BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Ngọc Trâm
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Ngọc Trâm
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Chuyên ngành : Lí luận Văn học
Mã số
:
60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các trích dẫn, số
liệu đều có nguồn tài liệu tham khảo chính xác trong phạm vi tìm hiểu của tơi. Nội dung
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/10/2015
Tác giả
Trương Thị Ngọc Trâm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này người viết xin tri ân nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh, người đã tạo ra những đứa con tinh thần đầy tâm huyết gợi cảm hứng cho
tôi thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phùng Quý Nhâm, người thầy
hướng dẫn đã bỏ nhiều tâm sức chỉ bảo tận tình, định hướng và giúp đỡ tơi từ
những bước đi đầu tiên cho đến khi hoàn thiện luận văn.
Xin cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và ln ở bên tơi
những lúc khó khăn để tơi có đủ niềm tin và nghị lực vượt qua những gian nan
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn tất cả những nhà nghiên cứu đi trước đã khai mở những con
đường, để luận văn có dịp góp thêm chút tiếng nói vào cuộc hành trình của khoa
học nghiên cứu những vấn đề về Văn học Việt Nam.
Xin trân trọng tất cả những tấm lòng đã đến bên tôi!
Trương Thị Ngọc Trâm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................................. 8
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật tự sự và sáng tác của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh................................................................................................................................... 8
Chương 2: Chủ thể trần thuật với điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly,
Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ........................ 8
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 9
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA .................................. 9
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH ............................................................................. 9
1.1. Những vấn đề chính của nghệ thuật tự sự và sự tiếp nhận lý thuyết tự sự trong
khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam ................................................................................. 9
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật tự sự trên thế giới ............................. 9
1.1.2. Quá trình tiếp nhận và vận dụng nghệ thuật tự sự vào nghiên cứu tiểu thuyết ở
Việt Nam sau năm 1986 .................................................................................................... 12
1.2.2. Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh ................ 21
1.2.2.1. Cuộc hành trình tìm đến giá trị đích thực của văn chương .................................. 21
Tiểu kết ............................................................................................................................. 49
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 50
CHỦ THỂ TRẦN THUẬT VỚI ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT....................................... 50
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ........................................... 50
2.1. Giới thuyết chung về chủ thể trần thuật và điểm nhìn trần thuật trong tiểu
thuyết ................................................................................................................................. 50
2.1.1. Vai trò và một số kiểu chủ thể trần thuật trong tiểu thuyết ..................................... 50
2.1.2. Vai trị và một số loại hình của điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết ................... 53
2.2. Chủ thể trần thuật với điểm nhìn trong tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu thượng ngàn
và Đội gạo lên chùa ........................................................................................................... 56
2.2.1. Chủ thể trần thuật ngơi thứ ba với điểm nhìn bên ngồi ......................................... 56
2.2.4. Chủ thể trần thuật ngơi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến...................................... 81
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 94
NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ GIỌNG VĂN TRẦN THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH ...................................... 94
3.1. Tổ chức thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn
và Đội gạo lên chùa ........................................................................................................... 94
3.1.1. Giới thuyết chung về thời gian nghệ thuật .............................................................. 94
3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và
Đội gạo lên chùa ................................................................................................................ 96
3.1.2.1. Phá vỡ trật tự thời gian tuyến tính ( thời gian đảo thuật ) .................................... 96
3.2. Giọng văn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và ............... 109
Đội gạo lên chùa .............................................................................................................. 109
3.2.1. Giới thuyết chung về giọng văn trần thuật theo lý thuyết tự sự học ..................... 109
3.2.1. Giọng văn chiêm nghiệm, triết lí ........................................................................... 112
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 131
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tự sự học (Narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn
học. Tuy nhiên đến thập niên 70 của thế kỉ XX, tự sự học mới chính thức xuất hiện
trên thế giới, do nhà nghiên cứu người Pháp gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969
trong sách Ngữ pháp “ Câu chuyện mười ngày” [135]. Chính vì sự xuất hiện muộn
màng nên tự sự học đã trở thành tâm điểm thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo
các nhà khoa học nghiên cứu văn học. Nhiều tác giả đã thành danh khi áp dụng tự sự
học vào các cơng trình nghiên cứu văn học nghệ thuật, mở ra một hướng nghiên cứu
mới giàu tiềm năng. Ở Việt Nam, mãi đến năm 2001, mới được giới thiệu qua một hội
thảo của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhờ vai trò quan trọng
trong việc giải mã văn chương dưới một hệ hình mới, tự sự học đã dần khẳng định vị
trí quan trọng của mình trong việc khám phá tầng sâu cấu trúc truyện kể. Từ đó, việc
nghiên cứu tự sự học trong khoa nghiên cứu văn học Việt Nam dần mở rộng và trở nên
phổ biến. Những hiện tượng, vấn đề văn học được dịp “phát hiện”, “hồi sinh” trong
màu áo tươi mới dưới góc nhìn tự sự học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết.
Tiểu thuyết được coi là “cỗ máy cái” của văn học. Trong suốt tiến trình phát
triển, tiểu thuyết đã trải qua những thăng trầm, biến động, có lúc phải đối diện với “sự
hấp hối” (trong những năm 60). Nhưng đến nay, tiểu thuyết vẫn được sự đón nhận
nồng nhiệt từ các độc giả và giới chuyên môn. Đặc biệt là từ sau năm 1986, thể loại
tiểu thuyết đã có sự chuyển mình đáng kể về đề tài và phương thức biểu hiện. Theo
thống kê, số lượng tiểu thuyết Việt Nam được viết trong 15 năm cuối thế kỉ XX (từ
1986 – 2000) rất lớn, chưa có giai đoạn nào trước đây so sánh được. Tiểu thuyết “được
mùa” lớn và được độc giả chú tâm đã góp phần tạo sự hồ hởi cho giới sáng tác. Với hệ
thống nhân vật, sự kiện, tình tiết đa dạng, phức tạp, tiểu thuyết đã phát huy được khả
năng ưu trội trong việc phản ánh cuộc sống. Nhìn chung, các tiểu thuyết đương đại đã
có những cách tân về thi pháp và nội dung, tuy chưa có thành tựu lớn song đã có bước
phát triển đáng kể. Trên con đường tìm tịi, đổi mới đó, một số nhà văn đã đạt được
thành công nhất định với những các cuốn tiểu thuyết ngày càng được đông đảo bạn
2
đọc đón nhận và đề cao. Chúng ta có thể kể đến Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Ngọc Tư, Xuân Đức, Nguyễn Quang Hà, Trần Văn Tuấn, Dương Hướng, Đỗ
Kim Cng, Từ Ngun Tĩnh, Bùi Bình Thi, Tơ Đức Chiêu, Khuất Quang Thụy,
Hồng Đình Quang, Trầm Hương, Nguyễn Hồng Thu, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn
Đình Tú, Bích Ngân, Cao Duy Sơn, Sương Nguyệt Minh ...
Nguyễn Xuân Khánh, một nhà văn lão thành, đã trở thành một hiện tượng đặc
biệt trên văn đàn Việt Nam. Sau gần 20 mươi năm vắng bóng trong dịng chảy văn học
chính thống để ấp ủ, nuôi dưỡng “ những đứa con tinh thần” quý giá, những năm đầu
thế kỉ XXI, tên tuổi của ông đã được khẳng định qua bộ ba tiểu thuyết dày dặn Hồ Quý
Ly (2000), Mẫu thượng ngàn ( 2006) và Đội gạo lên chùa ( 2011). Đó là thành quả
sáng tác đáng trân trọng và thán phục của một nhà văn tám mươi tuổi. Ngay khi mới ra
đời, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đã được sự đón nhận nồng nhiệt từ các nhà
phê bình. Tác phẩm của ơng đã nhận được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn
nghệ Hà Nội.
Qua khảo sát chúng tơi nhận thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiểu
thuyết Nguyễn Xn Khánh, chủ yếu là xoay quanh những vấn đề nội dung và nghệ
thuật từ những cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa.
Tuy nhiên, vẫn còn khá khiêm tốn những luận văn tiếp cận chuyên sâu về vấn đề thi
pháp, đặc biệt là lý thuyết tự sự học, một hướng nghiên cứu mới giàu tiềm năng.
Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi đã chọn đề tài luận văn“ Nghệ thuật tự
sự trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh”.
2. Lịch sử vấn đề
Từ sau năm 1986, với những thay đổi quan trọng trong tư duy văn học và việc
tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn xi – tiểu
thuyết đã có một bước phát triển quan trọng. Trong đó hướng nghiên cứu tự sự học đã
đem lại một luồng gió mới cho việc tiếp cận tiểu thuyết ở Việt Nam. Cơng trình Lí
luận và phê bình văn học và Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - vốn là tập hợp những
3
bài giảng của Trần Đình Sử tại Đại học Sư phạm - đã bao quát toàn diện từ khái niệm,
lịch sử, các trường phái, quan niệm về con người, thời gian, khơng gian, cốt truyện,
ngơn từ... Hai cơng trình của M. Bakhtin Lí luận và thi pháp tiểu thuyết do Phạm Vĩnh
Cư dịch và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki do Trần Đình Sử dịch đã khảo cứu thi
pháp tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương pháp tiếp cận thể loại,
Tự sự học: Một số vấn đề lí thuyết và lịch sử (do Trần Đình Sử chủ biên, Nxb ĐHSP
Hà Nội) đã gợi mở những hướng nghiên cứu mới về tự sự học. Trong công trình tập
thể này, các nhà nghiên cứu đã có những bàn luận về quan niệm tiểu thuyết thông qua
sự đối sánh với các khuynh hướng văn học lớn trên thế giới cũng như thực tế phát triển
thể loại tự sự ở Việt Nam. Như vậy, những cơng trình, bài viết nói trên, dưới những
mức độ khác nhau, vấn đề lí luận thể loại tiểu thuyết nói chung và nghiên cứu tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng đã được đề cập một cách cụ thể ở nhiều phương
diện. Các nhà nghiên cứu – phê bình đã tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại,
nổi bật là hướng nghiên cứu theo tự sự học, khi vận dụng tư tưởng của M.Bakhtin, coi
tiểu thuyết là thể loại trung tâm trong văn học hiện đại.
Trong số các cơng trình chun sâu về q trình đổi mới, cách tân của văn
xi nói chung và tiểu thuyết nói riêng như luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn
xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ
Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 –
2006 của tác giả Mai Hải Oanh đã đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi
mới của văn xi, tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Xung quanh vấn đề ngôn ngữ của
tiểu thuyết lịch sử, Ngơ Thị Quỳnh Nga có bài viết Sự đan cài các lớp ngôn ngữ trong
tiểu thuyết lịch sử sau 1975. Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1986 đến
nay, đáng chú ý là một khối lượng các bài viết của các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Lại Ngun Ân, Lê Ngọc Trà, Nguyễn Thị Bình, Bích
Thu, Phạm Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Thiện, Phạm Xuân Nguyên, Vũ Tuấn
Anh,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Huỳnh Như Phương, Mai Hương, Tôn
Phương Lan… Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang ngày càng tăng cường yếu tố đa
thanh, tính dân chủ và tính đối thoại. Sự thay đổi về nội dung và thi pháp tiểu thuyết
4
như một nhu cầu thiết yếu cho một thể loại năng động và luôn bám sát hiện thực đời
sống.
Như đã đề cập, Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật
trong những năm gần đây. Mặc dù đã xuất hiện trong làng văn từ rất sớm, khoảng
những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng đến đầu thế kỷ XXI, tác phẩm của Nguyễn Xuân
Khánh mới thực sự nhận được sự đánh giá cao của giới nghiên cứu phê bình văn học.
Việc lựa chọn bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh là cơ hội để chúng tôi có thể tìm hiểu những đổi mới trong sáng
tạo nghệ thuật của nhà văn từ những phạm trù cơ bản của tự sự học. Trong q trình
khảo sát, chúng tơi nhận thấy đã có nhiều bài viết (các bài báo, tiểu luận, luận văn) của
các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở các khía cạnh
khác nhau. Song, do sự ra đời của các tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và
Đội gạo lên chùa cịn mới mẻ và có sự gián đoạn nên hiếm có cơng trình nào nghiên
cứu một cách bao qt cả ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên
chùa về phương diện nghệ thuật cũng như nội dung.
Các bài viết của giới làm văn đều khẳng định giá trị tư tưởng và những cách
tân nghệ thuật độc đáo trong ba tiểu thuyết nói trên. Nhiều nhà nghiên cứu - phê bình
đã phân tích và đưa ra những lí giải sâu sắc về giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh. Trong lời mở đầu giới thiệu bài viết Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly
của Nguyễn
Xn
Khánh của
Đinh
Cơng
Vĩ,
tác
giả
Đăng
Hiền
trên
trang edu.go.vn có nhận xét: "Bằng một bút pháp hiện đại, đầy sáng tạo, Nguyễn Xuân
Khánh đã thổi vào tác phẩm một luồng gió tươi mới, cuốn chúng ta đi theo từng
chương, từng chương của cuốn sách. Hiếm có một cuốn tiểu thuyết nào về lịch sử văn hóa lại có một sức hút mãnh liệt như Hồ Quý Ly", những nhận định sắc sảo của
nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Đọc Hồ Quý Ly (2001) và bài phỏng
vấn Mẫu thượng ngàn – nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh (2006). Bên
cạnh đó, có thể bắt gặp một loạt các bài viết giới thiệu tác phẩm và khẳng định sự
thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh như Tiểu thuyết Hồ Quý Ly chùm trái
chín muộn (2000) của nhà văn Vũ Bão, Hồ Quý Ly - cách tân hay bạo chúa? (năm
5
2000) của tác giả Đỗ Ngọc Yên [141], Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh (năm 2000) của tác giả Phạm Toàn, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và “giải pháp mới”
cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà (năm 2001) của nhà văn Trung Trung Đỉnh[41], Một
cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt (năm 2006) của nhà văn Nguyên Ngọc[86],
Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo của Hội đồng chung khảo Cuộc
thi Tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998 - 2000). Nhiều ý kiến của nhiều nhà
văn, nhà nghiên cứu trong cuộc Hội thảo về Tiểu thuyết Hồ Quý Ly đã đưa ra những
nhận định xác đáng, ghi nhận sự đổi mới trong việc “phát hiện lại lịch sử”. Nhà nghiên
cứu Đoàn Ánh Dương với “Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết văn hóa- lịch sử” [29]
đã khẳng định Đội gạo lên chùa sáng tác theo “mạch tự sự văn hóa- lịch sử”. Trên các
trang website chính thức của Bộ Thơng tin và Truyền thông cũng đã đăng tải nhiều bài
viết thể hiện những quan niệm của nhà văn về văn chương, những yếu tố tác động tới
nghề văn và hai sáng tác của ông. Tiêu biểu là một số bài viết như Lão mai Nguyễn
Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa của Văn Chinh [20], Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh:
về từ miền hoang tưởng của Nguyễn Thị Thanh Bình đã tán dương những tác phẩm
sáng giá của Nguyễn Xuân Khánh ở phương diện nội dung lẫn nghệ thuật và bày tỏ sự
thán phục trước thành quả văn chương đáng kinh ngạc của nhà văn lão thành. Những
bài viết như Những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Ly, Mẫu thượng Ngàn và Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Phạm Xuân Nguyên [89], Phương thức lựa
chọn và thể hiện hiện thực lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh của
Nguyễn Văn Hùng[55], Nguyễn Xuân Khánh, từ cấu trúc nghệ thuật đến cấu trúc tư
tưởng của Phạm Xuân Thạch[112] … có hướng nghiên cứu chuyên sâu về giá trị của
nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết để làm nổi bật tư tưởng nhân văn mang màu sắc hiện
đại của Nguyễn Xuân Khánh.
Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu
của học viên cao học, sinh viên tại các trường Đại học, chúng tôi thống kê có các đề tài
sau: luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại học khoa học xã hội và nhân văn của tác
giả Nguyễn Thuỳ Dương với đề tài Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và
Nguyễn Xuân Khánh; luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại học khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội của tác giả Đinh Việt Hà với đề tài Hư cấu nghệ thuật trong tiểu
6
thuyết lịch sử (qua khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo); luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại học khoa học xã hội và nhân
văn của tác giả Nguyễn Thị Liên với đề tài Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch
sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác; luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại học sư phạm Hà Nội của tác giả
Hoàng Thị Hiền Lương với đề tài Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể
loại (qua hai tác phẩm Hồ Q Ly và Mẫu thượng ngàn); luận văn Thạc sĩ khoa học
văn học – Đại học khoa học xã hội và nhân văn của tác giả Nguyễn Thu Hương với đề
tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh; luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại học khoa học xã hội và
nhân văn của tác giả Nguyễn Quốc Bảo với đề tài Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết
đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh; luận văn Thạc sĩ khoa học văn học – Đại
học sư phạm Hà Nội của tác giả Nguyễn Hồng Duyên với đề tài Thế giới nhân vật
trong tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh.
Qua phần trình bày về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh,
có thể thấy rằng, vấn đề lý thuyết tự sự học trong tiểu thuyết của nhà văn mặc dù đã
được đề cập đến ở một số phương diện nhưng vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu
đầy đủ, có hệ thống về bộ ba tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo
lên chùa. Song, kết quả nghiên cứu của những người đi trước là những gợi ý rất quan
trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính trong luận văn này là bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh để phân tích dưới
góc nhìn tự sự học.
Phạm vi nghiên cứu luận văn: Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
trên các phương diện: chủ thể trần thuật, điểm nhìn trần thuật, tổ chức thời gian nghệ
thuật và giọng văn trần thuật.
7
4. Mục đích nghiên cứu
Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn đặt
ra nhiệm vụ tập trung làm rõ tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh dưới ánh sáng của lý thuyết tự sự học. Qua đó chúng
tơi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh, chỉ ra những thành công, những điểm mới và khẳng định những
đóng góp của tác giả vào tiến trình phát triển của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn và Đội Gạo Lên Chùa của Nguyễn Xuân Khánh”, chúng tôi đã vận
dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết nghệ thuật tự sự: Chúng tơi vận dụng lí
thuyết tự sự học ở một số bình diện cơ bản như người kể chuyện, điểm nhìn tự sự, thời
gian, kết cấu tự sự, ngôn ngữ và giọng văn tự sự... nhằm luận giải những đổi mới trong
tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp vận dụng những nguyên tắc loại
hình học trong lĩnh vực văn học giúp chúng tôi bao quát tiểu thuyết ở các dạng thức
biểu hiện cụ thể từ phương diện nghệ thuật tự sự; chỉ ra các kiểu, dạng của người kể
chuyện, điểm nhìn tự sự, kết cấu, thời gian tự sự, ngơn ngữ và giọng văn tự sự …
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống tự sự mà cụ thể là những dấu hiệu lặp lại có
tính quy luật của những yếu tố ấy. Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố này, tính chỉnh
thể sẽ được bộc lộ rõ nét.
Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này nhằm đưa ra những luận
chứng xác đáng, sinh động, cụ thể cho các luận điểm.
Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học xã hội
khác như: lịch sử, triết học, văn hóa, chính trị, tâm lý... để góp phần làm rõ một
8
phương diện nào đấy của các thời đại lịch sử với đầy đủ các biến cố và sự kiện lớn lao
cùng những con người đã đi vào lịch sử dân tộc.
Các phương pháp trên sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong
q trình viết luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, tình hình giới thiệu, nghiên cứu lý thuyết tự sự học ở nước ta còn mới
mẻ, các cơng trình khoa học từ góc nhìn tự sự học chưa nhiều, chúng tôi giới thuyết
tương đối ngắn gọn, có tính hệ thống về các bình diện, phạm trù lí thuyết tiêu biểu
cũng như quan điểm của một số đại biểu quan trọng ở nhiều trường phái, khuynh
hướng trên thế giới.
Thứ hai, khái lược tiến trình tiếp cận,vận dụng lý thuyết tự sự học đối với tiểu
thuyết Việt Nam sau năm 1986, để thấy được sự đổi mới về đề tài và thi pháp.
Thứ ba, vận dụng lí thuyết tự sự học ở một số phương diện tiêu biểu để làm rõ
những cách tân về nghệ thuật tự sự của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Từ đó khẳng
định vai trị và sự đóp góp của nhà văn vào tiến trình thay đổi diện mạo tiểu thuyết hậu
hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Nội dung chính luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật tự sự và sáng tác của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh
Chương 2: Chủ thể trần thuật với điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly,
Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức thời gian và giọng văn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Những vấn đề chính của nghệ thuật tự sự và sự tiếp nhận lý thuyết tự sự
trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật tự sự trên thế giới
Tự sự học là một ngành nghiên cứu hết sức non trẻ, được định hình ở Pháp từ
những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhưng đã nhanh chóng vượt qua biên giới, trở thành
một trong những lĩnh vực học thuật được phổ biến quan tâm trên thế giới ngày nay.
Phân tích tự sự học là phân tích hình thức, hình thức mang nội dung. Nhiều người vẫn
quen phân tích nội dung, coi nội dung là một cái gì đó có sẵn, mà người đọc tự cảm
thấy và “rút ra ý nghĩa”. Tuy nhiên cách đó có thể đúng mà cũng có thể khơng sát, dễ
hiểu theo cảm tính của người tiếp nhận hay phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của
người đọc. Vậy nên, phân tích tự sự học giúp ta tìm hiểu cơ chế biểu nghĩa của văn
bản một cách có hệ thống và minh xác.
Tự sự học hiểu theo nghĩa rộng như vậy có nguồn gốc và quá trình phát triển
lâu đời từ lịch sử nghiên cứu văn hoá của nhân loại từ thời Cổ đại. Theo một nghĩa hẹp
hơn, tự sự học như một hệ thống học vấn chặt chẽ như một khoa học lại được hình
thành chỉ từ đầu thế kỷ XX và chỉ thực sự định hình từ những năm 1960 – 1970. Bắt
nguồn từ lý thuyết trần thuật của một số nhà nghiên cứu Phương Tây (Đức, Anh) đầu
thế kỷ XX, tự sự học như một khoa học được hình thành dưới ảnh hưởng tư tưởng sâu
đậm của nhiều học giả ngữ văn Nga từ những năm 1910 - 1920 cho đến nửa sau thế
kỷ. Tự sự học đã xuất hiện từ lâu ở phương Tây. Thế nhưng nghiên cứu tự sự chỉ thực
sự trở thành một khoa độc lập dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái Cấu trúc luận
10
Pháp trong khoảng thập niên những năm 60. Nó vốn thực chất là một nhánh của thi
pháp học cấu trúc. Đặt nền móng cho cơ sở ban đầu của lí thuyết này là trường phái
hình thức Nga với một số tên tuổi tiêu biểu như V.Shklovski (1893 - 1984),
B.Eikhenbaum (1886 - 1959), B.Tomachevski (1890 - 1957)…
Nếu chủ nghĩa hình thức Nga đặt những viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự
học thì chủ nghĩa cấu trúc đã góp phần hình thành bộ mơn tự sự học với nhiều nhà tự
sự học xuất sắc (vốn xuất thân từ chủ nghĩa cấu trúc). Tự sự học ra đời khi chủ nghĩa
cấu trúc phát triển ở đỉnh cao. Tự sự học kinh điển thường được hiểu là tự sự học giai
đoạn những năm 60 kéo dài đến khoảng những năm 80 của thế kỉ trước. Tuy thực sự
đã trở thành một trào lưu nghiên cứu có tính quốc tế, nhưng vai trị tiên phong vẫn
thuộc về các học giả Pháp. Năm 1966, tạp chí “Giao tế” xuất bản tại Paris đã dành
hẳn kì số 8 cho chun san Nghiên cứu kí hiệu học - Phân tích cấu trúc tác phẩm tự
sự giới thiệu tập trung lí luận căn bản của tự sự học. Và phải đến năm 1969, Tezvetan
Todorov, một trong những đại biểu lớn của Cấu trúc luận Pháp mới chính thức khai
sinh danh xưng Tự sự học (Narratologie - tiếng Pháp) khi xuất bản cơng trình Ngữ
pháp Chuyện mười ngày. Cái mà Todorov gọi là ngữ pháp ở đây chính là kết cấu tự
sự của tác phẩm. Các tác giả tiêu biểu như R.Barthes, G.Genette, Tz.Todorov,
A.J.Greimas, C.Bremond…lập nên một chuyên ngành riêng gọi là tự sự học cấu trúc.
Hệ hình lí thuyết này đã thừa kế những thành tựu lí luận của chủ nghĩa cấu trúc và phát
triển lên thành hệ thống lí thuyết nghiên cứu độc lập, riêng biệt. Rất nhiều khái niệm
nền tảng cũng như một số mô thức lí thuyết của tự sự học kinh điển bắt nguồn từ Cấu
trúc luận Pháp. Hệ hình tự sự học kinh điển (đại diện tiêu biểu như R.Barthes,
G.Genette, Tz.Todorov, F.Stanzel…, các cơng trình chính: Nhập mơn phân tích cấu
trúc truyện kể, Ngữ pháp “Truyện mười ngày”, Diễn ngôn truyện kể, Diễn ngôn mới
về truyện kể…) tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện
tạo nên truyện, nghiên cứu diễn ngôn tự sự và yếu tố tạo nên nó: người kể chuyện,
điểm nhìn, ngơi kể, hành động kể, giọng điệu… Lí thuyết tự sự học đã cung cấp một
hệ thống khái niệm công cụ hiệu quả để phân tích diễn ngơn tự sự. Tuy nhiên, hệ hình
lí thuyết này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố hình thức cấu trúc tự sự trong
11
thế tĩnh tại, khép kín, mà chưa đi sâu tìm hiểu cơ chế vận hành của tự sự trong ngữ
cảnh tiếp nhận và văn hóa.
Tự sự học hậu kinh điển xuất hiện vào những năm 80, khi tự sự học kinh điển
bị cơng kích từ phía chủ nghĩa giải cấu trúc và chủ nghĩa lịch sử, là một hướng nghiên
cứu mở, nó kết hợp với quan niệm phê bình phản ứng người đọc và hướng nghiên cứu
văn hoá đang thịnh hành, nghiên cứu tự sự trong quan hệ với người đọc, với ngữ cảnh
và với các lĩnh vực tự sự ngoài văn học. Tự sự học hậu kinh điển (đại diện chủ chốt
như Tz.Todorov (hậu kì), R.Barthes vào những năm 70 của thế kỉ XX, G.Prince,
F.Revaz…, các cơng trình chính: Đọc tựa như xây dựng, Sự khoái lạc của văn bản,
Dẫn luận tự sự học…) là một hướng nghiên cứu “mở”. Hệ hình này đã thốt khỏi mơ
hình tự sự học kinh điển khi chỉ tập trung phân tích cấu trúc văn bản truyện kể bằng
việc mở rộng đối tượng tiếp cận ra với người đọc, ngữ cảnh và các lĩnh vực tự sự
ngoài văn học. Và Mĩ đã thực sự trở thành trung tâm của nghiên cứu tự sự học quốc tế
vào khoảng những năm 90 trở về sau.
Đến nay, tự sự học tiếp tục mở ra với mô hình “tự sự học + X”, trong đó nhân
tố “X” có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóa hay
nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu Tự sự học tâm lí, Tự sự học pháp luật, Tự sự học
lịch sử (như H.White), Tự sự học hậu hiện đại (như M.Coli), Tự sự học tu từ (Phelan,
Karl Kao)…. Nếu trước đây, tự sự học cấu trúc chỉ chú ý đến chức năng, ngữ pháp
truyện, ngữ nghĩa truyện ở tầng sâu cấu trúc văn bản, thì nay các học giả đang chú ý
đến tu từ học tự sự học như là phương diện biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tự sự.
Ngồi những vấn đề cơ bản như điểm nhìn, người kể chuyện, thì kí hiệu tượng trưng,
khoảng cách trần thuật được đặc biệt quan tâm.
Tóm lại, tự sự học, một ngành khoa học vận động không ngừng suốt hơn nửa
thập kỉ vừa qua, mở ra một khuynh hướng nghiên cứu giàu tiềm năng. Trong q trình
phát triển và định hình khơng tránh khỏi sự bất cập ở các thế hệ nghiên cứu trong tiến
trình phát triển chung của văn học. Song, có thể khẳng định rằng tự sự học đã, đang và
12
sẽ tiếp tục góp phần quan trọng làm phong phú diện mạo nghiên cứu văn chương nói
riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung.
1.1.2. Q trình tiếp nhận và vận dụng nghệ thuật tự sự vào nghiên cứu tiểu
thuyết ở Việt Nam sau năm 1986
Ở Việt Nam, các thể tự sự đã có mặt trong văn học dân gian nhưng nó chỉ mới
chứa những phần được xem là nguyên liệu của nghệ thuật chứ chưa phải là nghệ thuật.
Trong truyện cổ tích, nghệ thuật tự sự cịn ở dạng khá đơn sơ. Đa phần các truyện
thường ngắn gọn, khoảng trên dưới ngàn chữ, thường xoay quanh những mối quan hệ
giai cấp và gia đình như giữa người nơng dân với địa chủ, giữa mẹ kế với con chồng.
Những truyện khái quát về cuộc đời của một nhân vật như cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa
thường rất ít. Kết cấu trong truyện cổ tích thường phát triển theo đường thẳng, mơ hình
về thế giới hiện thực được tinh giản đến mức tối thiểu. Đến truyện ngụ ngơn, thì nghệ
thuật tự sự đã có bước chuyển biến hơn, tuy cốt truyện vẫn còn khá đơn giản, chỉ là vài
mẩu chuyện nhỏ, dung lượng ngắn, nhưng phần nào tạo được sự lôi cuốn người đọc
vào những chi tiết đối thoại bất ngờ, hóm hỉnh để bật ra tiếng cười. Theo Nguyễn Hiến
Lê, từ đời Tống ở Trung Quốc, xuất hiện một nghề lạ, đó là nghề kể chuyện. Họ là
những người có tài ăn nói, am hiểu các câu chuyện dân gian hay, thường đi hết chỗ
này đến chỗ nọ để kể chuyện cho mọi người nghe. Và họ có thể kiếm sống được từ
nghề kể chuyện này. Chính vì thế mà nghệ thuật tự sự ở Trung Hoa đã được sắp xếp,
chỉnh lí lại thành các pho truyện dài vơ cùng hấp dẫn và lí thú như “Tam quốc diễn
nghĩa”, “Thủy Hử”…Trong khi đó ở Việt Nam khơng ai có ý thức xem kể chuyện là
một nghề, và chẳng ai nghĩ có thể kiếm sống bằng nghề như thế. Các câu chuyện dân
gian được kể cho nhau nghe một cách ngẫu hứng, người nào cũng có thể nghe, người
nào cũng có thể kể được. Vì vậy mà nghệ thuật tự sự dân gian ta không phát triển
mạnh mẽ hơn được, chỉ dừng lại ở một số truyện kể với kết cấu, tình tiết đơn giản như
Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…Đến khi chữ viết hình thành và phát triển thì nghệ thuật tự
sự cũng chưa có bước tiến đáng kể nào. Các truyện thơ nơm và tập Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ mới chỉ xoay quanh số phận, cuộc đời của một nhân vật trong quá
13
trình lập nghiệp hay mưu cầu hạnh phúc cá nhân. Cốt truyện khá dơn giản, chưa bao
quát hết thế hệ của một dòng họ để thấy sự phát triển liên tục của con người trong một
thời gian dài và số nhân vật có liên quan thường cũng chỉ trên dưới mươi người , chứ
chưa bao giờ triển khai ra tới hàng trăm nhân vật như ở các tác phẩm tự sự đồ sộ của
những nền văn học lớn. Sự biến chuyển của văn học Việt Nam thế kỷ XX là sự chuyển
biến sâu xa của cả một mẫu hình sáng tạo. Nghệ thuật tự sự trưởng thành trong ý thức
xây dựng một nền quốc văn mới của các nhà văn.
Tuy nhiên, hệ thống lí luận về tự sự học với tư cách là một chuyên ngành
nghiên cứu được quan tâm, đào sâu, tìm ra những điểm tiêu biểu, đặc trưng cho văn
bản tự sự thì mới xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Và
ở Việt Nam mãi đến những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI mới được các nhà
nghiên cứu chuyên ngành quan tâm đúng mức. Một trong những người đầu tiên đưa tự
sự học vào giới thiệu ở Việt Nam là Trần Đình Sử. Trong Hội thảo đầu tiên ở nước ta
vào năm 2001 do khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức với tiểu luận
có tính chất nghiên cứu dẫn nhập Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu
tiềm năng (2001), sau đó là việc xuất bản cơng trình Tự sự học - một số vấn đề lí luận
và lịch sử (Nxb ĐHSP, 2004) và bài tham luận Tự sự học khơng ngừng mở rộng và
phát triển (2008) được trình bày ở Hội thảo về tự sự học, Trần Đình Sử đã hệ thống,
khái lược nhiều vấn đề liên quan đến lí thuyết tự sự, góp phần chính danh tên gọi một
chuyên nghành nghiên cứu văn học quan trọng ở Âu - Mĩ, chuyên nghành Tự sự học
(Narratology). Từ ngày tự sự học được giới thiệu vào Việt Nam, lập tức có hai cách
dịch thuật ngữ “Narratologie” thành hai thuật ngữ khác nhau: “tự sự học”, “trần thuật
học”. Không chỉ ở Việt Nam, ở Trung Quốc cũng như thế. Ông Triệu Nghị Hành ở Tứ
Xuyên rất bức xúc, đề nghị chỉ được dùng trần thuật học. Bà Thân Đan ở Bắc Kinh lúc
đầu năm 1998 khi in cuốn sách đầu tiên bà dùng trần thuật học, nhưng mấy quyển sách
sau của bà, từ 2003 đến nay, đều dịch là tự sự học. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử, từ “tự” về từ nguyên là kể, nhưng không phải kể thông thường, mà kể có thứ tự,
lớp lang, sau trước. Thêm nữa, nó gắn với sự là câu chuyện, là hệ thống sự kiện, cho
nên đúng như Thân Đan phân tích, bao gồm cả đối tượng kể. Cái nghĩa này trong từ
14
“trần thuật” khơng có. Từ “tự sự” cũng bao gồm toàn bộ lĩnh vực tự sự, từ thần thoại
truyện kể cho đến kịch, lịch sử, hồi kí, truyền kì, tiểu thuyết, truyện thơ, thậm chí
truyện tranh, điện ảnh, báo chí…, tức là toàn bộ đối tượng của tự sự học, một bộ môn
của khoa học nhân văn. Từ “trần thuật” khơng có nghĩa này. Vì thế để chỉ một bộ mơn
có đối tượng xác định, Trần Đình Sử cho rằng dịch narratology (narratologie) thành
“tự sự học” là thỏa đáng. Có người lo rằng dịch như thế sợ trùng với tên một loại hình
văn học là loại tự sự. Tất nhiên, từ “tự sự” có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Khi dùng nghĩa
hẹp thì nó phân biệt với miêu tả, bình luận, trữ tình, như là các yếu tố của tự sự nói
chung; đây là vấn đề thuộc cấp độ dưới. Mặt khác khơng thể bỏ thuật ngữ trần thuật, vì
nó có nội hàm của nó. Trần thuật chỉ hoạt động kể, gắn với người kể. Khi phân biệt tác
phẩm tự sự thành hai bình diện câu chuyện và diễn ngơn hay lời kể, truyện kể, thì trần
thuật thuộc bình diện truyện kể. Ta sẽ nói “người trần thuật”, “điểm nhình trần thuật”
mà khơng nói điểm nhìn tự sự hay người tự sự. Như vậy tùy ngữ cảnh mà sử dụng các
thuật ngữ tự sự và trần thuật, nhưng tên gọi chung môn học là tự sự học. Ở Trung
Quốc sang thế kỉ XXI này tất cả các sách viết hoặc dịch đều dùng tự sự học.
Các nhà nghiên cứu khi giới thiệu tự sự học vào Việt Nam đã nhấn mạnh cơ
sở hình thành hệ thống lí thuyết từ nền tảng của chủ nghĩa hình thức Nga cùng những
thành tựu đột phá trong ngôn ngữ học của F.de Saussure và lịch sử hình thành từ
Platon, Aristote đến Tz.Todorov, G.Genette... Cùng với đó, một vài cơng trình lí
thuyết tự sự học ở nước ngoài đã được dịch thuật và giới thiệu ở Việt Nam, chẳng hạn:
Cấu trúc truyện kể của A.L.Greimas (Nguyễn Đức Dân giới thiệu và lược dịch), Tự sự
học của M.Bal (Nguyễn Thị Ngọc Minh giới thiệu và lược dịch), Tự sự học của
S.Onega, J.A.G.Landa (Lê Lưu Oanh và Nguyễn Đức Nga giới thiệu và lược dịch), Lí
thuyết tự sự của H.White (Trần Ngọc Hiếu giới thiệu và lược dịch), Điểm nhìn nghệ
thuật của R.Scholes và R.Kellogg (Cao Kim Lan giới thiệu), Lí thuyết về người nghe
chuyện trong tác phẩm tự sự của G.Prince (Nguyễn Thị Hải Phương giới thiệu và lược
dịch), Trần thuật học nhập mơn lí thuyết trần thuật của M.Jahn (Nguyễn Thị Như
Trang dịch), Proust và lời gián tiếp của G.Genette (Phùng Kiên dịch),… Bên cạnh đó,
các tiểu luận quan trọng của Tz.Todorov - Thi pháp học, R.Barthes - Cơ sở của kí hiệu
15
học, Iu.M.Lotman Kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ cũng được giới thiệu và dịch
thuật bởi hai nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh và Lã Nguyên. Ngoài ra phải kể đến
những cơng trình dịch thuật và nghiên cứu diễn ngơn của Trần Đình Sử, Lã Ngun,
Lê Thời Tân, Nguyễn Thị Ngọc Minh… đã cho thấy sự nổ lực trong việc đưa một
chuyên ngành nghiên cứu văn học mới vào tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
Trong cơng trình hai tập Lý luận phê bình văn học thế giới do Lộc Phương
Thủy chủ biên [126] đã tuyển dịch một số cơng trình quan trọng liên quan đến tự sự
học của Tz.Todorov (Hai nguyên tắc của truyện kể), G.Genette (Ngơi, Trật tự). Ngồi
ra, cơng trình Thi pháp văn xi của Tz.Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch)
cũng đã tập hợp những bài nghiên cứu liên quan đến truyện kể, đặc biệt trong đó có
cơng trình Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” (Grammaire du Décameron) mà chúng
tơi đã có dịp nhắc tới trên đây. Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nhà xuất
bản Văn học đã phối hợp cho ra mắt cơng trình Những vấn đề văn học phương Tây hiện
đại - Tự sự học kinh điển. Đây là cơng trình dịch thuật những tiểu luận của một số nhà
tự sự học (nhóm dịch giả Duy Châu và Xuân Lộc), trong đó đáng chú ý là R.Barthes
(Đề dẫn về phân tích kết cấu ngơn ngữ truyện kể), A.J.Greimas (Luận về những thành tố
tạo nên sự diễn đạt truyện thần thoại), Tz.Todorov (Những phạm trù của truyện kể văn
học), G.Genette (Biên giới của truyện kể), Wayne C.Booth (Khoảng cách và điểm
nhìn)…Cũng nằm trong sự quan tâm ấy, Ban Văn học nước ngoài của Viện Văn học
đang thực hiện đề tài Tự sự học, lí luận và ứng dụng, tập trung nghiên cứu tự sự học từ
những vấn đề lịch sử, lí thuyết đến ứng dụng ở một số nền văn học như Trung Quốc,
Nga, Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và chủ yếu là Việt Nam. Những kết quả
nghiên cứu đầu tiên đã được chọn lựa, giới thiệu trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số
9/2010 với chuyên đề Tự sự học. Cao Kim Lan với tiểu luận Mối quan hệ giữa người
kể chuyện và tác giả đã chỉ ra sự thống nhất chứ không đồng nhất của hai phạm trù
quan trọng trong hệ thống lí thuyết tự sự học cùng với nhiều vấn đề cốt yếu liên quan.
Tiếp tục hướng nghiên cứu đó, trong tiểu luận Tu từ học tiểu thuyết - một phương pháp
tiếp cận giàu tiềm năng, tác giả đã giới thiệu một khuynh hướng tiếp cận mới, khả
dụng của tự sự học vào thực tiễn nghiên cứu tiểu thuyết ở Việt Nam.
16
Trần Huyền Sâm là một trong những người có nhiều tâm huyết trong việc đưa
bộ môn tự sự học vào giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam. Bên cạnh cơng trình biên
soạn, giới thiệu về lí thuyết tự sự học kinh điển mà chúng tôi giới thiệu trên đây, Trần
Huyền Sâm cịn có một số bài nghiên cứu, giới thiệu, tổng thuật về lí thuyết tự sự học.
Với Ba nhà tự sự học kinh điển của Pháp, tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ chân dung
của ba nhà Tự sự học kinh điển (R.Barthes, Tz.Todorov, G.Genette) cùng những cơng
trình quan trọng làm nên diện mạo tự sự học ở Pháp. Ngồi ra, trong tiểu luận Lí thuyết
tự sự học kinh điển của G.Genette, tác giả đã đề cập đến ba phương diện cơ bản trong
hệ thống lí thuyết của G.Genette. Từ lí luận đến thực tiễn nghiên cứu, tác giả còn vận
dụng khá nhuần nhuyễn các phạm trù của tự sự học trong việc giải mã một số hiện
tượng văn học nổi bật của Việt Nam và thế giới.
Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hịa là cơng trình bước
đầu nghiên cứu tương đối tồn diện những phương diện cơ bản nhất của truyện kể và
nghệ thuật tổ chức truyện. Ông xác lập rõ khái niệm “truyện kể” và “người kể chuyện”
từ sự phân biệt giữa “truyện” và “chuyện”, giữa “người kể” và “cái được kể”. Tác giả
cũng đề cập đến lời kể, các cấp độ diễn ngôn, giọng kể, đặc biệt đưa vào thuật ngữ về
thời gian tự sự của G.Genette để làm sáng tỏ vấn đề thời gian của truyện, mối quan hệ
giữa thời gian kể và điểm nhìn…
Nhiều tác giả đã có những thể nghiệm trong việc vận dụng bình diện người kể
chuyện, phối cảnh trần thuật, thời gian trần thuật, điểm nhìn trần thuật vào quá trình
tìm hiểu các hiện tượng văn học cụ thể như: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại của Thái Phan Vàng Anh, Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của
Honore De Balzac của Lê Nguyên Cẩn, Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập
truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng của Nguyễn Thị Mai Chanh, Thời gian nghệ
thuật trong cấu trúc văn bản tự sự (qua các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 19751995) của Lê Thị Tuyết Hạnh, Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại của Đào Duy
Hiệp, Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G.Genette của
Nguyễn Mạnh Quỳnh, Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành, Tự sự
kiểu Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy,… là những công trình được nghiên cứu
17
trên cơ sở vận dụng lý thuyết về tự sự học. Đồng thời, phải kể đến những nghiên cứu
công phu của Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào, Đào Thị Thu Hằng, Phùng Văn Tửu, Lộc
Phương Thủy, Mai Hải Oanh... về nhiều hiện tượng văn học nổi bật ở Việt Nam và thế
giới.
Nhìn chung ở Việt Nam, khuynh hướng nghiên cứu dưới góc độ tự sự học
ngày càng nhiều, trong đó khơng ít những tìm tịi, khám phá đáng chú ý. Với sự đột
phá trong tầng sâu cấu trúc truyện kể, nhiều hiện tượng văn học được soi rọi, kiến giải
sinh động, thuyết phục. Hệ hình lí thuyết này ngày càng thể hiện được ưu việt của
mình, góp phần đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận đang cùng tồn tại trong đời
sống lí luận văn học nước nhà. Song những cơng trình khoa học dày dặn, hệ thống vẫn
cịn hiếm hoi, mức độ minh họa, giản lược, đại khái khá nhiều. Trong khi đó, các nhà
nghiên cứu vẫn tiếp tục đặt lại nhiều vấn đề tưởng đã thành định luận. Từ thực tế này,
đời sống văn học Việt Nam cần hơn bao giờ hết những cơng trình nghiên cứu và vận
dụng lí thuyết tự sự học vừa có tính chun sâu, hệ thống, vừa phù hợp với thực tiễn
phát triển của văn học nước nhà.
1.2. Cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Xuân Khánh
1.2.1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh suốt đời với một đam mê
Một ngôi nhà đã được sửa lại khá khang trang nằm trong một con hẻm nhỏ
trên đường Trần Khát Chân là nơi ở của nhà văn lão thành Nguyễn Xuân Khánh. Từ
hơn chục năm nay, nơi này trở nên tấp nập, kẻ qua người lại, có người đến để mua
bán, có người đến để được phóng vấn, trị chuyện, bày tỏ sự kính mến và ngưỡng mộ
với nhà văn tuổi đã ngoài tám mươi, mà vẻ ngoài vẫn minh mẫn, sáng suốt. Hơn nữa ai
đã từng gặp nhà văn đều rất cảm tình với sự hiền lành, khiêm nhường và niềm mở của
ông như họ được gặp một người chú, người ông. Cái tên Nguyễn Xuân Khánh được
đông đảo độc giả biết đến như một hiện tượng đặc biệt kể từ năm 2000, khi nhà văn
trình làng một cuốn tiểu thuyết lịch sử dày cộm, ngót ngét hơn 800 trang với tựa đề
Hồ Qúy Ly, rồi tiếp đó, bằng sự đam mê và miệt mài, nhà văn lớn tuổi của chúng ta đã
“công phá” liên tiếp hai cuốn tiểu thuyết với dung lượng có phần nhỉnh hơn cuốn
18
trước, khiến cho làng văn khơng khỏi “giật mình” bởi bút lực dồi dào và đầy sáng tạo
của lão văn Nguyễn Xuân Khánh qua Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (
2011). Thành công rực rỡ trên văn đàn của nhà văn vào thập niên đầu của thế kỉ XXI
là niềm ao ước của biết bao ngòi bút cùng thời. Đồng thời đó cũng là niềm tự hào,
hãnh diện của nền văn học, bởi luồng gió mới của ngòi bút ở cái tuổi “thất thập cổ lai
hi”, đã làm tươi mát và nở rộ những bông hoa văn chương đích thực. Tạo nên đỉnh cao
văn học ở cái tuổi xế chiều, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã gây sự chú ý cho người
đọc về cuộc đời của mình. Nếu nói rằng, mỗi người đều có một con đường đi do số
phận sắp đặt, thì con đường trở thành nhà văn của Nguyễn Xuân Khánh đúng là sự run
rủi của số phận. Vì ơng đã trải qua những chặng đường thăng trầm trong cuộc đời một
cách ngoạn mục, để rồi những trải nghiệm của chính bản thân đã cho ông vốn liếng
phong phú trong niềm đam mê sáng tác.
Nguyễn Xuân Khánh (bút danh Đào Nguyễn) sinh năm 1933, tại quê ngoại
Phố Huế, quê nội ở Cổ Nhuế, tục gọi là Kẻ Noi, một làng cổ nằm ngay kề Hà Nội.
Ơng sinh ra trong một gia đình khá giả. Bố ông có ba bà vợ. Bà cả dáng vẻ đặc sệt
nơng dân, có bốn người con, bà ln sống một cuộc sống đầy tiết kiệm, quanh năm ăn
cơm độn. Bà hai khơng có con. Mẹ ơng là vợ ba, lấy chồng hồn tồn khơng có chút
tình u, khơng biết thế nào là hạnh phúc, phận lẻ mọn càng khiến bà sống cam chịu.
Bố ông mất sớm khi ông mới sáu tuổi, gia đình tuy khá giả nhưng sau đó phá sản. Từ
nhà nội ở làng Noi, nay là Cổ Nhuế, mẹ ông đưa các con về sống ở nhà ngoại ở làng
Thanh Nhàn (xưa thuộc tổng Thanh Nhàn, nay là phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội), chỉ ngày giỗ tết thì đưa các con về quê nội. Cú sốc lớn nhất đối với
nhà văn là khi ông chứng kiến cái chết của cha lúc mới lên sáu tuổi (1938). Lúc đó mẹ
ơng vừa trịn ba mươi tuổi. Mà người đàn bà bước sang tuổi ba mươi là lúc họ đẹp
nhất, rực rỡ nhất, chín nhất và cũng là lúc khát khao hạnh phúc nhất. Mẹ ông đã hi
sinh xn sắc, thắt lưng buộc bụng qn mình để ni các con. Và cứ thế ông lớn lên
trong sự yêu thương, cần mẫn của người mẹ ở làng Thanh Nhàn, đây là cái làng nghèo
ven rìa kinh thành Thăng Long xưa. Ngôi nhà lá của mẹ con ông cheo leo bên bờ ao
rau muống. Cuộc sống khó khăn, nên cả nhà ông sống nhờ cái ao đấy, thả rau, nuôi