Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quan hệ trái nghĩa trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.38 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

[]  ^\
LÊ THỊ THANH BÌNH

QUAN HỆ TRÁI NGHĨA
TRONG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI MẠNH HÙNG

TP. HỔ CHÍ MINH – 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ một cơng trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2006
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Bình



MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu................................................... 5
4. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm quan hệ trái nghĩa .................................................................... 8
1.2. Những đặc trưng của quan hệ trái nghĩa .................................................. 22
CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGƠN NGỮ
CĨ QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ........................................................... 27
2.1.1. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ đơn ................................................ 27
2.1.2. Mối quan hệ trái nghĩa giữa các từ phức............................................... 28
2.2. Mối quan hệ trái nghĩa trong nội bộ từ .................................................... 34
CHƯƠNG 3:
CÁC LOẠI QUAN HỆ TRÁI NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Trái nghĩa thang độ .................................................................................. 43
3.2. Trái nghĩa lưỡng phân .............................................................................. 47
3.3. Trái nghĩa nghịch đảo............................................................................... 50
CHƯƠNG 4:
SỰ VẬN DỤNG QUAN HỆ TRÁI NGHĨA
TRONG QUÁ TRÌNH TẠO LỜI NGHỆ THUẬT TIẾNG VIỆT
4.1. Sự vận dụng quan hệ trái nghĩa mang tính nghệ thuật............................. 55
4.2. Giá trị nghệ thuật của việc vận dụng quan hệ trái nghĩa trong
quá trình tạo lời tiếng Việt .............................................................................. 63
4.2.1. Thành ngữ

................................................................................. 63


4.2.2. Câu đối .................................................................................................. 65


4.2.3. Câu đố ................................................................................................... 68
4.2.4. Thi ca..................................................................................................... 69
4.2.4.1. Ca dao, dân ca ................................................................................. 69
4.2.4.2. Thơ hiện đại

................................................................................. 70

4.2.5. Văn xuôi (thể loại truyện) ..................................................................... 75
KẾT LUẬN ......................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 88


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trái nghĩa là một quan hệ ngơn ngữ phổ qt, đóng vai trị quan trọng
trong cấu trúc ngữ nghĩa. Cùng với quan hệ đồng nghĩa và quan hệ bao hàm
(bao nghĩa), quan hệ trái nghĩa là biểu hiện của tính hệ thống trong từ vựng
của một ngôn ngữ. Nghiên cứu quan hệ trái nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn
cấu trúc ngơn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động lời nói.
Mặc dầu việc nghiên cứu quan hệ trái nghĩa có giá trị to lớn về phương
diện lý thuyết lẫn thực tiễn, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng.
Những thành tựu về lĩnh vực này cịn khá ít ỏi, chưa hệ thống. Chính vì vậy,
chọn đề tài “Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt”, chúng tôi nhằm đến hai
mục tiêu sau:
(1) Nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ, chi tiết về quan hệ trái nghĩa,
nhằm làm rõ cấu trúc của tiếng Việt.

(2) Xây dựng quan niệm đúng đắn về quan hệ trái nghĩa và cung cấp
thêm cứ liệu về loại quan hệ này, nhằm phục vụ cho việc biên soạn những
nội dung hữu quan trong các giáo trình và sách giáo khoa.
Những người học tập, nghiên cứu về vấn đề quan hệ trái nghĩa gặp
khá nhiều khó khăn về tư liệu. Chính vì vậy, luận văn cố gắng hồn thiện
theo hướng hệ thống hóa vấn đề trên một khung lý thuyết có sự hỗ trợ của
những lý giải cụ thể, những ví dụ gần gũi, dễ hiểu và những mơ hình, bảng
biểu rõ ràng. Bên cạnh đó, những vấn đề được triển khai ở các chương đem
đến một cái nhìn sâu hơn, bản chất hơn về mối quan hệ trái nghĩa trong tiếng
Việt, đồng thời, mở ra những hướng nghiên cứu mới về mối quan hệ này
trong hoạt động thực tiễn của nó.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa không nhiều, chỉ
có thể kể đến một số ít cơng trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn
Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, v.v.
1


Nguyễn Thiện Giáp (1998: 205) đã xác định, “Từ trái nghĩa là một
trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập (...) là những từ khác
nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt
lơgích, nhưng tương liên lẫn nhau”. Theo tác giả, có hai kiểu đối lập trong từ
trái nghĩa là đối lập về mức độ (già-trẻ, thấp-cao…) và đối lập loại trừ (giàunghèo, mua-bán,…). Có đối lập chung (trên-dưới), và các đối lập như các
tiêu chí bổ sung (cao-thấp, to-nhỏ,…), từ đó có thể lập thành các nhóm có
khả năng thay thế lẫn nhau. Cũng giống như đồng nghĩa, thực chất của trái
nghĩa là so sánh các nghĩa chứ khơng phải giữa các từ nói chung, và dung
lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau trong khi
hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái
nghĩa. Các tiêu chí ngơn ngữ học cũng được tác giả đưa ra, bao gồm: khả
năng kết hợp giống nhau giữa các vế, khả năng cùng gặp trong cùng một

ngữ cảnh, quy luật của những liên tưởng đối lập. Về phân loại, tác giả đưa ra
hai loại từ trái nghĩa là trái nghĩa từ vựng (có tính chất thường xun và cố
định vào thành phần từ vựng của ngôn ngữ) và trái nghĩa ngữ cảnh (được
dùng như những sự kiện của lời nói, có tính chất cá nhân, lâm thời).
Những nghiên cứu của tác giả đã được dùng trong giáo trình cho sinh
viên. Tuy nhiên, có thể nói các nhận định của tác giả chưa cụ thể, chưa có
những tường giải cần thiết, địi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn, rộng
hơn.
Lấy trường nghĩa làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình, Đỗ
Hữu Châu (1981) đã đem lại một cái nhìn hệ thống, cụ thể về quan hệ trái
nghĩa. Tác giả đã dựa vào trường nghĩa để giải thích cơ chế hình thành các
cặp trái nghĩa. Các từ trong một trường nghĩa thì có quan hệ đồng nhất hoặc
đối lập nhau, cịn các từ thuộc các trường nghĩa khác nhau thì khác biệt nhau
về ngữ nghĩa (…). Một nét nghĩa rộng có thể phân chia thành các nét nghĩa
hẹp hơn. Cái nét nghĩa rộng đó là tiêu chí chung làm cơ sở cho sự đồng nhất

2


của các từ trái nghĩa. Khi hai từ đồng nhất với nhau ở hai cực thì chúng ta có
từ đồng nghĩa, cịn khi chúng bị phân hố một cách cực đoan về hai cực thì
chúng ta có các từ trái nghĩa. Lưu ý, ngoại trừ nét nghĩa bị phân hóa một
cách cực đoan về hai cực, các nét nghĩa còn lại phải đồng nhất, nếu khơng
chúng ta chỉ có được những từ trái nghĩa giả. Ví dụ, vang dội và bé nhỏ là
hai từ trái nghĩa giả vì tuy chúng đều chứa đựng nét nghĩa đối cực lớn, nhỏ
nhưng vang dội bị hạn chế biểu vật (âm thanh, có độ lớn, truyền lan xa và có
tiếng vọng trở lại), cịn bé nhỏ thì khơng.
Tác giả cũng chỉ ra rằng, quan hệ trái nghĩa khơng xảy ra đối với tồn
bộ ý nghĩa của một từ, mà có tính chất bộ phận. Để làm rõ hơn về trường
nghĩa và mối quan hệ giữa quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, tác giả

nêu lên hiện tượng “chùm” từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa – trái nghĩa với
một từ, phản ánh một cách tập trung quan hệ đồng nhất - đối lập trong từ
vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ mỗi đơn vị của “chùm” từ ngữ này lại xuất hiện
những từ đồng nghĩa – trái nghĩa với nó, dẫn đến sự lan tỏa, mở rộng ra cả
trường nghĩa.
Tuy vậy, có thể thấy tác giả chưa dành sự quan tâm thoả đáng cho quan
hệ trái nghĩa. Trong cơng trình “Trường từ vựng và các hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa” (1973), tác giả chủ yếu dùng trường nghĩa để giải thích
cho đồng nghĩa, trái nghĩa dường như chỉ là mặt bổ sung, hoàn thiện cho
quan hệ đồng nghĩa. Điều này dẫn đến việc bỏ sót một số giá trị độc đáo của
quan hệ trái nghĩa.
Ngoài hai tác giả trên, một số tác giả khác cũng có nghiên cứu về quan
hệ này nhưng khơng đáng kể. Có thể kể đến các trang viết trong những cơng
trình mang tính dẫn luận về ngơn ngữ học như Khái luận ngôn ngữ học của
Nguyễn Văn Tu (1960), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của các tác giả
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003),…. Ngồi ra,
phải kể đến cơng trình Từ điển trái nghĩa tiếng Việt (1986), bản in đầu tiên,
3


của tác giả Dương Kỳ Đức. Trong cơng trình này, tác giả dành nhiều trang
viết để giới thiệu về quan hệ trái nghĩa và đã đề xuất được nhiều khái niệm
mới, nhiều lý giải cụ thể, ví dụ, “cặp chuỗi trái nghĩa”, năm kiểu loại đối
lập,…. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Dương Kỳ Đức cũng chỉ dừng tại
đó. Trong những lần tái bản sau, đáng tiếc là những trang viết này không
được tác giả biên soạn lại và tiếp tục cơng bố. Người đọc thường bỏ sót tài
liệu tham khảo có giá trị này.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu kể trên là những bài viết trên các
tạp chí, như Vài nét về những tổ hợp gồm hai yếu tố trái nghĩa trong tiếng
Việt (Nguyễn Đức Dương 1971), Một vài suy nghĩ về nghĩa những từ thuộc

nhóm từ kiểu “trịn – méo” (Chu Bích Thu 1975), Từ trái nghĩa và quan hệ
nghịch đối - yếu tố có thể so sánh được giữa các ngôn ng (Đái Xuân Ninh
1986), Cơ sở trái nghĩa của một số nhóm tính từ tiếng Việt (Chu Bích Thu
1991). Các bài viết này hầu như không đi vào những giá trị bản chất nhất
của quan hệ trái nghĩa, chưa đưa ra được những vấn đề có sức thúc đẩy
những nghiên cứu sâu hơn.
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu quan hệ trái nghĩa ở trong nước như
vậy, khá buồn tẻ. Cần phải có những động thái nhất định để thúc đẩy việc
nghiên cứu một cách hệ thống, hiệu quả.
Trong khi đó, qua những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi thu thập
được, chúng tơi nhận thấy những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa cũng chỉ
được quan tâm ở một mức độ nhất định.
Nhìn chung, khơng có nhiều những chuyên khảo về quan hệ trái nghĩa.
Những nghiên cứu về loại quan hệ này thường được thể hiện trong hệ thống
các loại quan hệ ngữ nghĩa của cơng trình ngữ nghĩa học, như Nhập mơn
ngơn ngữ học lý thuyết (J. Lyons 1996), Understanding Semantics (S.
Lobner 2002), v.v. Trong những cơng trình kể trên, các tác giả khơng đi sâu
vào việc định nghĩa loại quan hệ trái nghĩa mà tập trung vào những lý giải
4


bản chất của nó dưới những góc độ khác nhau. John Lyon dựa trên lý thuyết
về tính bất tương hợp để chia thành ba loại quan hệ đối lập về nghĩa là phản
nghĩa, nghịch nghĩa và trái nghĩa. Trong mỗi loại, tác giả đưa ra ví dụ để
phân tích bản chất của chúng, so sánh những điểm khác biệt khá tinh vi giữa
chúng. Với S. Lo:bner, tác giả phân chia và xem xét năm loại đối lập về
nghĩa là trái ngược (antonyms) và trái nghĩa phương hướng (directional
opposites), trái nghĩa lưỡng phân (complementaries), trái nghĩa loại trừ
(heteronyms), trái nghĩa nghịch đảo (converses). Trong năm loại này, tác giả
chỉ ghi nhận sự trái nghĩa (contraries) ở ba loại là trái ngược, trái nghĩa

phương hướng, trái nghĩa loại trừ. Hai loại còn lại chỉ là sự bổ sung
(complementaries) và mối quan hệ logích (converses).
Trong cơng trình chun khảo Aspects of Semantic Opposition in
English, dựa trên sự phân chia ngôn ngữ và lời nói, A. Mettinger phân thành
các loại đối lập như sau: hiện thực/suy nghĩ ngồi ngơn ngữ (extralinguistic
reality/thinking) có sự đối nghịch (adversativity), trong hệ thống ngơn ngữ
(linguistic system) có đối lập ngữ nghĩa có tính hệ thống (systemic semantic
opposition) và đối lập ngữ nghĩa khơng có tính hệ thống (non-systemic
semantic opposition); trong lời nói (speech/parole) có trái nghĩa (contrast).
Sự phân chia này nhìn chung khá phức tạp.
Như vậy, những tài liệu chúng tôi thu thập được cho thấy những hướng
khai thác vấn đề khá đa dạng, góp thêm thành tựu trong nghiên cứu về quan
hệ trái nghĩa.
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
– Phương pháp thống kê, phương pháp phân loại - miêu tả

5


Tiến hành thống kê các cặp từ có quan hệ trái nghĩa trong từ điển, trong
các tác phẩm văn học và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, sau đó phân
loại, miêu tả các cứ liệu này, chúng tơi hình thành được cơ sở phân định các
loại quan hệ trái nghĩa. Đồng thời, từ đó rút ra được những đặc điểm bản
chất của loại quan hệ này. Đối tượng của luận văn vì thế cũng trở nên rõ
ràng; những nhận định được đưa ra trong luận văn có tính chặt chẽ, thuyết
phục.
– Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phương pháp phân tích - tổng hợp đem lại tính sâu sắc, khái quát cho
việc triển khai vấn đề. Với phương pháp này, trên cơ sở những cứ liệu có
được từ thống kê, phân loại, chúng tôi cố gắng đi sâu phân tích, nhận định
vấn đề quan hệ trái nghĩa một cách khách quan nhất để từ đó đi đến những
kết luận mang tính khoa học, thực tiễn. Q trình phân tích, tổng hợp của
chúng tơi có sự hỗ trợ của những bảng biểu, sơ đồ, nhằm làm cho việc dẫn
giải được rõ ràng hơn.
3.2. Nguồn cứ liệu
Nguồn cứ liệu của luận văn chủ yếu dựa trên Từ điển trái nghĩa
của Dương Kỳ Đức và Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê. Ngồi ra, chúng
tơi cũng tiến hành thu thập cứ liệu trong các tác phẩm văn chương để minh
họa. Bên cạnh đó, những cách diễn đạt trong sinh hoạt hằng ngày (khẩu ngữ)
cũng được trích dẫn nhằm làm cho những lập luận trở nên rõ ràng hơn.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có bốn chương như sau:

6


Ở chương Một, chúng tơi trình bày những cơ sở lý luận, như nội dung
khái niệm, đặc trưng của quan hệ trái nghĩa, để làm nền tảng cho việc nghiên
cứu những vấn đề cụ thể về quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt.
Chương Hai và chương Ba đi vào nội dung nghiên cứu chính của luận
văn. Chương Hai triển khai vấn đề đặc điểm cấu tạo của các phương tiện
ngôn ngữ có quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt. Đây là vấn đề khá phức tạp.
Dựa trên đặc điểm cấu tạo từ, chúng tôi tiến hành xem xét quan hệ trái nghĩa
diễn ra giữa các từ (từ đơn và từ phức), trong quan hệ nội tại của từ. Ở
chương Ba, dựa trên đặc điểm của sự đối lập diễn ra trong quan hệ giữa các
yếu tố, chúng tôi từng bước trình bày đặc điểm của các loại quan hệ trái

nghĩa, bao gồm trái nghĩa thang độ, trái nghĩa lưỡng phân và trái nghĩa
nghịch đảo.
Ở chương Bốn, chúng tơi tìm hiểu việc vận dụng quan hệ trái nghĩa
trong quá trình tạo lời tiếng Việt, nhằm hoàn chỉnh các bước nghiên cứu về
quan hệ ngữ nghĩa này. Đến đây, vấn đề mang tính thực tiễn, thể hiện được
những cái linh hoạt, sáng tạo trong lời nói của người Việt.
Với những đặc trưng tiêu biểu và những giá trị riêng biệt trong quá
trình tạo lời, quan hệ trái nghĩa xứng đáng có một vị trí quan trọng trong các
cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ học. Khơng những khơng phải là mặt bổ
sung, hồn thiện cho các cơng trình nghiên cứu về quan hệ đồng nghĩa,
ngược lại, những nghiên cứu về quan hệ trái nghĩa còn cần phải dựa vào
quan hệ đồng nghĩa để làm sáng tỏ nhiều vấn đề phức tạp của mình; và cả
hai quan hệ này cùng làm cho hoạt động lời nói trở nên sinh động, linh hoạt.

7


Chương 1:

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm quan hệ trái nghĩa
Những ai quan tâm đến quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt sẽ nhận thấy
rằng, quan hệ ngôn ngữ này ít gây ra những cuộc tranh cãi gay gắt, những
bàn luận lật xới vấn đề. Thậm chí ngay việc xác định bản chất của nó (nêu
định nghĩa), cũng khơng thấy sự bất nhất đáng kể giữa các tác giả. Có thể
thấy điều đó thơng qua việc điểm lại những quan niệm tiêu biểu về quan hệ
trái nghĩa.
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau. (Nguyễn Văn Tu
1960: 166)
Định nghĩa thường gặp về từ trái nghĩa là: những từ đối lập, trái

ngược nhau về nghĩa. (Đỗ Hữu Châu 1981: 200)
Từ trái nghĩa là những từ cùng thuộc một trường từ vựng và đối lập với
nhau về mặt nghĩa trên cơ sở một nét chung nào đó. (Đái Xuân Ninh, 1986:
1)
Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự
đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm,
đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lơgích, nhưng
tương liên lẫn nhau. (Nguyễn Thiện Giáp 1998: 205)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ
tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương
phản về lơgích. (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến 2003:
237)
v.v..
8


Nhìn chung các tác giả có chung nhận định về bản chất của các cặp từ
trái nghĩa là giữa các yếu tố của mỗi cặp trái nghĩa đều có mối quan hệ đối
lập. Tuy nhiên, sau đó, họ đều khơng chỉ ra một cách rõ ràng quan hệ đối lập
đó được thể hiện như thế nào. Ta chỉ có thể hình dung ra điều này thơng qua
việc nêu đặc điểm và phân loại một cách ngắn gọn, đại thể quan hệ này trong
các cơng trình nghiên cứu của họ - các cơng trình bao qt về ngơn ngữ hoặc
về các quan hệ ngữ nghĩa của ngôn ngữ.
Làm rõ quan hệ đối lập giữa các cặp từ trái nghĩa là một công việc khá
phức tạp. Đối lập, trước hết là một phạm trù triết học, biểu hiện một trong
những mặt của mâu thuẫn. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập, của những
bên, những khuynh hướng đối lập hình thành nên mâu thuẫn là động lực,
nguồn gốc của sự phát triển của sự vật. Trong ngôn ngữ học, trái nghĩa là
quan hệ thể hiện rõ nét quan hệ đối lập. Sự đối lập giữa hai yếu tố có quan
hệ trái nghĩa thể hiện thông qua sự phân chia, trong thế tương liên, một

phạm trù ngữ nghĩa thành hai phạm trù ngữ nghĩa nhỏ hơn, có tính chất đối
lập nhau.
Trong một phạm trù ngữ nghĩa, sự phân đôi này tạo nên sự đối lập giữa
các yếu tố trong cặp từ trái nghĩa. Cũng giống như quan hệ đồng nghĩa, quan
hệ trái nghĩa không xảy ra ở tất cả các nghĩa vị của từ; quan hệ này có thể
xảy ra ở một hoặc một vài nghĩa vị của từ này với một hoặc một vài nghĩa vị
của từ kia, không nhất thiết và hiếm khi xảy ra ở tất cả các nghĩa vị. Tương
tự, đối với một nghĩa vị, quan hệ trái nghĩa có thể chỉ xảy ra ở một hoặc một
vài nghĩa tố trong nghĩa vị của từ này với một hoặc một vài nghĩa tố trong
nghĩa vị của từ kia, không phải tất cả.
Ví dụ ở cặp nóng - lạnh, ta có các tường giải như sau:

9


nóng
1. Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể con người, hoặc (nói về
trạng thái thời tiết) cao hơn mức được xem là trung bình.
2. Dễ nổi cơn tức giận, khó kìm giữ được những phản ứng thiếu suy
nghĩ do quá tức giận.
3. (dùng phụ trước đg) Có sự mong muốn thơi thúc cao độ về điều gì.
4. (Đường dây điện thoại) Trực tiếp, có thể liên lạc với nhau bất cứ lúc
nào.
5. (kng) (Vay mượn) Gấp, cần có ngay và chỉ tạm trong một thời gian
ngắn.
6. (Màu) Thiên về đỏ, vàng, gợi cảm giác nóng bức.
lạnh
1. Có nhiệt độ thấp hơn so với mức được coi là trung bình.
2. Có cảm giác lạnh hay cảm giác tương tự.
3. Tỏ ra khơng có chút tình cảm gì trong quan hệ giữa người với người.

4. (Màu) Thiên về màu xanh, gợi cảm giác lạnh lẽo.
(Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê1)
Quan hệ trái nghĩa xuất hiện ở nghĩa vị (1), (6) của nóng và nghĩa vị
(1), (4) của lạnh, theo từng cặp – (1) của nóng với (1) của lạnh, (6) của
nóng và (4) của lạnh. Ở cặp (1)-(1), sự đối lập xuất hiện ở nghĩa tố chỉ số
nhiệt độ, hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn. Ở cặp (6)-(4), sự đối lập xuất hiện ở
nghĩa tố gam màu, hoặc đỏ/vàng, hoặc xanh, và nghĩa tố đặc điểm của cảm
1

Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

10


giác, hoặc nóng bức, hoặc lạnh lẽo. Như vậy, ngoại trừ những nghĩa tố đối
lập nhau, các nghĩa tố còn lại trong những nghĩa vị hữu quan của hai từ trái
nghĩa, đồng nhất với nhau. Lưu ý, những nghĩa tố đối lập nhau phải là những
nghĩa tố trung tâm, đóng vai trò quyết định về ngữ nghĩa của nghĩa vị. Trong
khi đó, những nghĩa vị đối lập nhau khơng nhất thiết phải là nghĩa vị trung
tâm (nghĩa gốc), mỗi một nghĩa vị của từ này có thể có quan hệ đối lập với
một nghĩa vị của từ khác. Tức là, thực chất của trái nghĩa là sự so sánh các
nghĩa, chứ khơng phải là giữa các từ nói chung. Ví dụ, nghĩa vị (2) của nóng
có quan hệ đối lập với nghĩa vị (2) của trầm; nghĩa vị (3) của lạnh có quan
hệ trái nghĩa với nồng (nồng nhiệt). Tuy vậy, những nghĩa vị trung tâm
thường có mối quan hệ đối lập điển hình hơn, mạnh và chặt chẽ hơn, bởi sự
liên tưởng giữa hai từ xuất hiện nhanh chóng hơn, thường xuyên hơn.
Nếu chỉ có đối lập, mà quan hệ đó khơng thể hiện trong thế tương liên
của hai đối tượng (ở đây là hai từ), thì sẽ khơng xảy ra quan hệ trái nghĩa.
Nói theo triết học, thế tương liên trong quan hệ trái nghĩa chính là sự quy
định, tác động qua lại giữa các yếu tố chứa đựng mâu thuẫn. Điều này giúp

cho chúng ta phân biệt hai từ trái nghĩa nhau và hai từ khác nghĩa nhau. Hai
từ khác nghĩa nhau không ở trong thế tương liên như hai từ trái nghĩa. Ví dụ,
(1) Cơ Mai đẹp, cô Trà xấu; (2) Cô Mai đẹp nhưng lười. Cả hai phát ngôn
trên đều diễn tả những ý nghĩa đối nghịch nhau, mỗi từ trong các cặp đẹpxấu, đẹp-lười, thuộc về một trong hai phía đối nghịch nhau. Nhưng nếu ở
cặp đẹp-xấu, ta có hai cực của cùng một phạm trù – phạm trù vẻ đẹp, thì ở
cặp đẹp-lười, ta chỉ có hai phía đối nghịch nhau, chứ khơng phải là hai cực
của cùng một phạm trù – một phía là phạm trù vẻ đẹp, một phía là phạm trù
đạo đức. Hai từ đẹp và xấu nằm trong thế tương liên cịn đẹp và lười thì
khơng. Vì vậy, ta chỉ có đẹp và xấu trái nghĩa nhau, cịn đẹp và lười thì khác
nghĩa nhau.

11


Cụ thể về mối tương liên này, không phải tác giả nào cũng bàn đến. Rõ
ràng hơn cả là nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu. Theo ông, thế tương liên của
các cặp từ trái nghĩa chính là do đặc điểm chung một trường nghĩa mà thành.
Đây là một cơ sở quan trọng để tạo nên thế tương liên trong các cặp quan hệ
trái nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, như vậy đúng nhưng chưa đủ.
Thế tương liên giữa các cặp từ trái nghĩa cịn có nhiều cơ sở tạo thành khác,
như ngữ âm, ngữ pháp, tạo nên thế tương liên tồn diện về nội dung và hình
thức.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn tiết và rất chú trọng đến sự cân xứng, đối
xứng hình thức. Vì vậy, các cặp trái nghĩa cũng tương đối đảm bảo sự cân
xứng này: nóng-lạnh, vui-buồn, mưa-nắng, ân-ốn, nở-tàn, cái-nước, nhân
tạo-tự nhiên, phân tích-tổng hợp, tiền tuyến-hậu phương, đúng-sai, thắngthua, đầy-vơi,…. Hoạt động của các cặp trái nghĩa trong lời nói càng cho
thấy rõ đặc điểm này.
Ví dụ
Đàn ơng nơng nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

(Ca dao)
Trên quan dưới dân, sao cho trên thuận dưới hòa, lắm kẻ yêu hơn
nhiều người ghét
Ngoài làng trong họ, quý hồ ngoài êm trong ấm, một câu nhịn là chín
câu lành
(Câu đối)
Vì vậy, có những trường hợp, tuy cùng trường nghĩa nhưng vẫn không
được xem là một cặp trái nghĩa bởi khơng đảm bảo tính cân đối, đối xứng về
hình thức. Ví dụ, người ta thường không coi khổng lồ và nhỏ là một cặp trái
12


nghĩa mà phải là khổng lồ và tí hon. Có thể nói, chúng ta ít khi thấy cặp trái
nghĩa bao gồm một yếu tố là từ đơn tiết, và một yếu tố là từ song tiết. Cặp
ẩu-cẩn thận là một trong số rất ít cặp trái nghĩa khơng cân xứng về hình
thức. Cụ thể như sau:
(i) Anh ấy đi xe rất cẩn thận.(+)
(ii) Anh ấy đi xe rất ẩu. (+)
(iii) Anh ấy đi xe rất cẩu thả. (-)
Khi tìm từ trái nghĩa với cẩn thận, người ta nghĩa ngay đến cẩu thả.
Tuy nhiên cẩu thả không thể dùng trong trường hợp này, mà chỉ có thể là ẩu.
Vậy ẩu chính là từ trái nghĩa của cẩu thả. Phần diễn giải thế tương liên về
phạm vi sử dụng, khả năng phân bố sẽ làm rõ thêm điều này.
Trong thực tế, có khá nhiều các cặp trái nghĩa không cân xứng về hình
thức, tuy nhiên chúng chỉ mang tính tạm thời trong lời nói, khơng mang tính
điển hình. Ví dụ, người ta hay nói:
Bình tĩnh, đừng nóng!
thay vì nói:
Bình tĩnh, đừng nóng vội!
Bình tĩnh, đừng nóng nảy!.

Hoặc:
Chị giàu chị đánh cá ao
Chúng em nghèo khó thì chao cá mè
(Ca dao)

13


Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Đứa buồn, con mụ ở làm thuê
(Tố Hữu)
Lúc trước chúng tôi lại cùng nhau ngồi giở sách, xem lại những cánh
hoa cóp nhặt hàng tháng, đã héo khô, mất cả màu tươi lúc trước.
(Nam Cao)
Riêng với nhóm quan hệ trái nghĩa được tạo thành bởi cách thêm một
yếu tố có ý nghĩa phủ định như bất, phản, phi, vơ,…thì những trường hợp
nào có thể rút gọn lại được mà không làm thay đổi nghĩa thì người ta sẽ rút
gọn để đảm bảo tính cân xứng về hình thức. Xem ví dụ ở bảng (1).

công bằng

bất công bằng

bất công

xác định

bất xác định

bất định


hạnh phúc

bất hạnh phúc

bất hạnh

khuất phục

bất khuất phục

bất khuất

tiện lợi

bất tiện lợi

bất tiện

bình thường

bất bình thường

bất thường

hợp pháp

bất hợp pháp

bất hợp pháp


bình đẳng

bất bình đẳng

bất bình đẳng

Bảng 1: Sự phối hợp với bất để hình thành cặp trái nghĩa

14


Chúng ta có thể gọi sự cân xứng, hài hồ về hình thức ngữ âm trên là
thế tương liên về ngữ âm. Thế tương liên này khơng có tính bắt buộc trong
cơ chế hình thành cặp từ trái nghĩa, nhưng nhờ nó, các cặp trái nghĩa trở nên
cân xứng, tạo được hiệu ứng tương hỗ mạnh mẽ hơn khi được sử dụng trong
quá trình tạo lời.
Để thuyết minh cho nhận định này, chúng tơi xin được trích dẫn hai bài
thơ tuyệt hay với sự tương hỗ, luân phiên các yếu tố trong cặp trái nghĩa dạikhôn của hai nhà thơ dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm và Tú Xương.
Làm người có dại mới nên khôn
Chớ dại ngây si chớ quá khôn!
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại
Gặp thời, dại cũng hóa thành khơn.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Thiên hạ đua nhau nói dại khơn
Biết ai là dại, biết ai khơn

Khơn nghề cờ bạc, là khôn dại
Dại chốn văn chương, ấy dại khôn

15


Mấy kẻ nên khơn đều có dại
Làm người có dại mới nên khôn
Chữ khôn ai cũng khôn là thế
Mới biết trần gian kẻ dại khôn.
(Tú Xương)
Về ngữ pháp, hai từ trái nghĩa phải cùng từ loại và tương đối giống
nhau về khả năng kết hợp, khả năng phân bố. Nếu khơng cùng từ loại, sẽ
khơng có thế tương liên. Khi xem xét vấn đề từ loại trong quan hệ trái nghĩa,
chúng tôi nhận thấy, nhiều nhất vẫn là các cặp trái nghĩa thuộc từ loại vị từ,
trong đó vị từ trạng thái, tính chất dẫn đầu, tiếp đến là vị từ chỉ hoạt động,
quá trình. Thống kê sơ bộ quyển “Từ điển trái nghĩa tiếng Việt” của Dương
Kỳ Đức, (1986), chúng tôi ghi nhận được 84,9% các cặp trái nghĩa là vị từ,
trong đó 61,7% là vị từ chỉ trạng thái, tính chất, 23,2% là vị từ chỉ hoạt động,
quá trình, 15,1% cịn lại là danh từ. Bên cạnh đó, đối với các cặp danh từ,
phần lớn chúng được sử dụng dựa theo sự tương quan về đặc điểm, tính chất,
trạng thái, phương hướng hoạt động của sự vật, quan hệ mà danh từ biểu thị.
Ví dụ
Bất kỳ đàn ơng, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực
dân cứu nước.
(Hồ Chí Minh)
Trong ví dụ trên, cặp đàn ơng-đàn bà khơng phải gợi cho ta sự đối lập
giữa hai chủ thể mà là hai thuộc tính, đặc điểm của hai chủ thể đó, là sự đối
lập giữa mạnh mẽ-yếu ớt, nhanh nhẹn-chậm chạp,….


16


Tương tự, với Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, ta có nhà tù
nằm trong thế đối lập với trường học, nhưng thực chất, sự đối lập diễn ra
giữa hai thuộc tính của chúng là sự tàn ác, hình phạt, trói buộc, kìm hãm, u
tối,… với sự thân thiện, tình thương, tự do, tiến bộ, văn minh, khai sáng, ….
Chính vì vậy, có thể nói, các cặp từ trái nghĩa biểu thị sự đối lập chủ
yếu về trạng thái, tính chất, q trình, phương hướng hoạt động của sự vật,
quan hệ.
Về khả năng kết hợp, ta lưu ý đến vấn đề các từ có quan hệ trái nghĩa
có khả năng xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh hay khơng, có thể kết hợp
cùng một yếu tố khác trong bối cảnh đồng nhất hay không. So với khả năng
xuất hiện trong ngữ cảnh đồng nhất của các từ có quan hệ đồng nghĩa, khả
năng này của các từ có quan hệ trái nghĩa ở mức cao hơn. Với các từ có quan
hệ trái nghĩa, chúng thể hiện sự ràng buộc ở một hoặc một vài nghĩa vị, theo
mối tương liên nhất định, nên chỉ trong những ngữ cảnh đồng nhất, chúng ta
mới bàn đến quan hệ trái nghĩa giữa chúng (trong khi đó, với các từ đồng
nghĩa, do mỗi từ ngồi nghĩa gốc cịn có các nghĩa chuyển, cộng thêm đặc
điểm về phạm vi sử dụng, tính lịch sử của từ, nên chúng không thể cùng xuất
hiện trong mọi ngữ cảnh – khơng thể có các từ đồng nghĩa hồn tồn). Ví dụ,
xét các phát ngơn sau: (i) Em yêu anh, (ii) Em ghét anh. Cặp yêu–ghét là
một cặp trái nghĩa trong ngữ cảnh “A có tình cảm với B”: u – tình cảm
tích cực, ghét – tình cảm tiêu cực. Một ví dụ khác, (i) Hà trẻ hơn Nhung, (ii)
Hà già hơn Nhung. Ở đây, cặp trái nghĩa trẻ-già đều có thể kết hợp với hư từ
hơn để biểu lộ sự so sánh về độ tuổi.
Nói như vậy khơng có nghĩa là những từ trái nghĩa thì ln xuất hiện
trong những ngữ cảnh đồng nhất và những từ xuất hiện trong những ngữ
cảnh đồng nhất không hẳn là các từ trái nghĩa nhau, dù trong những ngữ

cảnh khác chúng trái nghĩa nhau. Ví dụ, (i) Anh ấy cịn sống; (ii) Anh ấy đã
chết. Trong các phát ngôn này, ta thấy có những kết hợp: cịn + sống, đã +
17


chết, trong đó sống và chết trái nghĩa nhau. Nếu chuyển đổi yếu tố trong hai
kết hợp đó thành cịn + chết, đã + sống, thì sẽ dẫn đến trường hợp, hoặc là
vô nghĩa, hoặc là mang một ý nghĩa khác, nhưng lúc này sống và chết khơng
cịn là cặp trái nghĩa nữa. Ví dụ, (i) Anh mà cịn làm thế nữa thì cịn chết với
tơi, (ii) Anh đã sống một cuộc sống thật bình lặng, gần như vơ nghĩa.
Khơng giống như quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa thường phải
giống nhau về phong cách, giống hoặc gần giống nhau về khả năng phân bố,
thể hiện rõ nhất là trong các cấu trúc đồng nhất. Ví dụ, trong các câu: (i) Anh
ấy sống, (ii) Anh ấy chết, (iii) Anh ấy hy sinh, từ sống trái nghĩa với từ chết,
chứ không trái nghĩa với từ hy sinh bởi màu sắc, giá trị phong cách và khả
năng phân bố của chúng. Hy sinh hàm ý về một thái độ tôn trọng, cảm mến,
cịn sống thì khơng. Nói một cách khác, hy sinh là yếu tố bị đánh dấu, còn
sống, chết là các yếu tố khơng bị đánh dấu. Một ví dụ khác, trong các phát
ngôn: (i) Đây là chồng của bà X, (ii) Đây là vợ của ông Y, (iii) Đây là phu
nhân của ông Y, chồng trái nghĩa với vợ, khơng trái nghĩa với phu nhân, vì
phu nhân là yếu tố bị đánh dấu, có tính chất trang trọng, thường được sử
dụng trong những đối thoại ngoại giao, còn chồng và vợ là những yếu tố
không bị đánh dấu, mang tính giao tiếp thơng thường.
Trên đây chúng ta bàn về sự đối lập trong quan hệ trái nghĩa. Đó chính
là mấu chốt giúp ta nhận rõ được bản chất của quan hệ này. Từ đây ta có thể
đưa ra định nghĩa về quan hệ trái nghĩa như sau:
Quan hệ trái nghĩa là quan hệ giữa các từ đối lập với nhau về nghĩa.
Trong tiếng Việt, quan hệ đối lập này thường phải dựa trên thế tương liên
toàn diện về nội dung và hình thức giữa các từ.
Ta có mơ hình quan hệ trái nghĩa như sau:


18


A

> <

(a1, a2,…)

B

a> < b

(b1, b2,…)

Chú thích ký hiệu dùng trong mơ hình quan hệ trái nghĩa
A, B là cặp từ trái nghĩa;
a1, a2,…là các nghĩa vị của A;
b1, b2,…là các nghĩa vị của B;
a, b lần lượt là biến số của A và B.
Hai đường cong mũi tên tạo thành vịng trịn khép kín, thể hiện mối
tương liên chặt chẽ giữa hai từ trong cặp trái nghĩa.
Khi quan hệ trái nghĩa được hiện thực hóa, tùy vào đối tượng A, B
biểu thị mà a có thể là a1 hoặc a2,…, b có thể là b1 hoặc b2,….
Ví dụ: cặp trái nghĩa giàu-nghèo
giàu
1. Có nhiều tiền của.
2. Có nhiều hơn mức bình thường.
nghèo

1. Ở tình trạng khơng có hoặc có rất ít những gì thuộc u cầu tối
thiểu của đời sống vật chất.
2. Có rất ít những gì được coi là tối thiểu, cần thiết.
(Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, sđd)

19


Như vậy, khi nói: Con nhà giàu hay Con nhà nghèo, nghĩa vị thứ
nhất của hai từ trên được hiện thực hố. Khi nói Giàu trí tuệ, Nghèo trí tuệ,
nghĩa vị thứ hai của chúng lại được hiện thực hóa.
Để có thể hình thành quan hệ trái nghĩa giữa các từ, mỗi từ cần phải
có ít nhất một nghĩa vị mang ít nhất một nghĩa tố có tiềm năng đối lập. Ví
dụ, nghĩa vị “Có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ cơ thể con người, hoặc
(nói về trạng thái thời tiết) cao hơn mức được xem là trung bình” của nóng,
có tiềm năng đối lập về ngữ nghĩa, thể hiện ở nghĩa tố “nhiệt độ cao”. Chính
vì vậy, nóng mới trái nghĩa với lạnh khi trong một nghĩa vị của lạnh có
nghĩa tố là “nhiệt độ thấp”. Trong khi đó, nghĩa vị duy nhất của hát là “dùng
giọng theo giai điệu, nhịp điệu nhất định để biểu hiện tư tưởng tình cảm”,
khơng có nghĩa tố nào có khả năng đối lập với một nghĩa tố nào đó trong
nghĩa vị của từ khác. Vì vậy, ta khơng thấy cặp trái nghĩa nào bao chứa hát.
Tương tự với giáo án, đồ nghề, danh thiếp, thề thốt, xoay xở, múa, dệt,
may….
Sự không xuất hiện yếu tố thứ hai để tạo thành cặp trái nghĩa trong
một ngơn ngữ nào đó đơi khi khơng phải vì yếu tố thứ nhất khơng có tiềm
năng mà là vì sự thiếu hụt yếu tố đó trong ngơn ngữ đó. Ví dụ, trong tiếng
Việt các từ bà gố (hay quả phụ), bà cơ khơng có đơn vị từ vựng trái nghĩa.
Muốn diễn đạt những khái niệm tương phản, tiếng Việt dùng những ngữ
đoạn như người góa vợ, người đàn ơng độc thân. Trong khi đó tiếng Anh lại
có những cặp trái nghĩa tương ứng là widow-widower, spinster-bachelor

(Kiều Thị Thu Hương 2005). Đây là một vấn đề văn hóa.
Sự thiếu hụt này ta có thể nhận thấy rõ hơn khi cấu tạo của từ có tính
phức tạp hơn, có những sắc thái bổ sung phong phú hơn. Đó là trường hợp
của những từ láy, nhất là các từ láy được cấu tạo từ những yếu tố không rõ
nghĩa, bị nhịe nghĩa. Chúng hồn tồn có tiềm năng tạo cặp trái nghĩa với
một yếu tố khác, nhưng sự phong phú trong ngữ nghĩa của chúng đôi khi gây
20


trở ngại cho sự vận động này. Ví dụ, vững chãi sẽ là yếu tố đối lập với yếu
tố nào sau đây: tập tễnh, tấp tễnh, tập tững, … ? Nếu vững chãi đối lập với
tập tễnh thì tấp tễnh, tập tững,… sẽ đối lập với yếu tố nào? Rõ ràng sự
phong phú về ngữ nghĩa khiến ta khó xác định được các cặp trái nghĩa, nhất
là các cặp trái nghĩa có từ láy. Phải chăng chính vì lý do này mà ta thấy,
trong từ điển trái nghĩa, các tác giả không ghi nhận những cặp trái nghĩa
được cấu tạo từ đơn vị từ láy?
Mở rộng vấn đề trái nghĩa trong mối quan hệ với đồng nghĩa, ta nhận
thấy, mỗi từ trong cặp trái nghĩa lại có những từ đồng nghĩa. Các từ đồng
nghĩa này, trong mối tương liên nhất định có quan hệ trái nghĩa với nhau, tạo
ra một chuỗi các từ trái nghĩa. Sự tồn tại của chuỗi các từ trái nghĩa này
khiến cho người tạo lập văn bản có nhiều lựa chọn hơn, dù có thể đã vận
dụng các cặp trái nghĩa khơng điển hình, để đạt được hiệu quả trong việc thể
hiện ý tưởng của mình. Ví dụ:
Tiếng … như gió thoảng ngồi
Tiếng …sầm sập như trời đổ mưa
(Nguyễn Du)
Khi muốn diễn tả tiếng đàn điêu luyện của nàng Kiều, lúc nhanh, lúc
chậm, có lẽ tác giả cũng đã có nhiều lựa chọn: nhóm (1) bao gồm nhanh,
chóng, mau, lẹ, nhặt, …, nhóm (2) gồm chậm, chầy, lâu, khoan, thưa,…. Từ
hai nhóm này, xuất hiện chuỗi các cặp trái nghĩa là nhanh-chậm, lâu-mau,

khoan-nhặt, thưa-nhặt,…Tuy nhiên, để phù hợp với những đối tượng so
sánh, Nguyễn Du đã chọn hai từ vốn ít khi đi cặp với nhau là khoan-mau, và
đã tạo được hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Hai câu này cùng với những câu
lục bát khác trong đoạn thơ miêu tả tài đánh đàn của Thúy Kiều trở thành
một trong đoạn hay nhất trong Truyện Kiều:

21


×