm của các tác giả khác cùng thời như: Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Bùi Hiển... để thấy được nét riêng
trong phong cách nghệ thuật của Tơ Hồi ở mảng tác phẩm giai đoạn này.

4.3.PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN LOẠI
Luận văn đặt vấn đề tìm hiểu những biểu hiện cụ thể, chi tiết về nghệ

thuật trong các tác phẩm của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám,


do vậy phương pháp thống kê - phân loại được dùng để có thể có được những:
chứng cứ cụ thể, chính xác khi nghiên cứu, giúp cho việc trình bày vấn đề
trong luận văn thêm tính thuyết phục.
Các phương pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sử dụng
kết hợp trong quá trình thực hiện luận văn.

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thực hiện luận văn với đề tài "Đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi Tô Hồi
giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám", chúng tơi khơng có tham vọng khảo
sát và lý giải đầy đủ mọi đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của ông giai đoạn
này mà chỉ hy vọng tìm hiểu thấu đáo một số đặc điểm chính vê phương diện
nghệ thuật để thấy được những nét sở trường độc đáo, giúp khẳng định vị trí và
tiếng nói riêng của ơng trong làng văn Việt Nam không chỉ trong giai đoạn
đương thời mà cho đến tận ngày nay. Bao gồm :
- Những sở trường trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, phong tục.
- Những thành công đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật ngôn từ.

6.KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn bao gồm
bốn chương tập trung vào các vấn đề sau:
- Chương 1: Tác phẩm văn xi của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám.
- Chương 2: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả phong tục.
- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Chương 4: Nghệ thuật ngôn từ.



Chương 1: TÁC PHẨM VĂN XI CỦA TƠ HỒI GIAI
ĐOẠN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Tô Hồi tên thật là Nguyễn Sen. Ơng sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 (tức
ngày 16 tháng 8 năm Canh Thân). Quê nội ông ở thị trấn Kim Bài, huyện
Thanh Oai tỉnh Hà Tây nhưng ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa
Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đơng cũ, nay là phường Nghĩa Đơ,
quận cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh Tơ Hồi chính là gắn với hai địa danh quê
ông: sông Tô Lịch và phủ Hồi Đức.
Tơ Hồi xuất thân trong một gia đình nghèo làm nghề thủ cơng nghề dệt
lụa. Ơng được học hết bậc tiểu học rồi sau đó vừa đi học vừa đi làm để kiếm
sống. Ông đã từng trải qua nhiều nghề khác nhau trước khi trở thành nhà văn
như: thợ thủ công, dạy trẻ, bán giầy, làm kế tốn, tính sổ hiệu bn.
Năm 1938, chịu ảnh hưởng tích cực của phong trào Mặt trận Bình dân,
ơng đã tham gia phong trào ái hữu thợ dệt, đã từng làm thư ký ban trị sự Hội ái
hữu thợ dệt Hà Đông. Rồi ông tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Đến
năm 1943, ơng gia nhập tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi tham gia phong trào Nam tiến rồi lên
Việt Bắc làm báo Cứu quốc. Năm 1951, ông về công tác ở Hội văn nghệ Việt
Nam.
Sau ngày hịa bình lập lại, ông tham gia và giữ nhiều trọng trách trong
Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là chủ tịch nhiều năm của Hội văn nghệ Hà
Nội. Ngồi ra, Tơ Hồi cịn tham gia nhiều cơng tác xã hội khác như đại biểu
quốc hội khóa 7, phó chủ tịch Ủy ban đồn kết Á -Phi, phó chủ tịch Hội hữu
nghị Việt - Ấn ...
Tơ Hồi đến với nghề văn sớm. Mười bảy, mười tám tuổi ơng đã có một
số sáng tác thơ đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy {Tiếng reo, Đan áo... ). Những
bài thơ non nớt về nghệ thuật như thế đã giúp ơng hiểu mình và sớm chuyển
hướng. Đến với văn xi, ơng đã nhanh chóng chọn con đường hiện thực chủ



nghĩa. Ơng khơng theo con đường của Khái Hưng, Nhất Linh bởi một lẽ giản dị
"viết truyện viển vông giang hồ kỳ hiệp thì ai cũng có thể tưởng tượng như
nhau, nhưng viết giống cái thật thì đời và người trong truyện của mấy ơng con
quan có đồn điền như thế, tôi không biết, nên không bắt chước được" (26, 198).
Vả lại, cảnh sống vất vả, túng thiếu của bản thân, gia đình và những người
xung quanh ln thơi thúc ông khiến cho "ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là
viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình" (26, 198). Tuy vậy,
việc gắn bó thật sự với nghề văn của Tơ Hồi cũng rất bất ngờ, ngẫu nhiên và
tự nhiên. Một trong mấy sáng tác đầu tiên của ông gửi được đăng báo là truyện
ngắn Nước lên, được viết sau khi đi hộ đê ở Tứ Tổng về. Chữ Tơ Hồi ngịng
ngo khó đọc nhưng nhờ vào sự chú ý của ông bà chủ bút Hà Nội tân văn là
Vũ Ngọc Phan và Hằng Phương mà truyện được đăng và được trả nhuận bút.
Điều này gây bất ngờ lớn cho Tơ Hồi: "Tơi khơng thể so sánh và tưởng tượng
ra giá một bài báo với cồng xá những công việc tôi đã làm bấy lâu để kiếm
sống. Hãng giầy Bata mỗi tháng trả lương tôi sáu đồng. Bây giờ, một cái truyện
ngắn tôi được mười đồng, lại có băng quấn quanh tờ giấy bạc, ngồi đề tên
mình.
Ơi, lịch sự! Mà một tháng, tơi có thể viết mấy cái truyện ngắn! Điếc
không sợ súng, tôi cứ viết tràn lan." (26, 213). Từ đấy, Tơ Hồi bắt đầu viết
liên tiếp và tính từ khởi nghiệp văn cho đến nay, ông đã viết trên 150 tác phẩm
thuộc nhiều thể loại: ký (bút ký, hồi ký, chân dung), truyện ngắn, tiểu thuyết.
Trong đó, có khơng ít những sáng tác có giá trị.
Hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo nghệ thuật, Tơ Hồi đã có những đóng
góp quan trọng cho nền văn học nước nhà. Ơng có mặt ở cả hai giai đoạn trước
và sau Cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn nào ơng cũng có những đóng góp
đặc sắc. Đặc biệt là giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, mặc dù nhà văn lúc
đó cịn rất trẻ nhưng cũng đã nhanh chóng xác định được cho mình một phong
cách riêng. Đúng như giáo sư Phong Lê đã từng nhận xét: "Trước Cách mạng

truyện của Tơ Hồi in rất đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của
ông - một cây bút sung sức, đứng bên Nam Cao, làm nên dấu ấn đặc trưng cho


trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng" (52, 17).
Chính vì thế, việc đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật,
một trong những yếu tố quan trọng tạo nên dấu ấn phong cách Tơ Hồi giai
đoạn này, là một việc làm cần thiết và đúng đắn.

1.2 TÁC PHẨM VĂN XUÔI CỦA TƠ HỒI GIAI ĐOẠN TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
Trong khoảng vài năm vào nghề văn trước năm 1945, ngòi bút của Tơ
Hồi có cùng lúc hai đối tượng quan sát, hai mối quan tâm. Một là con người
và cuộc sống ở vùng quê ngoại của ông, một vùng quê sát gần thành thị đã và
đang chịu những ảnh hưởng, tác động của chốn thị thành. Và một nữa là sự tiếp
tục của tuổi thơ với một thế giới riêng của con trẻ trong hồi ký cỏ dại và mảng
truyện loài vật. Tuy phân tách ra như vậy nhưng trên thực tế, hai đối tượng, hai
mối quan tâm ấy vẫn ln có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng được nhà
văn chú ý thể hiện và cùng mang chung phong cách nghệ thuật của ông. Đúng
như nhận định của giáo sư Phong Lê: "Cả hai trong khoảng dăm năm trước
1945 hình thành nên hai mảng đề tài tưởng như tách nhau nhưng thật ra và cuối
cùng vẫn cứ hội vào nhau và thống nhất trong một thế giới nghệ thuật chung,
mang chung cảm quan nghệ thuật đặc sắc của Tô Hồi. Nói Tơ Hồi là nói sự
thống nhất của thế giới nghệ thuật ấy, dẫu là về vật hoặc về người, dẫu là
truyện về mình như trong cỏ dại hoặc truyện về người như trong Giăng thề,
Quê người và Xóm giếng. Đó là đặc điểm riêng trong bức tranh hiện thực của
Tơ Hồi và cũng là dấu ấn riêng nơi chủ nghĩa hiện thực kiểu Tơ Hồi trong
văn xi Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám" (52, 29).

1.2.1. THẾ GIỚI TUỔI THƠ

Khởi đầu sự nghiệp văn chương khi còn rất trẻ, khi mà những ký ức tuổi
thơ còn in rất đậm trong trí nhớ, Tơ Hồi đã khéo vận dụng vốn sống của mình
với những ký ức ấy để xây dựng nên những tác phẩm đặc sắc. Đó là những tác
phẩm viết về thế giới những sinh vật quen thuộc, bé nhỏ xung quanh, những
người bạn thân thiết một thời của nhà văn. Đó là những chú gà, chú chim ri đá,
chú chó hay lèm bèm ủng oẳng, anh mèo lừ đừ nghiêm nghị cho đến chú Dế


Mèn, Dế Trũi, bác Xiến Tóc, cơ Nhà Trị tí hon... Tất cả những con vật ấy đã
bước vào trong văn của Tơ Hồi một cách tự nhiên, sống động. Có thể nói, viết
về lồi vật chính là sở trường đặc biệt của Tơ Hồi. Ngồi ra, thế giới tuổi thơ
cịn hiện lên trong văn Tơ Hồi qua một hồi ký hết sức cảm động về những
ngày thơ ấu của chính tác giả, cậu bé Sen ngày nào.
1.2.1.1 Thế giới những loài vật quen thuộc.
Loài vật từ xa xưa đã là đối tượng miêu tả quen thuộc của nhiều ngành
nghệ thuật, nhất là hội họa và điêu khắc. Tuy nhập cuộc muộn hơn nhưng bằng
vịn ngơn ngữ phong phú, văn học đã có những sáng tạo riêng khá độc đáo về
đề tài này.
Ở Việt Nam, loài vật cũng đã trở nên quen thuộc trong các sáng tác của
nhiều nhà văn. Nhưng có thể nói, những trang viết về lồi vật của Tơ Hồi là
đóng góp nổi bật nhất. Trước và sau ơng chưa có nhà văn nào sáng tạo được
những nhân vật "lồi vật" đáng u và thơng minh như cách ơng đã làm. Chính
nhờ phần lớn ở thành cơng của mảng sáng tác này mà tên tuổi Tơ Hồi đã
nhanh chóng đến với bạn đọc.
Đến với đề tài này, nhà văn tỏ ra thích thú đặc biệt. Trước và sau Cách
mạng tháng Tám, ơng có tất cả 33 truyện viết về lồi vật. Tuy vậy, trong số ấy
thì mảng tác phẩm ra đời trước Cách mạng tháng Tám được tác giả viết đều tay
và thành công hơn. Sau này, dù vẫn tiếp tục nhưng những thành công mà ông
đạt được ở giai đoạn đầu dường như vẫn có giá trị hơn hẳn .
Thế giới loài vật trong tác phẩm Tơ Hồi, chỉ xét riêng giai đoạn trước

Cách mạng tháng Tám, đã rất sinh động, phong phú.(Chỉ riêng trong tác phẩm
Dế Mèn phiêu lưu ký, theo số liệu thống kê của chúng tơi, đã có sự hiện diện
của tới 79 con vật khác nhau. Xin xem thống kê chi tiết ở phần phụ lục.) Trong
đó, các con vật xuất hiện đa số đều nhỏ bé, là vật nuôi trong nhà hoặc sống
quanh quẩn bên con người như: mèo, chó, gà, vịt, ngan, chim, chuột, cá và cả
ếch nhái, cóc, kiến, bọ ngựa, dế, cào cào... Chúng chỉ là những con vật bình
thường nhưng qua ngịi bút sáng tạo của nhà văn đã trở thành những hình tượng
sống động, có sức lôi cuốn, hấp dẫn đến không ngờ.


Trong tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu ký, chúng ta đã được làm
quen với cả một thế giới sinh vật nhỏ bé, gần gũi, thân quen với tuổi thơ. Nhân
vật chính là Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, qua những bài học
sâu sắc tiếp nhận từ cuộc đời, đã nhận ra lý tưởng của cuộc sống. Chú đã từ bỏ
cảnh sống tù túng quanh quẩn bên bờ đầm nước, cất bước lên đường để mở
rộng tầm nhìn và tìm cho mình một lẽ sống tốt đẹp. Xuyên suốt tác phẩm, hình
tượng Dế Mèn tỏa sáng lung linh, được nhà văn tập trung chú ý miêu tả cụ thể
từ dáng vẻ bên ngoài tràn đầy sinh lực đến những chuyển biến nội tâm phức tạp
bên trong. Chú đi nhiều, học được nhiều điều hay. Qua mỗi chặng đường, tầm
mắt chú ngày càng được mở rộng. Chú có thêm nhiều người bạn mới, làm được
những việc có ý nghĩa. Những trang sách miêu tả cuộc hành trình phiêu lưu đầy
bất ngờ thú vị của Dế Mèn đã tạo cho thiếu nhi biết bao niềm say mê.
Bên cạnh Dế Mèn, trong tác phẩm ta còn gặp gỡ nhiều sinh vật khác như
Xiến Tóc, Nhà Trị, Nhện, Bọ Muỗm, Cào Cào, Bọ Ngựa, Kiến... Tất cả đều
được tác giả quan sát rất kỹ lưỡng và miêu tả dưới nhiều góc độ độc đáo khác
nhau.
Anh chàng võ sĩ Bọ Muỗm hiện ra trong trang văn với một bộ vó khá
ốch: người thì "xanh rực và vạm vỡ, bắp chân, bắp càng bóng nhẫy, mập
mạp". Lưng thì "gờ lên, rắn chắc". Cịn đơi cánh màu lá cây thì "làm thành
chiếc áo giáp che kín xuống tận đi". Hơn thế, đằng đi chàng ta lại mắc

thêm một lưỡi gươm cong hoắt. Đầu chàng rất lớn "mút nhọn lại" có thể húc rất
khỏe. Lại thêm hai vành râu trắng phau với đôi mắt to hó như mắt cá và hai
tảng răng đen, nhọn khoằm khoặm. Có lẽ vì q tự tin vào bộ dạng và thể lực
của mình nên khi đấu vỏ chàng ta "nhơn nhơn ra vẻ", không cần võ và chỉ cậy
vào sức mình, cứ lăn xả vào thọc gươm và cắn lia lịa. Nhưng cuối cùng, thật
bất ngờ, anh chàng to xác ấy lại thất bại dưới tay một kẻ nhỏ con và yếu sức
hơn. Âu cũng là bài học cho kẻ ỷ sức, chỉ cậy khỏe mà khơng có mưu trí vậy.
Nếu như anh võ sĩ Bọ Muỗm là một anh chàng hữu dũng vơ mưu như thế
thì các chị Cào Cào lại tỏ ra yểu điệu, yếu ớt. Các chị từ trong làng ra, "mỹ
miều áo đỏ, áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai,


khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng." (27, 101).
Còn các anh Châu Chấu Ma dù mặt mũi xấu xí nhưng lại "chúa hay lơn tơn đón
đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp vào trò chuyện vẩn vơ trong vườn cỏ
non - những hàng quán dọc đường" (27, 101)....
Xã hội loài vật hiện diện trong Dế Mèn phiêu lưu ký còn phong phú hơn
bởi sự góp mặt của những sinh vật sống nơi đầm lầy nước đọng.
Đó là những con vật mà Dế Mèn gặp gỡ trong cuộc hành trình phiêu lưu
của mình. Xóm của các anh chàng Rắn Mịng, Cóc, Nhái, Ếch Cốm. Chẫu
Chàng... được chú ý trước hết bởi đặc tính ồn ào cố hữu. Cư dân ở đây chỉ có
vài nhà mà lúc nào cũng huyên náo "vang tiếng cãi cọ", "cứ điều qua tiếng lại,
mỗi miệng thêm một lời, không ai nhịn ai, uồm uồm oang oang mãi lên" (27,
89). Chúng sống ở nơi lầy lội, um tùm cỏ nước, quanh năm chỉ thấy bùn đen.
Có lẽ chính vì thế mà lúc nào "da dẻ chân tay loài ở bùn cũng tối om".
Ếch Cốm được phong làm Đại vương, thống lĩnh cả cái xóm bùn lầy nước
đọng ồn ào ấy. Trơng Đại vương Ếch có vẻ uy nghi, béo tốt hơn cả. Lão "chồm
chỗm ngồi vênh mõm trên viên gạch vuông như kiểu ngồi trên sập, ra điều uy
nghi lắm". Lão có "đơi mắt lồi nghiêm nghị" cứ ln giương "trừng trừng",
chân trước "khoanh ra", chân sau "xếp tè he lại". Ngực và bụng Đại vương Ếch

"trắng bóng giống lối cổ áo thầy kiện, cứ phập phồng, phập phồng đưa lên đưa
xuống lấy hơi sắp nói, nhưng mãi chẳng thấy nói gì". Đặc biệt, trên gáy lão ta
cịn "điểm mấy miếng xanh ở cổ áo và lưng áo như hạt cốm". Có lẽ, đấy chính
là lý do vì sao người ta gọi lão là Ếch cốm. Dưới quyền cai quản của Đại
vương Ếch Cốm là tất cả cư dân của cái xóm ở trơ vơ trong cái cù lao giữa
nước ấy. Từ lão Cóc ưa ''dấm dớ, lý sự" mỗi khi cất giọng thường rất văn vẻ
như một thầy đồ thực thụ đến anh Rắn Mòng hiền lành như cái đụn rạ và anh
Nhái Bén gầy lêu đêu, lúc nào cũng mặc bộ quần áo thể thao bó sát người, so
le, xộc xệch khiến cho có cảm tưởng cẳng chân như dài thêm ra...
Miêu tả thế giới mn lồi trong Dế Men phiêu lưu ký, nhà văn Tơ Hồi
cũng khơng qn họ hàng những lồi động vật sống dưới nước. Đó là họ nhà
Cá với đủ loại: Những đàn cá Săn Sắt với "đi cờ múa rợp bóng nước",


"những mụ Diếc trắng trẻo, béo tròn con quay", lại thêm những bác cá Ngão
"mắt lồi đỏ, dài nghêu, mồm nhọn ngoác ra" và những anh cá Chuối "răng nhe
trắng như lưỡi cưa, lướt đến trước mặt thì dịng nước đương trong vắt bỗng đen
sạm như nền trời mưa"... Tất cả chúng, nhờ nét bút miêu tả tài hoa tinh tế, đã
hiện diện trong trang văn Tơ Hồi làm phong phú thêm xã hội mn lồi vốn dĩ
đã khá đơng đúc và náo nhiệt.
Ngoài truyện Dế Mền phiêu lưu ký, Tơ Hồi cịn viết về lồi vật trong rất
nhiều sáng tác khác của mình. Tiêu biểu là tập truyện ngắn o chuột. Đây là tập
truyện ngắn đầu tiên của ông. Trong đó nhà văn miêu tả những tâm tình và
cuộc sống của những con vật như mèo, chó, ngan, gà, vịt, chim... Đó là những
con vật sống kề cận với lồi người. Có điều đặc biệt là chúng đều ở Nghĩa Đơ,
q ngoại tác giả. Hơn thế, dưới ngịi bút của ông cuộc đời của chúng hiện lên
cũng gần như cuộc đời của những người ở làng quê này..
Đối với lồi vật nói chung, Tơ Hồi vốn dĩ đã có tình cảm nên đối riêng
với những con vật cùng làng hay sống cùng nhà với ơng, ơng lại càng nặng
lịng thương yêu hơn nữa và nhiều khi tả chúng cũng như lồi người vậy. Dưới

con mắt Tơ Hồi, những nhách chó nhỏ nằm vật lên nhau, rên ư ử mà ngủ kia,
chính là "những đứa trẻ nằm mớ, những đứa trẻ con khoai củ ở nhà quê" (69,
66); chú mèo thì "lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dịng đương
khốc bộ áo thâm, có cốt cách q phái và trưởng giả, lúc nào cũng ra vẻ nghĩ
ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm" (27, 327); anh chó là một gã
"hay lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen. Nhưng tính tình hắn lại phổi bị, dễ
dãi và thường chóng qn" (27, 326); cịn chị gà mái "là một người đàn bà giỏi
giang, đa tình thì nhất mực đa tình mà khi phải vướng vào cái bổn phận dạy dỗ,
nuôi nấng con trẻ, lại đáng nên một bậc mẹ hiền gương mẫu" (27, 322)... về
cuộc đời của đôi ri đá, ông cũng thấy "Họ ăn ở dè lén, bình lặng, chịu khó, ít ồn
ã. Cuộc đời trơi chẩy âm thầm dưới chịm lá xanh, y như cuộc đời của những
người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khó trên cái khung cửi, trong bốn lũy tre."
(27. 313)... Đó là những tính tình riêng của mỗi loài mà tác giả bằng con mắt
của một người từ tâm, đã xét nhận rất tinh tế.


Gần gũi với loài vật, quan tâm và thương yêu chúng, những truyện lồi
vật của Tơ Hồi thường phản chiếu những cảnh sống của dân nghèo ở thôn
quê. Những người dân ấy chăm chỉ làm ăn, cuộc sống cũng có lúc khấm khá,
làng xóm đơng vui, nhộn nhịp, nhưng rồi tất cả dần lụi tàn. Họ phải chịu đói,
khổ rồi phải bỏ làng đi tha phương. Lồi vật cũng khơng tránh khỏi cảnh ấy. Ở
hầu hết các truyện trong tập này, thần Chết và thần Rủi Ro lúc nào cũng rình
rập hịng phá tan cuộc sống an lạc của những con vật bé nhỏ. Trong truyện
Truyện gã chuột bạch, vợ chuột chết hóc vì tham ăn, anh chồng cịn lại một
mình mãi sống cái đời vơ vị, tẻ nhạt trong góc lồng. Trong truyện Đơi ri đá,
tiếng pháo ngày Tết làm cho gia đình nhà ri phải tan tác, bỏ tổ mà đi. "Chẳng ai
biết được cái bầu đoàn khốn khổ ấy long đong bạt đi đâu và về sau ra làm sao."
Trong truyện Một cuộc bể dâu, sau những ngày hùng cứ một phương anh gà
trọi độc nhỡn chết vì bệnh dịch. Trong truyện Đực, anh chó trở về già, nằm
buồn thiu, nhớ lại cái ký vãng đầy khổ não. Trong truyện Con gà trống ri, con

gà trống ri theo tiếng gọi của tình yêu rồi lạc mất... Rặt những truyện chết chóc,
ly tán, tha phương cầu thực, y hệt như cuộc đời khốn khó, ly tán của những
người dân xứ này.
Với Dế Mền phiêu lưu ký và tập O chuột, thế giới lồi vật trong văn Tơ
Hồi quả đã khá phong phú. Bổ sung cho khu vườn bách thú náo nhiệt ấy, Tơ
Hồi cịn có một số truyện loài vật khác được đăng rải rác trên các báo đương
thời. Đó là truyện về cậu Bọ Ngựa con hợm mình, về cuộc kết nghĩa "vườn
đào" của Mèo và hai anh em nhà Chó, về cuộc đào tẩu của Dê và Lợn... Đặc
biệt, nhà văn rất chú ý đến họ nhà Chuột. Trong tập o chuột, ta đã gặp gã chuột
ích kỷ, vơ tư lự, sống an phận trong truyện Truyện gã chuột bạch, gặp những
chư chuột nhắt nhanh nhẩu trong O chuột. Nay ta lại gặp những chú chuột
khác, hay nói đúng hơn là cả một xã hội chuột trong Chuột thành phố, Đám
cưới chuột... Xã hội ấy được mơ tả rất sinh động trong trang văn Tơ Hồi. Có
con thơng minh láu lỉnh như Chuột Nhắt, có con hợm hĩnh như cha con cơ
Chuột Chù, có con sống có tình có nghĩa như Chuột Cộc... Hình ảnh của loài
vật bé nhỏ này được nhà văn khắc họa khá rõ nét. Chuột Nhắt mặt mũi "không
đáng diện với ai mấy. Thân chú dài khơng được bằng một ngón tay. Bốn cái


chân như bốn cái tăm. Chiếc mõm nhọn hoắt, hai hàng râu cứng tủa sang hai
bên... Đôi mắt chú nhỏ, nhưng lồi ra. Chớp chớp, nháy nháy nhanh lắm." (21,
74). Tuy vậy, chú ta là một học trò tốt, "chăm học tự nhiên", thi "đỗ hàng thứ
ba" trong số "hơn ba trăm học trò của các tỉnh trong xứ về thi". Cịn Chuột Cộc
thì ra dáng một anh chuột vừa có mẽ, vừa thơng minh. Hãy nghe anh tự kể về
mình. "Đầu tơi nhỏ choắt. Những anh chuột đầu nhỏ, thường là những anh
chuột rất thơng minh... Mình tơi phủ một lượt lơng mướt bóng như nhung nõn.
Hai hàng ria mép của tôi dài hoắt và gọn gàng. Bốn chân tơi nhỏ nhắn. Đơi mắt
tơi long lanh."... Lồi vật bé nhỏ này quả đã thu hút sự chú ý của nhà văn. Nhờ
thế, chúng ta mới có những trang văn miêu tả cuộc sống và tâm tính của chúng
thật sinh động. sắc nét.

Như vậy, hiện diện trong trang văn Tô Hoài là cả một thế giới động vật
phong phú. Trong đó, mỗi con vật đều được nhà văn quan tâm miêu tả với
những nét đặc sắc và dí dỏm.
Từ khi mới xuất hiện, những năm đầu của thập kỷ 40, cho đến tận ngày
nay, nhừng hình ảnh quen thuộc về các con vật đáng yêu trong các tác phẩm về
loài vật của Tơ Hồi vẫn ln là niềm say mê của nhiều bạn đọc nhỏ tuổi,
không kể nhiều người lớn tuổi nữa. Đối với một nhà văn, sáng tác cho thiếu nhi
mà chiếm được thiện cảm của cả người lớn là một sự thành cơng. Tơ Hồi đạt
được thành cơng ấy bởi nhiều lẽ.
Trước hết, đối tượng đầu tiên mà ông hướng đến khi sáng tác các tác
phẩm về đề tài lồi vật chính là những độc giả tí hon. Mỗi lồi động vật, lồi
nào cũng có đời sống, tập tính riêng. Nghiên cứu về chúng là cơng việc của các
nhà khoa học: động vật học, côn trùng học... Tô Hồi là nhà văn nên ơng khơng
quan sát, miêu tả lồi vật theo cách các nhà khoa học làm. Ơng không đem đến
cho các em những bài học động vật mà đem lại những tác phẩm văn học sinh
động. Qua những trang viết. các em được tiếp xúc với thế giới loài vật chứa
biết bao điều mới mẻ, kỳ thú. Đến với thế giới ấy, các em được làm quen với
những con vật dễ thương, với những câu chuyện thú vị có sức khơi gợi trí
tưởng tượng. Thế giới ấy với tuổi thơ vừa quen mà vừa lạ, vừa gần gũi, vừa có


vẻ ly kỳ, hấp dẫn. Những con vật hiện diện trong trang văn Tơ Hồi khơng lạ
với các em, đặc biệt là những em nhỏ ở nông thôn. Chúng không là con vật lạ
lẫm của hàng triệu năm trước hay hàng ngàn năm sau, lại cũng không đến từ
thế giới thần linh hay sao Mộc, sao Hỏa... Chúng chỉ là chú Dế Mèn, bác Xiến
Tóc, cậu Bọ Ngựa, cơ Nhà Trò, anh Kiến Lửa, chị Bọ Muỗm..., là bác Mèo,
chú Chó, anh gà trống... mà các em vẫn thấy xung quanh mình. Chúng thật
quen thuộc. Nhưng chúng cũng khác lạ biết bao. Vì dưới ngịi bút nhà văn,
những con vật ấy, mỗi con xuất hiện với một tâm tính, một cuộc sống riêng,
vừa hợp lý, đời thường mà lại dường như rất mới mẻ. Cái mới mẻ, hấp dẫn ấy

chính là ở chỗ nhà văn, bằng tài năng và tấm lịng của mình đã giúp các em
nhận ra những điều quen thuộc mà bấy lâu các em không chú ý. Cái mới mẻ,
hấp dẫn ấy còn ở cho nhà văn đã xây dựng những con vật như những con người
để khi các em đọc truyện thì thấy dường như mình đang tiếp xúc với chính
những người bạn xung quanh mình vậy. Có cậu bé nào lần đầu đọc Dế Mèn
phiêu lưu ký mà lại khơng ao ước mình được như chú Dế Mèn kia, được tham
gia vào cuộc phiêu lưu đầy kỳ thú của Mèn? Có cơ cậu nào lại khơng thích thú
vì vẻ dễ thương của đơi ri đá trong truyện Đơi ri đá, lại khơng ngạc nhiên vì
những khám phá bất ngờ của tác giả về bác Mèo, chú Chó, anh Chuột... mà
mình vẫn thấy thường ngày?... Tất cả những điều ấy đã tạo nên sức hấp dẫn, lơi
cuốn cho truyện lồi vật của Tơ Hồi, khiến nó luôn là niềm say mê của những
bạn đọc nhỏ tuổi.
Nhưng truyện lồi vật của Tơ Hồi cịn đem lại những hứng thú cho
khơng ít người đọc lớn tuổi nữa. Cái gì là sự lơi cuốn những độc giả khó tính
này?
Trong mỗi người lớn đều ln có một cơ bé, chú bé con vì họ đều từng là
những cơ bé, cậu bé một thời. Vì thế hình ảnh những con vật dễ thương, những
câu chuyện thú vị về chúng phần nào cũng làm tái hiện ở họ những cảm xúc
thơ trẻ, khiến họ thích thú. Nhưng nếu chỉ có thế thì không thể khiến họ quan
tâm lâu được. Để thu hút được lớp độc giả này trong một thời gian dài với
nhiều thế hệ nối tiếp, như nhiều truyện của Tô Hồi đã đạt được, hẳn phải có


một lý do khác. Người lớn là những người đã trưởng thành, có suy nghĩ chín
chắn. Họ khơng thích những gì hời hợt bề ngồi. Để họ lưu tâm suy nghĩ , phải
là những cái có tầm sâu, có ý nghĩa đúng đắn. Truyện lồi vật của Tơ Hồi
khơng chỉ dành riêng cho con trẻ vì hầu hết các truyện đều có ý nghĩa nhân
sinh, đều mang dáng dấp cuộc sống con người. Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
không chỉ kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của anh chàng Dế Mèn cùng các bạn.
Đặt trong hoàn cảnh xã hội đang ở thời kỳ đen tối của những năm tháng mà

mỗi cuộc đời như bị thu hẹp và ngăn chặn lại trong tù túng, bế tắc, thì cảm
hứng giải thốt qua một cuộc hành trình phóng khống, một chuyến phiêu lưu
cũng có giá trị tích cực. Chú dế nhỏ bé mang nhiều tâm trạng có ý nghĩa xã hội
rộng rãi. Đó là ước mong đổi thay hồn cảnh, ước mong về một thế giới đại
đồng mà ở đó con người được sống trong hịa bình và bình đẳng. Sáng tác tác
phẩm này, hẳn Tơ Hồi khơng khỏi chịu ảnh hưởng của nhiều tác phẩm như
Cuộc phiêu lưu của Têlêmác, Guylive du ký, Con chim xanh... Nhưng nhà văn
đã theo một hướng riêng độc đáo. ông đã thể hiện thành công chủ đề xã hội
thông qua câu chuyện về thế giới cỏ cây, loài vật. Những mẩu truyện hồn nhiên
đúng với tâm lý tuổi thơ trong tác phẩm lại luôn mở ra những liên tưởng phong
phú cho người lớn. Có được điều đó trước hết là do lương tri của người nghệ sĩ
trong Tơ Hồi. Sau nữa cịn vì lúc này ông đã chịu ảnh hưởng tiến bộ của Cách
mạng. Ông đã từng tâm sự trong hồi ký Một quãng đường: "Lúc đó, đương thời
kỳ Bình dân. Lý tưởng cộng sản như giấc mơ đẹp đến với những người thanh
niên cùng lứa, cùng cảnh như tôi. Cái ao ước thế giới đại đồng" của Dế Mèn,
của Dế Trũi, của Châu Chấu Voi, của Xiến Tóc là cách hiểu chủ nghĩa cộng
sản của tôi với vẻ đẹp và cả những trống rỗng, thiếu sót trong suy nghĩ tơi" (26,
232).
Khơng chỉ có Dế Mèn phiêu lưu ký, ở nhiều truyện loài vật khác, Tơ Hồi
cũng khéo léo lồng vào suy nghĩ của mình về cuộc đời và con người. Điều ấy
tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Đọc truyện Đôi ri đá, những độc giả có suy
nghĩ khơng mấy ai khơng nhận thây đấy không chỉ đơn thuần là chuyện đôi
chim ri mà còn là chuyện của con người, những người dân Nghĩa Đơ quanh
năm cần cù nhưng nghèo khó. Đọc truyện Võ sĩ Bọ Ngựa, ta thấy đó chính là


bài học cho những con người hợm mình, khinh thường kẻ khác. Đọc truyện
Truyện gã chuột bạch, ta có cảm giác tác giả đang miêu tả một bộ phận nhân
dân, những con người tự chọn cho mình cuộc sống cam chịu, tẻ nhạt. Cuộc
sống đủ đầy điều kiện khiến cho vợ chồng chuột khơng cịn quan tâm đến cuộc

sống bên ngồi, cũng chẳng cần tự do vì họ vốn "yếu đuối", ở ngồi làm chi có
gạo để ăn. Chịu ảnh hưởng sự phát triển của phong trào Mặt trận dân chủ Đơng
Dương, khi nhìn thấy lối sống ích kỷ, bng xi của một số người, Tơ Hồi
lấy làm tiếc. Viết truyện Truyện gã chuột bạch, ông muốn phê phán, và cảnh
tỉnh mọi người trước lối sống đó... Chính những tư tưởng, những quan niệm
nhân sinh tích cực như thế đã góp phần tạo nên dấu ấn, tạo nên chiều sâu và
sức hấp dẫn cho tác phẩm của ơng.
Thế giới lồi vật trong truyện của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám thật phong phú. Mỗi con vật trong đó đều có nét sinh động, dí dỏm
riêng. Nhận xét tinh tế của nhà văn về chúng cùng những suy nghĩ mà ông
khéo léo lồng vào tác phẩm đã tạo nên những trang viết hấp dẫn cả trẻ em cùng
người lớn. Đó cũng chính là giá trị đặc sắc của mảng sáng tác này, mảng sáng
tác đã góp phần đưa tên tuổi Tơ Hồi nhanh chóng đến với người đọc.
1.2.1.2 Ký ức thời thơ ấu
Một tác phẩm quan trọng góp phần làm phong phú thêm thế giới tuổi thơ
trong văn xuôi của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám là hồi ký Cỏ
dại. Nội dung hồi kí kể lại toàn bộ quãng đời thơ ấu của tác giả - cậu bé
Nguyễn Sen thủa nào. Đây là một tác phẩm khá hấp dẫn, một tập ký ức cảm
động của nhà văn về "những ngày ấu thơ nó leo hoang trong đám cỏ bên lề
đường đi. Cái giống cỏ dại, cỏ khơng có tên, rườm rà ken khít nhau bị ngẩn
ngơ trong mấy khoảng đất rác rưởi".
Thông qua những kỷ niệm đầy chất thơ. Tơ Hồi đã dựng lên rất sinh
động thế giới tuổi nhỏ của chính mình. Đó là những ngày tháng sống giữa thiên
nhiên với đủ thứ cây cỏ, chim mng ... hấp dẫn, lơi cuốn trí tưởng tượng non
nớt của trẻ thơ. Từ mảnh sân dài, hẹp với hùm tùm những na, hơng bì, lựu, ổi,
đào ... qy vào giữa một cây ngọc lan, góc sân cịn có một cây cau mốc trắng


trổ vút lên, đeo trên lưng những tàu lá như chiếc áo tơi xanh, đến cái ao con
con phía sau nhà với biết bao chuyện ma quỷ rùng rợn, Từ ngơi nhà sạch cổ mà

mỗi góc cột, căn buồng lại gắn với một câu chuyện đầy vẻ bí mật, đáng sợ đến
con đường làng, cánh đồng, bãi sông quen thuộc trong những ngày tha thẩn
cùng chúng bạn của chú bé Sen ... Đó cịn là những thế giới lạ lùng bí ẩn qua
những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện về một thời trai trẻ đầy
"oanh liệt" của ông... Đó là chuyện cu Bưởi những ngày đầu đi học, khóc mếu
và sợ hãi. Đó cũng là những kỷ niệm không phai mờ về một chuyến cu Bưởi
phải rời xa q, xa ơng bà, mẹ và các dì để ra thành phố trọ học, mà cuối cùng,
sau những ngày đánh đi đánh lại mãi mấy đôi giày, cọ mãi mấy cái chai và vần
ra vần vào mấy cái lốp ô tô, cuối cùng cu Bưởi trở về nhà với cái đầu mốc
trắng mà không học thêm được một chữ nào ... Đó cũng chính là cuộc sống
vùng ngoại thành Hà Nội với những phong tục và những con người của nó ...
Qua những hồi ức ấy, cả một thế giới con người và xã hội quen thuộc với
tuổi thơ của nhà văn, những gì gắn liền với sự hình thành tâm hồn, tài năng của
ông đã hiện lên, phong phú và sinh động đến lạ lùng. Ta có thể thấy sự liên hệ
rất rõ nét giữa những tác phẩm của tác giả, đặc biệt là ở giai đoạn trước Cách
mạng tháng Tám với những ký ức thời thơ ấu này. Những câu chuvện về đôi ri
đá, về anh mèo đi o chuột, về anh chó Đực, về những con vật trong sân nuôi gà
vịt sau nhà ... chắc chắn có liên quan đến những ký ức của tác giả về mảnh sân,
ngơi nhà mà ơng đã gắn bó suốt tuổi thơ. Và sự trở đi, trở về với hình ảnh
những con người và cuộc sống ở làng quê Nghĩa Đơ phải chăng cũng có gốc rễ
từ những kỷ niệm sâu sắc ấy? Có lẽ chính vì thế mà nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Mạnh đã từng nhận xét: "Nghiên cứu Tơ Hồi khơng thể khơng đọc Cỏ
dại như một tài liệu cơ bản, vì tác phẩm cho ta biết một cách cụ thể những gì đã
tạo nên tâm hồn ấy, cây bút ấy ..." (46, 53).
Người ta thường hay viết hồi ký lúc về già, nhưng Tơ Hồi là một trong
số ít những nhà văn viết hồi ký ngay khi còn rất trẻ. Cỏ dại được in năm 1944,
lúc tác giả mới hơn hai mươi tuổi. Chừng tuổi ấy, Nguyên Hồng cũng có một
tập hồi ký lấy tựa là Những ngày thơ ấu. Ở cả hai tập hồi ký, các nhà văn đều



viết về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình với sự chân thành hết mực. Các
ông không hề "xấu che, tốt khoe". Tơ Hồi kể rất thẳng thắn về mình và gia
đình. Ơng khơng ngại ngùng khi để người đọc biết lúc nhỏ ông là cậu bé "kheo
khư như cái nứa tép", sau gáy lại cịn có cái nhọt mà mấy năm trời chữa chạy
nhưng nước vàng hôi thối vẫn phịi ra khơng dứt. Đặc biệt là tính nhát thấy
"chỗ nào cũng có cái để sợ", kể cả sợ học và học dốt của ơng. Rồi những mỗi
bất hịa, những cuộc cãi vã, những mẩu chuyện không hay lắm về gia đình tất
cả đều hiện lên trên trang sách không hề che giấu. Nguyên Hồng cũng vậy.
Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký ghi lại những kỷ niệm tuổi thơ của ơng.
Trong đó phẫn nhiều là những kỷ niệm đau buồn, tủi nhục của một đứa trẻ sinh
ra trong một gia đình bất hịa, phá sản với ông bố nghiện ngập nên sớm phải
sống bơ vơ, lêu lổng. Xung quanh nhân vật đứa trẻ ấy, có nhiều trang viết cảm
động, thực đến phũ phàng. Đó là cảnh một ngày đói thuốc, ơng bố phải dùng
đến uy quyền của người làm cha để có thể lần cạp quần con, lấy tiền đánh đáo
của nó mua thuốc hút, để rồi sau đó ngồi khóc vì sự nhục nhã ê chề của cả bố
lẫn con. Đó là cảnh cãi vã, xung đột trong gia đình, giữa những người cùng
máu mủ khiến cho một đứa bé phải thốt lên những lời căm giận "Ngày 12-111931! Phải nhớ cái tát và câu rủa sả này cho đến chết: "Hồng ơi! Bố mày nó
chết đi, nhưng cịn có mẹ mày nó dạy mày. cầm bằng mẹ mày đánh đĩ theo giai
bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao" ... Như vậy, trong những tập hồi ký được
viết rất sớm trong cuộc đời, Ngun Hồng và Tơ Hồi đều giống nhau ở sự
chân thành hết mực với lịng mình và với độc giả. Chỗ khác có chăng là ở
giọng điệu kể. Đọc Những ngày thơ ấu, ta thấy "trong xúc cảm có cái gì quằn
quại nặng nề". Nguyên Hồng viết văn bằng máu và nước mắt, bằng trái tim
nhiều hơn bằng trí tuệ tỉnh táo. Mà tuổi thơ của ông, dù không phải khơng có
những kỷ niệm tươi sáng, êm đềm, nhưng chủ yếu vẫn là những cảnh tủi cực,
đau buồn của một đứa trẻ mà bố nghiện ngập, mất sớm, phải sống xa mẹ và
chịu sự hắt hủi, ghẻ lạnh của họ hàng. Đây là tập ký ức ghi lại những "rung
động cực điểm của một linh hồn trẻ dại" (Thạch Lam) trước những cảnh đó. Vì
thế, giọng điệu của ơng nặng về sắc thái trữ tình thống thiết. Đọc tập hồi ký
này, người đọc thấy xúc động đến rơi nước mắt cũng là lẽ đương nhiên.



Giọng điệu kể trong cỏ dại của Tơ Hồi thì có khác. Tuổi thơ của ơng,
dù khơng sống trong cảnh nhung lụa nhưng cũng không đến nỗi quá bần hàn. Ít
ra gia đình ơng vẫn có cái ăn và tuy ít được gần cha nhưng ơng vẫn được sống
trong vịng tay yêu thương của người thân. Điều ấy khiến cho giọng văn của
ông không mang âm điệu thống thiết như của Nguyên Hồng mà khách quan
hơn, thoảng pha nét dí dỏm duyên dáng dù vẫn tha thiết, giàu cảm xúc.
Với một vẻ riêng, một giọng điệu riêng, cỏ dại là một tác phẩm có giá trị.
Nó hé mở cho người đọc thấy một khoảng tâm hồn của nhà văn, cái cốt lõi tạo
nên con người, tài năng của ông sau này.

1.2.2 CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG Ở MỘT VÙNG QUÊ
Ngoài mảng tác phẩm theo đuổi một thế giới riêng của con trẻ với những
ước mơ, khát khao, tưởng tượng, những kỷ niệm không phai mờ của tuổi thơ,
văn xuôi của Tơ Hồi giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám cịn đề cập đến
một đề tài khác, đó là cuộc sống, cảnh và người một vùng quê ven đô, một
miền quê đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của thành thị. Có thể nói, đây cũng là điều
khá đặc sắc của Tơ Hồi. Bởi vì cho đến tận bây giờ, tuy viết lâu năm, viết
nhiều nhưng đề tài chủ yếu của ông vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội. Và dấu ấn
của vùng quê ấy đã in rõ trong tác phẩm của ông ngay từ những năm đầu cầm
bút.
Phần lớn những tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám của Tơ Hồi đều tập trung miêu tả vùng quê Bưởi, kể về những con
người sống ở làng quê Nghĩa Đô của tác giả. Đây là vùng quê ven đơ, liền với
Kẻ Chợ nên ít nhiều đã chịu sự thâm nhập của cuộc sống thành thị, khơng cịn
ngun vẹn nếp xưa. Trai gái yêu nhau gọi nhau bằng cậu, mợ. Các anh trai
làng thường bị thất thế trước những bác quyền, những gã khách buôn... ở tỉnh
về. Sự trang trí trong nhà đã có thêm bức "truyền thần", khơi gợi tính hiếu kỳ
của mọi người. Nhưng làng quê ấy cũng rất nguyên sơ trong các thói tục, các

nếp sinh hoạt cổ xưa. Điều này hiện nên rất rõ nét qua các trang viết trong tiểu
thuyết Quê người, truyện ngắn Ông Cúm bà Co, Vợ chồng trẻ con, Khách nợ...
Có thể nói, cảnh và người một vùng q ven đơ sống bằng nghề canh cửi


×